Pippi chơi trò đuổi bắt với Cảnh sát Chả mấy chốc, cả thị trấn đều biết có một cô bé chín tuổi đang sống một mình ở Biệt thự Bát nháo. Các ông bố bà mẹ trong thị trấn cho rằng ko thể để như vậy được. Mọi đứa trẻ đều phải có người dạy dỗ, mọi đứa trẻ đều phải đến trường và học toán. Bởi vậy họ bèn quyết định phải đưa ngay con bé con ở Biệt thự Bát nháo vào một trại hè. Một chiều đẹp trời nọ, Pippi mời Thomas và Annika sang uống cà phê, ăn bánh ngọt. Nó bày biện các thứ lên bàn và đặt phía trước hàng hiên. Nắng rực rỡ, mọi bông hoa trong vườn nhà Pippi đang toả hương thơm ngát. Ông Nilsson hểt trèo lên lại trèo xuống mái hiên. Còn con ngựa cứ chốc chốc lại thò mõm ra để nhận bánh ngọt.
“Sống sướng thật!” Pippi nói và duỗi dài hai cẳng chân. Đúng lúc đó, hai cảnh sát mặc đồng phục từ chân lên đầu bước qua cổng vườn.
“A,” Pippi reo lên, “hôm nay tớ lại được một ngày may mắn rồi đây. Cảnh sát là thứ hay nhất mà tớ biết được … ngoài món me chua.”
Đoạn nó bước ra đón những người cảnh sát, mặt mũi rạng rỡ vì hân hoan.
“Có phải đây là cô bé vừa dọn đến Biệt thự Bát nháo không?” một cảnh sát hỏi.
“Ngược lại,” Pippi đáp, “đây là một bà thím nhỏ tí sống trên tầng ba một toàn nhà ở tít cuối phố”
Pippi nói vậy chỉ vì nó muốn đùa chút xíu với hai người cảnh sát. Nhưng hai người này lại chẳng thấy có gì đáng cười cả. Họ yêu cầu Pippi chấm dứt chuyện tếu. Và họ nói rằng những người tốt bụng trong thị trấn đã thu xếp để nó được nhận vào một nhà trẻ.
“Cháu đã có một chỗ trong nhà trẻ.” Pippi nói.
“Cháu bảo sao, đã ổn thoả cả rồi à?” một người cảnh sát hỏi. “Nhà trẻ ấy ở đâu vậy?”
“Ở đây ạ” Pippi hãnh diện đáp. “Cháu là một đứa trẻ và đây là nhà của cháu, vậy nó là cái nhà trẻ. Và cháu có chỗ ở đây. Khối chỗ.”
“Cô bé ơi.” Viên cảnh sát cười bảo, “cháu không hiểu rồi.Cháu phải vào một nhà trẻ chính cống và phải có người chăm sóc cháu.”
“Có thể đem theo ngựa vào một nhà trẻ ko ạ?” Pippi hỏi.
“Không, cố nhiên là không,” viên cảnh sát đáp.
“Cháu cũng đã nghĩ thế,” Pippi rầu rĩ nói. “Vậy thế còn khỉ?”
“Tất nhiên là không được, cháu phải hiểu chứ.”
“Vâng,” Pippi nói, “nếu vậy các bác đành phải lo kiếm trẻ con ở đâu khác cho cái trại trẻ của các bác thôi. Cháu không có ý định đến đó đâu.”
“Ồ, nhưng cháu không hiểu là cháu phải đến trường hay sao?” người cảnh sát hỏi.
“Người ta đến trường để làm gì ạ?”
“Để học tất cả mọi thứ, đương nhiên rồi.”
“Mọi thứ gì ạ ?”
“Nhiều thứ,” người cảnh sát đáp “ một lô những điều bổ ích, giả dụ như phép nhân, cháu biết không, hay bảng cửu chương.”
“Chín năm qua không có nhép phân (*) cháu vẫn sống tốt .” Pippi đáp, “vậy cháu cứ tiếp tục như thế cũng chẳng sao.”
(*) Vì ko hiểu nghĩa, Pippi gọi nhầm phép nhân thành nhép phân.
“Ờ, nhưng cháu thử nghĩ xem, rồi đây cháu sẽ thấy xấu hổ vì hiểu biết quá ít. Mai này khi cháu đã lớn, ngộ có ai đó đến hỏi cháu tên thủ đô của nước Bồ Đào Nha là gì, thế là cháu chịu không trả lời nổi.”
“Cháu trả lời nổi quá đi chứ.”Pippi đáp. “Cháu chỉ việc trả lời rằng: Nếu việc biết tên thủ đô của Bồ Đào Nha quá ư là quan trọng với cậu, thì cậu cứ viết thư thẳng sang Bồ Đào Nha mà hỏi!”
“Ồ, nhưng cháu không nghĩ rằng cháu sẽ thấy xấu hổ vì bản thân cháu không biết điều đó sao?”
“Cũng có thể,” Pippi nói. “Biết đâu thỉnh thoảng tối đến cháu lại chẳng nằm thao thức và cứ tự hỏi đi hỏi lại: Thủ đô của nước Bồ Đào Nha tên là cái quái quỷ gì nhỉ ? Con người ta đâu phải lúc nào cũng sống vô tư cho được.” Pippi nói và chống hai tay xuống đất trồng cây chuối. “Thêm nữa, cháu đã từng cùng bố ở Lisbon.” Cô bé nói tiếp trong khi hai chân chổng ngược lên trời vì ở tư thế này nó vẫn có thể nói chuyện thoải mái. Nhưng bây giờ một người cảnh sát liền nói có Chúa chứng giám, Pippi chớ có tưởng rằng nó muốn làm gì thì làm. Nó phải theo họ đến một trại trẻ, thậm chí là ngay lập tức. Ông ta lại gần Pippi, nắm cánh tay nó. Nhưng Pippi nhanh chóng thoát ra được. Nó khẽ đập vào ông ta và bảo : “Đố bắt được cháu đấy!”
Ông ra còn chưa kịp hiểu, Pippi đã nhảy phắt lên hiên nhà. Thêm vài động tác nữa, nó đã ở trên ban công phía trên hành lanh. Hai người cảnh sát không có hứng đuổi theo cô bé bằng cách trèo theo đúng đường của nó. Họ chạy vào nhà, leo cầu thang lên tầng trên. Nhưng khi họ lên đến ban công thù Pippi đã ở lưng chừng mái nhà. Nó chuyển động trên đám mái ngói khéo léo nhẹ nhàng tựa như một con khỉ. Thoắt cái đã ở đỉnh mái, rồi nhảy lên ống khói. Đứng dưới ban công, hai người cảnh sát sợ dựng tóc gáy, và dưới bãi cỏ, Thomas và Annika đang ngước nhìn Pippi.
“Chơi đuổi bắt vui ghê!” Pippi reo lên. “Và các bác thật có lòng tốt là đã đến đây. Rõ ràng hôm nay là một ngày may mắn của cháu.”
Sau một hồi nghĩ ngợi, hai người cảnh sát đi xuống lấy thang bắc lên một chái nhà. Và giờ họ lần thang leo lên, người trước, kẻ sau, hòng lôi cổ Pippi xuống. Thế nhưng lúc ở trên mái và bắt đầu lấy thăng bằng để đi về phía Pippi, trong cả hai đều thoáng vẻ sợ hãi.
“Các bác đừng sợ,” Pippi kêu lên, “chẳng nguy hiểm gì đâu. Chỉ vui thôi.”
Khi hai người cảnh sát chỉ còn cách Pippi hai bước chân, cô bé bèn nhảy khỏi ống khói và chạy thoăn thoắt trên đỉnh mái sang chái nhà bên kia, giữa những tiếng gào thét và tiếng cười. Cách nhà vài mét là một cái cây. “Cháu lặn đây này!” Pippi kêu lên và nhảy thẳng xuống ngọn cây xanh, nó túm lấy một cành cây, treo mình đung đưa một lát, đoạn buông tay rơi xuống đất. Liền đó nó lao về chái nhà bên kia, cất bỏ cái thang.
Hai người cảnh sát tỏ ra hơi kinh ngạc khi Pippi nhảy xuống, nhưng họ càng kinh ngạc hơn khi cố giữ thăng bằng dò dẫm trên mái trở lại fía chái nhà, toan trèo thang xuống. Thoạt đầu họ nổi giận dùng đùng, quát gọi Pippi đem ngay cái thang lại, nếu ko họ sẽ cho nó biết tay.
“Làm gì mà các bác cáu kỉnh thế ?” Pippi hỏi giọng đầy trách móc. “Chúng mình chỉ chơi trò đuổi bắt và chơi thì phải theo luật, cháu nghĩ thế.”
Hai người cảnh sát suy nghĩ giây lát, cuối cùng một người dịu giọng bảo:
“Này cháu, cháy có muốn tỏ ra ngoan ngoãn thì đặt lại cái thang để các bác xuống nào?”
“Muốn quá chứ ạ,” Pippi đáp và lập tức đem thang lại. “Rồi mấy bác cháu mình có thể uống cà phê và vui vẻ với nhau một lát nhé.”
Nhưng những tay cảnh sát đúng là xảo quyệt, vì vừa đặt chân tới đất họ đã nhảy bổ vào Pippi, miệng quát :
“Bây giờ thì mày sẽ biết thế nào là lễ độ, đồ quỷ con!”
Nhưng Pippi đáp lại:
“Không, giờ cháu không còn thời gian chơi tiếp nữa đâu. Mặc dù trò này đến là vui, cháu công nhận thế.”
Và nó đường hoàng nắm thắt lưng xách cả hai đi dọc đường vườn, qua cổng, ra phố. Ở đó, nó đặt họ xuống. Hồi lâu sau, hai người kia mới hết sững sờ và nhúc nhắc nổi chân tay.
“Gượm đã,” Pippi gọi rồi chạy vào bếp. Nó đem ra mấy cái bánh hình trái tim.
“Các bác có muốn nếm thử không ?” Nó hỏi. “Hơi cháy một tẹo, nhưng chẳng sao đâu.”
Đoạn nó quay sang chỗ Thomas và Annika bấy giờ cứ đứng giương mắt lên, chưa thôi kinh ngạc. Còn mấy tay cảnh sát vội vã quay trở vào thị trấn, họ nói với tất thảy các ông bố, bà mẹ rằng Pippi có vẻ không thích hợp với trại trẻ. Họ không hé răng một lời về việc đã ở trên mái nhà. Và các bậc cha mẹ thấy có lẽ tốt nhất là cứ để cô bé ở lại Biệt thự bát nháo. Còn nếu muốn đi học thì nó phải tự đi mà lo lấy.
Nhưng Pippi, Thomas và Annika đã được hưởng một buổi chiều đến là thú vị. Chúng tiếp tục bữa tiệc cà phê bỏ dở. Pippi chén một lèo mười bốn cái bánh ngọt, đoạn nó bảo:
“Họ ko phải là những người cảnh sát thực thụ như tớ vẫn nghĩ. Hoàn toàn không! Họ quá lắm lời về trại trẻ với nhép fân và Lisbon.”
Rồi nó dắt ngựa ra và cả ba cùng cưỡi trên lưng ngựa.Thoạt đầu Annika sợ hãi, nhưng sau khi thấy Thomas và Pippi cưới hết sức thích thú, cô bé bèn cho phép Pippi nhấc cả mình lên ngựa. Và con ngựa đi nước kiệu loanh quanh trong vườn, cứ thế mãi. Thomas liền hát: “Đám quân Thuỵ Điển ầm ầm lao tới…”
Tối đên, khi Thomas và Annika đã lên giường, Thomas bảo:
“Annika, em có thấy việc Pippi đến đây ở thật tuyệt vời ko?”
“Em thấy rõ là thế,” Annika đáp.
“Anh không sao nhớ nổi hồi trước, dạo Pippi chưa dọn tới, chúng mình đã chơi những trò gì. Em còn nhớ chứ?”
“Nhớ, chúng mình đã chơi crocket (*) và những trò tương tự.” Annika nói. “Nhưng em thấy vui hơn nhiều khi được chơi với Pippi. Cùng với ngựa và khỉ của bạn ấy nữa.”
Chú thích:
(*) Crocket: Môn thể thao đánh bóng trên sân cỏ bằng búa gỗ |
|
|