Đức Cường lớn tiếng phản đối bất chấp những cái nhìn bất mãn của các bậc thầy của mình.
– Tôi cho là chúng ta không cần phải bàn cãi về những tác phẩm của Minh Dũng cả. Bởi vì anh ta đã xâm phạm quy luật của hội âm nhạc. Anh ta đã sao chép những tác phẩm của mẹ mình để nhận lấy bản quyền. Điều đó chứng thật anh ta không hề có tài năng.
Giáo sư Hoàng Kỳ bây giờ mới lên tiếng:
– Điều đó thì không hẳn. Muốn chứng thật được một tài năng thì không phải một sớm một chiều. Chúng ta không vì một lý do nào mà phủ nhận những ca khúc của Minh Dũng là không có giá trị.
Nhạc sĩ Thế Bảo chủ tịch hội âm nhạc thành phố hỏi:
– Ý anh Hoàng Kỳ là ...
– Cả hai điều buộc tội Minh Dũng của Đức Cường đều không có căn cứ.
Đức Cường xen vào:
– Thưa thầy! Những điều em nói là sự thật mà.
Giáo sư Hoàng Kỳ giơ tay:
– Anh hãy để tôi nói hết ỷ của mình cái đã. Đồng ý là trong luật âm nhạc không được sao chép bản quyền. Nhưng Minh Dũng đã sử dụng tác phẩm của mẹ không cho anh ta. Anh ta tôn vinh mẹ làm bổn phận của kẻ kế thừa thì anh ta không vi phạm đạo đức.
– Nhưng thưa thầy! Dù là thế, chúng ta cũng đâu thể công nhận ảnh ta là kẻ có tài năng.
– Xen lẫn trong các tác phẩm riêng của bà Dạ Ngọc còn có những tác phẩm khá độc đáo của Minh Dũng. Đó là cả công trình lao động nghệ thuật của anh ta.
– Thầy nói thế là sao ?
– Chúng ta đừng vùi dập làm mai một một tài năng.
– Thầy nghĩ mình có thiên vị hay không ?
Giáo sư Hoàng Kỳ khẽ chau mày:
– Anh nól thế là có ý gì ?
– Thầy đang định lăng xê cho học trò của mình bằng những tác phẩm không đâu vào đâu cả .
Giáo sừ Hoàng Kỳ phẫn uất:
– Anh nói thế là thế nào ? Anh lấy gì để đánh giá thấp con người tôi như thế hả ?
Nhiều ánh mắt bất mãn lẫn ngạc nhiên hướng về Đức Cường.
Tại sao hôm nay anh lại có thái độ bất kính với thầy của mình như thế ?
– Thưa thầy! Em xin lỗi khi phâi nói ra những điều suy nghĩ của mình. Vì lẽ gì mà thầy bất chấp sự phản đối của đồng nghiệp để bảo vệ những tác phẩm của Minh Dũng ?
– Tôi cho mình đang làm đúng. Tôi không có gì khuất tất cả.
– Thầy thì nói thế nhưng ở đây thầy đang bảo vệ học trò của mình tìm cách lăng xê học trò của mình để lấy tiếng.
Giáo sư Hoàng kỳ căm phẫn đến cực độ:
– Đức Cường! Anh nên thận, trọng lời nói của mình. Anh cũng là học trò của tôi mà. Chẳng lẽ tài năng của anh hiện giờ là đo tôi lăng xê cất nhắc. Chứ thật sự ra anh là kẻ bất tài hay sao ?
– Đối với em thì lại khác. Sự thiên vị của thầy đối với Minh Dũng không thể lướt qua tài năng của em. Nên thầy không còn cách nào khác, chớ thật ra trong cuộc thi ngày xưa thầy không hoàn toàn ngả về em.
Mọi người đều bất mãn về thái độ của Đức Cường. Dù sao thì giáo sư Hơàng Kỳ cũng là bậc thầy của mình. Đức Cường đã quên đạo lý “tôn sư trọng đạo”. Anh lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ thầy mình trước cuộc họp khiến người ta bỗng thấy ngao ngán.
Giáo sư Hoàng Ký cố nhẫn nhịn:
– Thôi được! Nếu anh đã nói thế thì tôi cũng đành chịu. Để tỏ tinh thần khách quan tôi sẽ đứng ngoài cuộc. Nhưng ở đây trong hội âm nhạc này không phải chỉ có tôi cũng không phải chỉ có anh.
Tôi yêu cầu toàn thể nhạc sĩ của hội âm nhạc thẩm định bài hát.
Xong chúng ta hội ý cùng nhau.
Đức Cường vẫn ngạo mạn:
– Có cần gì một chuyện không đâu mà làm phí thời gian quý báu của các nhạc sĩ hay không ?
– Tại sao lại gọi là một chuyện không đâu ? Chúng ta chuyên trách âm nhạc để làm gì mà thẩm định một bài hát có giá trị hay không lại là chuyện không thể.
Nhạc sĩ Thế Bảo lên tiếng:
– Tôi tôn trọng ý kiến của giáo sư Hoàng Kỳ. Chúng ta cần thẩm định lại các bài hát của Minh Dũng trước khi gửi lên sở văn hóa thông tin kiểm duyệt.
– Rồi đây tôi chỉ sợ các anh chị, các thầy cô phải hối tiếc vì đã phí thời gian ,vào chuyện kihông đâu.
– Nếu anh sợ phí thời gian anh có quyền không tham gia.
Đức Cường xum xoe:
– Thưn chủ tịch! Em đâu dám thế! Nếu chủ tịch đã phát động thì em nhất định phải tham gia. Có điều em vẫn giữ chủ ý của mình.
– Không ai ép buộc anh phải bỏ lập trường của mlnh cả. Cuộc họp kết thúc. Tôi chờ ý kiến của các nhạc sĩ gởi lên.
Giáo sư Hoàng Kỳ sách cặp bước ra. Đức Cường cũng vội vã theo sau:
– Thưa thầy! Chắc thầy giận em vì những lời thành thật của mình.
– Không! Tơi không giận anh mà còn cám ơn bởi những lời thành thật của anh.
– Em chỉ vì uy tín của hội âm nhạc của chúng ta thôi. “Một con sâu không thể lâm sầu nồi canh” được.
– Câu nói ấy anh nên dành cho mình thì hay hơn.
– Thầy ...
Giáo sư Hoàng Kỳ bước lên xe bỏ mặt Đức Cường đứng một mình tức tối:
– Thật là tức mà! Tại sao ng ta lại bênh vực cho Minh Dũng như thế chứ ?
Đức Cường thầm lo ngại:
– Nếu lỡ cả hội âm nhạc đều có cùng ý kiến sẽ tôn vinh ca khúc của Minh Dũng thì sao ? Chẳng lẽ mình bỏ cuộc hay sao.
Sở văn hóa thông tin? Đức Cường sáng mắt hẳn lên. Nếu ở đây thua thì anh sẽ còn phương án hai. Tác động làm mất lòng tin của Sở. Ba anh có người bạn thân làm ở dó. Anh sẽ lợi dụng sự quen biết ấy đến thăm và tác động trước. Không thể chậm trễ nữa, Đức Cường thực hiện ngay ý nghĩ của mình:
– Minh Dũng! Tao không thể nào làm kẻ thua cuộc được. Một thằng phản bạn cướp tình yêu thì không bao giờ có hạnh phúc được, rồi Phương Thảo sẽ về với tao khi mày thất bại. Mày sẽ mất tất cả. Tao sẽ cho mày biết cái mùi vị bị mất mát như thế nào.
Tưởng chừng như chiến thắng đã đến, Đức Cường cất tiếng cười vang. Mọi người quay lại nhìn anh với cái nhìn hơi khó chịu.
– Điên chắc ?
Đức Cường tô vẽ thêm với ông Thanh Hải, giám đốc sở văn hóa thông tin thành phố:
– Bác biết không cá hội âm nhạc họ đang có một âm mưu đó.
– Âm mưu gì hả cháu ?
– Họ đã liên kết với nhau che giấu sự thật. Sự thật về những ca khúc mà Minh Dũng đang xin xét duyệt.
– Bác cũng có nghe trình báo sơ sơ về tài năng của Minh Dũng.
Đức Cường bĩu môi:
– Tài năng gì bác ơi! Anh ta chỉ sao chép từ những tác phẩm của mẹ anh ta để lại thôi.
– Có chuyện đó sao ?
– Ở dưới hội âm nhạc ai cũng bênh vực bao che cho anh ta. Họ bảo rằng ngoài nhưng tác phẩm của mẹ còn có những tác phẩm do anh ta sáng tác.
Ông Thanh Hải gật đầu:
– Cũng có thể.
– Bác ơi! Ngay cả bác cũng tin cái trò “Tráo phượng đoạt long”.
của anh ta sao ? Lấy gì chứng minh tác phẩm nào là của anh ta ?
Tác phẩm nào của mẹ anh ta hả ? “Vàng thau lẫn lộn” chúng ta cần phân biệt kỹ điều đó.
Ông Thanh Hải lại gật đầu:
– Cháu nói cũng có lý.
Thấy mình đã có cơ sở để thuyết phục được ông Thanh Hải, Đức Cường tiếp tục nói:
– Cháu không muốn hạ uy tín của hội âm nhạc nhất là ngành văn hóa thông tin nên cháu nói cho bác biết chớ không có ý xấu với Minh Dũng.
– Bác hiểu ý cháu.
– Cháu không muốn khi gạo đã nấu thành cơm rồi, chúng ta mới phát hiện ra là nhạc sĩ ấy đã sao chép. Chừng đó bác biết là phải làm văn bản trình báo, phải kỷ luật nhạc sĩ. Chừng đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của các ngành có liên quan.
– Bác hiểu và bác sẽ cân nhắc thật kỹ chuyện này.
Được lời hứa của ông Thanh Hải, Đức Cường càng tăng thêm lòng tin tưởng cho chiến thắng của mình. Hạ gục Minh. Dũng là niềm vui, là thành công lớn nhất của anh bây giờ.
Minh Dũng! Em đừng buồn. Trong khả năng của thầy, thầy chỉ giúp cho em được công bố những tác phẩm của mẹ em thôi.
– Thưa thầy! Bấy nhiêu đó em cũng mãn nguyện rồi. Danh vọng, tên tuổi điều đó không phải là tất yếu. Em chỉ có một tình yêu nghệ thuật, một cách sống chân thật với con người với cuộc sống là đủ rồi.
– Thầy hiểu em, nhưng rất tiếc mọi người không hiểu em. Nếu em cố tình dấu diếm không công khai tác phẩm của mẹ thì cũng không ai biết để mà bắt bẽ.
– Em muốn được trung thực với chính mình.
– Điều đó rất tốt. Thầy rất quý đức tính đó của em. Nhưng dù lần này có thất bại em cũng đừng nản chí. Em hãy chứng thật cho mọi người biết tài năng thật sự của mình.
– Thưa thầy! Ý thầy là ...
– Lần này chúng ta chỉ tổ chức được một đêm tưởng niệm ca sĩ Dạ Ngọc. Người đã cống hiến cho nền nghệ thuật âm nhạc nước nhà nhiều ca khúc thật giá trị. Còn em thì làm kế thừa bản quyền của mẹ mà thôi.
– Em hiểu – Nhưng trong phạm vi của thầy, thầy sẽ xin giấy phép tổ chức một chương trình tuyển chọn ca khúc mới. Thầy tin rằng lúc đó nếu em thật sự có tài thì không ai có thể phủ nhận được!
– Thưa thầy! Em hiểu. Em cảm ơn thầy đã vì em mà phải bận tâm lo lắng.
– Thầy làm thế chỉ vì chân lý sống thôi. Em đừng bận tâm chuyện ơn nghĩa. Em về để lo chuẩn bị đi. Đêm tưởng niệm ca sĩ Dạ Ngọc sẽ có rất nhiều ca sĩ tên tuổi đăng ký tham gia. Những bài hát của em và mẹ sẽ được các ca sĩ thể hiện. Em cho thầy gởi lời chia buồn cùng Phương Thảo. Phương Tháo chưa thể tham gia được!
– Dạ! Em tin rằng Phương Thảo sẽ như em, sẽ thấu hiểu được vấn đề mà.
– Thầy cũng mong như vậy. Em nào cũng là học trò của thầy.
Em nào thầy cũng mong được thành đạt. Thầy không thiên vị ai cả.
– Không ai có thể bất bình vì đạo đức của thầy cả.
– Vậy mà ...
Giáo sư Hoàng Kỳ thở dài. Ông không muốn nhớ lại những lời mà Đức Cường đã chỉ trích ông. Hiểu ý ông, Minh Dũng nói thay cho Đức Cường:
– Thưa thầy! Một ngày nào đó, Đức Cường sẽ hiểu, sẽ rút lại những lời vô lễ đó với thầy.
– Thầy chỉ sợ là Đức Cường sẽ lún sâu vào tăm tối. Nẻo sáng dù có thênh thang nhưng lại không có lối về.
– Thầy ơi! Có cách nào để đưa Đức Cường sống lại với tình thương của chúng ta không hả thầy ?
Giáo sư Hoàng Kỳ lắc đầu:
– Sự ghen tuông, lòng ích kỷ đã huỷ diệt tất cả! Thầy e rằng chúng ta đã hết cách rồi. Trước mắt chúng ta phải tổ chức thành công đêm tưởng niệm này. Mọi việc sẽ mình sẽ tính sau.
– Dạ!
Minh Dũng ra về mà lòng không biết nên buồn hay vui. Anh buồn cho sự thất bại của mình nhưng cũng vui vì những ca khúc của mẹ anh được sử đụng. Dù mang tên mẹ hay tên anh thì cũng thế thôi. Còn Phương Thảo! Không được hát lần này thì cô sẽ hát lần sau. Thậm chí cô sẽ hát mãi, hát suốt cả cuộc đời mình những ca khúc của anh.
Minh Dũng mỉm cười với niềm vui đó. Anh tin rằng Phương Thảo cũng vui. Bởi anh luôn tin rằng giữa anh và cô luôn có thần giao cách cảm mà.
Tình cảm và lòng mếm mộ của ca sĩ và công chúng dành cho bà Dạ Ngọc rất nhiều. Nhất là bây giờ khi bà đã nằm xuống.
Nhạc si Thế Bảo, chủ tịch hội âm nhạc thành phố phát biểu khai mạc buổi lễ. Ông đã ngậm ngùi nói về người ca sĩ tài hoa này:
– Sự nghiệp ca hát của ca sĩ Dạ Ngọc sẽ sống mãi trong tình yêu của mọi người. Những ca khúc của chị luôn ca ngợi cuộc sống và tình yêu con người. Chị là một nhạc sĩ có thể lay động hàng triệu trái tim con người. Chị đã sống một cuộc sống chân thật, trọn vẹn của một con người. Chị đã đi vào giấc ngủ thiên thu đầy tình người. Chúng tôi, những người đi sau xin được gửi lòng ái mộ và tiếc thương đến với chị. Mong rằng ở cõi vĩnh hằng chị sẽ thật vui với những tình cảm của những con người đang tiếp bước chị trên con đường nghệ thuật ...
Ca sĩ Thu Huyền là ngườì đầu tiên hát tác phẩm của bà. Bài hát “Cỏ non” đưa con người về một vùng đất xanh tươi của vùng Bến Ngự quê hương bà. Ca sĩ Nhật Hoàng bằng chất giọng trầm ấm đã nói hết cả tình yêu quê hương mình qua bài hát “Nhớ quê xưa” ...
Đức Cường bằng mọi cách đến tiếp cận Phương Thảo. Dù Phương Thảo không muốn, cũng không thể từ chối cuộc trao đổi này.
– Phương Tháo thấy thế nào ?
– Anh muốn nói đến điếu gì.
– Thì buổi ca nhạc đêm nay.
– Thành công thôi.
– Thành công là bà Dạ Ngọc thành công, chứ Minh Dũng thì hoàn toàn thất bại.
– Có sao đâu. Thất bại là mẹ của thành công mà.
– Phương Thảo! Đối với anh, em không cần phải che giấu sự thất vọng và nỗi buồn của mình.
– Ai nói với anh là tôi đang buồn hả ?
– Thảo vui lắm khi không được hát đêm nay ?
– Ai bảo với anh là đêm nay tôi không được hát hả ?
– Vậy em hát được sao ?
Trả lời câu hỏi của Đức Cường là lời giới thìệu của một MC:
– Tiếp tục chương trình chúng tôi xin giới thiệu một sinh viện của trường quốc gia âm nhạc. Một ca khúc để tỏ lòng ngưỡng mộ một tài năng của nhạc sĩ Dạ Ngọc. Đó là bài hát về tình mẹ thiết tha. Đã có biết bao đề tài viết về tình mẹ. Nhưng trong ca khúc của chị đã là một dấu ấn đặc biệt trong đời. Đó là một người mẹ mất hạnh phúc gia đình tự vươn trong một xã hội đầy trắc trở, khó khăn. Bài hát “Ngôi sao mẹ” sẽ được Phương Thảo snh viên năm cuối của trường Quốc gia âm nhạc biểu diễn.
Phương Thảo vừa bước lên sân khấu đưa mắt nhìn Đức Cường như muốn nói.
– Anh thấy không ?
Phương Thảo trong chiếc áo dài tím sen cổ kính cúi đầu chào khán giả. Cả khán phòng bỗng sững sờ. Hình ảnh của ca sĩ Dạ Ngọc được tái hiện trên sân khấu.
Mọi người căng thẳng chờ đợi đàn nhạc trỗi lên. Nhưng từ một khoảng trống của sân khấu, bóng đẻn vụt tắt. Minh Dũng ôm đàn guitar đệm nhạc cho Phương Thảo hát:
Bằng chất giọng dịu dàng, thiết tha Phương Thảo đã đưa bài hát “Ngôi sao mẹ” đi vào lòng người:
“Trăm năm nhuộm bạc mái đầu.
Rừng hoang đã khép một màu tang thương cút côi trần thế phũ phàng.
Đêm đêm còn vọng người đang trên trời.
Mẹ đi đâu! Mẹ về đâu.
Mênh mang một cõi khói sầu thênh thang.
Mẹ về trên nẻo thiên đàng.
Tiếc thương con trẻ hai hàng lệ rơi Ngôi đao mẹ, ngôi sao sáng.
Long lanh tảa ngập rừng hoang muộn phiền Con luôn vọng hướng trời cao, Để tìm bóng mẹ ngôi sao bạc phần.
Thiên thu sao mẹ tỏa hồng.
Thắp thêm ngọn lửa ấp nồng cho con.
Mẹ ơi! Tình mẹ mãi còn.
Sáng thêm chân lý cho con xây đời”.
Mẹ luôn là vì sao sáng mãi trong lòng anh. Anh sẽ mãi đi bên chân mẹ như theo hướng vì sao.
Phương Thảo kết thúc bài hát nhưng dư âm mãi còn vang vọng trong trái tim những người biết yêu quý tình mẹ.
Sau phút bàng hoàng xúc động khán giả đồng loạt vỗ tay, như muốn chia sẽ cùng Minh Dũng nỗi đau bất tận này. Chắc trong lòng ai cũng biết đây là bàì hát được viết từ trái tim đau của Minh Dũng. Một nỗi đau muôn thuở của con người khi mình đã mất đi người mẹ thân yêu.
Đức Cường tức giận:
– Chắc đây là sự sắp xếp của ông Hoàng Kỳ. Nên phút cuối có sự thay đổi mà anh không hay biết. Ông Hoàng Kỳ thật là thiên vị mà.
Ông Hoàng Kỳ bước đến vỗ vai Đức Cường:
– Chắc anh không phản đối việc tôi sắp xếp cho Phương Thảo cùng Minh Dũng biểu diễn.
Đức Cường dù có tức giận nhưng cũng gượng làm vui:
– Thưa thầy! Em cũng chỉ bảo vệ cái đúng thôi. Em chỉ sợ chúng ta bao che cho những kẻ xâm phạm quyền tác giả. Còn việc ca sĩ trình bày, ai hát hay, biểu diễn tốt thì người đó được ủng hộ.
– Em nói thế thầy cũng rất mừng. Thầy chỉ sợ người ta nói thầy thiên vị khi để một người không tên tuổi lên biểu biễn.
– Điều đó cũng tốt thôí. Một sinh viên âm nhạc mến mộ tài năng của một ca sĩ nhạc sĩ thuộc về bậc tiền bối là chuyện bình thường.
Thầy không nhớ chúng ta đã từng xuống các trường học giao lưu hay sao ?
– Ở đời không có việc gì mà không đụng chạm, dù sự việc đó có tốt đi nữa mà một khi người ta đã méo mó đi thì cũng thành xấu mà thôi.
Đức Cường nói như mỉa mai:
– Thầy là người đức cao vọng trọng, ai mà dám xuyên tạc chứ.
– Thầy không mọng người ta trọng vọng mình, chỉ mong người đời nói về mình đúng sự thật thôi!
Ông nói xong rồi bước đi:
– Buổi lễ sắp kết thúc, thầy cần có vài lời cám ơn các ca sĩ, các khách mời.
– Thầy cứ làm đúng nhiệm vụ của mình. Em đứng đây cũng được rồi.
Miệng thì nói ngọt như mía nhưng trong dạ của Đức Cường thì dâng lên niềm căm phẫn:
– Ông ta sắp xếp cho Minh Dũng và Phương Thảo biểu diễn là để dằn mặt mình. Còn làm bộ giả nhân, giả nghĩa nói chuyện đạo đức. Ông ấy tính một tay che lấy mặt trời chắc.
Đức Cường vừa suy nghĩ vừa bĩu môi:
– Định tổ chức chương trình tưyển chọn ca khúc mới để nâng đỡ cho Minh Dũng hả ? Đừng hòng! Thử xem trong cuộc thi này Minh Dũng có qua nổi tài năng của mình không cho biết.
Đức Cường hân hoan vì quyết tâm của mình:
– Mình sẽ tham gia chương trình này bằng một ca khúc mới, sôi động phù hợp với giới trẻ. Sẽ có nhiều là phiếu ủng hộ mình. Xem Minh Dũng có vượt qua được những giai điệu củ rích để lọt vào topten của cuộc thi hay không ? Lúc đó dù ông Hoàng Kỳ có hết lòng nâng đỡ, che chỡ cũng không làm gì được.
Nghĩ đến Minh Dũng, Đức Cường vẫn thấy lòng sục sôi căm giận:
– Minh Dũng! Tao sẽ không để cho mày có cơ hội đâu. Mày sẽ thấy được hậu quả của việc mày phản bạn như thế nào ? Suốt đời mày không có cơ hội đâu. Đừng có mà hòng.
Đức Cường bước ra về với những toan tính, âm mưu đen tối trong lòng. |
|
|