Minh Dũng bước vào nhà hát không phải với tư cách là con của một nghệ sĩ. Anh ngồi vào hàng ghế khán giả để thưởng thức và học hỏi.
Sân khấu ca nhạc được tổ chức thật hoành tráng và sinh động.
Các ca sĩ đều thể hiện phong cách ríêng của mlnh thật độc đáo.
Tiếng MC Ngọc Trâm vang lên:
– Tiếp tục chương trình của chúng tôi, xin trân trọng giới thiệu của một ca sĩ tên tuổi. Một giọng hát đã vượt thời glan sống mãi trong lòng của người một điệu. Xin giới thiệu tiếng hát cua ca sĩ Dạ Ngọc với một sáng tác của nhạc sĩ Lam Phương, bàì hát được mang tên “Cỏ úa”, xin kính mời quý khách thưởng thức.
Minh Dũng hồi hộp xem phần diểu diễn của mẹ. Bà Dạ Ngọc bước ra sân khấu với chiếc áo dài nhung đen có đính viền hạt cườm trắng lóng lánh. Bà như vì sao đêm xuất hiện làm sáng ngời một vùng trời đêm. Tiếng bà hát bi thiết như tâm sự cúa bà.
“Còn nhớ tên nhau xin gọi nhau trong giấc mộng. Còn chút thương yêu xin đưa vào dư âm. Có phải còn yêu vì đôi lần thầm nhớ. Mình sẽ thật quên cớ sao lòng vẫn chờ.
Từ lúc em đi trong rượu cay men nồng. Màu trắng khăn tang trong căn phòng cô đơn. Bão tố triền miên ngày em về nhà đó.
Buồn hắt buồn hin ngõ đêm sầu cô liêu.
Một chiều trên đồí em làm thơ, cỏ biếc tươngg tư vàng úa, mộng dệt theo đàn bên người mơ, mới biết mình yêu bao giờ.
Hơi cố nhân ơi! Chuyện thần tiên xa rồi. Tình đã như vôi mong còn gì chung đôi. Cứ cúi mặt đi để nghe đời lầm lỡ. ĐỪng níu thời gian cho thêm sầu vương mang.”.
Bà đã khuất sau bức màn nhung mà khán giả vẫn còn bồi hồi cảm xúc như muốn chia sẻ tâm sự cùng bà. Sau phút ngần ngơ, từng tràng pháo tay muộn màng vang dội khắp cả khán phòng.
Minh Dũng hiểu tâm sự của bà qua lời ca nghẹn ngào mà bà thể hiện. Ngoài nỗi đau trong hôn nhân đổ vỡ. Bả còn có nỗi đau riêng sâu kín hơn và ray rứt hơn. Bà không bao giờ tâm sự với con. Có lẽ bà không muốn làm vẩn đục tâm hồn ngây thơ, trong sáng cúa con.
Minh Dũng ra phía sai hậu trường tìm mẹ. Anh giật mình khi nhìn thấy mẹ. Hình như mẹ dang khóc mà không mẹ đang khóc thật. Những giọt nước mắt vẫn còn chảy dài trên mi.
Minh Dũng để tay mình lên vai mẹ:
– Mẹ! Chúng ta về nghe mẹ ?
Bà Dạ Ngọc nhìn con trai. Bà không phải giấu những giọt nước mắt đau buồn của bà nữa. Con trai của bà đã lớn. Nó đang đi theo con đường mà bà đang đi. Không biết điều đó là hạnh phúc hay là bất hạnh ? Nhưng bà thật là mừng, bởi vì đó là một con đường chân chính.
– Mẹ! Mẹ biết không ? Mẹ khóc thật đẹp!
Bà Dạ Ngọc vỗ nhẹ vào má con:
– Con trêu mẹ đó hả ?
– Đâu có! Con thật lòng mà. Con ước gì sau này con làm một nhạc sĩ. Bài hát đầu tiên của con sẽ tôn vinh giọt nước mắt của người mẹ.
– Con đa cảm quá!
Minh Dũng đùa:
– Nghệ sĩ mà mẹ!
– Chừng nào con nhập học ?
– Dạ, tuần sau.
– Mẹ xin lỗi!
– Mẹ! Chúng ta là mẹ con mà. Mẹ nói chi câu đó!
– Mẹ đã quá vô tình với con. Mẹ nghĩ là mẹ lo cho con như thế là đã quá đầy đủ. Mẹ không tìm hiểu quan tâm đến nguyện vọng của con.
– Lỗi là do ở con, con không trình bày với mẹ. Con đã lén mẹ thi vào trường quốc gia âm nhạc.
Bà Dạ Ngọc vỗ đầu con trai âu yếm bảo:
– Lần này thì mẹ tha cho, nhưng nhớ là không thể có một lần sau nữa nhé.
– Dạ! Con không dám đâu, mẹ yên tâm đi!
– Thôi, mẹ con mình về đi con.
– Dạ, mẹ không đợi xe đưa sao ?
Bà Dạ Ngọc lắc đầu:
– Mẹ muốn tản bộ một vòng trong thành phố. Con có đi cùng vớí mẹ không ?
– Con rất sẵn sàng. Rất hân hạnh được đi dạo cùng với một nghệ sĩ tài danh.
– Con học thói ba hoa tự lúc nào vậy ?
– Đôi khi mình cũng cần phải biết tự hào về nhửng gì mình đang có chứ mẹ.
– Con đừng có nghĩ sai lầm về hai từ tự hào và tự mãn nhé!
– Dạ! Con biết mà mẹ.
– Nếu con biết thì rất tốt!
Hai mẹ con cùng bước đi trên phố khuya. Nhiều người trên đường cùng hướng mắt về bà trầm trồ:
– Nghệ sĩ Dạ Ngọc đó, ở ngoài trông bà ta còn rất trẻ và đẹp hơn trên sân khấu rất nhiều.
Bà Dạ Ngọc bỗng thấy vui, niềm vui của người nghệ sĩ được công chúng mến mộ. Ai bảo:
“Đời người ca sĩ như một loài hoa sớm nở tối tàn!” Không! Mãi mãi người nghệ sĩ ở trong môi trường nào cũng đều đem hết nghệ thuật làm đẹp bao tấm lòng, bao mơ ước của mỗi con người. Người nghệ sĩ ấy không bao giờ bị đào thải cả. Chân lý ấy suốt đời bà không quên và sẽ truyền đạt cho đứa con yêu duy nhất của mình.
Trong số các thí sinh được trúng tuyển vào trường Quốc gia âm nhạc, tất nhiên là không thể thiếu cô nàng đỏng đảnh Phương Thảo. Đức Cường cũng là gương mặt sáng chói của lớp.
Bài học đầu tiên mà các giáo sư truyền đạt cho các nhạc sĩ tương lai là giá trị của âm nhạc. Hoàng Kỳ một giáo sư có tiếng tăm của nền âm nhạc giới thiệu môn học với các sinh viên:
– Các em thân mến! Bài học đầu tiên mà tôi muốn giới thiệu với cáe bạn là môn học âm nhạc.
Những đôi mắt nhìn giáo sư như chờ đợi, sẵn sàng tiếp thu các kiến thức cơ bản của âm nhạc.
– Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, có tính cách truyền cảm trực tiếp bao gồm các âm thanh của các loại nhạc cụ hòa cùng giọng hát. Âm nhạc đã có từ lâu và gắn bó mật thiết với con người.
Âm nhạc như một phương tiện để cải thiện đời sống, tinh thần, nâng cao chất lượng của cuộc sống.
Các sinh viên như được mớ rộng tầm nhìn của mình. Từ lâu mọi người sứ dụng âm nhạc như một khả năng bẩm sinh. Không ai hiểu hết những giá trị và tác dụng của nó cả. Âm nhạc có tính hấp dẫn, tính liên tưởng, sự hòa nhệp cộng đồng, phát huy óc tưởng tượng, đầy sáng tạo. Âm nhạc lan rộng ra, đem đến cho mọi người một cảm đầy nghệ thuật.
– Các em sẽ làm quen, sẽ hiểu biết thêm về nghệ thuật của các loại nhạc cụ. Sau đó, dù tôi biết các em đã có sẵn năng khiếu và kiến thức về âm nhạc. Nhưng các em vẫn phải bắt đầu học lại từ đầu những nguyên lý cơ bản về âm nhạc.
Các sinh viên hướng mắt trên màn hình vi tính mà giáo sư Hoàng Kỳ vừa bật lên:
– Các em hãy lắng nghe bài hát này để được làm quen với cách thể hiện và cảm thụ âm nhạc.
Dàn nhạc giao hưởng nổi lên với đầy đủ các loại nhạc cụ hòa tấu cùng nhau. Các thí sinh chăm chú theo dõi và lắng nghe. Kết thúc bài hát, giáo sư Hoàng Kỳ bắt đầu giới thiệu các nhạc cụ đàn tộc Việt Nam:
– Nhạc cụ dân tộc Vlệt Nam có nhiều loại khác nhau. Những nhạc cụ có giá trị và tác dụng riêng của nó. Đầu tiên tôi muôn giới thiệu với các em một loại nhạc cụ đợn glản nhất của dân tộc ta là cây sáo. Một cầy sáo trúc xinh xinh được giáo sư Hoàng Kỳ đưa lên:
– Sáo thường được làm bàng cây trúc để thổi lên điệu nhạc. Có loại sáo dọc, có loại sáo ngang. Tôi sẽ thổi cho cáe em nghe một bài nhé!
– Hoan hô thầy!
Thầy Hoàng Kỳ thổi lên một tiết tấu rất độc đáo của dân gian.
Âm điệu nghe thật vui nhộn, bay bổng.
“Cầy trúc xinh tang tình là cây trúc mọc. Chị Hai xinh tang tình là chị Hai đứng.”.
Những tiếng vỗ tay vang lên. Thầy Hoàng Kỳ đã biến buổi học thành một sô diễn độc đáo.
– Còn đây là cây đàn bầu. Một trong những dụng cụ độc đáo của Việt Nam. Đâu chỉ có một dây, ta có thể dùng que để gảy, ầm sắc thật đặc biệt.
Tiếng đàn bầu lại vang lên nghe nhịp nhàng, sầu lắng dễ đi vào lòng người.
– Đây là đàn tranh, còn gọi là đàn thập lục. Ta dùng móng để gảy đàn. Ngoài độc tấu và hòa tấu, đàn tranh còn có tác dụng dùng đệm cho ngâm thơ. Còn đây là đàn nhị, một loại nhạc cụ có hai đây, dùng cung để réo, còn đây là đàn nguyệt, còn gọi là đàn kìm.
Đàn nguyệt thường hay dùng để đệm cho người hát chầu văn, một thể loại đặc sắc cho đồng bào miền Bắc bộ.
Các sinh viên được thưởng thức tiếng đàn của từng loại nhạc cụ dân tộc.
– Qua các loại nhạc cụ dân tộc eác em sẽ được làm quen với các dụng cụ phương Tây. Sau này tùy năng khiếu của từng em thầy sẽ cho các em thử chọn nhạc cụ để làm riêng sở trường cho mình.
Giáo sư Hoàng Kỳ đem ra các nhạc cụ phương tây.
– Đầu tiên tôi muốn giới thiệu với cáe em là đàn pianô. Đàn pianô còn gọi là dương cầm. Đàn viôlong còn gọi là vĩ cầm. Đàn ghita còn gọi là tây ban cầm. Đàn ácoócđêông còn gọi là phong cầm. Các em eó muốn thử hay không ?
Thầy Hoàng Kỳ làm cho các sinh viên thật bất ngờ về lời đề nghị này. Nhiều cánh tay giơ lên.
– Có. Có. Thưa thầy có!
Thầy Hoáng Kỳ chỉ tay:
– Thầy xin mời em!
Phương Thảo ngơ ngác nhìn quanh mình. Đã có nhiều cánh tay hạ xuống.
– Thầy mời em đó!
Như không tin ở tai mình, Phương Thảo đứng dậy hỏi:
– Em hả ?
– Thì em đó ?
– Lên đi, còn làm bộ nữa!
Có tiếng nói ganh tỵ vang lên làm cho Phương Thảo càng thêm tự tin bước lên.
– Em muốn đàn nhạc cụ nào ?
– Thưa thầy, em muốn đàn tranh!
Phương Thảo làm cho cả hội trường bất ngờ. Bởi vì ai cũng biết khi thi năng khiếu Phương Thảo đã sử dụng đàn pianô, bây giờ lại đổi là đàn tranh. Không biết cô nàng có sử dụng được hay không.
– Mời em!
Phương Thảo dù cố trấn tĩnh nhưng vẫn cảm thấy mình run rẩy như đang bước vào cuộc thi tài năng vậy. Cô đặt tay mình lên cây đàn mười sáu giây khẽ gảy đàn bằng móng. Những âm thanh tươi vui thánh thót rộn ràng được ngân lên. Bản tình ca đậm đà hương vị dân gian được trỗi lên khiến eác sinh viên ngẩn ngơ, chặc lưỡi:
– Không ngờ cô nàng lại đa tài như vậy!
Đức Cường khẽ chặc lưỡi làm cho Minh Dũng ngồi kế bên phải thốt lời theo:
– Thế mới biết tài năng âm nhạc quả là cao siêu. Người tài thì lại có kẻ khác tài hơn.
Đức Cường trề môi:
– Nhất định mình sẽ không để cho cô nàng vượt trội hơn đâu.
– Bạn sẽ làm gì hả ?
– Chinh phục cô nàng!
– Bằng cách nào ?
– Tài năng và tình cảm.
– Chúc thành công.
Đức Cường nhìn Minh Dũng:
– Bạn có định là đối thủ của mình không ?
Minh Dũng chưa kịp trả lời thì thầy Hoàng Kỳ đã lên tiếng:
– Các em có thấy Phương Thảo đánh đàn thật hay không ? Tất cả là nhờ khả năng và sự khổ luyện của bản thân. Nhưng cái chính là nhờ đôi bàn tay mềm dẻo của mình. Người nhạc sĩ muốn thành công điều kiện thứ nhất là phải giữ cho đôi tay mình thật khéo léo, thật uyển chuyển. Nói như thế thì không có nghĩa là chúng ta chỉ đánh đàn mà không làm việc.
Giáo sư Hoàng Kỳ đưa tay xem đồng hồ rồi ra lệnh:
– Hôm nay chúng ta chỉ học đến đây. Mời các em nghỉ giải lao.
– Chúng em chào thầy!
Đức Cường chụp lấy ngay cơ hội:
– Phái tiếp cận cô nàng mới được.
Minh Dũng bắt tay:
– Chúc thành công nhé!
Đức Cường có vẻ phớt lờ:
– Cám ơn!
Minh Dũng nhìn theo Đức Cường khẽ lắc đầu:
– Lại một con thiêu thân chạy theo ánh sáng phù du của tình yêu nữa rồi.
Minh Dũng chỉ nghĩ đến mẹ. Anh muốn về bên mẹ, kể cho mẹ nghe những điều mà anh đã học được hôm nay. Hy vọng mẹ anh sẽ dạy thêm cho anh nhiều điều hữu ích.
Phương Thảo đàn hay quá! Đức Cường nghe mà mê mấn cả người.
Phương Thảo nhận ra Đức Cường nghênh mặt lên trả lời:
– Hổng dám nhận lời khen đó đâu.
– Phương Thảo khiêm tốn quá!
Phương Thảo định trả lời cho đanh đá cho Đức Cường chán ghét. Nào ngờ anh ta lại trả lời cô với giọng ngọt như mía lùi vậy.
– Người gì mà miệng lười tròn như quả bóng vậy.
– Đâu có! Đức Cường chỉ nói sự thật thôi, Phương Thảo quả là một thiên tài mà.
– Anh có nói quá không vậy ?
– Phương Thảo không biết cả lớp có những ba bốn chục người mà giáo sư chỉ đặc biệt gọi Phương Thảo lên đánh đàn à ?
Phương Thảo hơi ngẩn người ra:
– Ờ hén!
Đức Cường được thế tấn công thêm:
– Phương Thảo đàn hay thế là nhờ vào khả nặng thiên phú hay là nhờ có giáo sư hướng dẫn ?
– Thảo học tại nhà và ở trường phổ thông thôi.
– Thế ai dạy kèm cho Thảo vậy ?
– Cô giáo của Thảo.
Thấy Phương Thảo đã chịu nói năng mềm mỏng. Đức Cường mừng thầm. Bước đầu đã thành công rồi. Mình cố gắng sẽ đạt được mục đích thôi. Nghĩ thế, Đức Cường ân cần mời mọc:
– Cường mời Thảo đi ăn kem nhé!
Phương Thảo cắn môi lưỡng lự:
– Đi ăn kem hả ?
– Ừ, mình đi ăn kem.
– Có ngon không ?
– Ngon lấm! Kem thơm mùi sầu riêng ngọt lắm.
– Nhưng ...
– Nhưng sao hả ?
– Thảo không dám đi!
– Tại sao ?
– Xe sẽ đến rước Thảo bây giờ.
– Chắc Thảo là tiểu thư kín cổng cao tường nên đi học mà có tài xế đưa đón ?
– Nhà Thảo ở tận Bình Dương. Ba Thảo đâu có cho Thảo ở trọ nên đành phải chịu vậy.
Thấy Đức Cường buồn, Phương Thảo an ủi:
– Chúng ta còn nhiều thời gian mà. Sau này thiếu gì dịp.
– Có lời hứa của Thảo là Cường yên tâm rồi!
Phương Thảo vẫy tay:
– Chào tạm biệt Cường nghe. Mai gặp lại.
– Mal gặp lạỉ!
Phương Thảo ra cổng trường lên chiếc xe đời mới sang trọng lao vút đi trên đường phố. Đức Cường cứ nhìn theo luyến tiếc.
– Nhất định Phương Thảo phải là của mình mới được.
Đức Cường muốn phô trương thanh thế của mình nên tổ chức một buổi sinh nhật thật quy mô. Dĩ nhiên người mà Đức Cường ân cần mời mọc là nhất là cô nàng Phương Thảo. Cầm tấm thiệp mời trên tay, Phương Thảo do dự:
– Không biết Thảo có đi được hay không nữa!
Đức Cường lo lắng:
– Sao lại không đi được ? Nhất định là hôm ấy Thảo phải đến.
Nếu không Cường sẽ buồn lắm đó!
– Thảo cũng rất muốn đi chỉ sợ ba mẹ Thảo không cho phép mà thôi.
– Hay là Cường đến nhà xin phép hai bác nhé!
– Thế thì không cần đâu. Để tự Thảo xin với ba mẹ mình được rồi.
– Thảo cố gắng đến với Cường nghe.
Phương Thảo gật đầu:
– Thảo sẽ cố gắng!
– Cường rất mong Thảo đến.
Phương Thảo chợt hỏi:
– Buổi tiệc hôm ấy Cường có mời Minh Dũng không ?
Đức Cường hơi mất bình tĩnh:
– Sao ? Thảo quan tâm đến Minh Dũng hả ?
– Đâu có! Chỉ là chúng ta cùng học chung một lớp nhạc, Minh Dũng lại chơi đàn rất khá. Nếu được giao lưu với nhau thì đêm sinh nhật của Cường sẽ rất lý thú. Chứ Thảo đâu có ý gì riêng tư đâu mà Cường hỏi như vậy ?
Đức Cường thở phào cười tươi:
– Tại vì Cường quá sợ đó thôi. Thảo đừng buồn Cường nghe.
– Cường sợ gì vậy hả ?
– Cường sợ Thảo thích Minh Dũng mà không để ý đến Cường.
Phương Thảo hơi bất ngờ về câu nói của Cường:
– Tại sao Cường lại nói thế ?
– Vì ... vì ...
Đức Cường ấp úng. Nhưng rồi anh quyết định nói ra sự thật.
Nếu không thì anh sê mất Phương Thảo:
– Vì Cường rất là yêu mến Thảo Cường sợ mất Thảo.
Câu nói thay cho lời tỏ tình khiến Phương Thảo ngượng ngùng đỏ bừng hai má:
– Cường nói gì lạ vậy ? Chúng ta đều còn nhỏ mà.
– Mình đã là sinh viên rồi, có nghĩ đến chuyện yêu đương thì cũng là bình thường thôi.
– Nhưng ...
Đức Cường xuống giọng:
– Hay là Thảo không thích Cường. Có lẽ là Cường không xứng đáng với Thảo. Thảo nói đi, Cường không buồn Thảo đâu!
Phương Thảo bốl rối đan xen hai tay vo nhau:
– Không phải! Không phảl thế đâu.
– Thế tại sao Thảo lại từ chối tình cảm của Cường ?
– Thảo có nói là từ chối đâu mà Cường trách ?
Đức Cường nói như reo:
– Vậy là Thảo chấp nhận tình yêu của Cường rổi hả ? Cường mừng quá.
– Nhưng ...
– Còn nhưng gì nữa ?
– Tuy là yêu nhau nhưng chúng ta vẫn còn nhỏ, phải lo học hành. Tương lai chưa có thì chưa nghĩ đến chuyện hôn nhân.
Đức Cường mỉm cười:
– Thảo không nói thì Cường cũng biết, Cường đâu có ép buộe Thảo vì yêu mà quên học hành đâu. Thảo tin Cường là người hiểu biết mà.
Phương Thảo bâng khuâng:
– Không biết hôm nay Minh Dũng có đến không. Nếu có Minh Dũng chúng ta cũng thử hòa tấu với nhau. Chắc là vui lắm.
Thấy Phương Thảo quan tâm đển Minh Dũng. Đức Cường bực bội:
– Thảo thì thế mà Dũng có nghĩ tốt về Thảo đâu!
Phương Thảo trố mắt nhìn Đức Cường hỏi:
– Cường nói sao ? Dũng nói gì về Thảo hả ?
Đức Cường muốn nhân dịp này ngăn cách sự gần gũi giữa Minh Dũng và Phương Thảo.
– Dũng hay nói với Cường là Thảo ỷ lại, tài năng không bao nhiêu mà đỏng đảnh chắng ai bằng.
Phương Thảo nghe hai má mình nóng bừng lên:
– Dũng ... Dũng nói mình thế sao ?
– Cường bịa chuyện như vậy để làm gì ?
Phương Thảo bặm môi:
– Đó đã chẳng nghĩa thì đây cũng chẳng tình. Người ta đã xem thường mình như thế thì mình cũng chẳng thèm vướng bận.
– Cứ như thế đi. Mình phải cho Minh Dũng biết rằng đừng có ỷ vào tài năng, ỷ là mình được tluyền thụ từ dòng máu nghệ sĩ ấy rồi xem thường bạn bè.
Phương Thảo đồng ý:
– Cứ quyết định thế đi!
– Dù hôm sinh nhận của Cường có Minh Dũng hay là không chúng ta cũng vẫn vui vẽ như thường nhé!
– Cường yên tâm. Thảo không để Cường thất vọng đâu.
Đức Cường đưa ngón tay mình lên:
– Ngoéo tay đi!
– Ngoéo thì ngoéo!
Phương Thảo đưa ngón tay mềm mại xinh xinh của mình lên.
Đức Cường hân hoan ngoéo chặt tay cô nàng.
Phương Thảo kêu lên:
– Đau quá!
Đức Cường vội vàng buông tay Thảo ra:
– Xin lỗi Thảo!
– Cường không nhớ là giáo sư Hoàng Kỳ đã có dạy chúng ta là “muốn đánh đàn thật điêu luyện thì phải giữ cho đôi tay mình hoàn mỹ hay sao ? – Cường xin lỗi. Không những bây giờ mà cho đến suốt đời Cường sẽ giữ cho đôi tay Thảo thật đẹp, thật mềm mại.
– Cường nói thật hả ?
Đức Cường gật đầu:
– Phải! Bởi vì hạnh phúc của Thảo chính là hạnh phúc của Cường mà.
Phương Thảo cảm thấy mình tràn ngập niềm vui. Cô tự hỏi với mình:
– Phải chăng tình yêu là thế ?
Đức Cường như trả lời câu hỏi của Phương Thảo. Anh nắm chặt tay cô đi về phía cổng trường nơi có chiếc xe đang chờ Thảo.
Minh Dũng ở lại lớp muộn hơn các bạn. Anh muốn đánh một bản thật hay, thật ý nghĩa để chúc mừng sinh nhật cho Cường. Vừa bước ra khỏi lớp. Minh Dũng nhìn thấy sự thân mật của hai người, anh nủm cười:
– Mong ràng cả hai sẽ vui vẻ trong tình yêu. Còn mình, mình chi muốn sống suốt đời với mẹ. Yêu quý mẹ, và tôn thờ thần tượng mẹ mà thôi. |
|
|