Ngày 7-7-1937 một cuộc chạm súng giữa hai toán quân TQ và Nhật xảy ra tại cầu Marco Polo. Đến cuối tháng đó, hai tỉnh lớn của TQ bị chiếm: Bắc Kinh và Thiên Tân. Dẫu thế, TQ và Nhật vẫn chưa chính thức tuyên chiến. Tưởng Giới Thạch cần thêm thời gian chuẩn bị. Nhưng Stalin muốn cuộc chiến TQ-Nhật phải được xẩy ra càng sớm càng tốt, để buộc chân Nhật.
Vì thế một gián điệp của Nga được uỷ thác. Người gián điệp này là một tướng của Tưởng, tên Trương Trị Trung, một quân đoàn trưởng của quân Nam kinh. Ngày 9-8, Trương Trị Trung bắn chết đoàn Thượng Hải sĩ quan và 1 hạ sĩ quan Nhật, và đổ thừa là 2 người này giết chết 1 lính TQ. Sau đó ông xin lệnh tấn công, nhưng Tưởng vẫn từ chối. Ngày 14, Trương Trị Trung cho thả bom tàu Izumo của Nhật và ban lệnh tổng tấn công. Nhưng một lần nữa, Tưởng cản ngăn lại. Ngày 15, Trương Trị Trung ra tuyên cáo báo chí là Thượng Hải bị Nhật tấn công và tạo lên một phong trào chống Nhật khắp nước. Tưởng lầm là Thượng Hải đã bị tấn công, Tưởng Giới Thạch ban lệnh tổng tấn công. Ngày 18, khi biết mình bị gạt, Tưởng cách chức Trương Trị Trung và ra lệnh ngưng chiến. Thế nhưng cuộc chiến đã lan rộng tới mức không thể dừng được.
Khi cuộc chiến Trung-Nhật bùng nổ, Mao là người thủ lợi nhiều nhất: Để cùng đánh Nhật, Tưởng Giới Thạch phải đồng ý cho Mao được quyền tự quản quân đội. Đảng CS không còn bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đảng viên đang bị giam giữ được thả ra, và quan trọng hơn nữa, ĐCS được có trụ sở khắp nước, được công khai vận động tuyên truyền, và được tuyển quân. Sau 8 năm chiến tranh Trung Nhật, TQ tổn thất cỡ 20 triệu người, chính phủ dân quốc và Quốc dân đảng bị suy yếu, trong khi quân đội cộng sản tăng vọt lên 1,3 triệu, gấp 20 lần lớn hơn trước chiến tranh. Căn cứ Jinchaji của ĐCS chỉ cách Bắc Kinh có 80 km, với hơn 25 triệu dân.
Sau khi thành công châm ngòi nổ cuộc chiến, Stalin ra lệnh cho ĐCSTQ phải hợp tác với Quốc dân đảng để đánh Nhật, "không vì một lý do gì mà từ chối".
Khi đó hồng quân có 46 ngàn quân đóng ở Diên An, được lập thành quân đoàn 8 dưới quyền điều khiển của Chu Đức và Bành Đức Hoài, và 10 ngàn quân đóng ở đông bộ đồng bằng sông Dương tử, được lập thành quân đoàn 4 do Hạng Anh điều khiển. Các cấp chỉ huy và binh sĩ hồng quân đều sẵn sàng chiến đấu chống Nhật. Nhưng Mao thì không. Ông ta ban lệnh cho các cấp chỉ huy phải "mở rộng căn cứ địa cộng sản chứ không phải chiến đấu với Nhật". Chiến lược này gặp sức chống đối mãnh liệt từ Trung ương đảng. Tháng 12-1937 tại cuộc hội nghị của bộ chính trị ĐCSTQ, dù có sự chống đối của Mao, bộ chính trị, đứng đầu là Vương Minh, có sự ủng hộ của Hạng Anh, Trương Quốc Đào, Bạc Cổ và Chu Ân Lai chủ trương đánh Nhật, đã thông qua một nghị quyết là hồng quân phải nhận lệnh từ bộ chỉ huy quân sự quốc gia (tức là chấp nhận sự lãnh đạo của Tưởng để đánh Nhật). Vương Minh cũng được sự ủng hộ bởi đa số để đọc bản báo cáo tại đại hội đảng được dự trù tổ chức vào năm sau (người đọc báo cáo thường là người số 1 trong đảng). |
|
|