Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Liên Bang Xô Viết Và Chiến Tranh Việt Nam Tác Giả: Ilya V. Gaiduk    
Con đường dẫn đến Paris

    Nửa sau của năm 1967 là một giai đoạn khó khăn đối với cả Mỹ và Việt Nam.
    
    Cuộc chiến tranh ở Việt Nam không thể tiếp tục cùng với quy mô và cường độ như trước, vì cả hai bên tham chiến hầu như đã cạn kiệt ý chí và sức lực hòng tránh tổn thất và hoang mang. Kết cục cuộc chiến giờ đây phụ thuộc vào sự lựa chọn sáng suốt giữa những khả năng hiện hữu và các nguy cơ không thể tránh khỏi.
    
    Phương cách lô-gich để thoát khỏi sự bế tắc về quân sự vào mùa thu năm 1967 là đàm phán hoà bình trên cơ sở một số thoả hiệp ít bất hợp lý hơn đối với cả hai bên tham chiến.
    Nhưng mặc dù thấy rõ nhu cầu phả đạt được giải pháp đó, cả Washington và Hà Nội đều không sẵn sàng từ bỏ hy vọng giành thắng lợi về mặt quân sự. Các nhà lãnh đạo ở cả hai nước dường như chỉ cố gắng tìm cho được một cơ hội giành thắng lợi dù mong manh nhất nhằm tiêu diệt kẻ thù bằng cuộc tấn công toàn diện.
    Vị thế của Mỹ không chắc chắn bằng vị thế của Bắc Việt Nam.
    
    Mỗi ngày chiến tranh qua đi mà không giành được thắng lợi quyết định càng làm mất dần sự ủng hộ trong nước đối với việc Mỹ tham chiến trong cuộc chiến tranh Đông Dương xa xôi. Những dấu hiệu đầu tiên về quá trình diễn biến này lan truyền trong các cố vấn thân cận nhất của Tổng thống Mỹ.
    Đây là những người có đầy đủ mọi thông tin để tổng hợp, tạo dựng lên toàn bộ bức tranh về cuộc chiến ở Đông Nam Á, không chỉ là những mảnh vụn đã được đưa ra công luận nhằm tránh được các vấn đề phức tạp không đáng có xảy ra.
    Vào mùa thu 1967, có một người đã ủng hộ và thiết kế cuộc chiến tranh ngay từ những buổi đấu, đã từng hàng ngày, hàng giờ chỉ đạo tiến trình chiến tranh và tên tuổi người này chỉ đứng sau tên tuổi Tổng thống để phát lệnh chiến đấu trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam thì nay đứng trên tuyến đầu của những người phản đối cuộc chiến này.
    Người đó chính là bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara.
    Sự vỡ mộng của McNamara về cuộc chiến tranh, việc ông bất mãn với những thành tựu của Mỹ trong cuộc chiến chống những người Cộng sản Việt Nam và ông hiểu rõ những âm mưu hòng đập tan ý, chí của Bắc Việt Nam bằng bom đạn là vô bổ, tất cả những điều này đã làm ông tin rằng cần phải từ bỏ những mục đích quân sự và chuyển cuộc chiến thành cuộc đấu tranh chính trị có hoặc không có đàm phán.
    Tháng 8 năm 1967, ông ta đã đưa ra một số biện pháp nhằm dần dần hạn chế sự tham gia và nhằm cuối cùng chấm dứt can dự của Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Những lập luận của McNamara trái ngược với các báo cáo lạc quan của quân đội Mỹ về triển vọng của cuộc chiến.
    Trong suốt mùa hè và mùa thu năm 1967, tham mưu trưởng liên quân Mỹ cũng như các tướng lĩnh Mỹ ở Việt Nam trong đó có William C. Westmoreland đang trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến đã thuyết phục chính quyền và nhân dân Mỹ rằng Mỹ đang lập nên những bước tiến triển mạnh mẽ "cho cuộc chiến tranh, rằng bất kỳ báo cáo nào nói tình hình bế tắc đều là "một chuyện hoang tưởng hoàn toàn" và rằng thắng lợi cuối cùng đã nằm trong tầm tay chúng ta".
    Những lập luận của các tướng lĩnh Mỹ có sức thuyết phục hơn lý lẽ của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã mệt mỏi với chiến trận. Họ không những thuyết phục được Johnson, những người luôn tỏ ra quá hăng hái, mà còn cả những gì được gọi là những người thông thái, các cựu chiến binh của nền chính trị và ngoại giao Mỹ. Những người này theo yêu cầu của Tổng thống đã họp lại trong hai ngày đầu tiên của tháng 11 để bàn về chính sách của Mỹ ở Việt Nam.
    Dean Acheson, cựu ngoại trưởng Mỹ, Tướng lục quân Omar Bradley, cựu chiến binh của Chiến tranh thế giới II; George Ball và Mc George Bandy, đều là thành viên của chính quyền Johnson, Anthlr Dean, nhà đàm phán trong cuộc chiến tranh Triều Tiên; cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Abe Fortas-bạn thân của Tổng thống; và cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Robert Murphy, tất cả đều nói với Tổng thống Johnson rằng ông cần phải giữ vững lập trường và bác bỏ bất cứ một gợi ý nào về từ bỏ cuộc chiến tranh.
    Chỉ có Averell Harriman vẫn giữ im lặng, mặt lạnh như tiền trong lúc "bày tỏ sự nhất trí này", muốn thể hiện ý kiến bảo lưu nghiêm túc của mình về cuộc chiến.
    Theo Clark Clifford, một luật sư và bạn thân của Tổng thống, sau là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi McNamara từ chức thì chỉ khi thảo luận về khả năng đàm phán, Harriman kiên quyết tỏ thái độ ủng hộ một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột ông nói đàm phán là "tất yếu và cần thiết".
    Harriman là một trong những người ở Washington nghi ngờ sâu sắc về tính hiện thực trong chính sách tiếp tục tham chiến của Mỹ.
    Vào mùa hè và mùa thu năm 1967, như thường lệ, ông quan tâm đến từng dấu hiệu về những cuộc hội đàm có thể được tiến hành với Hà Nội, coi sự ủng hội của Moskva là một phần chủ yếu của tiến trình giải quyết cuộc xung đột.
    Ngay sau cuộc gặp gỡ Glassboro, ông nhận được tin tình báo cho biết Bắc Việt Nam đã rút bốn trung đoàn chủ lực ra khỏi khu vực phía Nam khu phi quân sự.
    Trong một báo cáo gửi cho Rusk, Harriman nhận định rằng đây là dấu hiệu Hà Nội bắt đầu quá trình giải quyết xung đột và đề nghị chỉ thị cho Đại sứ Mỹ ở Moskva tìm gặp ngay Gromyko để làm rõ hành động trên và yêu cầu lãnh đạo Liên Xô "tìm hiểu chính xác hơn về ý nghĩa của việc rút quân nói trên".
    Ít lâu sau, Harriman kiến nghị rằng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ nên sử dụng chuyến thăm của Gromyko đến Liên Hợp quốc như một cơ hội "để thuyết phục Liên Xô hợp tác tìm kiếm giải pháp với Bắc Việt Nam".
    Nỗ lực của những người như Harriman cũng như sự nhất trí ở Washington đang bị xói mòn dần dần đã thúc đẩy chính quyền Johnson chấp nhận những biện pháp phi quân sự mới nhằm giải quyết cuộc xung đột này.
    Trong khi không từ bỏ hy vọng giành chiến thắng trên chiến trường, Washington cố gắng giải quyết xung đột bằng biện pháp ngoại giao.
    Ngày càng có nhiều biện pháp đáp ứng được đòi hỏi của thời đại và của tình hình, chứ không phải những biện pháp tuyên truyền nhằm làm dịu dư luận trong và ngoài nước.
    Trong những tháng cuối năm 1967, một số biện pháp nữa được tiến hành, một thông qua các nhà khoa học Pháp là Raymond Anbrae và Herbert Marcovich do Henry Kissinger móc nối liên hệ, và một giáo sư Trưởng Đại học Harvard, còn biện pháp khác thực hiện thông qua những người Rumani. Cũng giống như những toan tính trước đây, các biện pháp này không đạt được kết quả gì.
    Mặc dù không đạt được thắng lợi thực sự nào trong quan hệ với Hà Nội, song những nỗ lực của Washington suốt mùa hè và mùa thu năm 1967 đã thể hiện sự chuyển biến dần dẩn về lập trường của Mỹ theo hướng đàm phán với Bắc Việt Nam.
    Sự chuyển biến này phản ánh tình hình chiến sự ở Việt Nam cũng như không khí chính trị ở trong nước, và ngay cả các thành viên trong chính quyền Johnson cũng ngày càng nhận ra rang không thể thuyết phục Việt Nam ngồi vào bàn đàm phán mà không đáp ứng được một số điểm trong hàng loạt các điều kiện đặt ra cho các cuộc hội đàm.
    Một thay đổi trong lập trường của Mỹ được phản ánh qua Bài diễn văn của Tổng thống tại San Antonio, Texas ngày 29 tháng 9 năm 1967.
    Trong khi đưa ra những nguyên nhân chiến tranh và lý do để Mỹ tham chiến, bài diễn văn còn đề cập đến một đề nghị hoà bình là mấu chốt trong sáng kiến của Mỹ đã được truyền đi qua Kissinger. Việc Tổng thống tuyên bố công khai có thể nâng ý nghĩa quan trọng của nó trong con mắt của Bắc Việt Nam.
    Tại San Antonio, Johnson cố gắng thuyết phục nhân dân Mỹ rằng có "một tiến triển" ở miền Nam Việt Nam. Ông quả quyết: "Có tiến bộ trong bản thân cuộc chiến tranh, tiến bộ vững chắc trong cuộc chiến mà chúng ta đang theo đuổi…". Theo Tổng thống thì Việt cộng đã chịu thất bại trên toàn miền Nam. Ông khẳng định rằng: "Các chiến dịch năm ngoái đã đẩy lùi kẻ thù khỏi nhiều căn cứ của chúng. Thắng lợi quân sự hầu như trong tay Hà Nội trong năm 1965, thì giờ đây về tay chúng ta. Gông cùm Việt cộng đối với nhân dân đã bị đập tan".
    Trong khi tuyên bố thắng lợi như vậy, Johnson đã chuyển đề nghị hoà bình của mình đến cho Hà Nội mà chẳng bao lâu sau đã thành "Công thức San Antonio".
    Ông ta nói: "Như chúng ta đã nhiều lần nói cho Hà Nội biết trọng tâm thực sự của vấn đề là: Mỹ sẵn sàng chấm dứt mọi hoạt động ném bom bắn phá Bắc Việt Nam bằng không quân và hải quân nếu việc này lập tức đưa đến đàm phán xây dựng. Tất nhiên, chúng ta cho rằng trong tiến hành đàm phán, Bắc Việt Nam sẽ không lợi dụng việc hạn chế hoặc ngừng ném bom nói trên".
    Thế là Johnson đã từ bỏ lời thề rằng ông sẽ không đánh đổi việc ném bom Bắc Việt Nam chỉ để lấy việc đàm phán.
    Washington cũng điều chỉnh đáng kể lập trường của mình đối với việc Bắc Việt Nam thâm nhập vào Nam Việt Nam trong khi ngừng ném bom. Giờ đây, các nhà lãnh đạo Mỹ không đòi hỏi việc thâm nhập này phải chấm dứt.
    Đoạn, Johnson nói: "Chúng ta… cho rằng… Bắc Việt Nam sẽ không lợi dụng việc ngừng ném bom" có ngụ ý rằng Mỹ sẵn sàng đồng ý với khối lượng và quy mô thâm nhập như thường lệ, nhưng không được tăng hơn.
    Sau đó, Clark Clifford đã khẳng định điều này trong phiên họp Thượng viện Mỹ hồi tháng 1 năm 1968, khi ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
    Khi ông Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà hỏi câu: "Không được lợi dụng việc ngừng ném bom" có nghĩa là Bắc Việt Nam dừng tất cả mọi hoạt động quân sự của họ? Clifford trả lời rằng: "Các hoạt động quân sự của họ sẽ tiếp tục ở Nam Việt Nam cho tới khi có một cuộc ngừng bắn được thực hiện. Họ sẽ tiếp tục vận chuyển như thường lệ những hàng hoá, đạn dược và con người vào Nam Việt Nam. Tôi cho rằng chúng ta sẽ tiếp tục duy trì lực lượng của mình và yểm trợ họ (chính quyền Sài Gòn) trong suốt thời kỳ đó. Vậy thì điều tôi sắp nói, theo ngôn ngữ của Tổng thống Mỹ, quả quyết rằng họ sẽ không lợi dụng việc ngừng ném bom nói trên".
    Tuy nhiên về cơ bản, "Công thức San Antonio" mâu thuẫn với quyết tâm của Chính phủ Mỹ, không bỏ lỡ một cơ hội nào để giành thắng lợi về quân sự, nhưng nó thể hiện một trong những giải pháp mà các nhà lãnh đạo Mỹ đã chọn lựa vào cuối năm 1967, song đây không phải là sự lựa chọn duy nhất của Mỹ.
    Trong lúc đó, ở Hà Nội, Bắc Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn gay gắt.
    Nền kinh tế Bắc Việt Nam đang phải chịu nhũng gánh quá nặng vì nhưng nhu cầu quân sự, đã bị tàn phá nghiêm trọng vì những đợt bom của Mỹ. Quan hệ với đồng minh và nhũng người ủng hộ, không chỉ với Trung Quốc, Liên Xô mà còn với Mặt trận dân tộc giải phóng đang ngày càng bị tách rời độc lập hơn là các quan chức Mỹ tưởng, đang trở thành những khó khăn cho Bắc Việt Nam.
    Trong khi ra sức tuyên truyền vận động tranh thủ dư luận trong nước hơn cả các nhà lãnh đạo Mỹ, giới lãnh đạo Bắc Việt Nam hoàn toàn không bỏ qua nhu cầu phải quan tâm đến những nguyện vọng cơ bản của nhân dân họ.
    Tất cả các mối quan tâm này dường như thúc đẩy Hà Nội xem xét lại các kế hoạch đấu tranh chống "bè lũ đế quốc Mỹ và nguỵ bù nhìn Nam Việt Nam" và phải đi đến một giải pháp đàm phán về cuộc chiến.
    Nhưng cũng giống các nhà lãnh đạo Mỹ, giới lãnh đạo Bắc Việt Nam không sẵn sàng từ bỏ hy vọng giành thắng lợi về mặt quân sự. Họ không thể "lãng quên" "cơ hội cuối cùng" để đập tan quân thù bằng những đòn quyết định trên chiến trường.
    Do đó, vào mùa hè năm 1967, một trong nhũng giải pháp của Hà Nội đối với những khó khăn ngày càng nghiêm trọng trên các mặt trận đối nội, ngoại giao và quân sự là chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam.
    Các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam không thể không thấy rõ rằng kế hoạch Tổng tiến công này đi ngược lại với quan điểm của các đồng minh lớn của họ là Liên Xô và Trung Quốc.
    Hầu như ngay từ lúc đầu, Liên Xô coi cuộc chiến tranh Việt Nam là điều không mong muốn và cố thuyết phục Hà Nội giải quyết vấn đề trên bàn đàm phán.
    Trung Quốc cũng không hoan nghênh chủ trương tổng tiến công này, vì Trung Quốc cho đó là một cuộc chiến tranh hao người tốn của, một cuộc chiến tranh du kích chỉ hạn chế trong các cuộc đột kích riêng lẻ của các lực lượng không chính quỳ chống lại một kẻ thù siêu cường về quân sự.
    Nhưng Hà Nội vẫn ấp ủ những Kế hoạch Tổng tiến công vì tin rằng thậm chí một thắng lợi cục bộ cũng có thể làm xoay chuyển tình hình ở miền Nam có lợi cho những người cộng sản Việt Nam, giáng một đòn chí mạng vào chế độ Sài Gòn, và buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh chống miền Bắc Việt Nam, qua đó tăng cường uy tín của Hà Nội đối với Liên Xô và Trung Quốc cũng như phong trào cộng sản quốc tế. Càng giành được nhiều thắng lợi nổi bật, những người cộng sản Việt Nam càng chiếm được nhiều lợi thế hơn. Hà Nội không hy vọng đánh bại Mỹ, nhưng Hà Nội có đủ lý do để hy vọng thắng lợi đập tan chế độ Sài Gòn.
    Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện tình cảm và nhận thức thống nhất trong các nỗ lực ở miền Nam; những kế hoạch Tổng tiến công là tổng hợp tất thẩy các cuộc nổi dậy đồng loạt của quần chúng "bị áp bức" ở miền Nam chống lại chế độ Sài Gòn và đế quốc Mỹ.
    Ở đây, nhận thức thống nhất là cơ sở vững chắc cho lý luận của những người cộng sản, xoá bỏ mọi hoài nghi về sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân đối với người đại diện cao nhất cho tự do và hoà bình là Đảng cộng sản Việt Nam.
    Giới lãnh đạo miền Bắc Việt Nam thậm chí tin tưởng chắc chắn rằng không thể không có sự ủng hộ này một khi họ bắt đầu cuộc Tổng tiến công ở miền Nam. Và rõ ràng là họ đã xác định thắng lợi của toàn bộ cuộc tổng tiến công gắn chặt với sự nổi dậy của quảng đại quần chúng chống lại "chế độ bù nhìn" Sài Gòn.
    Cứ coi như giới lãnh đạo Bắc Việt Nam đã thực sự tính đến một Cuộc tổng tiến công vào đầu năm 1967.
    Những hoạt động tương đối thành công của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (NLF) và bộ đội chính quy của Bắc Việt Nam ở miền Nam Việt Nam đã thúc đẩy tham vọng mở rộng quy mô hoạt động quân sự, kết hợp vơi nổi dậy của quần chúng rộng rãi.
    Đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội đã lưu ý đến thái độ này của Bắc Việt Nam và cho đó là "lạc quan "tếu’ về kết quả của cuộc chiến tranh quân sự".
    Các nhà ngoại giao Liên Xô không thể hiểu hết được nguyên nhân của thái độ này, vì Hà Nội đã làm Liên Xô lẫn lộn.
    Nhưng Đại sứ quán Liên Xô đã có đủ bằng chứng trực tiếp để dự đoán rằng không phải đến sau khi có các hoạt động quân sự mùa xuân 1968 thì mới có những thay đổi quan trọng đi đến một giải pháp cho cuộc xung đột.
    Rõ ràng là quá trình vạch Kế hoạch tổng tiến công đã được đẩy mạnh sau cái chết của ông Nguyễn Chí Thanh, một trong những quan chức cao cấp nhất của Bắc Việt Nam.
    Tướng Thanh, Đại diện quân sự cao cấp của Hà Nội ở Nam Việt Nam, từ 1965 đã biết rõ tình hình chiến trường hơn bất cứ một quan chức nào khác trong chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hoà. Với những hiểu biết của mình, ông đã nhiều lần hoài nghi về các Kế hoạch tổng tiến công.
    Ngoài ra, theo Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội, Tướng Thanh là một trong những nhà lãnh đạo Việt Nam thuộc phái thân Trung Quốc trong Đảng Lao động Việt Nam, điều đó làm ông trở thành đối thủ tất nhiên của bất kỳ một kế hoạch nào đi ngược lại học thuyết của Trung Quốc về chiến tranh nhân dân.
    Dù sao đi nữa, trong khoảng tháng 7 năm 1967, một Nghị quyết về cuộc Tổng tiến cong và nổi dậy đã được Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam thông qua. Và từ ngày đó, Hà Nội bắt đầu chuẩn bị cho một sự kiện đối ngoại được coi là bước ngoặt trong Chiến tranh ở Việt Nam.
    Để đạt được các mục tiêu của cuộc tổng tiến công, giới lãnh đạo Bắc Việt Nam phải tranh thủ được sự ủng hộ và giúp đỡ của các đồng minh cộng sản. Do đó, nhiệm vụ hàng đầu của các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam là phải ký kết cho được các hiệp ước tăng thêm viện trợ với Moskva và Bắc Kinh.
    Mùa thu năm 1967, một phái đoàn kinh tế do Lê Thanh Nghị dẫn đầu đã thực hiện một chuyến công tác dài ngày sang các nước bạn hữu. Những yêu cầu mới của Bắc Việt Nam là phải làm sao cho Moskva thấy rằng Hà Nội đang chuẩn bị một việc đặc biệt trong các hoạt động quân sự sắp tới.
    Thông cáo chung được ký kết ngay sau hội đàm giữa các đại diện Bắc Việt Nam và cấp phó của Kosygin, Vladimir Norika không chỉ xác nhận viện trợ cho Bắc Việt Nam bao gồm cả viện trợ quân sự mà lần đầu tiên xác nhận viện trợ toàn diện của Liên Xô cho Hà Nội, thậm chí còn cụ thể hoá các loại viện trợ quân sự.
    Đáp lại những yêu cầu của Bắc Việt Nạm, Moskva sẽ cung cấp "máy bay, vũ khí phòng không, pháo, súng phun lửa, đạn dược và các phương tiện quân sự khác" trong năm 1968.
    Bản thông cáo còn nói thêm rằng Liên Xô sẽ giúp Bắc Việt Nam các phương tiện giao thông vận tải, các sản phẩm dầu mỡ, sắt thép, lương thực thực phẩm, phân bón, thuốc men và các hàng hoá khác "cần thiết cho sự tăng cường khả năng quốc phòng của Bắc Việt Nam và phát triển nền kinh tế quốc dân của Bắc Việt Nam".
    Một tuyên bố công khai về việc ủng hộ toàn diện như vậy là chưa từng có đối với Moskva trong quan hệ với các đồng minh và bạn bè của Liên Xô.
    Điện Kreml muốn tránh để lộ khối lượng và quy mô giúp đỡ "bạn bè", nhưng việc Liên Xô cung cấp cho họ vũ khí và phương tiện quân sự là việc mà ai cũng biết.
    Có thể là qua việc thừa nhận thực tế này, cũng như ý muốn khuyến cáo Mỹ một cách gián tiếp những ý đồ nghiêm trọng của Bắc Việt Nam đã làm Chính phủ Liên Xô thấy phải cụ thể hoá bản chất của viện trợ quân sự cho Bắc Việt Nam.
    Ngay sau khi hiệp định viện trợ kinh tế được ký kết giữa Liên Xô và Bắc Việt Nam, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Lê Duẩn đã tới thăm Moskva và gặp gỡ các nhà lãnh đạo Liên Xô.
    Một trong những cuộc gặp gỡ của ông ở Điện Kreml diễn ra ngày 31 tháng 10, và có mặt của cả 3 nhà lãnh đạo cao nhất Liên Xô là Leonid Breznev, Alexei Kosygin và Nikolai Podgornyi.
    Nội dung cuộc gặp gỡ này đến nay chưa ai biết nhưng có thể đoán chừng là nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam đã cho các nhà lãnh đạo Liên Xô biết đánh giá của mình về tình hình ở Việt Nam.
    Không thể cho rằng ông Lê Duẩn đã tiết lộ hết các kế hoạch của Bắc Việt Nam. Bản chất của quan hệ giữa Hà Nội với Moskva không cho phép bộc lộ hết như vậy. Nhưng ông có thể đã cố làm cho Liên Xô thấy rõ rằng đòn quyết định cuối cùng có thể đập tan sự kháng cự của kẻ thù. Và các nhà lãnh đạo Liên Xô có thể đã hiểu được tác động của một việc làm như vậy nhằm tiến gần đến kết thúc Chiến tranh ở Việt Nam.
    Vào cuối năm 1967, rõ ràng là Hà Nội đã chuẩn bị lực lượng cho một đòn quyết định ở Nam Việt Nam, vì tháng 1 năm 1968, giới lãnh đạo Bắc Việt Nam đã nhóm họp Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam để chính thức thông qua kế hoạch của họ.
    Kỳ họp thứ 14 của Đảng Lao động Việt Nam đã kết luật rằng các nỗ lực của Mỹ ở Việt Nam đã lên tới đỉnh cao. Theo nhưng người cộng sản Việt Nam, từ những thời điểm đó trở đi, người Mỹ có khả năng chiếm được những vị thế quyết định và họ có thể từ bỏ nhưng sáng kiến của mình.
    Kỳ họp trên đã xác định rằng những người cộng sản Việt Nam đã giành thắng lợi cả về chiến lược lẫn sách lược. Ban lãnh đạo cộng sản tuyên bố rằng tình hình giờ đây đang có lợi cho các lực lượng của nhân dân Việt Nam và thuận lợi cho một giai đoạn mới của cuộc chiến tranh cách mạng. Kỳ họp trên đã thông qua một nghị quyết phải bắt đầu Tổng tiến công và nổi dậy trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968.
    Hà Nội thấy rõ được ba khả năng xảy ra của cuộc Tổng tiến công trong dịp Tết 1968. Tại kỳ họp trên, các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã nói về thắng lợi hoàn toàn và kết thúc chiến tranh, nhưng họ cũng biết chắc điều này không thể xảy ra.
    Hơn thế nữa, họ dường như sẵn sàng chấp nhận những kết quả khiêm tốn hơn nhiều, như việc giành ưu thế trên hầu hết các khu vực của Nam Việt Nam trong khi chiến tranh vần tiếp tục và lực lượng chống cộng sản được củng cố. Nhưng Hà Nội cũng không loại trừ khả năng xấu thứ ba, Mỹ sẽ tăng cường lực lượng và xâm lược miền Bắc Việt Nam, Lào và Campuchia.
    Kỳ họp trên cũng tuyên bố dù sao thì những người cộng sản Việt Nam cũng quyết tâm tiếp tục tấn công quân sự cho tới khi nào đánh bại kẻ thù.
    Một sự kiện đáng nhớ xảy ra trước khi tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy ở Nam Việt Nam.
    Khi sắp bước sang năm 1968, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bắc Việt Nam Nguyễn Duy Trinh đã xuất hiện trong buổi tiếp đoàn đại biểu Mông Cổ tại Hà Nội.
    Sau khi đề cập tới "thắng lợi của Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống bọn xâm lược Mỹ", ông Trình đã nói đến vấn đề giải pháp cho cuộc xung đột.
    Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh rằng: "Chính phủ Mỹ nói rằng họ muốn đàm phán với Hà Nội nhưng không hề được đáp ứng. Nhưng nếu Chinh phủ Mỹ thực sự muốn đàm phán, thì trước tiên Mỹ phải ngừng vô điều kiện ném bom và các hoạt động chiến tranh khác chống nước Việt Narn Dân chủ Cộng hoà. Sau khi Mỹ ngừng vô điều kiện cáo cuộc ném bom và các hành động chiến tranh chống nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Việt Nam dân chủ cộng hoà sẽ đàm phán với Mỹ về những vấn đề liên quan".
    Các nhà quan sát tham dự buổi tiếp ngay lập tức đã nắm bắt được sắc thái mới trong những nhận xét chính thức trên của nhà lãnh đạo Việt Nam này.
    Lần đầu tiên Hà Nội trả lời đầy đủ trong bản tuyên bố về những cuộc hội đàm có thể thực hiện với Mỹ.
    Sự hiện diện của ông Phạm Văn Đồng trong buổi lễ đứng sau ông Trinh và mỉm cười đầy ý nghĩa dường như đã làm tăng thêm phần quan trọng cho những lời nhận xét của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
    Và đài Hà Nội sau đó đã phát đi bản tuyên bố của ông Trinh bằng tiếng Anh trên băng tần sóng ngắn quốc tế nhằm đảm bảo chắc chắn là Mỹ nhận được tin này.
    Rõ ràng Washington không biết nên đánh giá lời tuyên bố của ông Trinh như thế nào. Chính quyền Johnson còn đang đợi kết quả cuộc tiếp xúc với Bắc Việt Nam thông qua người Rumani.
    Nhưng cố gắng này không có kết quả.
    Thậm chí trước khi việc này kết thúc, Bắc Việt Nam đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, vì vậy sau này Washington đã kết luận rằng lời tuyên bố của ông Trinh chẳng là cái gì ngoài mục đích tuyên truyền.
    Lời kết luận này không hề sai sự thật.
    Ngay sau khi ông Trinh xuất hiện trong cuộc tiếp đón đoàn Mông Cổ, một nhà ngoại giao Liên Xô ở Bắc Việt Nam, Sergei Devilkovski đã gặp Trương Công Đồng, một thành viên của Phái đoàn đại diện thường trú của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ở Hà Nội. Ông Đồng thừa nhận rằng tuyên bố của ông Trinh chỉ nhằm mục đích tuyên truyền mà thôi, mặc dù nó đã được thêu dệt dưới hình thức mới. Quan điểm của Bắc Việt Nam về cơ bản vẫn như trước:
    - Nếu Mỹ ngừng ném bom Bắc Việt Nam, Bắc Việt Nam vẫn không ngừng viện trợ cho cho miền Nam.
    - Hà Nội không đưa ra lời hứa hẹn nào về việc này.
    - Các hoạt động quân sự ở miền Nam sẽ vẫn tiếp tục.
    Theo ông Đồng, lời tuyên bố của ông Trinh là một "trò tuyên truyền" gửi đến cho phía Mỹ để đáp lại những "trò tuyên truyền" mà Johnson đã dành cho phía Bắc Việt Nam.
    Cuộc gặp gỡ này tái khẳng định những ý đồ của những người Cộng sản Việt Nam đầu 1968 là tập trung cho một cuộc tấn công chính trị. Ông Đồng đã lưu ý với Devilkovski một thực tế là Hà Nội và các đồng minh ở miền Nam giờ đây coi các cuộc hội đàm với Mỹ là không thực tế. Ông Đồng cho rằng: "Các cuộc hội đàm sẽ bắt đầu khi Mỹ giáng đòn chí tử đối với chúng tôi hoặc khi chúng tôi đánh bại. Mọi vấn đề sẽ được giải quyết trên chiến trường".
    Mặc dù tuyên truyền như vậy, nhưng Hà Nội vân mong muốn không phá bỏ những khả năng đi đến đàm phán bất cứ lúc nào nếu cuộc tấn công quân sự thất bại.
    Do đó, vào đầu năm 1968, cuộc chiến Việt Nam đã đi đến bước ngoặt và cuộc Tổng tiến công Tết 1968 đã trở thành sự kiện có tính quyết định.
    Không hề nghi ngờ gì rằng cuộc tấn công này không bất ngờ đối với Mỹ.
    Ngay từ đầu Mỹ tham gia cuộc chiến Việt Nam hàng năm, mùa khô là thời gian tăng cường các hoạt động quân sự của Việt cộng và các lực lượng Bắc Việt Nam chống lại quân Mỹ và quân nguỵ.
    Ông Westmoreland cùng giới tình báo và quân sự đã sớm dự đoán được hoạt động của Cộng sản Việt Nam sau hoặc trong dịp Tết Nguyên đán.
    Nhưng không một người Mỹ nào thấy trước được tầm cỡ và quy mô đặc biệt, tác động tâm lí của cuộc Tổng tiến cống Tết 1968.
    So với tinh thần lạc quan bao trùm trong các thành viên của chính quyền Johnson và giới quân sự Mỹ suốt mùa thu năm 1967 thì ảnh hưởng của cuộc tiến công này thật là to lớn hơn nhiều.
    Cuộc Tổng tiến công bắt đầu vào ngày 31-1-1968, lớn chưa từng thấy về số lượng của Cộng sản Việt Nam cũng như về phạm vi hoạt động.
    Các lực lượng vũ trang của Mặt trận dân tộc giải phóng được sự hỗ trợ của Bắc Việt Nam, đã đồng loạt tấn công trên một trăm thành phố và thị xã gồm cả Thành phố Sài Gòn, 39 trong 44 thành phố thuộc tỉnh và 71 thị trấn thuộc quận, huyện. Các mục tiêu bao gồm cả các cơ quan quan trọng nhất của Chính phủ, các cơ sở quân sự, các căn cứ quân sự và nhiều trung tâm chỉ huy của Mỹ.
    Việc Mặt trận dân tộc giải phóng tấn công vào Sài Gòn, một thành phố được coi là không bị Việt cộng đánh vào, đã để lại một ấn tượng to lớn không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới.
    Dinh Tổng thống và Bộ tổng chỉ huy liên quân đã bị các đơn vị đặc công Việt cộng vây hãm trong nhiều giờ. Tại khu vực, Sài Gòn, Bộ chỉ huy Việt cộng đã huy động tới 35 trung đoàn cho cuộc tấn công này.
    Các lực lượng Cộng sản nhỏ hơn đã chiếm giữ Thành phố Huế, Cố đô của Việt Nam, trong suốt 35 ngày.
    Tuy các lực lượng của Mỹ và Nam Việt Nam đã đập tan được cuộc Tổng tiến công của Cộng sản và giành lại quyền kiểm soát đối với hầu hết các thành phố, thị xã và các khu vực khác, nhưng đòn tấn công tháng 2 và tháng 3 tháng 1968 là không thể bù đắp lại được đối với Mỹ.
    Hà Nội và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam có thể chịu thất bại về quân sự, nhưng họ đã giành được thắng lợi quan trọng về tâm lí, tư tưởng.
    Họ đã chứng tỏ cho thế giới và quan trọng nhất là cho nhân dân Mỹ biết rõ rằng nhưng báo cáo của Mỹ về quân sự đã bóp méo tình hình thực tế ở Việt Nam. Rằng, dù Mỹ và đồng minh đã hy sinh nhiều nhân tài, vật lực, nhưng cuộc chiến tranh còn lâu mới kết thúc. Thực tiễn này đã làm phương hại nghiêm trọng uy tín của chính quyền Johnson.
    Nhiều năm sau Clifford đã nhận xét: "Thiệt hại Tết Mậu Thân 1968 là sự mất lòng tin của công chúng Mỹ đối với giới lãnh đạo Mỹ. Cuộc Tổng tiến công Tết 1968 đã làm phương hại chính quyền Johnson ở những nơi mà nó cần đến sự ủng hộ, nhất là ở Quốc hội và công chúng Mỹ…".
    Tuy vậy, cái giá phải trả cho thắng lợi này của Cộng sản Việt Nam cũng vô cùng to lớn. Hà Nội đã mất đi hơn 50.000 cán bộ quân sự ưu tú. Quan trọng hơn nữa là Cuộc Tổng tiến công không đẩy được một cuộc nổi dây ở miền Nam.
    Thất bại to lớn này thể hiện yếu điểm của Cộng sản Việt Nam ở Nam Việt Nam và đập tan luận điệu của Hà Nội cho rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam là Cuộc chiến tranh nhân dân chống lại chế độ Sài Gòn được "Chủ nghĩa đế quốc Mỹ" giúp đỡ.
    Như mọi người đều biết rõ, hầu hết nhân dân miền Nam đều chán ghét chiến tranh và ghê tởm chế độ Thiệu phản dân chủ tham nhũng. Mặc dù trên thực tế, hậu quả của sự kiện Tết 1968 đã tạo ra những thay đổi tình hình, nhưng cả Washington lẫn Hà Nội đều không ai sẵn sàng hành động một cách tích cực.
    Chính quyền Johnson bị chia rẽ, phân hoá nghiêm trọng.
    Phái này muốn mở rộng quy mô cuộc chiến tranh bằng cách đánh chiếm lãnh thổ Bắc Việt Nam cũng như những tiền đồn Bắc Việt Nam ở Campuchia, Lào và muốn tang cường mạnh mẽ sức mạnh quân sự ở đây.
    Phái kia lại lập luận rằng vấn đề cuộc chiến tranh Việt Nam không thể giải quyết bằng các biện pháp quân sự; rằng cần phải ngừng ném bom lãnh thổ Bắc Việt Nam và bắt đầu hội đàm với Hà Nội; và nhân dân Mỹ sẽ không ủng hộ việc đẩy mạnh chiến tranh hơn nửa.
    Bản thân Tổng thống Johnson cũng do dự.
    Trọng tâm cuộc đấu lí trong chính quyền Mỹ đã trở thành nội dung bài diễn văn trên truyền hình của Tổng thống Mỹ dự định đọc vào cuối tháng ba.
    Bản thảo đầu tiên phản ánh quan điểm cứng rắn, đưa ra đủ lý do phải gửi thêm quân cho Westmoreland và huy động các lực lượng dự bị. Không hề có việc đề cập đến việc ngừng ném bom hoặc đề nghị đàm phán.
    Nhưng Tổng thống Mỹ vẫn tiếp tục xem xét đánh giá lại tình hình trong suốt tháng ba.
    Trong một cuộc họp khác, bác bỏ hoàn toàn lập trường đưa ra trong tháng 11 năm 1967, các cố vấn Tổng thống đã tuyên bố phản đối cuộc chiến tranh. Ảnh hưởng của việc này thế nào, Tổng thống Mỹ không bộc lộ cho đến cuối tháng 11 năm 1967.
    Giới lãnh đạo Bắc Việt Nam trải qua một quá trình xem xét, đánh giá tình hình không kém phần phức tạp, mặc dù không hề có một bằng cớ cụ thể nào ở Hà Nội về việc này. Nhưng kết quả những tháng đầu của cuộc Tổng tấn công đòi hỏi phải xem xét lại chính sách của Bắc Việt Nam đối với cuộc chiến tranh.
    Ảnh hưởng của việc không giành được mọi thắng lợi quyết định trong dịp Tết 1968 đã làm cho Ban lãnh đạo Bắc Việt Nam có một thay đổi trong việc huy động các lực lượng của họ cho một chiến dịch kéo dài hơn nữa trong vòng "ba hoặc bốn tháng".
    Đến cuối tháng 2, Bộ chỉ huy Cộng sản Việt Nam ở miền Nam đã quyết đình giảm mức độ hoạt động quân sự xuống chỉ còn là các hoạt động nhỏ của các đơn vị du kích hoặc quấy phá đối phương.
    Cuộc chiến hầu như đã trở lại mức độ trước đây.
    Cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 còn chỉ ra cho giới lãnh đạo Bắc Việt Nam thấy rằng chỉ bám vào một giải pháp quân sự ở Việt Nam là không thể chấp nhận được.
    Đã đến lúc phải vận dụng chiến lược "Vừa đánh vừa đàm", nghĩa là vừa hội đàm trên bàn đàm phán, vừa tấn công vũ trang chống kẻ thù trên chiến trường.
    Theo các nhà hoạch định chính sách của Bắc Việt Nam, sự kết hợp đánh và đàm này có thể đưa đến thắng lợi, nếu chỉ dùng nguyên biện pháp quân sự không thể đạt được thắng lợi trong cuộc chiến tranh này.
    Sách lược "Vừa đánh vừa đàm" được Hà Nội đưa ra trước tháng 3 năm 1968.
    Trong một bài diễn văn trước Hội nghị cán bộ Mặt trận dân tộc giải phóng hồi tháng 4 năm 1966, Tướng Nguyễn Văn Vịnh đã thừa nhận rằng: "Tình hình sắp tới có thể đưa đến đàm phán.
    Tuy nhiên, ngay cả khi có đàm phán, thì đàm phán cũng phải được tiến hành đồng thời với tấn công kẻ thù trên chiến trường.
    Trong khi đàm phán, chúng ta sẽ tiếp tục chiến đấu chống kẻ thù một cách mạnh mẽ hơn (điều này có thể cho thấy rằng miền Bắc vẫn tiến hành đàm phán trong khi miền Nam tiếp tục chiến đấu, và rằng miền Nam cũng tham gia đàm phán trong khi đang chiến đấu).
    Những người chịu trách nhiệm chiến đấu thì tiếp tục chiến đấu, và nhân tố quyết đinh thắng lợi là chiến trường.
    Các quan chức Bắc Việt Nam không hề giấu giếm Liên Xô về ý đồ của họ sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh quân sự ở miền Nam trong khi tiến hành đàm phán với Mỹ.
    Việc họ khẳng định dù bắt đầu đàm phán vẫn sẽ không làm thay đổi tiến trình chiến tranh ở miền Nam đã phản ánh nhận định của các nhà làm chính sách của Hà Nội rằng sự kết hợp hai phương thức đấu tranh này có thể đưa lại thắng lợi cho Bắc Việt Nam.
    Ban lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hoãn việc thông qua sách lược "vừa đánh vừa đàm" cho tới sau những đợt công kích đầu tiên của cuộc Tổng tiến công Tết 1968 đã thể hiện hy vọng mong manh vào thắng lợi quân sự của Hà Nội.
    Các nhà nghiên cứu của Đảng Cộng sản Liên Xô tại Hà Nội đã kết luận rằng: "Các đòn chiến tranh và cuộc chiến tranh chính trị của các đồng chí Việt Nam ở miền Nam trong "mùa khô" thứ ba đã không giành được những kết quả tối đa như đã tính toán. Chính phủ và quân đội Sài Gòn không hề bị xoá sổ, về cơ bản Mỹ vẫn giữ được chỗ dựa, cơ sở chính trị ở miền Nam Việt Nam; các điều kiện để Mặt trận dân tộc giải phóng và đồng minh giành chính quyền không được tạo ra và Mỹ đã giành được những khả năng tương đối lớn trong việc mặc cả về chính trị".
    "Những kết quả này một lần nữa chỉ cho hai bên tham chiến thấy rõ không thể giải quyết vấn đề Việt Nam bằng chiến tranh".
    Việc thừa nhận thực tế này là kinh nghiệm đau đớn cho cả hai bên.
    Có thể không bao giờ có một thời gian lí tưởng cho đàm phán trong một bối cảnh tình hình như Việt Nam, cũng như trong hầu hết các tình huống có thể đàm phán khác.
    Trong một báo cáo gửi Tổng thống Johnson hồi giữa tháng ba, trong khi nhận định về tính không nhất quán trong các nhà chính trị ở cả Washington và Hà Nội, Arthur Goldberg, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp quốc viết: "Nếu mọi việc về mặt quân sự diễn biến trôi chảy, thì xu hướng tất yếu sẽ xem việc đàm phán là không cần thiết. Ngược lại, nếu mọi việc về mặt quân sự diễn biến xấu, thì có khuynh hướng xem đàm phán "là bất lợi".
    Goldberg khẳng định rằng thời cơ đàm ohán đã đến và chính quyền Mỹ phải nắm bắt cho được thời cơ đó.
    Nhiều cố vấn thân cận của Tổng thống đã lập luận và thuyết phục ông phải thay đổi giọng bài diễn văn ngày 31 tháng 3.
    Tổng thống đã quyết định nói với nhân dân Mỹ không phải về "thử thách nghiêm trọng" của cuộc Tổng tiến công của Cộng sản Việt Nam, không nói về phản ứng thích hợp của Mỹ mà nói về "triển vọng hoà bình ở Việt Nam và Đông Nam Á".
    Hơn thế nữa, Tổng thống còn ra một tuyên bố mạnh mẽ cho thấy những dấu hiệu quan trọng đối với nền chính trị của nước Mỹ.
    Ngay khi mọi người biết rằng Johnson có thể đưa ra một số các biện pháp quyết định để đi vào đàm phán với Bắc Việt Nam, Harriman gợi ý Mỹ nên quan hệ trước với các nhà lãnh đạo Liên Xô nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ trong các cuộc hội đàm với Hà Nội là điều rất có lợi.
    Harriman thừa nhận rằng: "Thật khó có thể dự đoán được kết cục của những cuộc đàm phán với các nhà lãnh đạo Liên Xô nhưng tôi hài lòng nhận thấy rằng việc thông báo trước cho họ biết bất kỳ tuyên bố nào và đàm thoại với họ càng nhiều vấn đề càng tốt, điều đó có thể gây được ảnh hưởng có lợi đến quan điểm và hành động tương lai của họ".
    Và ông đã kết luận: "Khi xem xét các mối nghi ngờ tồn tại giữa Hà Nội và Washington, chúng ta cần tranh thủ những ảnh hưởng bên ngoài trong việc tìm kiếm một giải pháp và không ai có tác động hiệu quả bằng Liên Xô".
    Theo lời khuyên của Harriman, ngay trước khi đọc diễn văn ngày 31 tháng 3 của mình, Johnson đã giải thích đề nghị của ông cho đại sứ Liên Xô Dobrrynin biết và nhấn mạnh những cố gắng vì hoà bình.
    Một thời gian ngắn sau đó ông đã đọc diễn văn trên truyền hình toàn quốc. Tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh nguyện vọng "phải tìm được cơ sở cho đối thoại hoà bình". Ông nhắc lại đề nghị ở San Antonio và lưu ý rằng Hà Nội đã bác bỏ đề nghị đó. Vì hy vọng một sáng kiến mới của Mỹ có thể đưa đến hội đàm sớm, Johnson đơn phương tuyên bố xuống thang chiến tranh.
    Tổng thống nói: "Tối nay, tôi đã ra lệnh cho các máy bay, tàu chiến Mỹ không tiến hành một cuộc tấn công nào chống Bắc Việt Nam, trừ khu vực phía Bắc khu phi quân sự". Ông chỉ rõ rằng khu vực mà Mỹ sẽ chấm dứt tấn công sẽ bao gồm gần 90% dân số Bắc Việt Nam và hầu hết lãnh thổ của Bắc Việt Nam. Johnson hứa rằng ngay cả việc ném bom hạn chế cũng chấm dứt nếu Bắc Việt Nam đáp lại sáng kiến này của Mỹ.
    Ông nhắc lại một lần nữa: "Mỹ sẵn sàng phái các đại diện của mình đến bất kì diễn đàn nào, vào bất kì lúc nào, để đàm phán về các biện pháp đưa cuộc chiến tranh bẩn thỉu này đến kết thúc".
    Khi cừ đại diện riêng của mình đến đàm phán, Tổng thống đã chọn Averell Harriman và Đại sứ Mỹ ở Moskva Liewellyn Thompson, vừa từ Moskva về để tham kiến.
    Johnson kết thúc bài diễn văn bằng lời tuyên bố làm mọi người giật mình rằng ông sẽ không tiếp tục theo đuổi và cũng không chấp nhận Đảng của ông tiến cử làm Tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa. Ông sẽ không tham gia chiến dịch tranh cử Tổng thống để giành toàn bộ thời gian của mình phục vụ những nhu cầu của đất nước.
    Bài diễn văn ngày 31 tháng 3 của Johnson có tiếng vang lớn trên thế giới.
    Tại Moskva, tờ Pravda số ra ngày 2 tháng 4 đưa tin về bài diễn văn, giọng điệu bài bình luận của tờ báo này rất thận trọng, dè dặt. Bài báo mô tả bài diễn văn của Tổng thống Mỹ là một "bằng chứng mới về thất bại hoàn toàn của chính sách của Mỹ ở Việt Nam". Đối với việc Johnson không tham gia chiến dịch tranh cừ Tổng thống, Pravda cho rằng điều đó có thể vẫn chỉ là một kiểu "vận động bầu cử". Trên chính trường nước Mỹ, đã nhiều lần các ứng cử viên Tổng thống từ chối việc tiến cử của các Đảng, nhưng sau đó lại lao vào chiến dịch tranh cừ mạnh mẽ hơn".
    Tờ báo Izvestiia, cũng tỏ ra hoài nghi về tuyên bố của Johnson. Trong khi thừa nhận việc ngừng ném bom là một bước tiến đáng hoan nghênh, tờ báo này vẫn khuyến cáo rằng không hề có một bảo đảm nào cho việc tiếp tục ngừng ném bom nói trên.
    Sự thận trọng của báo chí Liên Xô phản ánh thái độ của Kreml đối với sáng kiến mới của Mỹ. Các nhà lãnh đạo Liên Xô rõ ràng vẫn hoài nghi về tính trung thực của những bước đi của Mỹ.
    Dobrynin đã hỏi Harriman liệu quyết định của Tổng thống Mỹ là quyết định tối hậu hay không và tại sao ông ta lại chọn đêm 31 tháng 3 để tuyên bố chính sách của ông ta đối với Việt Nam.
    Vài tuần sau đó, Dobrynin đã giải thích cho Eugene Rotow, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn: đề chính trị rằng: "Vẫn còn nhiều hoài nghi và do dự trong Bộ chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô đối với việc nếu Mỹ có thực sự quan tâm đến một giải pháp chính trị ở Việt Nam hay không?".
    Moskva có đủ lí do để lo lắng.
    Trước hết, những sáng kiến vì hoà bình của Mỹ trước đây đều đi đôi với một đợt leo thang chiến tranh mới của Mỹ. Trong những trường hợp như vậy, mọi cố gắng của Liên Xô thuyết phục Hà Nội ngồi vào đàm phán đều trở thành vô tác dụng. Trong khi nói chuyện với Harriman, Dobrynin đặc biệt lưu ý đến cuộc hội đàm đáng buồn của Kosygin ở London tháng 2 năm 1967.
    Thứ hai là, những hoài nghi của Liên Xô có thể bắt nguồn từ thực tế năm 1968 là năm bầu cử Tổng thống ở Mỹ. Hầu hết các nhất nghiên cứu Liên Xô đều có chung quan điểm rằng Việt Nam sẽ là vấn hàng đầu trong chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống và họ ngờ rằng các nhà chính trị Mỹ thay đổi lập trường về cuộc chiến tranh chỉ vì cuộc bầu cừ này.
    Những vấn đề về lập trường của Johnson về cuộc chiến tranh trước bầu cử năm 1964 là bằng chứng cho các nhà lãnh đạo Liên Xô thấy những lời lẽ khoa trương trước bầu cử không nhất thiết thể hiện trung thực chính sách sau bầu cử, do đó, những thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với Việt Nam có thể là không trung thực.
    Cuối cùng là tuyên bố của Johnson không phản ánh được thay đổi mạnh mẽ vì thái độ của Mỹ so với chính sách của Mỹ trước đây đối với Việt Nam.
    Tuy vào tháng ba ấy, Tổng thống Mỹ đã đồng ý gửi quân sang Việt Nam ít hơn nhiều so với số lượng mà các cố vấn của ông đề nghị và đảm bảo giảm mức độ thù địch và đưa ra một hình thức mới mà sau này người ta gọi là "Việt Nam hoá chiến tranh", nhưng ông ta không hề thay đổi chiến lược căn bản của cuộc chiến tranh và sang tháng tư thậm chí còn kín đáo ra lệnh cho quân đội Mỹ phải "đánh mạnh trong khi tiến hành đàm phán".
    Các nhà lãnh đạo Liên Xô đã lưu ý mặt tích cực trong tuyên bố của Johnson và cho rằng không loại trừ khả năng Mỹ thậm chí còn tiến xa hơn nếu Hà Nội bắt đầu ngồi vào đàm phán, sẽ ngừng toàn bộ việc ném bom Bắc Việt Nam. Đây chính là thoả hiệp mà Bắc Việt Nam luôn thúc giục Liên Xô thuyết phục Mỹ.
    Hơn nữa, bằng việc cử hai chuyên gia hàng đầu của Mỹ về Liên Xô là Harriman và Thompson làm những người đàm phán chính trong các cuộc hội đàm với Bắc Việt Nam, Chính phủ Mỹ muốn nói lên một điều rằng Mỹ sẵn sàng xem xét đến quyền lợi của Liên Xô trong giải pháp cho vấn đề Việt Nam.
    Tuy Liên Xô muốn tránh đưa ra công khai về vai trò của họ trong vấn đề Việt Nam, nhưng họ vẫn tích cực tìm kiếm một giải pháp có lợi cho tham vọng của Liên Xô ở Đông Nam Á và hy vọng sẽ có vai trò trong việc quyết định tương lai của khu vực này.
    Dobrynin đã nêu rõ mối quan tâm của Liên Xô trong khi nói chuyện với Harriman ngày 1 tháng 4: Ông giải thích rằng Moskva sẽ không chống lại bất kì một hoạt động nào của Mỹ ở miền Nam Việt Nam một khi Mỹ "để cho Bắc Việt Nam yên thân".
    Điều đáng quan tâm không kém là ngay sau khi bàn bạc với Harriman về "khu vực quyền lợi" của Moskva và Washington, Dobrynin liền xoay sang vấn đề quan hệ Mỹ-Trung và hỏi "Liệu đã có tiến triển nào mới trong vấn đề đó".
    Đối với Liên Xô, nhân tố Trung Quốc luôn đóng vai trò trong vấn đề Việt Nam.
    Trong khi Nhà Trắng thấy phản ứng của Liên Xô phần nào có thể chấp nhận được thì phản ứng của của Hà Nội "không lường được". Đáng ngạc nhiên hơn là phản ứng này được thể hiện sớm hơn rất nhiều so với dự kiến.
    Ngày 3 tháng 4, đài Bắc Việt Nam đã phát đi lời tuyên bố với Chính phủ Mỹ như sau: "Tuy nhiên, về phần mình, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên bố sẵn sàng phái các đại diện của mình đến bàn đàm phán, với điều kiện Mỹ chấm dứt vô điều kiện việc ném bom và các hoạt động chiến tranh khác chống Bắc Việt Nam để các cuộc hội đàm có thể bắt đầu".
    Mức độ phản ứng nhanh của Hà Nội đối với các sáng kiến vì hoà bình của Mỹ dường như đã làm ngạc nhiên không chỉ Washington mà còn cả Moskva, trừ Bắc Kinh là người chủ trương tiếp tục chiến tranh. Có nhiều khả nàng là Hà Nội đã không thông báo cho Liên Xô biết trước về quyết định của họ sẽ tiến hành đàm phán với Mỹ. Việc không tham kiến này là không bình thường đối với giới lãnh đạo Bắc Việt Nam.
    Nhưng rõ ràng Moskva cho rằng việc này đã được chuẩn bị.
    Ngoài các nhận xét, đánh giá của Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội về những thay đổi chiến lược của Bắc Việt Nam và ý đồ muốn trì hoãn các cuộc hội đàm với Mỹ đến sau mùa xuân 1968, Kreml chắc chắn đã có các tin tình báo của các nhà ngoại giao Liên Xô khẳng định chiều hướng phát triển đó.
    Ngay từ 16 tháng 2 năm 1968, Cơ quan tình báo Liên Xô (KGB) đã báo cáo Kreml về việc giới lãnh đạo Bắc Việt Nam và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đã thực hiện các biện pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam trong năm 1968. Tài liệu này vẫn được giữ bí mật và chúng tôi không biết các biện pháp này như thế nào. Nhưng chính sự tồn tại của tài liệu này đã khẳng định rằng Ban lãnh đạo Liên Xô biết được đôi điều về các ý đồ của bạn Việt Nam.
    Hơn thế nữa, Moskva rõ ràng biết rõ về nội tình Ban lãnh đạo cao nhất của Việt Nam dân chủ cộng hoà, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động.
    KGB đã cung cấp cho Kreml nội dung các cuộc thảo luận của Bộ chính trị Bắc Việt Nam trong những ngày từ 2 đến 6 tháng 4, bàn về phản ứng của Bắc Việt Nam đối với bài diễn văn của Johnson ngày 31 tháng 3. Do đó, Ban lãnh đạo Liên Xô đã hiểu được chiều hướng tư duy của Hà Nội đối với đề nghị của Tổng thống Mỹ.
    Cộng đồng tình báo Mỹ cố gắng phân tích làm rõ thực chất chính sách của Bắc Việt Nam trên cơ sở những sự kiện thực tế của tình hình.
    Theo CIA, Hà Nội tin rằng họ có thể giành được thắng lợi quân sự mặc dù cái giá phải trả rất cao. Bắc Việt Nam còn hy vọng sẽ đập tan ý chí hiếu chiến của kẻ thù.
    CIA lập luận rằng, trong hoàn cảnh đó, những người Cộng sản Bắc Việt Nam coi việc kiên định trên bàn đàm phán kết hợp chặt chẽ với liên tục gây sức ép quân sự trên chiến trường sẽ tạo ra khả năng đưa đến kết quả có lợi cho họ.
    CIA kết luận rằng Hà Nội thực sự muốn đàm phán và không hề muốn kiếm cớ để từ bỏ việc thiết lập được các quan hệ với Mỹ.
    Tình báo Mỹ cũng đánh giá thái độ của hai đồng minh lớn nhất và những nước ủng hộ Bắc Việt Nam đối với tiến trình đàm phán, nhưng họ có thể cố chỉ rõ cho Bắc Việt Nam thấy lợi thế của việc phải thể hiện tính năng động hơn nữa về mặt ngoại giao.
    Các nhà nghiên cứu Bộ Ngoại giao lạc quan cho rằng: "Thậm chí nếu Moskva không thuyết phục được Hà Nội đáp ứng lại bài diễn văn của Tổng thống thì ít ra Bắc Việt Nam cũng biết rằng họ có thể tin cậy hoàn toàn vào sự ủng hộ của Liên Xô đối với bước tiến này".
    Đối với Trung Quốc, ảnh hưởng đối với chính sách của Bắc Việt Nam được CIA đánh giá là giảm đi một cách căn bản.
    Trung Quốc chỉ có hai cách gây sức ép đối với Bắc Việt Nam.
    Họ có thể cắt cung cấp gạo và bột mì, nhưng Hà Nội có ít nhất ba tuần dự trữ gạo và Liên Xô có thể cung cấp gạo: bằng đường biển cho họ.
    Hoặc Trung Quốc có thể triệu hồi các trung đoàn lao động quốc tế của họ khỏi Bắc Việt Nam, nhưng việc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc có thể làm những lực lượng này không còn có vai trò quan trọng nữa.
    CIA báo cáo rằng tất cả các quan chức Bắc Việt Nam đều đồng ý việc Trung Quốc không thể áp đặt ý chí của họ đối với Bắc Việt Nam một cách có hiệu quả. Họ thậm chí còn nói Trung Quốc là một "đại cường quốc!".
    Tuy cả Washington và Hà Nội đều tuyên bố quyết tâm đi đến đàm phán, nhưng họ cùng phải đương đầu với một khó khăn to lớn đang có nguy cơ trở thành một cản trở chính không thể vượt qua nổi trên đường đi đến đàm phán.
    Đó là việc lựa chọn nơi gặp gỡ.
    Nhưng gợi ý ban đầu của Mỹ và Bắc Việt Nam đều bị bác bỏ.
    Mỹ phản đối họp ở Phnôm Pênh.
    Hà Nội không chấp nhận họp ở Geneve vì gợi nhớ về những hậu quả không tốt lành của Hội nghị 1954 về Đông Dương.
    Sau đó Mỹ đề nghị bốn nơi sau: Vientiane, Rangoon, Djakasta hoặc New Dehli.
    Sau một thời gian Hà Nội im lặng, ngày 11 tháng 4 hãng thông tấn Liên Xô TASS thông báo rằng Bắc Việt Nam muốn gặp tại Warsawa, thủ đô Ba Lan.
    Thủ đô Ba Lan dường như có thể được một số thành viên trong chính quyền Mỹ chấp nhận, trong đó có Harriman và Cyrus Vance (người đã thay Lìewellyn Thompson làm người đại diện đàm phán của Mỹ cùng với Harriman).
    Harriman coi đề nghị này như "một cái tát vào mặt Trung Quốc". Ông ta lập luận rằng các nước Đông Âu "rất sợ cuộc chiến này kết thúc" cũng vì một nguyên nhân họ không muốn thấy đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô", và đó là lý do xác đáng để chọn Warsawa làm nơi gặp gỡ.
    Nhận thấy rõ sự miễn cưỡng của Tổng thống Mỹ khi chấp nhận Warsawa làm nơi hội đàm, Harriman quyết định gọi cho Johnson và thử xem có thể thuyết thuyết phục được Tổng thống không, nhưng Johnson vẫn không thay đổi ý kiến.
    Ông ta tuyên bố, tới chừng nào ông còn ở cương vị Tổng thống, nước Mỹ sẽ không đi đến Warsawa để đàm phán. Ông ta muốn chọn một nơi hoàn toàn trung lập và có đường thông tin liên lạc thuận lợi.
    Để đáp lại sự khẳng định của Harriman rằng đàm phán ở một nước Cộng sản chẳng phiền toái gì cho ông, Tổng thống phản đối lại lập tức rằng điều đó làm ông khó chịu. Ông nói: "Tôi không muốn họp ở bất kỳ nơi nào ở Warsawa, Tiệp Khắc hoặc bất kỳ ở một nước Đông Âu khác. Tôi nghĩ nơi đó phải là ở châu Á, một lãnh thổ trung lập nào đó. Chúng ta không bị sai khiến thông qua cái loa TASS của Liên Xô!".
    Trong trường hợp này, Tổng thống Mỹ đã nghe theo lời khuyên của Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, ông Ellsworth Bunker và trợ lý an ninh quốc gia, một người theo đường lối cứng rắn, ông Walt Rostow. Rostow đã giải thích động cơ của Johnson trong một bức điện gửi cho Rusk.
    Rostow viết: "Điều rõ ràng là Tổng thống coi nơi họp là một vấn đề mấu chốt và vấn đề đấu trí có thể ảnh hưởng xấu đến nội dung của các cuộc hội đàm. Tất cả mọi người phải thấy rõ chủ trương về nơi gặp gỡ là vấn đề do Tổng thống quyết định, không một ý kiến nào có giá trị nếu chưa qua Tổng thống xem xét và kiểm tra".
    Cuộc tranh luận về nơi gặp gỡ kéo dài là nguy cơ đe doạ ngay cả trước khi xảy ra các cuộc hội đàm.
    Rõ ràng là Moskva đã theo dõi một cách chặt chẽ những diễn biến tình hình giữa Mỹ và Bắc Việt Nam trong tháng 4 và thấy rõ sự bế tắc về vấn đề nơi gặp.
    Kreml biết ý đồ của Hà Nội không từ bỏ các mục tiêu quân sự, đặc biệt là vì Bắc Việt Nam không hề giấu giếm ý đồ của mình.
    Thậm chí, ông Phạm Văn Đồng trong hai lá thư ngày 30 tháng 3 và ngày 10 tháng 4 còn yêu cầu Liên Xô viện trợ thêm.
    Do sợ những hy vọng mong manh vì một giải pháp hoà bình ở Việt Nạm bị tan vỡ, các nhà lãnh đạo Liên Xô tích cực tìm kiếm một giải pháp có thể chấp nhận được cho vấn đề chọn nơi gặp gỡ.
    Có thể Warsawa là do Kreml gợi ý cho Bắc Việt Nam. Thực tế, đề nghị này do hãng TASS công bố đã chứng tỏ được giả thiết trên.
    Ngày hôm sau 12 tháng 4, Chính phủ Ba Lan, có thể được Liên Xô khuyến khích, đã tuyên bố sẵn sàng tạo những điều kiện cần thiết để đảm bảo cho các cuộc gặp gỡ giữa Mỹ và Bắc Việt Nam được diễn ra một cách tốt đẹp.
    Bất chấp việc Mỹ đã nói rõ lập trường của mình về nơi gặp mà Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo cho Dobrynin theo chỉ thị của Johnson, trong một cuộc nói chuyện với Harriman, Đại sứ quán Liên Xô một lần nữa đã cố thuyết phục Mỹ thay đổi quan điểm, và Nhà Trắng chấp nhận nơi gặp là Warsawa. Dobrynin bảo đảm rằng một đoàn đại biểu Nam Việt Nam có thể được hoan nghênh ở Ba Lan.
    Trong khi đó, Moskva tiếp tục tìm kiếm một nơi thay thế thích hợp khác. Các nhà lãnh đạo Liên Xô hẳn đã nhận thấy rằng một thành phố duy nhất có thể làm nơi gặp gỡ mà cả Mỹ và Bắc Việt Nam không tính đến là Paris.
    Theo quan điểm của Liên Xô, thủ đô nước Pháp của De Gaulle có thể là nơi lý tưởng cho các cuộc hội đàm. Tổng thống Pháp đã từ lâu là người phê phán Mỹ dính líu vào Đông Nam Á và được Hà Nội tôn trọng. Hơn thế nữa, Bắc Việt Nam tiếp tục duy trì quan hệ với Pháp và đại diện là ông Mai Văn Bộ đã được cử sang Pháp nhằm tiếp tục giữ quan hệ đó. Liên Xô rõ ràng đã cho rằng giữ liên hệ giữa Moskva và đoàn Bắc Việt Nam ở Paris dễ dàng hơn ở bất cứ thủ đô châu Á nào mà Mỹ đưa ra.
    Ở Pháp, Liên Xô có đại sứ là ông Valrrian Zorin, một nhà ngoại giao dày dạn đã từng nổi tiếng ở Mỹ. Điều này có thể giải quyết được vấn đề thông tin liên lạc giữa Mỹ và Bắc Việt Nam, không kể đến Pháp.
    Moskva có thể cũng hy vọng rằng Washington sẽ không bác bỏ thẳng thừng nơi họp là Paris, dù quan hệ vẫn còn căng thẳng giữa Johnson và De Gaulle.
    Paris có thể là nơi lựa chọn tốt nhất.
    Đúng lúc Moskva bắt đầu gợi ý thăm dò chọn nơi gặp là Paris đối với Bắc Việt Nam, Pháp không có gợi ý rõ ràng. Có thể điều này xảy ra sau khi Mỹ không chấp thuận Warsawa. Phản ứng đầu tiên của Washington đối với gợi ý về Paris là không rõ ràng.
    Khi Arthur Goldburg nhận xét với Rusk rằng việc bỏ Paris không đưa vào trong danh sách của Mỹ có thể tự nó khiến Hà Nội phải chọn Paris và đặt chính quyền Mỹ vào "thế lúng túng".
    Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nhất trí với ý kiến này.
    Trong trường hợp như vậy "hầu như không thể giải thích lý do tại sao chúng ta không chấp nhận, nhất là khi các quan chức của Nam Việt Nam đã tuyên bố rõ ràng với báo chí rằng Nam Việt Nam chấp thuận Paris".
    Do đó vào giữa tháng tư, khi Rusk thông báo cho Walt Rostow về nhận xét của Goldburg, chính quyền Mỹ đã không coi Paris là một lựa chọn có thể được.
    Mặt khác, Harriman đã nhanh chóng nhận thấy những lợi thế chọn thủ đô Pháp làm nơi gặp gỡ cho Mỹ và Bắc Việt Nam.
    Ông lưu ý trong một bản tin của hãng UPI rằng Ngoại trưởng Pháp Couve De Mawill đề nghị chọn Paris làm nơi hội đàm và đã viết thư thuyết phục Rusk ủng hộ đề nghị đó.
    Harriman lập luận: "Trước khi bác bỏ việc chọn Paris, tôi hy vọng cần phải cân nhắc những lợi thế của Paris, dường như đã rõ rằng rằng người Pháp từ De Gaulle trở xuống đều muốn những quan hệ đầu tiên này thành công, ít nhất là đi đến thoả thuận từ các quan hệ sang các cuộc hội đàm".
    Ông lưu ý Rusk rằng các quan chức Pháp rất có ích trong việc khuyến khích thúc đẩy các mối liên hệ hoà bình giữa các bên tham chiến.
    Ông đi đến kết luận: "Nếu Hà Nội thể hiện sẵn sàng muốn đi đến Paris, tôi không nghĩ có một lí do "thoả đáng" để chúng ta không chấp nhận điều đó".
    Tình báo Mỹ ủng hộ việc chọn Paris làm nơi gặp gỡ.
    Ngày 1 tháng 5, CIA đã báo cáo Nhà Trắng về lập luận của một trong những quan hệ bí mật rằng "Cuối cùng thì các cuộc hội đàm sẽ xảy ra ở Paris".
    Theo quan hệ này, "Paris là một nơi gặp gỡ tuyệt vời vì hai lí do: Trước hết là Bắc Việt Nam có thể chấp nhận nó, vì họ biết rằng việc De Gaulle chống Mỹ có thể bảo đảm bất kỳ cuộc hội đàm nào ở Pháp cũng sẽ được thực hiện trong một bầu không khí và những điều kiện có lợi cho Bắc Việt Nam".
    Thứ hai, một số Việt kiều sống ở Pháp có thể tham gia vào hội đàm với tư cách đại diện không thuộc Mặt trận dân tộc giải phóng của "Chính phủ Quốc gia" là thành phần thứ ba trong các cuộc hội đàm.
    Năm ngày sau đó, nhằm khuyến khích chính quyền tán thành quyết định đến Paris, CIA đã đưa ra thêm nhiều lập luận ủng hộ việc lựa chọn Paris.
    Báo cáo của CIA đã làm cho De Gaulle quan tâm đến thắng lợi của các cuộc gặp ban đầu giữa hai đoàn đại biểu và nguyện vọng của ông ta muốn chọn thủ đô nước Pháp làm nơi gặp gỡ cho các cuộc hội đàm tiếp theo.
    Các báo cáo tình báo đánh giá rằng các quan chức Pháp có thể sẽ giữ vai trò tương đối trung lập trong một quá trình hội đàm vì lí do nhằm tạo cho De Gaulle một cơ hội làm người trung gian hoà giải.
    CIA cũng chỉ rõ rằng cảnh sát Pháp có khả năng duy trì trật tự an ninh cần thiết cho các cuộc hội đàm.
    Trong khi chính quyền Mỹ đang xem xét các ý kiến về việc lựa chọn Paris, Liên Xô đã mở đường đưa đến một giải pháp cho vấn đề này.
    Ngày 2 tháng 5, Lê Duẩn gặp Tham tán Sứ quán Liên Xô tại Hà Nội, V. Chivilev và thông báo cho ông rằng các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam, sau khi xem xét, tham khảo ý kiến của Liên Xô, dự định đề nghị chọn Paris làm nơi gặp gỡ đàm phán.
    Lê Duẩn nói: "Ở Hà Nội, mọi người đều biết rõ ràng rằng các đồng chí Liên Xô đã tiến hành một số việc với Pháp về vấn đề này, và ngược lại họ cũng thuận ý chọn Paris làm nơi gặp gỡ".
    Lê Duẩn nói rõ những thuận lợi của Paris.
    - Thứ nhất là, đoàn đại biểu Bắc Việt Nam ở đó sẽ có thuận lợi giữ liên hệ chặt chẽ với Moskva.
    - Và khi xem xét mối quan hệ giữa Pháp và Nam Việt Nam, bất kì sự kiện nào ở Paris cũng có thể nhanh chóng gây ra một phản ứng nào đó ở Sài Gòn. Thậm chí, thực tế khi Mỹ và Bắc Việt Nam ngồi ở bàn đàm phán có thể làm suy yếu thế mạnh của "bè lũ bù nhìn".
    Kết thúc câu chuyện, Lê Duẩn yêu cầu Chính phủ Liên Xô thuyết phục Mỹ chấp thuận Paris làm nơi hội đàm.
    Nhưng Moskva không cần thiết phải làm như vậy.
    Ngay sau khi Hà Nội tuyên bố đề nghị ngày 3 tháng 5 gặp gỡ tại Paris và tên của nhà đàm phán chính, ông Xuân Thuỷ, Nhà Trắng đã chấp nhận.
    Ngày hôm đó, Tổng thống Johnson đã thông báo cho báo chí rằng ông gửi một bức thư thông điệp cho Hà Nội chấp nhận ngày bắt đầu đàm phán, ngày 10 tháng 5 và nơi gặp gỡ là Paris.
    Ông bày tỏ hy vọng rằng thoả thuận này sẽ dẫn đến hoà bình ở Đông Nam Á.
    Tuy nhiên, Tổng thống còn khuyến cáo rằng đây mới chỉ là bước đầu, "còn rất nhiều khó khăn, trở ngại phía trước".
    Liên Xô tỏ ra lạc quan hơn.
    Họ coi việc bắt đầu đàm phán là một thắng lợi về ngoại giao và một dấu hiệu đáng hy vọng và khẳng định rằng cuộc xung đột nguy hiểm trong nhiều năm qua đã đe doạ an ninh thế giới này cuối cùng sẽ được giải quyết.
    Đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội chỉ rõ: "Không chỉ hành động như một người hoà giải chính thức mà Liên Xô còn đã tạo ra cơ hội quan trọng cho cả hai bên cùng ngồi vào đàm phán và bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức. Liên Xô không ngừng nỗ lực thuyết phục dư luận thế giới và Chính phủ các nước tán thành việc chấm dứt oanh tạc miền Bắc Việt Nam và gây sức ép đối với Mỹ. Đồng thời Liên Xô đã làm cho các đồng chí Việt Nam thấy rõ năm 1968 là năm thuận lợi nhất vì nhiều lý do để thúc đẩy tiến trình đi đến một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam".
    Rõ ràng các nhà lãnh đạo Liên Xô rất phấn kích khi đã vượt qua bao chướng ngại trên con đường dẫn đến Paris.
    
    Nhưng không một ai ở Washington, Moskva hoặc Hà Nội có thể đoán trước được con đường dẫn đến hoà bình còn lâu dài và khó khăn như thế nào.

Xem Tiếp Chương 8Xem Tiếp Chương 13 (Kết Thúc)

Liên Bang Xô Viết Và Chiến Tranh Việt Nam
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Đang Xem Tập 7
  » Xem Tiếp Tập 8
  » Xem Tiếp Tập 9
  » Xem Tiếp Tập 10
  » Xem Tiếp Tập 11
  » Xem Tiếp Tập 12
  » Xem Tiếp Tập 13
 
Những Truyện Dài Khác
» Liêu Trai Chí Dị
» Pie Đệ Nhất
» Thiên Thần Và Ác Quỷ
» Tuyết Bỏng
» Cuộc Đời Của Pi ( Phần II )
» Mao: The Unknown Story
» Con Lừa Và Tôi
» Trái Tim Không Cần Lý Lẽ
» Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
» Cuốn Sổ Lớn
» Chuyện Tình New York
» Những Kẻ Điên Rồ Phải Chết
» Đau Thương Đến Chết ( Phần I )
» Hai Chị Em
» Giữa Cơn Gió Lốc
» Đi Qua Hoa Cúc