Ông Trần Huỳnh bước xuống xe định cho tài xế đi tìm đón một khách hàng của ông về nhà trọ. Ông chau mày khi thấy Hải Yến đang ngồi tựa tường ngủ ngon lành.
– Lại thêm một phần tử nữa. Chắc là lại giận cha mẹ, bỏ nhà đi lang thang, bụi đời nữa rồi.
Định bấm chuông gọi cổng để vào nhà:
Nhưng có một cái gì đó thôi thúc ông. Ông không thể xem cô bé này là một câu chuyện bình thường trong thành phố được.
Ông Trần Huỳnh chợt sửng người khi thấy Hải Yến. Một cái gì đó rất quen thuộc hiện lên trong ông. Một gương mặt thân quen, một mái tóe dài óng ả.
– Hải Triều!
Ông khẽ kêu lên. Nhưng rồi ông lại lắc đầu:
Đã gần hai mươi năm rồi. Hải Triều của ông không thể là một cô bé được.
Chắc là người giống người thôi.
Ông quay đi:
– Cứ mặc cô ta. Nếu không muốn đấy thêm phiền phức vào người.
Ông Trần Huỳnh định bước đến nhấn chuông gọi cổng. Chân ông bỗng vấp phải một vật cản làm ông suýt té. Ông nhìn dưới chân mình. Thì ra trong lúc ông vừa định bước đi thì vô tình Hải Yến duỗi chân ra.
Sự va chạm đó làm cho Hải Yến thức giấc. Cô dụi mắt nhìn người đàn ông trước mặt. Nét khó chịu của ông làm cô biết mình vừa làm một chuyện có lỗi.
– Xin lỗi bác. Cháu thường hay thế.
Khi ngủ cứ dãy dụa lung tung.
Tiếng nói của Hải Yến như lời của người xưa từ nghìn trùng vọng đến. Ông cứ đứng nhìn Hải Yến mà sững sờ:
– Bác ơi! Con xin lỗi bác nghe.
Hải Yến phải nói đến lần thứ hai, ông Trần Huỳnh mới sực tỉnh:
– Không sao đâu cháu.
– Dạ! Cám ơn bác.
– Cháu làm sao mà ngủ gật ở đây vậy?
– Nhà cháu ở đâu sao lại không về?
– Dạ! Cháu từ nhà đến đây mà. Chưa tìm được người quen làm sao mà về được.
– Cháu tìm ai ở đây?
– Dạ cháu tìm ông Trần Huỳnh ở trong nhà này.
– Cháu tìm ta à?
Ông Trần Huỳnh nhìn Hải Yến đầy ngạc nhiên. Trong khi Hải Yến mừng như bắt được vàng.
– Ông là Trần Huỳnh thật sao?
– Còn có Trần Huỳnh giả nữa sao?
– Nếu bác là Trần Huỳnh thì may mắn cho cháu quá. Cháu sợ nếu không tìm được bác thì phải ngồi đây không biết đến bao giờ?
– Cháu là ai? Tìm ta cô việc gì?
– Dạ! Bà ngoại cháu bảo cháu đến tìm bác.
– Nhưng bà ngoại cháu là ai? Cháu phải nói rõ ràng một chút.
– Dạ! Bà ngoại cháu bảo là cử nói với bác cháu là cháu ngoại của bà Năm Phan Thiết là bác biết liền.
– Bà Năm Phan Thiết.
Nhưng sợ ông Trần Huỳnh không nhớ ra bà ngoại, Hải Yến vội vã nói:
– Bà ngoại cháu bảo chỉ cần nhắc đến tên mẹ của cháu là bác nhớ ra ngay.
– Mẹ cháu là ai?
– Dạ! Mẹ cháu là Hải Triều. Còn cháu là Hải Yến.
– Hải Triều! Hải Yến!
Ông Trần Huỳnh bàng hoàng gọi:
– Bác! Bác có quen mẹ cháu phải không?
Ông Trần Huỳnh cố nén xúc động trong lòng:
– Hải Yến! Là con đây sao?
– Dạ! Con chính là Hải Yến, là con của mẹ Hải Triều.
– Năm nay con bao nhiêu tuổi hả?
– Mười tám. Đúng rồi.
Bác nói đúng là sao vậy bác.
Ông Trần Huỳnh cố trấn tỉnh:
– Thì đúng con là con của Hải Triều.
– Dạ! Đúng con là con của mẹ Hải Triều.
– Còn mẹ con đâu hả con?
Giọng Hải Yến gần như muốn khóc:
– Dạ! Con không biết.
Ông Trần Huỳnh gần như hoảng loạn:
– Tại sao con lại không biết hả?
– Dạ! Lúc con hai tuổi mẹ con đã bỏ con cho ngoại rồi ra đi biệt tích luôn.
– Biệt tích?
– Dạ!
– Mười mấy năm nay mẹ con không tìm con sao?
– Dạ không! Nhưng nếu có tìm cũng khó mà gặp.
– Tại sao vậy?
– Ngoại con bảo là vì ngoại con dời chỗ ở nên mẹ con có tìm cũng đâu có gặp.
– Trời ơi! Hải Triều! Em đi đâu mà nỡ bỏ con côi cút thế này?
– Bác! Bác nói gì lạ vậy?
Hải Yến kinh ngạc hỏi:
– Đâu có gì? Bác chỉ thắc mắc là bây giờ không biết mẹ con ở đâu?
Điều đó không ai biết cả.
– Hải Yến! Ngoại con có dặn gì thêm không?
– Dạ! Ngoại con có gởi cho bác lá thư nè!
– Đưa đây bác xem.
Dưới ánh đên đường, ông Trần Huỳnh cố đọc những dòng chữ nguệch ngọạc trên trang giấy:
- Hải Yến muốn học nghề may. Cậu hãy giúp đỡ thay tôi lo cho nó.
Bà Năm Phan Thiết. Bức thư chỉ vỏn vẹn có mấy dòng chữ nhưng đối với ông Trần Huỳnh như một mệnh lệnh. Mà nếu như không có lệnh của bà, ông cũng phải hết lòng chăm lo cho Hải Yến bởi vì ...
Ông Trần Huỳnh lặng nhìn Hải Yến. Một Hải Triều của năm nào sừng sững hiện ra trước mắt ông. Ông bật gọi:
– Hải Triều!
– Bác lầm rồi. Con là Hải Yến mà Hải Triều là mẹ của con.
Ông Trần Huỳnh vẫn còn bàng hoàng:
– Hải Yến! Con là con gái của ...
Ông Trần Huỳnh im lặng không nó tiếp lời của mình. Hải Yến liến thoáng:
– Con là con gái của mẹ con phải không bác?
Ông Trần Huỳnh gật đầu:
– Phải.
– Bộ ngày xưa bác quen thân với mẹ con lắm hả?
– Phải.
– Hai người thân nhau nhiều lắm không?
– Nhiều lắm.
– Vậy chắc là bác có quen với ba cháu hả?
Ông Trần Huỳnh bối rối:
– Không! Không!
– Ủa! Sao lạ vậy? Bác quen với mẹ cháu sao không quen với ba cháu hả?
– Ừ! Ừ ... thì ...
– Thì sao hả bác?
– Thì không có quen chớ biết nói sao.
– Bộ cháu không biết gì về ba cháu hả?
– Dạ không! Bà ngoại con chỉ nói với con là mẹ con mất tích lúc con mới có hai tuổi. Còn ba thì bà không hề nhắc đến.
– Con có hỏi nhưng bà con bảo là bà cũng không biết.
Hải Yến chợt buồn:
– Có lẽ con là con hoang đó bác.
Ông Trần Huỳnh xoa đầu Hải Yến:
– Đâu có ai là con hoang đâu cháu. Ai cũng đều có cha mẹ cả.
– Duy chỉ có mình con hả bác?
– Tại sao mẹ con lại mất tích vậy? Con có nghe ngoại kể không?
– Dạ có! Ngoại con nói hồi đó mẹ con vì buồn nên bay đi ra bờ biển lúc ban đêm. Bỗng có một đêm mẹ con ra đi rồi không có trở về.
– Như vậy là chưa hẳn không có hy vọng.
Rồi ông Trần Huỳnh chuyển sang chuyện khác:
– Con vô đây lúc nào?
– Dạ hồi chiều.
– Hồi chiều giờ con vẫn ngồi đây sao.
– Dạ!
– Bộ trong nhà không có ai phát hiện hả?
– Dạ có.
– Là ai vậy?
– Là ... là vợ của bác đó.
– Vợ của bác.
– Dạ!
– Sao cháu biết?
– Thì bác ấy bảo vậy?
– Sao cháu không vào nhà?
– Dạ cháu có xin nhưng bác ấy không cho vì sợ cháu là kẻ gian.
Ông Trần Huỳnh nói với giọng bất bình:
– Trong mắt bà ấy ai cũng là kẻ gian cả. Thôi mình vào nhà đi con.
– Dạ!
Hải Yến vừa bước theo ông Trần Huỳnh vào nhà vừa suy nghĩ:
– Cái “kẻ gian” ấy làm sao mà tìm được để trả tại cái máy ảnh đây. Nhưng thôi vạn sự tùy duyên mà.
Dù không thích cái đứa cháu mà ông Trần Huỳnh giới thiệu là bà con, bà Thúy Lan vẫn phải để cho Hải Yến ở trọ đi học. Bà chì chiết:
– Không biết là ông còn bao nhiêu đứa cháu như thế này nữa.
Lời đầu tiên dành cho cô đã thế. Cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao. Hải Yến bâng khuâng tự hỏi:
– Tại sao bà lại bắt buộc mình đến ở chỗ này? Mình có thể ở trọ để đi học mà.
Dù ông Trần Huỳnh tỏ ra rất quan tâm nhưng bữa cơm tối vẫn diễn ra thật tẻ nhạt.
– Chị này là ai vậy mẹ?
Đứa con gái xấp xỉ tuổi với Hải Yến hỏi mà Thúy Lan. Bà khẽ nhếch môi:
– Hỏi ba con đó.
Ông Trần Huỳnh nhìn bà, một cái nhìn không hài lòng. Ông nói với con gái:
– Thúy Hồng! Đây là chị Hải Yến chị bà con của con, – Bà con thế nào hả ba?
Ông Trần Huỳnh hơi ngập ngừng:
– Thì là bà con trong họ mà.
Thúy Hồng nhìn Hải Yến soi mói:
– Chị ấy đến nhà mình để làm gì hả ba?
– Ừ! Hải Yến sẽ ở nhà chúng ta một thời gian.
– Ở nhà chúng ta hả?
– Phải.
Nhưng nhà ta đã có người làm rồi mà.
– Hải Yến không phải đến nhà ta để làm việc.
– Vậy đến để làm gì?
Đứa con trai khẽ chau mày nhìn chị:
– Lắm chuyện!
– Em biết gì mà xen vào hả?
– Sao lại không? Đây là chuyện của ba, ba tự biết sắp xếp, cần gì đến chị mà cứ lo hạch hỏi?
– Trong nhà mình thì mình phải biết chứ?
Hải Yến nghe một cái gì đó nghèn nghẹn dâng lên cổ. Chén cơm trên tay cô bỗng nặng trĩu như một chén đá. Cô cố đè nén cơn uất hờn trong lòng cố nuốt chén cơm cho hết rồi đứng dậy.
– Sao ăn ít thế Hải Yến?
– Dạ! Cháu no rồi!
– Vậy cháu cứ vào phòng nghỉ ngơi đi.
Cháu ở tạm trong đó rồi bác sẽ sắp xếp cho.
– Cháu ở như thế cũng được.
– Để cháu chung phòng với chị bếp như thế bất tiện lắm. Để bác sắp xếp lại.
– Cám ơn bác.
– Cháu đi nghỉ đi.
– Dạ để cháu phụ dọn dẹp.
– Cũng được. Nhưng để hôm khác rồi tính. Còn hôm nay đường xa cháu đã quá mệt mỏi. Nghỉ ngơi sớm đi.
– Dạ!
Hải Yến xúc động trước tấm chân tình mà ông Trần Huỳnh dành cho cô. Một chút gì đó thật ấm áp mà lần đầu cô cảm nhận. Âu đó cũng là niềm an ủi cho cô nơi xứ lạ quê người.
Mệt mỏi Hải Yến thiếp đi trong giấc mơ. Cô thấy mình đang nằm trên bãi cát thân quen. Lòng biển đang hiếm bàn chân trấn xinh xắn. Bỗng gió ... gió ồ ạt thổi đến xoáy tung bờ cát. Hàng dương như ngã mình trước sức gió. Và sóng, sóng như những luồng nước mạnh cao tận nóc nhà.
Cát xoáy tung lên phủ ngập cả người Hải Yến. Cô vùng dậy chạy về nhà.
Sức gió nặng nghả nghiêng đẩy Hải Yến té chúi nhúi. Cô cố chạy nhưng gió cứ đánh bật cô trở lại.
Hải Yến hốt hoảng la lên:
– Ngoại ơi! Cứu con! Ngoại ơi!
– Hải Yến! Hải Yến!
Cô một bàn tay lay đang lay gọi cô. Hải Yến vẫn còn hốt hoảng:
Cô ôm chặt bàn tay trên người:
– Ngoại ơi! Con sợ quá!
– Tôi đây. Dì ba đây! Không phải bà ngoại đâu.
Hải Yến bàng hoàng:
– Là dì ba! Không phải ngoại hả?
– Ừ! Con nằm mơ hả?
– Dạ!
– Con thấy gì mà mơ dữ vậy?
– Con thấy bão biển.
– Bão biển.
Dì ba thở dài nhắc lại câu nói của Hải yến.
– Dì ba cũng bị bão biển ám ảnh nữa sao?
– Cũng chính vì bão biển mà dì phải lưu lạc vào đây.
– Dì ba cũng ở vùng biển sao?
Quê của dì ở Bình Định. Cuộc sống hạnh phúc, yên ả của gia đình dì chỉ vì bão biển mà bị hủy diệt chỉ một đêm.
Giọng dì ba như xa xôi:
– Con trai dì, đứa con trai độc nhất cùng người chồng thân yêu đã vĩnh viễn nằm trong lòng biển cả. Để lại cho dì những đau khổ triền miên.
– Dì ba! Tội nghiệp dì quá!
– Không sao. Dì chịu đựng. Còn con? Tại sao một mình vào đầy hả?
– Bà ngoại con gởi gắm con cho bác Huỳnh để vào đây học may.
– Học may à?
– Dạ phải.
– Sao con không chọn nghành nghề nào khác mà lại chọn nghề may? Vừa vất vả vừa không kiếm được nhiều tiền.
– Tại con thích. Con muốn có một cửa hàng thời trang tại vùng biển quê mình. Vừa mang lại cái mới cái đẹp cho người dân bản xứ. Vừa có thể kinh doanh phục vụ khách du lịch.
– Ý tưởng của con thật hay. Vậy con định học ở đâu?
Bác Huỳnh sẽ giới thiệu và sắp xếp cho con đi học.
– Ông Huỳnh là gì của con?
– Con không biết. Nhưng bà ngoại của con đã gửi gắm thì ắt là chỗ đáng tin cậy.
– Dì cũng mong như thế. Con ở với bà ngoại hả?
– Dạ!
– Còn cha mẹ của con.
Hải Yến lắc đầu:
– Không có.
– Tại sao lại không?
Cha thì con không nghe ngoại nhắc đến, cón mẹ thì ngoại con nói là mẹ con bỏ đi rồi mất tích sau một đêm bão biển. Lại cũng bão biển. Lại có đứa trẻ phải chịu cút côi vì bão biển.
– Con cũng đã nhiều lần chứng kiến sự hủy diệt của bão biển. Tài sản, con người đều bị bão biển cuốn trôi. Dì ơi!Nếu biển dữ dội như thế tại sao người lại vì nó như lòng biển hả dì?
Biển có dũ đội nhưng lại rất dúi êm. Lòng biện bao la, muôn trùng nên người ta mới đem tấm lòng của mẹ mà sánh với biển cả.
– Như vậy nếu có nằm giữa lòng biển thì người ta có thể tưởng tượng như mình đang nằm trong lòng mẹ há.
– Có thể nghĩ như vậy?
Dì ba nói để trần an Hải Yến. Bà cảm thấy thương thương đứa con gái nhỏ tội nghiệp. Bà vỗ về.
– Ngủ đi con gái. Mai còn công việc nữa.
– Dạ!
Hải Yến rúc đầu vào lòng dì ba cố dỗ cho mình giấc ngủ. Cô nghe trong hơi ấm của dì thoang thoảng mùi thơm của ngoại và mùi mằn mặn của biển.
Hải Yến ngủ một giấc ngủ yên bình không mộng mị.
Trường dạy cắt may thời trang. Hải Yến đã đổi bao khổ nhục để đến với địa chì này. Cô cố quên đi thân phận của mình bây giờ, một cánh hoa chùm gửi.
Ông Trần Huỳnh đã lo toan tất cả. Hải Yến bước vào trường thực hiện ước mơ của mình.
Ông Trần Huỳnh thật chu đáo ông tặng cho Hải Yến chiếc xe đạp để tiện đi lại Hải Yến vừa mừng vừa.
– Mình đâu có biết chạy xe đạp. Dân vùng biển mà chỉ biết đi thuyến đi thúng mà thôi. Nhưng ...
Một ý nghĩ thoáng lên trong đầu Hải Yến:
– Liều thôi! Rồi cũng chạy được mà.
Hải Yến đem xe ra sân. Cô cố bắt chước cho thật giống những người chạy xe đạp trên đướng phố. Chuênh choang!
– Chuênh choang! Cộ té nhũi xuống sân đau điếng. Cô hít hà:
– Đau quá! Đau quá!
– Không nản lòng Hải Yến lại lên xe tập tiếp. Một lần té, hai lần té, ba lần té.
Cuối cùng rồi Hải Yến cũng chạy được. Cô vui mừng hát vang một bài hát của thiếu nhi:
Sáng hôm nay trời đã nắng lên rồi. Cùng tung tăng chúng ta ra vườn chơi." Vừa chạy vừa hát, Hải Yến tưởng tượng như đây là bãi cát quen thuộc của mình.
Ông Trần Huỳnh đứng bên cửa sổ nhìn ra sân. Trong lòng ông dậy lên bao đau xót. Trước mắt ông hình ảnh của Hải Triều như hiện ra trước mắt.
Ông gục đầu vào khung cửa sổ thổn thức:
– Hải Triều! Hải Triều ơi! Em ở đâu? Sao nở bỏ con mình bơ vơ thế hả?
Hải Yến luống cuống chạy xe trên đường. Tuy cô chạy rất vữa nhưng giữa dòng người đông đúc thế này cô cũng thấy mình run rẩy:
– Ê! Bạ mới biết chạy xe hả?
Một chiếc xe gắn máy trở ba thanh niên vút qua để lại lời giễu cợt khiến Hải Yến chới với. Cô chận tay trên ngực:
– Hú hồn!
Chiều nay, sau khi tan học Hải Yến định sẽ đến một siêu thí gần nhất để mua một ít đồ đùng và vải để cắt may. Gửi xe vào bãi xọng, Hải Yến bước vào siêu thị.
Cô cố đửng dưng với tất cả những choáng ngợp của siêu thị. Cô cố làm ra vẻ mình sành điệu để che lấp cái chân quê của mình. Vốn dĩ thông minh cô nhìn quanh những người cùng vào siêu thị. Cô cũng làm như họ lấy một chiếc xe đẩy bình thản đi đến từng quầy hàng mua đồ dùng cho mình.
Cái gì Hải Yến cũng muốn mua nhưng nhớ lời ngoại dặn phải tiện tặn. Cô dừng tay mình lại. Hải Yến chỉ mua những đồ đùng thật cần thiết. Cuối cùng là cô mua keo, vải cả chỉ nữa. Cô muốn dùng hết những kién thức mà cô vừa thu thập được để tự may một bộ quẩn áo thời trang.
Ra đến quầy thu tiền, mặc cho cô thu ngân tính tiền, cô luyến tiếc nhìn vào trong siêu thị:
– Nhất định mình sẽ đến nữa.
– Hai triệu năm trăm tám chục ngàn em ơi.
Hải Yến vẫn tỉnh bơ nhìn vào siêu thị.
– Cô thu ngần phải nhắc lại:
– Tiền tính xong rồi em ơi!
Hải Yến giật mình quay lại:
– Bao nhiêu hả chị?
– Cô thu ngân nhắc lại số tiền vừa rồi.
Hải Yến trố mắt:
– Sao nhiều dữ vậy? Có lộn không hả chị?
– Lộn sao được. Em xem, em mua toàn là hàng ngoại nhập. Riêng cặp rượu Hennessy cũng là bạc triệu rồi.
– Hả? Em mua rượu để làm gì?
Cô thu ngân nhìn Hải Yến trân trân để đánh giá đối tượng trước mắt mình.
Một cô gái thông minh lém lỉnh. Đâu giống kẻ bệnh tâm thần.
– Em không sao chứ!
Hải Yến lắc đầu:
– Đầu có gì?
– Đây là số hàng em mua mà.
Hải Yến nhìn những mặt hàng đã được chết lên bàn. Chỉ còn xấp vải và nguyên liệu may là của cô còn tất cả thì ...
Hải Yến lẩm bẩm:
– Không phải ... không phải ...
– Những thứ này không phải của em à?
– Dạ không phải.
Cô thu ngân nghiêm sắc mặt:
Chúng tôi không có thời gian để đùa giỡn nhé.
– Không! Em không có ý đó.
Bây giờ một là em thanh toán tiền cho chúng tôi rồi lấy hết số hàng này đi:
– Em mua nó để làm gi?
– Nếu không, em phải tự đem trả lại số hàng này vào nội qui định.
Hải Yến nhìn những mặt hàng rồi nhìn cái siêu thị mênh mông:
– Biết chỗ nào mà trả lại đây?
– Cô lại nhìn đồng hồ:
– Chết rồi! Đã đến giờ phải về nhà rồi. Làm sao bây giờ?
– Cô thu ngân thúc giục:
– Em giải quyết nhanh lên. Chúng tôi không có thời gian đâu.
Hải Yến gần như muốn khóc:
– Chị ơi! Em phải về nhà ngay. Nếu không thì rắc rối lắm đó.
– Nếu em không thực hiện điều chúng tôi yêu cầu thì bắt buộc chúng tôi phải gọi bảo vệ đến xữ lý thôi.
Giữa lúc Hải Yến đang dở khóc dở cười thì quầy thu ngân bên kia cũng có cãi vã:
– Cái này không phải của tôi.
Hải Yến nhìn những mặt hàng trên bàn bên cạnh rồi leo lên:
– Những thứ đó là của tôi.
– Cô chạy sang quầy bên cạnh:
– Cái này là của tôi đó, tính tiền cho tôi đi.
Hai cô thu ngân nhìn nhau. Người khách hàng bên cạnh cũng đang nhìn Hải Yến. Anh ta tỏ vẻ mừng rỡ:
– Hải Yến!
Nghe có người gọi tên mình, Hải Yến ngước mặt nhìn lên. Nhận ra người đòi tiền, cô cũng vừa định reo lên thì gương mặt đáng ghét kia với nụ cười thám hiểm đã làm cô nổi cáu:
– Oan gia ngõ hẹp mà.
– Hải Yến nói gì vậy? Tại sao Hải Yến lại có mặt trong Sài Gòn vậy?
– Tôi phải hỏi anh trước mới đúng.
– Tại sao anh lại lấy hàng của tôi hả?
Xe hàng này của Hải Yến hả?
– Chứ ai?
– Còn xe hàng bên kia?
– Tôi không biết.
– Như vậy là Hải Yến lấy hàng của tôi chớ tôi đâu có lấy của Hải Yến.
– Nè! Nè! Anh đừng có hồ đồ nghe. Tôi lấy hàng của anh hồi nào hả?
– Hải Yến lấy xe đẩy ra quầy trước tôi, tức là Hải Yến đã lấy nhầm trước của tôi rồi.
– Anh ...
Hải Yến không nói thêm được bởi vì Hoàng Tín đã nói đúng. Cô thật là xớn xác mà.
– Bây giờ hai anh chị tính sao để chúng tôi giải quyết?
– Cô tính tiền hết hai xe hàng cho tôi.
Hải Yến cự nự.
– Nè! Anh đừng có làm ẩu nghe!
Hoàng Tín kề tai Hải Yến nói nhỏ:
– Đây là siêu thị chớ đâu phải bãi biển đâu mà đòi ...
Thấy Hoàng Tín sấn tới, Hải Yến thụt lùi:
– Nè! Anh đừng có làm ẩu nghe.
Hải Yến nhắc lại cầu nói cảnh cáo của mình. Hoàng Tín vẫn tỉnh bơ:
– Tôi có làm gì đâu nào? Tôi chỉ tính tiền thay cô thôi nhiều người ao ước thế mà không được đó.
Hải Yến trề môi:
– Vậy thì anh đi kiếm những người ấy mà tính tiền. Còn tôi thì tôi không thích.
Hải Yến nói xong, lại quầy thu ngân trả tiền lấy hàng rồi rời khỏi siêu thị.
Hoàng Tín quýnh quáng:
– Nè! Hải Yến! Cô chưa cho tôi biết là cô đang ở đâu mà.
Hải Yến lẫn khuất trong đòng người đi mua sắm. Hơàng Tín ngơ ngác tìm kiếm:
– Mới đó mà mất dạng rồi. Cô bé này thật là quá quắt mà.
Hoàng Tín chợt nghe tiếc nuối:
– Biết tìm cơ bé ở đâu bây giờ? Hải Yến! Hải Yến. Em như một loài chim cứ bay, bay mãi khỏi cuộc đời anh. Làm sao anh tìm được em, cô bé của anh?
Mục tiêu xuất hiện trước mắt Hoàng Tín. Một cô bé ngổ ngáo với hai cái bím tóc lủng lẳng đang đạp xe vừa hát nho nhỏ.
"Quay đều! Quay đều! Thương hoài những vòng xe. Quay đều! Quay đều!
Thương hoài những vòng xe”.
Hoàng Tín định cho xe lao tới nhưng anh kịp nghĩ lại:
Không thể được, cô bé này rất quá quắt. Nếu mình ngang nhiên đi theo cô bé sẽ không dễ dàng về nhà cho mình phát hiện. Phải theo sau cô ấy mới được:
Hí hửng với ý nghĩ của mình, Hoàng Tín nói nhỏ:
Lần này thì cô bé không thể thoát được đâu. Hoàng Tín cứ giữ một khoáng cách nhất định Hải Yến không hay biết gì. Cô cứ đạp xe đi, lòng thanh thản vì mình đã cắt đứt được cái đuôi. “Quay đều! Quay đều! Quay đếu ... Quay đều.
Thương hoài những vòng xe.”.
Ca hát một lúc cũng chán, Hải Yến chuyển sang ý nghĩ riêng của mình:
– Nhất định mình sẽ may cho bà ngoại một bộ đồ. Chắc là bà sẽ vui lắm!
Hải Yến hình dung ra từng số đo của bà. Cô mường tượng ra hình dáng quen thuộc với gương mặt cùng nụ cười hiền hậu của bà. Hải Yến cố học tất cả những gì mà thầy cô truyền dạy. Cô mong mình sẽ sớm về với ngoại, tìm lại hơi ấm quen thuộc của bà.
Mãi suy nghĩ, cô không hay đến nhà. Tiếc nuối với khoảng thời gian tự do bên ngoài. Hải Yến ngao ngán khi nghĩ mình phải đối diện với gương mặt bực bội của bà Thúy Lan.
Hải Yến định nhấn chuông gọi cửa. Cô bỗng nghe có tiếng cười giễu cợt sau lưng mình:
– Trái đất có tròn không cô bé?
Hải Yến trố mắt lên:
– Oan gia ngõ hẹp mà.
– Sao? Cô bé không muốn gặp tôi sao?
Hải Yến tức giận hỏi:
– Anh theo dõi tôi hả?
– Nói gì nghiêm trọng vậy? Tôi đâu có phải là trinh sát đâu mà theo dõi cô.
– Vậy tại sao anh theo tôi?
– Muốn biết Hải Yến đang ở đâu vậy mà.
– Liên quan gì đến anh hả?
– Có chứ. Tôi cần biết cô đang ở đâu?
– Để làm gì?
Hoàng Tín ngập ngừng:
– Thì để ...
– Làm gì hả?
– Đòi nợ cô chứ gì.
Hoàng Tín buột miệnng nói:
– Anh định nói đến chiếc máy ánh hả?
Đã lỡ nói Hoàng Tín cũng nói bừa:
– Ừ! Chiếc máy ảnh đó.
– Bộ anh tường muốn lắy là có thể lấy được sao?
Hoàng Tin ỉu xìu:
– Không lấy thì không lấy tôi biết vì sao mà cô nhất quyết ráng chịu trả máy ảnh cho tôi rồi.
– Hải Yến giương mắt nhìn Hoàng. Anh biết vì sao hả?
– Biết chứ?
Hải Yến chờ nghe câu trả lời của Hoàng Tín. Bởi vì chính cô, cô cũng không biết lý do vì sao mà cô vẫn giữ chiếc máy ảnh đáng ghét kia.
– Biết thì nói đi.
Hoàng Tín cố làm ra vẻ trịnh trọng:
– Vì cô muốn giữ mãi nó bên mình để mãi nhớ tới tôi đó.
– Anh ...
Hải Yến tức giận kêu lên. Hoàng Tín vẫn tỉnh rụi trước nét mặt giận dữ của cô:
– Sao? Tôi nói đúng rồi phải không?
– Đúng ... Đúng cái con khỉ.
Hải Yến định gọi cổng nhưng Hoàng Tín đã cản lại:
– Nè! Bộ cô thích bấm chuông lắm hả?
– Không bấm chuông thì làm sao mà vào nhà.
– Nhưng tôi chưa có nói hết câu chuyện mà.
Hải Yến trề môi:
– Câu chuyện của anh chắc ly kỳ hấp dẫn hơn câu chuyện của một ngàn lẻ một đêm nữa? Nhưng xin lỗi, tôi không có thờ gian để mà đứng nghe đâu. Xin chào!
Hoàng Tín nắm tay Hải Yến:
– Khoan! Khoan!
Hải Yến vung tay:
– Anh làm cái gì kỳ vậy?
– Xin lỗi! Xin lỗi! Cô ráng thêm chút nữa. Tôi sẽ nói rất là ngắn gọi.
– Nói đi!
– Tôi muốn giới thiệu đề cứ cô vào cuộc thi tuyển chọn MC.
– Hả?
Hải Yến nhìn Hoàng Tín như thể anh ta là người ngoài hành tinh vậy:
– Tôi mà thi tuyển chọn MC hả?
Hoàng Tín gật đầu:
– Đúng vậy!
Hải Yến nghiêm sắc mặt:
– Anh định đùa với tôi đó hả?
– Nghiêm chỉnh. Không đùa tí nào.
– Ăn nói như tôi thì làm sao mà thi với tuyển chứ?
Ngược lại tôi thấy cô rất cô năng khiếu.
Thấy Hải Yến chịu im lặng, Hoàng Tín tiếp tục thuyết phục:
– Hả! Yến nên đăng kí dự thi đi. Hải Yến rất có tài lý luận. Tôi tin rằng Hải Yến sẽ thành công.
– Theo anh thì tôi phải đi thi hay sao?
– Rất có lợi cho Hải Yến.
– Lợi gì nào?
– Vừa là một nhà thiết kế thời trang, vừa là một MC. Hải Yến sẽ có đủ khả năng thuyết phục giới thiệu sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng.
– Anh nói nghe hay quá!
– Vậy là Hải Yến bằng lòng rồi hả?
Hoàng Tín reo vui:
– Ai nói với anh là tôi chịu nghe lời anh hả?
– Thì Hải Yến mới nói ư?
– Tôi chỉ nói là mọi chuyện mà thôi. Được! Tôi sẽ suy nghĩ lại.
– Đây là địa chỉ của tôi và cả số điện thoại. Tôi chờ Hải Yến nghe.
– Được! Được rồi. Bây giờ tôi vào nhà được chứ!
Dù không muốn thì cũng phải đành thôi.
Hải Yến nguýt dài rồi đưa tay bấm chuông. Dì ba vội vã la mở cổng. Hoàng Tín lưu luyến nhìn theo. Anh vẩy tay:
– Tạm biệt.
Hải Yến theo dì ba vào nhà mà chẳng thèm đưa tay vẫy chào lại.
Con nói chuyện với ai vậy Hải Yến!
Dì ba hỏi:
– Dạ! Một người quen.
– Quen thế nào? Con mới vào đây mà quen ai hả?
– Dạ lả con quen khi còn ở ngoài đó.
– Vậy hả? Con làm sao mà ở ngoài ấy mà quen với người trong đây?
– Chuyện dài lắm dì. Để rồi từ từ con sẽ kể cho dì nghe.
– Ừ! Con nhớ phải thận trọng đó.
Người không hiểu rõ thì mình không thể tin được.
– Dạ! Con biết.
– Thôi! Vào dẹp đồ rồi ra ăn cơm, ông bà chủ đang đợi.
Nghe đến mấy tiếng "ông bà chủ . Hải Yến bỗng thấy vừa ngao ngán vì lo sợ.
– Thế nào rồi cô cũng bị bà ấy "mát mẻ" cho một trận về cái tật đi rong của nhủi.
– Con xin lỗi, con về muộn đến muộn người phải chờ cơm.
Thúy Hồng đưa đôi mắt khó chịu nhìn Hải Yến. Nhưng vì có mặt ông Trần Huỳnh nên cô không dám chì chiết.
Bà Thúy Lan gắt gỏng:
– Không ăn cơm đi. Còn chờ gì nữa hả?
Ông Trần Huỳnh nhắc nhở:
– Hải Yến! Lần sau nhớ đừng về muộn nữa nhé.
– Dạ! Con xin lỗi.
– Ăn cơm xong, con lên phòng bác có chuyện muốn nói với con.
Hải Yến hồi hộp:
– Dạ! Chuyện gì vậy bác?
– Ăn cơm đi.
Ông Trần Huỳnh không trả lời của Hải Yến mà nói như ra lệnh.
Không riêng gì Hải Yến mà ngay cả bà Thúy Lan cũng không dám trái lời.
Mọi người ăn cơm với một không khí khá nặng nề. Thời gian ở đây Hải Yến nhận thấy uy tín của ông Trần. Huỳnh đối với gia đình rất lớn. Chanh chua như bà Thúy Lan mà cũng không dám phản đối việc Hải Yến đến ở nhờ. Mà phải thế thôi, cả một tập đoàn ở công ty ông, ông còn lãnh đạo được, huớng hồ gì chỉ mấy thành viên trong nhà.
Ăn cơm xong, ông Trần Huỳnh đứng dậy. Dì ba bưng ly nước đến:
– Cậu chủ, uống giải khát đi. Tôi mới pha chế một loại giải khát có tính giải nhiệt, uống tốt lắm.
– Cám ơn dì.
Hải Yến thầm công nhận tính khéo léo của dì ba. Cô tự nhủ với lòng là phải học theo đức tính của dì.
Ông Trần Huỳnh dùng xong ly nước rồi đứng lên. Hải Yến nhìn ông suy nghĩ:
– Chắc là bác ấy có tầm sự?
Ông Trần Huỳnh rời khỏi không khí của gia đình trở về phòng làm việc. Ông muốn sống, riêng cái thế giới của mình. Dì biết như thế là có lỗi với gia đình, nhưng biết làm aao mà ngăn được cơn sóng của bão lòng. Trận bão đã đi qua mà hậu quả của nó đi mãi không khắc phục được.
Dấu ấn này mãi mãi là một vết thương đau ầm ỉ trong tâm hồn cô.
Hải Triều! Hải Triều ơi!
Từ trong sâu thẳm của tầm hồn ông bật lên tiếng gọi. Hình ảnh Hải Triều hiện lên trước mắt ông. Một Hải Triều duyên dáng trong tà áo dài trắng mượt.
Cô đang hát, hát thật hay, thật cuồng nhiệt trong đêm diễn đân của trường Đại học klnh tế. Họ yêu nhau từ những cuộc giao lưu với các khóa học. Một tình yêu đã vượt qua ranh giới đưa tầm hồn cả hai bay bóng trong thế giới của tình yêu.
– Hải Triều! Đừng chạy nữa.
Hải Triều cười vang. Tiếng cười của cô âm vang như tiếng sóng biển:
– Anh đuổi theo em đi.
– Coi chừng té đó Hải Triều.
– Cát êm lắm, có té cũng không có sao đâu.
Hải Triều, người con gái của biển đã làm cho tâm tư của anh xao động. Trần Huỳnh đã bất chấp sự phản đối của gia đình để giữ tình yêu của mlnh:
Anh nhất quyết không chấp nhận cuộc hôn nhân mà gia đình đã áp đặt cho anh:
Thúy Lan!
Người con gái mà anh không có tình yêu:
– Hải Triều đang chạy chợt đứng lại.
Hơi thỡ hổn hển, gương mặt xanh tái.
Trần Huỳnh lo lắng hỏi:
– Hải Triều! Em làm sao vậy?
Hải Triều đưa tay chặn lên lồng ngực:
– Em ... em ...
Em làm sao hả?
– Em có thai rồi.
– Hả! Em có thai!
Hải Triều gật đầu:
– Anh không vui sao?
– Vui! Anh vui lắm. Nhưng ...
– Nhưng sao hả anh?
– Chuyện này đột ngột quá khiến anh bàng hoàng không kịp chấp nhận.
– Hải Triều nói như hờn trách?
– Sao lại đột ngột hả anh? .Chúng ta yêu nhau tình yêu như một nụ hoa đời đã đơm bông kết trái. Đó đã là quy luật tự nhiên ngàn đời rồi mà. Hay là anh ...
Trần Huỳnh chặn môi Hải Triều:
Đừng suy diễn lung tung nữa. Anh chỉ lo là chuyện này chúng ta chưa báo với gia đình. Anh sợ mẹ em sẽ buồn mà thôi.
Hải Triều trầm ngàm:
– Mẹ em chắc là sẽ buồn lắm. Người đã đặt hết niềm tin vào em. Vậy mà em đã làm cho người thất vọng.
– Nhưng chúng ta sẽ bù đắp bằng một lễ cưới và cho bà một đứa cháu thật xinh xắn, dễ thương. Anh nghĩ chắc là bà sẽ vui lắm.
– Mong rằng thế.
Hải Triều bỗng nhìn anh đầy ngại:
– Nhưng còn gia đình anh?
Dù trong lòng lất lo lắng nhưng Trần Huỳnh vẫn trấn an Hải Triều:
Anh tin rằng gia đình anh sẽ không có vấn đề gì đâu. Ba mẹ anh chỉ có một mình anh là con. Nay có cháu ông bà sẽ vui mừng thậm chí còn thưởng cho em nữa Hải Triều nép đầu vào ngực anh:
– Em sợ lắm Huỳnh ơi.
– Em đừng lo. Bằng mọi giá anh sẽ bảo vệ tình yêu và con của chúng ta.
– Em tin tưởng vào anh. Trần Huỳnh ơi! Nếu có gì xảy ra chắc là em chết mất.
Trần Huỳnh chặn môi Hải Triều bằng một nụ hôn:
– Đừng nói gở thế. Không có một trở lực nào ngăn cách được tình yêu chúng ta.
Hải Triều tựa đầu vào vai Trần Huỳnh như muốn nhờ anh che chở cho sinh mạng bé nhỏ đang hình thành trong cô. Sóng biển bỗng ào ạt dâng cao, cuốn đôi chân trần của Hải Triều. Hải Triều sợ cuộc đời mình sẽ như con nước bỗng lớn, bỗng ròng. Không vững chắc.
Bàn tay cô sờ vào bụng mình.
– Con ơi! Con của mẹ rồi sẽ ra sao đây? Mẹ lo sợ quá. |
|
|