Cuộc chiến tranh đang diễn ra Với quyết định của Tổng thống Johnson bắt đầu những cuộc trả đũa kéo dài chống Bắc Việt Nam, cuộc chiến ở Đông Dương đã đi vào một giai đoạn mới. Bây giờ thì những hành quân quyết định của cả hai phía tự đặt ra sự hợp lý của riêng họ cho những người tham gia.
Kể từ tháng 3 năm 1965 trở đi kịch bản của cuộc chiến viết theo một cách thực sự trên chiến trường.
Những sự kiện xảy ra từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1965 đã chứng minh rằng, cả Washington và Hà Nội mâu thuẫn với những tuyên bố của họ vì việc ủng hộ các cuộc đàm phán hoà bình, đã cho rằng tấn công quân sự là những biện pháp duy nhất để đi đến đích của họ.
Hội nghị 11 của Đảng Lao động Việt Nam, tổ chức vào tháng 3 đã được khẳng định sự nghiệp của những người Cộng sản Việt Nam là giành thắng lợi về mặt quân sự đối với chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Trong khi đó, những quyết định của chính quyền Johnson và việc triển khai các lực lượng quân chiến đấu của Mỹ tại miền Nam Việt Nam, và mở rộng các cuộc ném bom chống Việt Nam dân chủ cộng hoà đã cho thấy quyết tâm của chính quyền Mỹ tại nhằm đè bẹp các cuộc nổi loạn ở miền Nam và những kẻ giúp đỡ ở miền Bắc.
Những diễn biến mới ở Đông Nam Á đã có tác động ở thủ đô của các nước bè bạn và đồng minh của các bên tham chiến.
Liên Xô là một trong những số nước coi những sự kiện ở Đông Dương với nỗi lo sợ và không chắc chắn: Vì những nỗ lực để đạt được một giải pháp ngoại giao cho cuộc chiến bị thất bại, Moskva rõ ràng đã thiên về (tối thiểu vào lúc đó) việc tập trung củng cố nền quốc phòng của Việt Nam dân chủ cộng hoà để thay thế và hứng chịu những lời buộc tội "phản bội" lại lợi ích của chủ nghĩa xã hội.
Vào tháng 3 Bắc Kinh đã làm căng thẳng chiến dịch chống Liên Xô khi phản ứng Hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế được tổ chức vào đầu tháng ở Moskva và đối với những dấu hiệu đầu tiên của sự hoà hợp giữa Liên Xô và Bắc Việt Nam sau chuyến thăm của Kosygin tới Đông Nam Á.
Sự không vừa lòng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã được thể hiện trong một vụ rắc rối xảy ra gần Đại sứ quán Mỹ ở Moskva ngày 4 tháng 3. Hôm sau báo Pravda đã thông tin với độc giả rằng có một cuộc biểu tình của sinh viên nước ngoài đang học tại các trường đại học ở Moskva tổ chức ngay trước Đại sứ quán Mỹ, được cho là chống cuộc chiến lược của Mỹ ở Việt Nam.
Bài báo này rất ngắn gọn và có thể không được để ý tới nếu như một tuần sau đó báo Pravda không ấn hành một bài viết của Bộ Ngoại giao Liên Xô gửi Đại sứ Trung Quốc, trong đó các quan chức Liên Xô lên án "chiến dịch tuyên truyền om sòm" được tiến hành ở Trung Quốc và có liên quan đến cuộc biểu tình ngày 4 tháng 3.
Bài viết này đưa ra lời giải thích của Liên Xô về các sự kiện diễn ra ngày hôm đó và gọi hành vi của các sinh viên Trung Quốc trong cuộc biểu tình là "một ý đồ được chuẩn bị trước nhằm gây ra các hoạt động bạo lực nhằm chống lại cả các đại sứ quán nước ngoài lẫn các đại diện của chính quyền "Xô viết". Báo Pravda cho rằng hơn ba mươi dân quân và bộ đội Liên Xô đã bị đánh, bốn người bị thương nặng do sinh viên Trung Quốc gây ra.
Khi Chính phủ Trung Quốc tuyên dương những sinh viên tham gia vào cuộc biểu tình này và trong một cuộc biểu tình tiếp theo tại các lễ kỷ niệm khi những sinh viên đó đã quay trở về Trung Quốc, điều đó dường như nhằm thể hiện cho các nhà lãnh đạo Xô viết thấy rõ rằng các quan chức Trung Quốc đứng sau vụ "khiêu khích này". Những sự kiện trên cho thấy sự rạn nứt giữa hai cường quốc cộng sản không những không được hàn gắn sau hoạt động leo thang của Mỹ ở Việt Nam mà đã tăng lên mặc dù Liên Xô có những nỗ lực tạo ra một "mặt trận thống nhất" của các nước xã hội chủ nghĩa.
Bây giờ các nhà lãnh đạo Liên Xô bắt đầu thực hiện những bước đi mạnh mẽ để phát triển các mối quan hệ Liên Xô-Bắc Việt Nam. Đầu tiên Moskva cam kết củng cố sự hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực kinh tế và quân sự.
Những chuyến hàng quan trọng đầu tiên của viện trợ Liên Xô tới Hà Nội được thực hiện vào tháng 3, như kết quả của chuyến thăm hồi tháng 2 của đoàn đại biểu Liên Xô tới Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Moskva đầu tiên sử dụng vận tải đường biển và hạn chế viện trợ của mình ở dạng cung cấp lương thực và thiết bị, nhưng sau một Nghị định thư giữa Liên Xô và Trung Quốc về việc quá cảnh viện trợ của Liên Xô qua lãnh thổ Trung Quốc được ký kết ngày 30 tháng 3 (đây là một nhượng bộ nhỏ của Bắc Kinh trước những đề nghị của "Mặt trận đoàn kết"), số lượng vũ khí, đạn dược ngày càng tăng lên đã được chuyển từ Liên Xô cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong khi đó Moskva duy trì một quan điểm công khai cứng rắn về tình hình ở Đông Nam Á.
Sự tuyên truyền của Liên Xô tăng mạnh vào dịp tháng 3 khi đó Moskva không bở lỡ một cơ hội nào để tuyên bố sự trung thành của họ với "sự nghiệp chính nghĩa" của nhân dân Việt Nam và đã đưa ra nhiều tuyên bố lên án sự xâm lược của Mỹ.
Hơn nữa, Moskva đã bổ sung thêm một phương thức mới trong những tuyên bố ủng hộ Hà Nội.
Ngày 24 tháng 3, Breznev phát biểu trên Quảng Trường Đỏ khen ngợi những nhà du hành vũ trụ trên tàu Voskhod II vừa trở về mặt đất, bất ngờ ông ta chuyển sang vấn đề cuộc chiến ở Việt Nam, Breznev như thường lệ lên án "đế quốc Mỹ" vì những cuộc tấn công của nó vào nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của một nước xã hội chủ nghĩa. Sau đó ông ta lưu ý rằng có nhiều công dân Liên Xô đã xung phong lên đường tới Việt Nam để chiến đấu cho tự do. Nhà lãnh đạo Xô viết đã đảm bảo với các khán giả rằng ông hiểu "tình cảm của tinh thần đoàn kết anh em, chủ nghĩa quốc tế vô sản" đang tìm thấy sự biểu lộ trong những lời thỉnh cầu này của nhân dân Xô viết. Ông ta nhấn mạnh, đất nước ông sẽ hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của mình đối với Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Tuyên bố của Breznev đã báo động tới các quan chức ở Washington, những người mà đối với họ không có nỗi sợ nào bằng sự tham gia trực tiếp của Liên Xô vào cuộc chiến Việt Nam.
Đại sứ Mỹ ở Moskva, Kohler đã đánh giá bài phát biểu này như là "một khẩu súng đã lên đạn trong một chiến dịch chính trị và tuyên truyền được tạo ra để hạn chế vị trí của Mỹ ở Việt Nam, trước thế giới, để báo động cho dư luận thế giới về một sự leo thang trả thù khổng lồ… và như vậy sẽ thuyết phục được thế giới rằng chỉ có một lựa chọn duy nhất cho sự suy thoái nghiêm trọng của tình hình, đó là, một hội nghị với những quan điểm của Liên Xô". Nhưng Kohler coi sự đề cập đến những người tình nguyện trong bài phát biểu của Breznev như là một vỏ bọc để cho phép Moskva triển khai quân đội Xô viết, nhằm cung cấp người sử dụng các loại vũ khí phức tạp của Liên Xô gửi tới Hà Nội.
Nhưng điều này khó có thể coi là mục tiêu duy nhất của Breznev. Trong khi động cơ cơ bản của ông ta là thể hiện sự sẵn sàng của Liên Xô nhằm giúp đỡ một đất nước xã hội chủ nghĩa anh em bằng tất cả các biện pháp có thể, sự công nhận vì những người tình nguyện Liên Xô cũng nhằm vào các lời buộc tội của Trung Quốc rằng "những kẻ xét lại" ở Moskva chỉ cung cấp sự giúp đỡ nửa vời cho các đồng minh của họ nhằm không làm mất đi các mối quan hệ của họ với "bọn đế quốc" và một mục tiêu rõ ràng khác đó là củng cố vị trí của Liên Xô tại Hà Nội, điều này đòi hỏi một tổng thể những nỗ lực của Liên Xô, không phải chỉ là "những tình nguyện".
Gửi quân tình nguyện tới Việt Nam chắc chắn đã không được Moskva xem là một khả năng thực tế vào thời điểm tháng 3 năm 1965 (và như chúng ta sẽ thấy, sau này cũng vậy).
Lời phát biểu của Breznev là phản ứng trước lời kêu gọi giúp đỡ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 22 tháng 3, kể cả việc gửi lính tình nguyện đến từ các nước xã hội chủ nghĩa trong cuộc đấu tranh của họ chống lại "chủ nghĩa đế quốc Mỹ".
Ý nghĩa thực sự của lời kêu gọi này đã tiết lộ bốn ngày sau đó trong một cuộc đối thoại giữa Đại sứ Liên Xô tại Hà Nội và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam dân chủ cộng hoà Hoàng Văn Lợi. Ông Lợi khẳng định chiến dịch kêu gọi gửi quân tình nguyện đóng một "vai trò chính trị, biểu tình đoàn kết và hữu nghị cách mạng của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa". Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam rất biết ơn sự giúp đỡ của Liên Xô nhưng chưa cần tới quân tình nguyện. Họ sẽ được yêu cầu gửi tới khi cần thiết.
Tuy nhiên, đối với Hà Nội một "sự cần thiết" như vậy trở nên phức tạp bởi yếu tố Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam hiểu rằng họ sẽ bị bắt buộc phải yêu cầu quân tình nguyện của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa cũng như của Liên Xô và của các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Mặc dù có những mối quan hệ gần gũi giữa hai nước châu Á, Hà Nội vẫn mang một mối nghi ngờ ngấm ngầm đã được hình thành từ trước về "người láng giềng khổng lồ phương Bắc".
Bắc Việt Nam cố che giấu "sự thiếu niềm tin" bằng cách viện dẫn sự đối kháng giữa Moskva cà Bắc Kinh như là một trở ngại chính trong vấn đề quân tình nguyện và những vấn đề tiếp tế hậu cần khác. Một chuyên gia Bắc Việt Nam cũng đã đề cập tới vấn đề đặt quân tình nguyện dưới sự chỉ huy của người Việt Nam. Mặc dù quan trọng, vấn đề này đã có thể được giải quyết dễ hơn nhiều so với mối lo ngại của Hà Nội sợ mình bị đặt dưới quyền chỉ huy của Bắc Kinh.
Quân tình nguyện Liên Xô và những khía cạnh khác của mối quan hệ của Liên Xô-Bắc Việt Nam được thảo luận trong chuyến viếng thăm Moskva do Lê Duẩn dẫn đầu. Chuyến đi này có vẻ như là chuyến viếng thăm cuối cùng trong một loạt các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nước nhằm xác định phương hướng và hình thức hợp tác trong những điều kiện thời chiến. Thông tin về sự có mặt của phái đoàn Bắc Việt Nam đã được giới báo chí Liên Xô giữ kín cho mãi đến sau khi phái đoàn rời Moskva về nước, điều này đã minh chứng cho tính chất bí mật của chuyến viếng thăm. Thay vào đó báo chí Liên Xô được bao phủ kín bởi những bài tường thuật về chuyến viếng thăm của một phái đoàn cấp cao Mông Cổ. Chỉ mãi tới ngày 18 tháng 4, tờ Pravda mới công bố thông cáo chung Liên Xô-Bắc Việt Nam với những thông tin về chuyến viếng thăm.
Thông cáo chung thông báo với nhân dân Liên Xô rằng Lê Duẩn cùng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam dân chủ cộng hoà, Võ Nguyên Giáp và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, đã gặp gỡ nhà lãnh đạo Liên Xô ở cấp cao nhất từ ngày 10 tới ngày 17 tháng 4. Chương trình nghị sự của cuộc đàm phán này đã không được tiết lộ, tuy nhiên từ thông cáo chung có thể suy luận rằng vấn đề chính được đề cập là sự hợp tác Liên Xô-Việt Nam dân chủ cộng hoà trong cuộc đấu tranh của Bắc Việt Nam chống lại "những kẻ xâm lược Mỹ".
Trong thông cáo chung có hai đoạn văn quan trọng giúp hiểu được cuộc đàm phán này. Đoạn thứ nhất, là một lời cảnh cáo rõ rằng, trong trường hợp Mỹ tiếp tục có thái độ thù địch với Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Liên Xô "theo tinh thần Quốc tế vô sản", sẽ cho phép những công dân Liên Xô nào bày tỏ mong muốn "được chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, được bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội" ở Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, được lên đường tới Việt Nam, miễn là Chính phủ Bắc Việt Nam yêu cầu gửi quân tình nguyện. Thứ hai là, hai đảng "hài lòng" ghi nhận rằng đã đạt được "sự hiểu biết ban đầu" về việc "tăng cường tiềm lực quân sự của Việt Nam dân chủ cộng hoà theo như mức độ và trình tự dự kiến".
Thái độ hài lòng của nhà lãnh đạo Liên Xô đối với những kết quả của các cuộc đàm phán đã được Thủ tướng Kosygin khẳng định vài ngày sau đó trong cuộc tiếp đón trọng thể phái đoàn Mông Cổ. Kosygin đã nói với cử toạ về chuyến viếng thăm Moskva của phái đoàn và nhấn mạnh rằng những cuộc đàm phán giữa các nhà lãnh đạo Liên Xô và Việt Nam đã thành công tốt đẹp. "Những cuộc đàm phán này đã đem lại kết quả khả quan và giúp vạch ra cách thức hợp tác trên những vấn đề về hình thức và phương tiện đấu tranh chống lại chính sách thù địch của chủ nghĩa đế quốc Mỹ, về sự tăng cường hơn nữa khả năng quân sự của Nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa cũng như về việc giải quyết những vấn đề của bán đảo Đông Dương trên cơ sở Hiệp định Geneva".
Chuyến viếng thăm tới Moskva của Bắc Việt Nam không lọt qua sự chú ý của Washington. Chính quyền Johnson rất sốt sắng biết được kết quả của những cuộc đàm phán; vấn đề chủ yếu là quan hệ hợp tác quân sự Liên Xô-Bắc Việt Nam.
Theo một bản ghi nhớ đặc biệt của Hội đồng thẩm định Quốc gia, Liên bang Xô viết "gần như chắc chắn" sẽ cung cấp cho Hà Nội những vũ khí phòng không.
Những vũ khí này có thể bao gồm những khẩu đội tên lửa đất đối không dành cho khu vực xung quanh Hà Nội, Hải Phòng và những trung tâm trọng yếu khác, máy bay chiến đấu-mặc dù máy bay rất khó vận chuyển bằng đường sắt mà không có sự hợp tác của Trung Quốc.
Về quân lực, các nguồn tin tình báo của Mỹ cho rằng Liên Xô có lẽ sẽ đưa sang "một số phi công và kỹ thuật viên" dưới vỏ bọc "quân tình nguyện".
Tin tức tình báo Mỹ nghi ngờ khả năng Liên Xô sẽ triển khai tới Việt Nam lực lượng quân sự bao gồm những đơn vị phòng không, những đơn vị bộ binh, và nhiều loại nhân lực kỹ thuật khác, các chiến hạm tuần dương và thậm chí cả tàu ngầm.
Tin tức tình báo của CIA và các nguồn khác nghiêng về nhận định Liên Xô sẽ chọn một giải pháp trung dung giữa can thiệp hoàn và đứng ngoài cuộc hoàn toàn, và "một giải pháp trung dung nào đó" hẳn đã "xuất hiện từ giữa tháng tư tại Moskva".
Tuy nhiên, bản ghi nhớ cũng khuyến cáo, nếu khủng hoảng tiếp tục duy trì ở mức độ rủi ro và phức tạp hiện tại hoặc cao hơn, thì "giải pháp trung dung có lẽ sẽ không tồn tại được".
Chuyến viếng thăm Moskva của Lê Duẩn và các đồng chí của ông có lẽ cũng giúp giải quyết vấn đề vận chuyển viện trợ của Liên Xô qua lãnh thổ của Trung Quốc và chặng dừng chân của phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hoà tại Bắc Kinh trên đường trở về nước hẳn là có liên quan tới việc thoả thuận viện trợ.
Trên thực tế, CIA đã thông báo cho các nhà lãnh đạo ở Washington vào tháng năm rằng "viện trợ quân sự được trông đợi từ lâu của Liên Xô có thể sắp tới miền Bắc Việt Nam".
Vào cuối tháng đó, ngày 25 tháng 5, tin tức tình báo Mỹ báo cáo dấu hiệu xuất hiện đầu tiên của những vũ khí hiện đại của Liên Xô tại Việt Nam: 15 máy bay MIG 15-17S, hẳn đã được gửi tới Việt Nam bằng đường sắt qua Trung Quốc, thêm vào con số khoảng một trăm xe thiết giáp có người lái được trang bị súng phòng không.
Ngày hôm sau Bộ Ngoại giao đã thông báo cho Đại sứ quán Mỹ tại Moskva về việc những máy bay ném bom loại nhẹ IL-28 đã được chuyển đến Việt Nam mà trước đây quân đội Mỹ đã xem là một loại vũ khí tấn công trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Mặc dù các quan chức Bộ Ngoại giao tin tưởng rằng "mong muốn những chiếc máy bay này theo quan điểm của Moskva là để răn đe trong thời điểm hiện tại" nhưng họ cũng lưu ý quyết tâm của nhà lãnh đạo Liên Xô ủng hộ những đồng minh của họ ở Bắc Việt Nam bằng mọi giá, thậm chí có thể gây thiệt hại cho việc giảm tình trạng căng thẳng.
Tuy nhiên, đối với Hà Nội một "sự cần thiết" như vậy trở nên phức tạp bởi yếu tố Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam hiểu rằng họ sẽ bị bắt buộc phải yêu cầu quân tình nguyện của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa cũng như của Liên Xô và của các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Mặc dù có những mối quan hệ gần gũi giữa hai nước Châu Á, Hà Nội vẫn mang một mối nghi ngờ ngấm ngầm đã được hình thành từ trước về "người láng giềng khổng lồ phương Bắc".
Bắc Việt Nam cố che giấu "sự thiếu niềm tin" bằng cách viện dẫn sự đối kháng giữa Moskva cà Bắc Kinh như là một trở ngại chính trong vấn đề quân tình nguyện và những vấn đề tiếp tế hậu cần khác.
Một chuyên gia Bắc Việt Nam cũng đã đề cập tới vấn đề đặt quân tình nguyện dưới sự chỉ huy của người Việt Nam.
Mặc dù quan trọng, vấn đề này đã có thể được giải quyết dễ hơn nhiều so với mối lo ngại của Hà Nội sợ mình bị đặt dưới quyền chỉ huy của Bắc Kinh.
Quân tình nguyện Liên Xô và những khía cạnh khác của mối quan hệ của Liên Xô-Bắc Việt Nam được thảo luận trong chuyến viếng thăm Moskva do Lê Duẩn dẫn đầu.
Chuyến đi này có vẻ như là chuyến viếng thăm cuối cùng trong một loạt các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nước nhằm xác định phương hướng và hình thức hợp tác trong những điều kiện thời chiến.
Thông tin về sự có mặt của phái đoàn Bắc Việt Nam đã được giới báo chí Liên Xô giữ kín cho mãi đến sau khi phái đoàn rời Moskva về nước, điều này đã minh chứng cho tính chất bí mật của chuyến viếng thăm.
Thay vào đó báo chí Liên Xô được bao phủ kín bởi những bài tường thuật về chuyến viếng thăm của một phái đoàn cấp cao Mông Cổ.
Chỉ mãi tới ngày 18 tháng 4, tờ Pravda mới công bố thông cáo chung Liên Xô-Bắc Việt Nam với những thông tin về chuyến viếng thăm.
Thông cáo chung thông báo với nhân dân Liên Xô rằng Lê Duẩn cùng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam dân chủ cộng hoà, Võ Nguyên Giáp và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, đã gặp gỡ nhà lãnh đạo Liên Xô ở cấp cao nhất từ ngày 10 tới ngày 17 tháng 4.
Chương trình nghị sự của cuộc đàm phán này đã không được tiết lộ, tuy nhiên từ thông cáo chung có thể suy luận rằng vấn đề chính được đề cập là sự hợp tác Liên Xô-Việt Nam dân chủ cộng hoà trong cuộc đấu tranh của Bắc Việt Nam chống lại "những kẻ xâm lược Mỹ".
Trong thông cáo chung có hai đoạn văn quan trọng giúp hiểu được cuộc đàm phán này.
Đoạn thứ nhất, là một lời cảnh cáo rõ rằng, trong trường hợp Mỹ tiếp tục có thái độ thù địch với Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Liên Xô "theo tinh thần Quốc tế vô sản", sẽ cho phép những công dân Liên Xô nào bày tỏ mong muốn "được chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, được bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội" ở Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, được lên đường tới Việt Nam, miễn là Chính phủ Bắc Việt Nam yêu cầu gửi quân tình nguyện.
Thứ hai là, hai đảng "hài lòng" ghi nhận rằng đã đạt được "sự hiểu biết ban đầu" về việc "tăng cường tiềm lực quân sự của Việt Nam dân chủ cộng hoà theo như mức độ và trình tự dự kiến".
Thái độ hài lòng của nhà lãnh đạo Liên Xô đối với những kêtq quả của các cuộc đàm phán đã được Thủ tướng Kosygin khẳng định vài ngày sau đó trong cuộc tiếp đón trọng thể phái đoàn Mông Cổ.
Kosygin đã nói với cử toạ về chuyến viếng thăm Moskva của phái đoàn và nhấn mạnh rằng những cuộc đàm phán giữa các nhà lãnh đạo Liên Xô và Việt Nam đã thành công tốt đẹp.
"Những cuộc đàm phán này đã đem lại kết quả khả quan và giúp vạch ra cách thức hợp tác trên những vấn đề về hình thức và phương tiện đấu tranh chống lại chính sách thù địch của chủ nghĩa đế quốc Mỹ, về sự tăng cường hơn nữa khả năng quân sự của Nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa cũng như về việc giải quyết những vấn đề của bán đảo Đông Dương trên cơ sở Hiệp định Geneva".
Chuyến viếng thăm tới Moskva của Bắc Việt Nam không lọt qua sự chú ý của Washington. Chính quyền Johnson rất sốt sắng biết được kết quả của những cuộc đàm phán; vấn đề chủ yếu là quan hệ hợp tác quân sự Liên Xô-Bắc Việt Nam. Theo một bản ghi nhớ đặc biệt của Hội đồng thẩm định Quốc gia, Liên bang Xô viết "gần như chắc chắn" sẽ cung cấp cho Hà Nội những vũ khí phòng không. Những vũ khí này có thể bao gồm những khẩu đội tên lửa đất đối không dành cho khu vực xung quanh Hà Nội, Hải Phòng và những trung tâm trọng yếu khác, máy bay chiến đấu, mặc dù máy bay rất khó vận chuyển bằng đường sắt mà không có sự hợp tác của Trung Quốc. Về quân lực, các nguồn tin tình báo của Mỹ cho rằng Liên Xô có lẽ sẽ đưa sang "một số phi công và kỹ thuật viên" dưới vỏ bọc "quân tình nguyện".
Tin tức tình báo Mỹ nghi ngờ khả năng Liên Xô sẽ triển khai tới Việt Nam lực lượng quân sự bao gồm những đơn vị phòng không, những đơn vị bộ binh, và nhiều loại nhân lực kỹ thuật khác, các chiến hạm tuần dương và thậm chí cả tàu ngầm.
Tin tức tình báo của CIA và các nguồn khác nghiêng về nhận định Liên Xô sẽ chọn một giải pháp trung dung giữa can thiệp hoàn và đứng ngoài cuộc hoàn toàn, và "một giải pháp trung dung nào đó" hẳn đã "xuất hiện từ giữa tháng tư tại Moskva". Tuy nhiên, bản ghi nhớ cũng khuyến cáo, nếu khủng hoảng tiếp tục duy trì ở mức độ rủi ro và phức tạp hiện tại hoặc cao hơn, thì "giải pháp trung dung có lẽ sẽ không tồn tại được".
Chuyến viếng thăm Moskva của Lê Duẩn và các đồng chí của ông có lẽ cũng giúp giải quyết vấn đề vận chuyển viện trợ của Liên Xô qua lãnh thổ của Trung Quốc và chặng dừng chân của phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hoà tại Bắc Kinh trên đường trở về nước hẳn là có liên quan tới việc thoả thuận viện trợ. Trên thực tế, CIA đã thông báo cho các nhà lãnh đạo ở Washington vào tháng năm rằng "viện trợ quân sự được trông đợi từ lâu của Liên Xô có thể sắp tới miền Bắc Việt Nam".
Vào cuối tháng đó, ngày 25 tháng 5, tin tức tình báo Mỹ báo cáo dấu hiệu xuất hiện đầu tiên của những vũ khí hiện đại của Liên Xô tại Việt Nam: 15 máy bay MIG 15-17S, hẳn đã được gửi tới Việt Nam bằng đường sắt qua Trung Quốc, thêm vào con số khoảng một trăm xe thiết giáp có người lái được trang bị súng phòng không. Ngày hôm sau Bộ Ngoại giao đã thông báo cho Đại sứ quán Mỹ tại Moskva về việc những máy bay ném bom loại nhẹ IL-28 đã được chuyển đến Việt Nam mà trước đây quân đội Mỹ đã xem là một loại vũ khí tấn công trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Mặc dù các quan chức Bộ Ngoại giao tin tưởng rằng "mong muốn những chiếc máy bay này theo quan điểm của Moskva là để răn đe trong thời điểm hiện tại" nhưng họ cũng lưu ý quyết tâm của nhà lãnh đạo Liên Xô ủng hộ những đồng minh của họ ở Bắc Việt Nam bằng mọi giá, thậm chí có thể gây thiệt hại cho việc giảm tình trạng căng thẳng.
Thực vậy, mùa xuân năm 1965 Moskva thể hiện thái độ không mong muốn (ngay cả chỉ là thảo luận) triển vọng của giải pháp hoà bình ở Việt Nam. Hình như là các nhà lãnh đạo Liên Xô đã từ bỏ cố gắng trước đó của họ nhằm tìm một giải pháp chính trị cho tình hình nghiêm trọng. Họ thẳng thằng từ bỏ tất cả đề nghị nào không bao gồm việc Mỹ ngừng ném bom hoàn toàn trên lãnh thổ Bắc Việt Nam.
Trong khi viếng thăm London từ 16 đến 20 tháng 3, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Gromyko, mặc dù "có thái độ thiện chí và xây dựng một cách hợp lý" về những vấn đề quan hệ Xô-Anh, cũng đã cứng rắn ở mức độ tương đi khi đề cập đến một giải pháp cho Việt Nam. Ông ta đã làm bế tắc mọi đề nghị triệu tập lại Hội nghị Geneva hoặc bất cứ loại hội thảo nào có sự tham gia của Liên Xô. Phản ứng của ông ta là "sự lặp lại thẳng thừng" những tố cáo của Liên Xô đối với Mỹ và đòi hỏi sự rút lui không điều kiện của quân đội, trang thiết bị và cố vấn Mỹ. Không còn nghi ngờ gì, thái độ này đã cân nhắc đến quan điểm của Bắc Việt Nam. Hà Nội chỉ sẵn sàng thương lượng theo những điều kiện riêng của mình và không vội vàng đi đến bàn đàm phán, muốn giành được ưu thế quân sự sau đó mới đàm phán trên thế mạnh này.
Thái độ của Mỹ cũng hoàn toàn giống như vậy.
Các nhà lãnh đạo Liên Xô đã được thông báo trước về những quyết định của Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Đảng Lao động Việt Nam, cũng như dự định của Mỹ mở rộng sự có mặt và vai trò của lực lượng quân sự Mỹ tại Việt Nam. Báo chí Liên Xô thường cung cấp thông tin những chi tiết của kế hoạch của Mỹ trong tháng 3 và tháng 4 năm 1965. Trong tình huống này Moskva rõ ràng đã lựa chọn giải pháp tăng cường vị trí của mình ở Việt Nam dân chủ cộng hoà và đợi những diễn biến mới, một chính sách có vẻ không thích hợp đối với Washington.
Trong khi các thành viên của chính quyền Johnson tin tưởng rằng Mỹ có thể tiến tới bàn đàm phán khi cần thiết và "không cần phải vội vàng để đàm phán ngay bây giờ", họ cảm thấy áp lực từ nhiều giới ở trong nước và ngoài nước "để tiến hành thăm dò khả năng đàm phán" và đã đánh giá Liên Xô là một đồng minh đầy tiềm năng trong việc thăm dò này. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo Mỹ hy vọng việc để ngỏ những kênh thông tin đối với Moskva và việc lôi kéo Liên Xô tham gia vào sáng kiến hoà bình như là một bảo ngăn chặn sự dính líu quân sự của Liên Xô trong cuộc xung đột. Cuối cùng, Washington xem Liên Xô như là một đối trọng đáng hoan nghênh đối với Bắc Kinh và khu vực Đông Nam Á và do vậy sẵn sàng có những bước đi, tuy chỉ mang tính biểu trưng, để đáp ứng mong muốn của Liên Xô cho một giải pháp hoà bình của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Chính vì lẽ đó mà thông báo gửi Mc George ngày 21 tháng 4, James Thomson và Chester Cooper, nhân viên Hội đồng An ninh Quốc gia đã lập luận ủng hộ việc tổ chức một cuộc hội thảo tại Campuchia, do Hoàng thân Sihanouk đề nghị và được Moskva ủng hộ. Những đề xuất này đã được chính quyền xem xét cụ thể vào tháng 4 và đầu tháng 5 khi chính quyền cân nhắc ngừng ném bom.
Tháng 5 năm 1965 nỗ lực tìm một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột đã được xúc tiến trong khi không bên nào trong số Washington và Hà Nội nhất trí có một sự thoả hiệp nghiêm túc đối với những mục tiêu của mình. Do vậy mà ngay từ đầu nỗ lực này đã thất bại. Tuy nhiên, nó cũng chứng tỏ được lợi ích với tư cách là thử nghiệm quan trọng đầu tiên về thái độ của những quốc gia liên quan đến cuộc xung đột.
Dự án "Hoa tháng 5" tên mật hiệu của lệnh ngừng ném bom của Mỹ đã được nhiều học giả phân tích kỹ lưỡng. Ở đây phân tích của chúng tôi chỉ dành cho việc tổng kết những sự kiện chính diễn ra từ ngày 10 đến 18 tháng 5 có nhấn mạnh đến vai trò của Liên Xô.
Như đã đề cập trước đây, áp lực đối với chính quyền Johnson để tiến tới một giải pháp hoà bình cho cuộc xung đột trên bán đảo Đông Dương đã gia tăng kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh leo thang tháng 2, tháng 3 năm 1965. Công luận công chúng Mỹ và nước ngoài lên tiếng ngừng ném bom và tiến hành đàm phán, nhiều nhà lãnh đạo của các nước cũng kêu gọi có những bước đi quyết định vì mục tiêu hoà bình.
Tại Mỹ cũng không có được sự nhất trí.
Như Brian Van SeMark đã lưu ý, những đòi hỏi ngừng ném bom xuất phát từ phía cánh hữu cũng như phía cánh tả, với những lý do khác nhau. Trong khi cánh hữu phản đối việc tiếp tục ném bom nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán hoà bình "phái quân sự và đặc biệt là các quan chức tình báo, nghi ngờ khả năng của Rolling Thunder ép buộc được Bắc Việt Nam tiến hành đàm phán, bắt đầu việc ngừng ném bom trong một thời gian ngắn để xem thái độ của Hà Nội đối với các cuộc đàm phán và có thể tiếp tục ném bom với cường độ mạnh hơn sau đó".
Johnson đã phản ứng lại áp lực bằng quyết định ngừng ném bom, đồng thời ra lệnh tiếp xúc với Bắc Việt Nam để đàm phán. Ông đã giải thích quyết định của mình trong bức điện ngày 10 tháng 5 gửi cho Đại sứ Maxwell Taylor ở Sài Gòn: "Ông cần phải hiểu rằng mục đích của tôi trong kế hoạch này là bắt đầu dọn đường cho việc khôi phục lại hoà bình hoặc là tăng cường hoạt động quân sự, phụ thuộc vào những phản ứng của cộng sản. Chúng ta đã chứng tỏ mạnh mẽ quyết tâm và cam kết của chúng ta trong hai tháng qua và giờ đây tôi muốn có vài sách lược mềm dẻo".
Trong nỗ lực để tiếp xúc với Hà Nội, Washington đã trông cậy vào sự giúp đỡ của Liên Xô. Cần phải tiếp cận Moskva để tìm hiểu quan điểm của Điện Kreml về những cuộc tiếp xúc ngoại giao giữa các bên tham chiến và vai trò của Liên Xô trong việc bố trí những cuộc tiếp xúc như vậy.
Với ý tưởng trên, Ngoại trưởng Rusk đã triệu tập Đại sứ Liên Xô Dobrynin tới văn phòng của ông ngày 11 tháng 5 và thông báo cho Đại sứ biết sáng kiến của Mỹ có cùng một nội dung với thông điệp mà ông dự định gửi cho Kohler ở Moskva trong ngày hôm đó.
Bức điện gửi cho Đại sứ Mỹ Kohler chỉ đạo gửi một thông điệp cho Đại sứ Bắc Việt Nam tại Moskva, giải thích rằng Mỹ sẽ ngừng ném bom Bắc Việt Nam trong bảy ngày bắt đầu từ ngày 12 tháng 5. Vị Đại sứ có trách nhiệm phải nhấn mạnh niềm tin vững chắc của Mỹ rằng "nguyên nhân của rắc rối" ở Đông Nam Á là do hành động quyết định của những lực lượng chống đối Chính phủ miền Nam Việt Nam từ phía Bắc Việt Nam. Chính phủ Mỹ sẽ quan sát trong thời gian ngừng ném bom liệu "lực lượng này có giảm bớt đáng kể những hành động quân sự hay không". Chỉ trong trường trường này mới có cơ hội để chấm dứt lâu dài cuộc tấn công của Mỹ ở Bắc Việt Nam.
Phản ứng của Dobrynin về thông tin này, đã phản ánh thái độ của Liên Xô vào thời điểm đó. Theo Rusk, Đại sứ Liên Xô "tỏ ra đã trút được gánh nặng khi chúng ta không yêu cầu họ làm trung gian". Rõ ràng các nhà lãnh đạo Liên Xô không muốn đứng ra làm trung gian hoà giải Hà Nội-Washington và Dobrynin đã biết rất rõ điều đó.
Diễn biến các sự kiện đã khẳng định thái độ này.
Khi những nỗ lực của Kohler để chuyển Thông điệp tới Đại sứ Bắc Việt Nam thất bại, ông đã cố gắng tiếp xúc với bất cứ quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Liên Xô để yêu cầu giúp đỡ, trao đổi thông tin với Bắc Việt Nam. Quan chức duy nhất mà Kohler đã tiếp xúc được là Thứ trưởng Ngoại giao Nikolai Firyubin, người đã từ chối và thẳng thừng vai trò trung gian của Chính phủ ông và tiếp theo đó lên lớp Kohler về chính sách hiếu chiến của Mỹ ở Việt Nam. Firyubin, người chịu trách nhiệm về quan hệ của Liên Xô với các nước Châu Á, đã thường xuyên tiếp xúc với những báo cáo mà Đại sứ quán Liên Xô.
Những quan điểm này tương tự như những quan điểm thể hiện qua cuộc nói chuyện giữa một Ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam, Lê Đức Thọ và một nhà báo Pháp. Lê Đức Thọ không che giấu sự hài lòng về viện trợ kinh tế và quân sự, cũng như sự ủng hộ tinh thần của Liên Xô dành cho Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tuy nhiên ông cũng nhận thấy rằng các nhà lãnh đạo Liên Xô không tỏ ra tin tưởng vào thắng lợi sau cùng của Bắc Việt Nam trong cuộc chiến: "… và điều này đã thúc đẩy họ (các nhà lãnh đạo Liên Xô) tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề Việt Nam thông qua con đường đàm phán; về phía mình, chúng tôi nghĩ rằng những điều kiện đàm phán chưa chín muồi".
Moskva đã không thể không cân nhắc mối nghi ngờ của Bắc Việt Nam với những dự tính của Liên Xô về một giải pháp cho cuộc xung đột ở Việt Nam và Firyubin đặc biệt coi trọng để không làm hỏng những nỗ lực của Moskva trong tháng 3 và tháng 4 nhằm xây dựng một nền tảng vững chắc cho vị trí của Liên Xô ở Việt Nam. Theo đó, tấn công của ông trong cuộc đối thoại với Kohler vào vai trò của Mỹ, những lời khuyến cáo của ông rằng sự hiếu chiến của Mỹ sẽ "không thể không bị trừng phạt, không bị phản ứng lại", quan điểm của ông bảo vệ cuộc đấu tranh miền Nam Việt Nam như là một kết quả tất yếu của sự phản đối rộng rãi chống lại sự đàn áp của "chế độ bù nhìn Sài Gòn", hình như là một phần của nghi thức được sắp xếp để lẩn tránh lời cáo buộc có thể xảy ra về "thái độ quá mềm mỏng" của phía Moskva.
Nhưng Firyubin, trong khi từ chối làm một "người đưa thư" giữa hai bên tham chiến "đã không có bất cứ nỗ lực nào để trả lời" văn bản thông báo miệng mà Kohler đã chuyển cho ông lúc mở đầu cuộc đối thoại. Đó có lẽ là một hành động chủ đích của Liên Xô vì cho rằng cuối cùng thì Hà Nội cũng sẽ nhận lời đề nghị của Mỹ, ít ra là từ tay của những người đồng chí Liên Xô. Đó là sự hiểu biết của Kohler về cách ứng xử của Firyubin, nhưng vị Đại sứ vẫn giữ một thái độ lạc quan đáng ngạc nhiên sau cuộc nói chuyện. Trong một thông điệp gửi cho Bộ Ngoại giao ông đã thú nhận rằng ông "có thể hiểu, nếu không phải là thông cảm với sự nhạy cảm của Liên Xô…". Ông bày tỏ hy vọng rằng phản ứng của Firyubin sẽ không bị Washington xem là một bằng chứng về sự cứng rắn có chủ đích trong thái độ của Liên Xô. "Cái đó có lẽ đơn giản là một phản ánh về tình trạng rắc rối mà Liên Xô đang gặp phải trong lúc này".
Kohler chắc chắn rằng thông điệp của Mỹ đã nằm trong tay Việt Nam dân chủ cộng hoà và Washington cần phải tỉnh táo để đón nhận phản ứng từ phía bên kia"? Sự lạc quan của vị Đại sứ có một vài cơ sở chỉ một ngày trước lệnh ngừng ném bom, Liên Xô đã cho phép có một cuộc tiếp xúc giữa "hai quan chức trong bóng tối ở một chừng mực nào đó" với Peirre Salinger, cựu thư ký báo chí của Tổng thống Kennedy và Johnson, ông này khi đó đang có mặt ở Moskva trong một chuyến đi cá nhân.
Salinger được Mikhail Sagatelyan của Công ty điện báo mời ăn tối. Trong bữa ăn tối Sagatelyan đưa ra phán đoán rất đầy đủ về những giải pháp có thể tiến hành đối với xung đột ở Việt Nam. Hai hôm sau Salinger và Sagatelyan gặp lại nhau trong bữa ăn tối, lần này với sự có mặt đầy đủ của một đại diện của Bộ Ngoại giao Liên Xô chỉ nêu danh tính là Vasily Sergeyvich.
Phía Liên Xô đã khẳng định mối quan tâm của họ đối với những giải pháp ở Việt Nam và thông báo với Salinger rằng Chính phủ Liên Xô trước đó nhận lời đề nghị của Mỹ đối với Bắc Việt Nam nhưng sẽ không trả lời hay có hành động đáp lại đề nghị này cho tới khi các nhà lãnh đạo Liên Xô chắc chắn rằng có thể đạt được một điều gì đó hết sức quan trọng từ những cuộc gặp gỡ với Salinger.
"Suốt cuộc nói chuyện", như Kohler đã báo cáo với Washington: "Liên Xô đã giải thích rõ ràng với Salinger rằng, với vũ trí nhạy cảm của Liên Xô thì bất cứ tiến bộ nào đối với giải pháp chính trị Việt Nam cần phải được khởi sự và tiến hành, ít ra là ở thời kỳ đầu, trên cơ sở tiếp xúc chính thức, ngụ ý nếu câu chuyện có bị bại lộ hoặc kế hoạch có bị thất bại, thì Liên Xô cũng có khả năng chối bỏ toàn bộ sự việc".
Rõ ràng Sagatelyan đã hành động theo sự hiểu biết của các nhà lãnh đạo Liên Xô, nếu không nhà báo Liên Xô không có lý do gì để đề cập đến chủ đề Việt Nam trong cuộc gặp gỡ với Sagatelyan mà không được phép của lãnh đạo của ông ta. Vì lẽ đó người ta sẽ tự chất vấn về mục đích của các quan chức Liên Xô, những người đã cho phép có những cuộc tiếp xúc với Salinger.
Rõ ràng Sagatelyan có hai nhiệm vụ: chuyển tới người Mỹ mối quan tâm của Moskva về diễn biến tình hình tại Việt Nam và mong muốn cuộc xung đột sẽ được giải quyết, đồng thời cho Washington biết rằng trong hoàn cảnh hiện tại Liên Xô không có cơ hội để bày tỏ, cho dù tình hình có thể thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.
Có lẽ Điện Kreml cũng đang tìm hiểu thực chất những lời đề nghị của Mỹ đối với Bắc Việt Nam. Trong bất cứ trường hợp nào, mối quan tâm của họ đối với các cuộc tiếp xúc của Sagatelyan cũng đã giảm đi.
Một cuộc trò chuyện ngắn bên cách caffe giữa Ngoại trưởng Rusk và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Gromyko tại Viên ngày 15 tháng 5 đã kết thúc mối quan tâm của Liên Xô với dự án "Hoa tháng 5". Trong cuộc trò chuyện này Gromyko phát biểu một cách rõ ràng rằng Moskva sẽ không đàm phán về Việt Nam, rằng Liên Xô xem việc ngừng ném bom tạm thời là "xúc phạm" và chính bản thân Mỹ phải tìm cách tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam. Rusk kết luận: "Gromyko muốn tôi tin tưởng rằng họ không chuẩn bị để tìm một giải pháp ở Hà Nội hay Bắc Kinh và sẽ có những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đang chờ phía trước (trừ khi chúng tôi từ bỏ những hành động của mình ở miền Nam Việt Nam)".
Trong khi đó, như các quan chức ở Washington mong đợi gì những phản ứng tích cực của Hà Nội trước sáng kiến của Mỹ.
Tuy nhiên, Hà Nội cũng có những bước đi đáng khích lệ, đặc biệt là thông báo của Quốc hội Bắc Việt Nam và cách giải quyết do Trưởng đoàn kinh tế Việt Nam dân chủ cộng hoà tại Paris, Mai Văn Bộ đưa ra trước các nhà ngoại giao Pháp. Tuy nhiên, cách giải quyết này chỉ được đưa ra sau khi Mỹ đã tiếp tục ném bom và quá trễ để ảnh hưởng tới những quyết định của Mỹ.
Mục tiêu của Washington trong việc ngừng ném bom đã không đạt được kết quả, để chứng tỏ Hà Nội không có xu hướng tìm kiếm một giải pháp hoà bình, và kết quả là việc làm này đã được khẳng định rõ ràng, một vài tháng sau Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận: "Việc ngừng ném bom đầu tiên của chúng tôi chỉ là một nỗ lực tuyên truyền".
Bản chất những động cơ những kết quả, như lời giải thích của Ralph Waldo Emerson, "cuộc chiến đang xảy ra và làm day dứt loài người".
Trong khi qui mô viện trợ của Liên Xô cho Bắc Việt Nam tiếp tục mở rộng. Nhu cầu cuộc chiến tranh ngày càng lớn hơn buộc Hà Nội phải nhờ đến sự giúp đỡ hơn nữa của các đồng minh xã hội chủ nghĩa, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc. Do vậy Bắc Việt Nam đã gửi một phái đoàn do Lê Thanh Nghị, phó của ông Phạm Văn Đồng tới Moskva, Bắc Kinh và thủ đô của những nước Đông Âu khác.
Tờ Pravda tường thuật phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hoà tai Moskva vào ngày 5 tháng 6 năm 1965, nhưng không đề cập đến mục đích của chuyến viếng thăm. Song tầm quan trọng của chuyến viếng thăm thật rõ ràng khi báo chí đưa tin: Lê Thanh Nghị được Kosygin và sau đó là Breznhev tiếp đón.
Cuộc đàm phán diễn ra giữa Vladimir Novikov, phó của ông Kosygin và phái đoàn Việt Nam kéo dài mãi tới ngày 10 tháng 7, có một thời gian nghỉ ngắn cho phép Lê Thanh Nghị tới các nước Đông Âu với một mục tiêu là điều phối viện trợ xã hội chủ nghĩa cho "những chiến sĩ anh hùng Việt Nam".
Trong một thông cáo được đưa ra sau chuyến viếng thăm và được công bố trên tờ Pravda ngày 13 tháng 6, những người tham dự đã đạt được những thoả thuận với Liên Xô giúp phát triển nền kinh tế quốc dân và tăng cường tiềm lực quân sự Việt Nam dân chủ cộng hoà. Thoả thuận này bao gồm những điều khoản viện trợ tăng cường của Liên Xô cho Bắc Việt Nam ngoài những thứ đang trên đường vận chuyển. Các nhà đàm phán không tiết lộ số lượng cũng như điều kiện của khoản viện trợ, nhưng Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam dân chủ cộng hoà "hài lòng ghi nhận những kết quả quan trọng đạt được ở nhiều lĩnh vực trong chuyến viếng thăm này". Rõ ràng các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam đã hài lòng về thái độ của các nước xã hội chủ nghĩa đối với viện trợ dành cho Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Những cuộc đàm phán tại Moskva trong tháng 6 và tháng 7, chứng tỏ Liên Xô ngày càng dính líu sâu vào cuộc xung đột ở Đông Nam Á. Hơn nữa, sự dính líu này không chỉ giới hạn trong khuôn khổ bảo vệ Bắc Việt Nam mà còn cả trong cuộc chạm chán của họ với Mỹ. Các nhà lãnh đạo Liên Xô đã hoàn toàn ý thức được rằng vũ khí và đạn dược chế tạo tại Liên Xô đã được chuyển cho "những người yêu nước" Nam Việt Nam tạo nên cuộc đối đầu trực tiếp với Washington. Họ tỏ ra sẵn sàng chấp nhận sự mạo hiểm này.
Ít ra Kreml đã không che giấu thái độ thiện cảm của họ đối với đại diện của Việt cộng tại thủ đô Liên Xô.
Tháng 12 năm 1964, Liên Xô đã nhất tri cho thiết lập phái đoàn đại diện thường trú của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại Moskva, nhưng mãi tới tháng 4 năm 1965 nhân viên của phái đoàn này mới tới đây.
Kosygin đã tiếp Đặng Quang Minh, Trưởng phái đoàn vào ngày 3 tháng 6 và nhấn mạnh tầm quan trọng mà Liên Xô dành cho mối quan hệ với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Sự việc này cùng lúc đã chứng tỏ thái độ quyết tâm của Liên Xô ủng hộ cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Tuy nhiên, Liên Xô cũng không muốn vượt qua một số giới hạn của sự mạo hiểm.
Liên Xô không thể không nhận được mối nguy hiểm của việc đối đầu trực tiếp với Mỹ, nhất là, nếu Washington lựa chọn giải pháp vũ khí hạt nhân để đàn áp quân phiến loạn ở miền Nam Việt Nam. Đối với Moskva đây là cơn chiến sĩ mộng thực sự, vì vào mùa hè năm 1965 Kreml thường xuyên nhận được những báo cáo về khả năng này. Chẳng hạn, tháng 6 năm 1965, nguồn tin tình báo Liên Xô thông báo với Điện Kreml rằng trong một cuộc đối thoại với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ý, Amintore Fanfani, Ngoại trưởng Rusk thừa nhận rằng, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đang xem xét khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Việt Nam.
Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Xô viết và KGB trong một báo cáo gửi giới lãnh đạo Xô viết hồi tháng 8, nghiêm túc đánh giá về mức độ sẵn sàng của Mỹ châm ngòi nổ một cuộc chiến tranh nhiệt hạch và những dự tính của chính quyền Johnson liên quan tới vấn đề này.
Moskva cũng không thể bỏ qua những cạm bẫy bắt nguồn từ sự dính líu của Liên Xô tại Việt Nam như là gánh nặng tài chính của viện trợ cho Việt Nam dân chủ cộng hoà, quan hệ xấu đi với phương Tây và thái độ ương ngạnh không thể sửa chữa được của những người đồng chí Bắc Việt Nam, luôn coi sự giúp đỡ cuộc đấu tranh của họ là trách nhiệm duy nhất của nhân dân Liên Xô.
Tất cả những nhân tố này đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo Liên Xô một lần nữa để mắt tới mối quan hệ của họ với Mỹ, dễ thực hiện hơn sau khi Moskva đã chứng tỏ sự gắn bó của họ đối với sự nghiệp của Bắc Việt Nam.
Để bày tỏ thái độ của mình đối với Mỹ, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã tận dụng một buổi gặp gỡ lễ tân do Đại sứ quán Mỹ tại Moskva tổ chức để chào mừng một nhà ngoại giao và học giả có tiếng tăm, người cha tinh thần của Học thuyết chiến tranh Lạnh "kiềm chế", và cựu đại sứ tại Liên Xô, George F. Kennan, khi đó đang viếng thăm Liên Xô trong "một chuyến đi mang nặng tình cảm" đối với nơi mà ông ta đã trải qua thời tuổi trẻ.
Foy Kohler mời nhiều quan chức nổi tiếng của Liên Xô, các nhà sử học và các viện sỹ hàn lâm tới dự bữa ăn trưa ở nhà mình, toà nhà Spaso House nổi tiếng, Trong số đó có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Gromyko. Gromyko lúc đầu đã từ chối lời mời nhưng đột ngột thay đổi ý định và đồng ý trong khi một số khách mời khác "bất ngờ" từ chối.
Cuộc đối thoại diễn ra vào ngày 25 tháng 6 có tầm quan trọng lớn xét từ nhiều góc độ. Theo Kohler, cuộc đối thoại "trải ra trên một diện rộng và suốt cuộc đối thoại Gromyko tỏ ra lịch sự, niềm nở và cho một cảm giác thực sự mong muốn nối lại đối thoại về những vấn đề cơ bản đã được khởi đầu từ thời hậu Cuba".
Sau khi thảo luận chung với Kennan về những vấn đề các Phong trào giải phóng dân tộc, Gromyko trong một chừng mực nào đó đã bất ngờ bày tỏ mong muốn được chuyển tới đại sứ Mỹ "hai điểm mấu chốt": một là, Liên Xô không có quyền và không thể đàm phán thay cho Việt Nam, và thứ hai, Liên Xô đã và đang tiếp tục duy trì "chính sách cơ bản là tìm kiếm sự cải thiện trong mối quan hệ song phương Mỹ-Xô".
Làm rõ lý do thứ nhất, Gromyko nhấn mạnh rằng tình hình của Việt Nam cần phải được thảo luận trực tiếp với Việt Nam dân chủ cộng hoà. Quan điểm của Liên Xô là ủng hộ phát biểu bốn điểm của Phạm Văn Đồng ngày 8 tháng 4. Như trong cuộc đối thoại của ông với Rusk tại Viên, Gromyko "cảnh báo" chính quyền Johnson sẽ không đạt được tiến bộ nào nếu cách giải quyết trong tương lai đối với Việt Nam vẫn được trình bày bằng những thuật ngữ "xúc phạm" như đã trình bày trước đây.
Về quan hệ Xô, Mỹ, Gromyko nhấn mạnh rằng Chính phủ Liên Xô đã rất thất vọng bởi "sự thay đổi nghiêm trọng" trong chính sách của Mỹ kể từ cuộc bầu cử năm 1964. Ông đã so sánh một số biện pháp của chính quyền Johnson với những biện pháp trước đó đã được Goldwater ủng hộ trong chiến dịch vận động tranh cử của ông ta.
Kohler đã cố gắng thuyết phục người đương nhiệm của ông rằng Washington hiểu khá rõ những khó khăn mà Chính phủ Liên Xô gặp phải trong việc giải quyết tình hình Việt Nam, trước hết bởi vì thái độ của Hà Nội và Bắc Kinh.
Nhưng chính quyền Johnson vẫn hy vọng rằng Moskva "sẽ dùng ảnh hưởng của minh đối với Hà Nội trong nỗ lực mang lại giải pháp hoà bình cho vấn đề Việt Nam" mà Mỹ không muốn thấy tình hình leo thang đến một mức độ nguy hiểm.
Đại sứ đã bảo vệ những hành động của đất nước mình ở Nam Việt Nam, cho rằng chúng phù hợp với chính sách trước đây của Mỹ và bảo đảm với họ rằng cho đến thời điểm đó Mỹ không hề thay đổi thái độ trong mối quan hệ với Liên Xô. Kohler đã phát biểu: "Chúng tôi có quan điểm trước sau như một rằng cho dù những khó khăn hiện tại, nhất là ở Việt Nam, chúng tôi vẫn mong muốn tiếp tục cải thiện quan hệ Mỹ-Xô trên nền tảng của một sự khởi đầu quan trọng đã được thực hiện năm 1963".
Rõ ràng Gromyko đến Spaso Houpse không chỉ đơn giản để nhắc lại rằng Liên Xô không thể đóng vai trò trung gian giữa Mỹ và Bắc Việt Nam. Dự tính của ông ta không còn là khẳng định lại mối quan tâm của Liên Xô muốn duy trì quan hệ tốt với Washington.
Kohler hiểu được điều này và đón nhận sự đảm bảo của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô một cách phấn khởi, hứa với Gromyko rằng Chính phủ Mỹ sẽ góp phần phát triển quan hệ giữa hai nước.
Trong báo cáo của Kohler về Washington, ông đã lưu ý sự xuất hiện của Gromyko tại Spaso, những nhận xét khả quan của ông ta về mối quan hệ Mỹ-Xô, tâm trạng cởi mở và sự hồi tưởng "gần như khao khát" của ông ta về không khí của năm 1963. Kohler đã kết luận rằng "có lẽ đã xuất hiện một số sự mềm dẻo trong thái độ của Liên Xô".
Washington đón nhận bức điện của Kohler trong một trạng thái lẫn lộn.
Một mặt, như một nhân viên Phòng tình báo và nghiên cứu thuộc Bộ Ngoại giao quan sát được trong một bức thư gửi cho Lewellyn Thompson, cuộc viếng thăm của Gromyko cũng như "những cuộc nói chuyện gần đây về các kênh thông tin" đã chứng tỏ "ít nhất Liên Xô có lẽ cũng đang lo ngại rằng mối quan hệ của chúng ta đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát".
Sự kiện thực tế Liên Xô đã kiềm chế không phản đối khi Kohler đề nghị Liên Xô gây sức ép buộc Hà Nội tiến hành đàm phán, điều này được Washington đánh giá là một dấu hiệu khả quan nữa.
Mặt khác, các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng đã nhận thấy những nỗ lực của Liên Xô để vượt qua Trung Quốc ở trong "cuộc chiến đấu cách mạng" và một số dấu hiệu về quan điểm cứng rắn của Liên Xô đối với những vấn đề quốc tế khác.
Một số thành viên của chính quyền Johnson tin tưởng rằng đã đến lúc Liên Xô cần phải có những bước đi đầy trách nhiệm để giảm căng thẳng ở những khu vực nhạy cảm, chủ yếu là ở Việt Nam.
Xem xét những lời đảm bảo của Gromyko trong cuộc gặp của ông với Kohler, Washington đã quyết định tìm hiểu đầy đủ hơn về quan điểm của Liên Xô.
Công việc này có lẽ nằm trong ý tưởng của Ngoại trưởng Rusk khi ông triệu tập Dobrynin trước khi ông này lên đường quay trở lại Moskva, bởi đây là một cơ hội tốt để sử dụng ông đại sứ chuyển về đất nước mình những ý tưởng của Chính phủ Mỹ việc hợp tác để tìm giải pháp cho cuộc xung đột ở Đông Nam Á.
Điều này cần thiết hơn đối với chính quyền Johnson bởi vì họ đang xem xét những kế hoạch tăng cường Mỹ hoá Cuộc chiến tranh Việt Nam.
Do vậy, cuộc đối thoại với Dobrynin có thể giúp tránh được "một sự hiểu lầm" từ phía các nhà lãnh đạo Liên Xô và có thể thuyết phục Điện Kreml rằng: Washington nóng lòng muốn tìm cách kết thúc cuộc chiến tranh càng sớm càng tốt.
Rusk đã mở đầu cuộc đối thoại với Dobrynin bằng cách phát biểu lại một mong muốn không thay đổi của Chính phủ ông để cải thiện mối quan hệ với Liên Xô, mặc cho những cuộc tấn công gay gắt vào cá nhân Tổng thống Johnson trên báo chí Liên Xô. Tiếp theo Ngoại trưởng lưu ý rằng "một nghĩa rộng nhất" vấn đề mấu chốt giữa hai nước là vấn đề Đông Nam Á. Chính phủ Mỹ sẵn sàng thảo luận vấn đề này với Liên Xô, nhưng không biết rõ về thái độ của bên kia đối với một cuộc thảo luận như vậy.
Sau những lời đàm phán mở đầu của Rusk phán đoán về một khả năng duy trì "kênh thông tin không chính thức" giữa Washington và Moskva về vấn đề Việt Nam. Rusk nói rằng ông hiểu sự lo ngại của Liên Xô về khả năng những cuộc tiếp xúc bí mật giữa hai nước bị lộ, nhưng ông cũng lạc quan tin tưởng rằng có thể bố trí và đảm bảo bí mật cho những cuộc hội đàm riêng.
Rusk kết luận rằng: "Chúng tôi hiểu khó khăn của Liên Xô trong việc đưa vấn đề này (vấn đề chiến tranh ở Việt Nam) đến một kết cục hoà bình, và về phía chúng tôi cũng có những khó khăn. Tuy nhiên, mặc dù tồn tại hàng triệu người Trung Quốc, chỉ có duy nhất hai nước Liên Xô và Mỹ có thể duy trì được hoà bình. Chúng tôi rất bối rối không biết phải bắt đầu như thế nào, giả định rằng cả hai bên đều thực sự mong muốn hoà bình".
Để tăng cường trọng lượng của cuộc đối thoại này với Đại sứ Liên Xô, Washington có kế hoạch phái W. Averell Harriman tới Moskva để thuyết phục Liên Xô đóng một vai trò tích cực hơn nữa trong các cuộc đàm phán.
Tên tuổi của Harriman rất có ý nghĩa trong lịch sử quan hệ Xô, Mỹ. Kinh nghiệm về quan hệ của ông đối với người Nga ngược trở lại đầu những năm 20, khi đó với tư cách là một thương gia trẻ tuổi và là người thừa kế một trong những tài sản lớn nhất nước Mỹ, ông nhận được từ chế độ Stalin một hợp đồng khai thác mỏ mangan ở vùng Georgia của Liên Xô. Công ty Mangan của Harriman ở Georgia từng là một phần quan trọng trong kế hoạch của Liên Xô để giành được sự thừa nhận của Mỹ đối với Liên Xô thông qua quan hệ kinh tế với một nước tư bản phát triển lớn nhất thế giới.
Harriman đến Moskva lần đầu tiên vào năm 1926 để gặp gỡ những nhân vật nổi tiếng như Bolsheviks, Maxim Litvinov và Leon Trotsky. Những chuyến đi tiếp theo của ông tới Liên Xô diễn ra trong thời kì Đại chiến II, trước tiên là phái viên đặc biệt của Tổng thống Roosevelt, sau đó là Đại sứ Mỹ ở Liên Xô. Harriman đã gặp Stalin nhiều lần và có rất nhiều kinh nghiệm trong các cuộc đối phó với nhà độc tài và những người bợ đỡ ông ta. Thực sự, ông ta đã giành được sự kính trọng của Liên Xô đến mức mà tên tuổi của ông đã được gắn mãi mãi với liên minh Liên Xô, phương Tây và chiến thắng trước Hitler. Chính bản thân Stalin đã dành sự chú ý đặc biệt cho vị đại sứ Mỹ. Sau chiến tranh Harriman vẫn tiếp tục là nhân vật có tiếng tăm trong mối quan hệ Xô, Mỹ. Ông có quan hệ cá nhân với Khruschev và Kosygin. Ông đã gặp Kosygin khi Kosygin mới chỉ là cán bộ thừa hành của Stalin.
Như Harriman đã lưu ý trong một bức thư gửi cho Tổng thống Johnson sau cuộc bầu cử năm 1964: "Tổng thống Roosevelt, Truman và Kennedy đã sử dụng tôi như là một cú đấm quyết định trong các cuộc đàm phán đặc biệt, ngoài những trách nhiệm thông thường của tôi. Do may mắn hoặc tốt số, thành tích chiến thắng của tôi cao đáng kinh ngạc". Vậy nên khi vấn đề tìm kiếm những kênh thông tin thích hợp đối với Liên Xô nảy sinh, Harriman tỏ ra là một ứng cử viên hợp lý để phái tới Moskva và bản thân ông ta cũng đồng tính mạnh mẽ với quyết định này.
Chinh bản thân Harriman đã nghi ngờ sự khôn ngoan trong những díu líu của Mỹ vào Việt Nam và tin tưởng vào sự cần thiết phải tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột. Theo quan điểm của ông, con đường dẫn đến hoà bình ở bán đảo Đông Dương đi qua Moskva. Niềm tin của Harriman dựa vào đánh giá của ông về người lãnh đạo mới của Liên Xô.
Ngay sau khi Khuskchev bị mất chức, Harriman đã thổ lộ với John Mc Cloy, một người cộng sự thân cận của Johnson, rằng ông hiểu rất rõ con người Kosygin và tin tưởng thủ tướng mới của Liên Xô là người có suy nghĩ thực dụng. Điều này ám chỉ rằng Kosygin, người đang phải bận tâm với những vấn đề của nền kinh tế Liên Xô thì cuộc chiến tranh ở bán đảo Đông Dương là một cản trở lớn, gây tổn hao tiền bạc và những phương tiện khác cho một tình trạng hỗn độn không cần thiết. Vì thế nên Harriman tin tưởng những mong muốn của Washington để giải quyết cuộc xung đột trong thời gian ngắn nhất cũng nằm trong lợi ích của Liên Xô và sẽ có ích khi duy trì những kênh thông tin đáng tin cậy với Moskva và yêu cầu các nhà lãnh đạo Liên Xô giúp đỡ trong vấn đề này. Ông đã nhất trí tới Liên Xô với tư cách cá nhân để thực hiện nhiệm vụ thăm dò tình hình.
Ông bắt đầu thảo luận vấn đề này với Đại sứ Dobrynin trong tháng 6 và nhờ Dobrynin tìm hiểu xem liệu Moskva có chấp thuận chuyến đi của ông không? Cuộc đối thoại của Gromyko với Kohler và Kennan đã củng cố quyết tấm của Harriman đến thăm Liên Xô, mặc dù, như ông đã nhấn mạnh trong cuộc nói chuyện qua điện thoại với đại sứ Liên Xô, ông sẽ không tới Liên Xô, trừ khi các nhà lãnh đạo Liên Xô chào đón ông. Cuối cùng Dobrynin đã gọi điện cho Harriman ngày 1 tháng 7 năm 1965 và thông báo với ông rằng các nhà lãnh đạo Liên Xô nhất trí gặp cựu "phái viên đặc biệt của thời Churchill và Stalin".
Harriman không như Kennan đã không dự định có một chuyến đi tình cảm. Tuy nhiên, để đảm báo tính chất bí mật của chuyến đi, ông đã thông báo chuyến đi của mình như là một kỳ nghỉ bình thường.
Rõ ràng việc mạo hiểm này hoàn toàn là sáng kiến của Harriman, nhưng Johnson và Rusk khi đó nói chung ủng hộ ý tưởng của vị đại sứ (chức danh chính thức của Harriman ở Bộ Ngoại giao, mặc dù ông thích gọi là "Thống đốc", di sản thời gian cầm quyền của ông với tư cách là thống đốc bang New York).
Rusk đã xác định được mục đích chuyến viếng thăm của Harriman trong một cuộc nói chuyện của ông với Dobrynin ngày 3 tháng 6: "Ngoại trưởng nói rằng, ông muốn làm rõ việc không gợi ý thống đốc Harriman dự định đàm phán chính thức về những vấn đề liên quan đến Việt Nam".
Ông nói rằng: "Thống đốc Harriman chắc chắn ý thức được quan điểm của Mỹ và thông thạo trong mối quan hệ song phương và mong muốn được thảo luận những vấn đề trên với nhà cầm quyền Liên Xô". Nhưng nhiệm vụ chính của ông ta, Rusk nói, là xác định thái độ của Moskva trong cuộc tiếp xúc giữa hai bên, có liên quan gì đến sự dính líu của Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam.
Cả chính quyền lẫn Harriman đều không có ý định tiết lộ mục đích thật sự của chuyến công vụ. Trước khi đại sứ khởi hành, Bộ Ngoại giao nhắc nhở ông về sự cần thiết phải "hạn chế sự phán đoán của giới báo chí" với chuyến đi, nhất là giới báo chí Moskva "càng nhiều càng tốt". Về công khai Harriman và vợ đang đi nghỉ.
Nếu xuất hiện câu hỏi liệu Harriman có dự kiến gặp các nhà lãnh đạo Liên Xô trong chuyến viếng thăm của mình hay không, thì câu trả lời "không" được loại trừ, vì "xét đến vị trí và quan hệ quen biết cá nhân của ông với các quan chức Pháp, Liên Xô và với Chính phủ khác".
Lộ trình chuyến đi bao gồm Paris, Moskva, Brussel, Tây Đức, Rome, Belgrad và London.
Ngày 8 tháng 7, Harriman tới Paris, tại đây ông đã thảo luận mục tiêu chính chuyến đi của ông với Bộ Ngoại giao Pháp, Couve De Murville. Ngay sau khi Pháp biết bối cảnh nhiệm vụ của Harriman, Couve De Murville đã thu hút sự chú ý của vị đại sứ về vị thế khó khăn của Moskva. Ông lưu ý rằng, Liên Xô "thực sự mong muốn hoà bình nhưng không có cách nào khác để gây ảnh hưởng theo hướng này". Họ không thể làm Việt Nam dân chủ cộng hoà thất vọng, nhưng mặt khác, họ không muốn phó mặc cuộc xung đột ngày một gia tăng cho sự rủi ro".
Với những thông tin gây lo lắng này, Harriman rời Paris đi Moskva ngày 12 tháng 7.
Harriman thông báo mục đích sự có mặt ở Moskva là để tham dự một liên hoan phim quốc tế, mặc dù đã nhiều năm ông chẳng bước chân vào rạp chiếu phim và chỉ nhớ được vài bộ phim trình chiếu cho Stalin sau bữa tiệc chiêu đãi ở Điện Kreml.
Như đã dự kiến trước, hành vi khác thường của thống đốc đã gây ra sự chú ý của các nhà báo, họ đã hỏi đại diện chính quyền và cả Tổng thống Johnson trong một cuộc họp báo của ông vào ngày 13 tháng 7 rằng, liệu có phải chuyến đi của Harriman tới Moskva có liên quan tới vai trò của Liên Xô ở Việt Nam.
Johnson nhấn mạnh rằng, Harriman đang đi nghỉ và chính quyền không phái ông đi, mặc dù Tổng thống "nhiệt tình ủng hộ lời phát biểu của Harriman rằng: ông rất vui lòng được gặp gỡ bất cứ ai thực sự muốn gặp gỡ ông".
Không ngạc nhiên chút nào, Thủ tướng Kosygin nằm trong số người này. Hai cuộc gặp gỡ giữa Kosygin và Harriman đã diễn ra tại Moskva vào ngày 15 và 21 tháng 7.
Trong hai dịp này tờ Pravda đã đăng những thông tin ngắn về những cuộc gặp gỡ nhưng không tiết lộ chi tiết.
Những bài tường thuật cho biết Harriman đang ở thăm Liên Xô với tư cách cá nhân và đã bắt đầu những cuộc trò chuyện.
Tuy nhiên, không giống như những trích đoạn tẻ ngắt của tờ Pravda, những cuộc hội đàm giữa hai nhân vật này tỏ ra sống động và giàu tình cảm.
Theo báo cáo của Harriman về Washington, Kosygin đã gây cho ông ta một ấn tượng mạnh với tư cách là một người tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản và thắng lợi cuối cùng của nó. "Thủ tướng nhìn thẳng vào mắt tôi, khi ông nói về chủ nghĩa cộng sản, các phong trào giải phóng dân tộc và việc Mỹ đe doạ hoà bình thế giới".
Trong khi đó phái viên của Mỹ cũng nhận thấy Kosygin thực dụng và không giáo điều. Ông vô cùng lo lắng cho sự thành công của nền kinh tế Liên Xô. Ông có những lời phát biểu chân thành và khiêm tốn về tình hình quốc tế và hiểu biết của Liên Xô về tình hình hiện nay. Tóm lại, Harriman kết luận rằng Thủ tướng có "niềm tin, quyết tấm và lòng dũng cảm".
Đề tài của những cuộc trò chuyện trải dài từ Việt Nam đến Berlin tới những vấn đề vũ khí hạt nhân và quan hệ song phương. Thủ tướng Liên Xô phàn nàn rằng Johnson đã thay đổi phương hướng sau cuộc bầu cử và lặp lại phản đối của Liên Xô phản ánh thái độ thất vọng sâu sắc của Moskva đối với những diễn biến ở Việt Nam. Liên Xô đã ủng hộ cho Johnson trong cuộc bầu cử vừa qua, Kosygin nói, nhưng Tổng thống không được như họ trông đợi.
Harriman đã cố gắng thay đổi quan điểm như vậy về Johnson và có lẽ đã thành công, vì Kosygin đã trở nên "mỗi lúc một thân thiện bày tỏ mong muốn" được gặp Tổng thống.
Nhưng chủ đề chính của việc thảo luận là cuộc xung đột ở Việt Nam. Kosygin đã nêu rõ rằng, tình hình Việt Nam, mặc dù chỉ bó hẹp trong phạm vi bó hẹp của nó, nhưng có ảnh hưởng đến quan hệ giữa Moskva và Washington. Cho dù Kosygin có mong muốn giải quyết được vấn đề Việt Nam nhiều đến đâu đi chăng nữa, thì dẫu sao ông cũng vẫn ủng hô ý kiến của Phạm Văn Đồng và không bị thuyết phục bởi những khẳng định của Harriman rằng Mặt trận dân tộc giải phóng có tiếng nói của nhân dân miền Nam. Rõ ràng ông rất lo ngại về vị trí tế nhị của Liên Xô và tìm cách thông tin với Harriman rằng sự chạm chán với Bắc Kinh có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn cả đến chính sách của Liên Xô ở bán đảo Đông Dương. Mặc dù bác bỏ vai trò trung gian trong cuộc tranh chấp Mỹ, Việt Nam dân chủ cộng hoà, Thủ tướng Liên Xô đã bày tỏ mong muốn tích cực cho một giải pháp ở Việt Nam và việc duy trì vĩ tuyến 17 như là một đường ranh giới. Điều này cho biết rằng Liên Xô không phả đối sự tồn tại của hai Việt Nam, một trong hai sẽ tiếp tục là thể chế không xã hội chủ nghĩa và có lẽ sẽ tồn tại một lượng hạn chế lực lượng quân sự Mỹ đón trên lãnh thổ.
Cuộc đối thoại với Kosygin đã để lại trong Harriman những cảm giác trái ngược nhau.
Như ông phát biểu trong một báo cáo gửi về Washington: "Chuyến đi tới Moskva đã đạt được trong chừng mực nhất định cao hơn mức tối thiểu mà tôi mong muốn và thấp hơn mức hy vọng tối đa của tôi". Chắc chắn việc Harriman đến thủ đô Liên Xô và những cuộc gặp gỡ của ông với Kosygin tỏ ra rất hữu ích.
Như Harriman lưu ý, đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên của đại diện chính quyền Johnson kể từ khi lên nắm quyền năm 1964, với một thành viên của bộ ba cầm quyền Liên Xô, trừ những cuộc nói chuyện tình cờ ở các buổi lễ tân ngoại giao. Những cuộc thảo luận này đã giúp thảo luận một số vấn đề trong quan hệ song phương và tình hình thế giới và các nhà lãnh đạo Mỹ "có một số hiểu biết sâu sắc" về suy nghĩ thái đạo, và các mục tiêu đối ngoại của các nhà lãnh đạo Liên Xô. Điều mà Harriman còn chưa đạt được là một sự bảo đảm chắc chắn của Kreml để gây áp lực để buộc Hà Nội phải đàm phán theo những điều kiện của Mỹ.
Trợ lý đặc biệt của Mc George Bundy vẫn còn nghi ngờ về những thành công của Harriman. Điều dường như nổi bật đối với Bundy là những lời bình luận của Kosygin "khá thông thường" về một danh sách sách chuẩn mực những mục tiêu giải trừ quân bị, một bài phát biểu chuẩn mực ủng hộ Phong trào giải phóng dân tộc, một cuộc trao đổi chuẩn mực về Việt Nam.
Nhưng ngay cả trong tình huống này vẫn có những sắc thái hứa hẹn đối với Mỹ. Giám đốc Cơ quan tình báo và nghiên cứu của Bộ Ngoại giao, Thomas Hughes, trích dẫn những sắc thái này trong một thông báo gửi Rusk, "Có tính chất gợi ý hơn cả" là những nhận xét của Kosygin rằng Mỹ cần phải "đề nghị trở lại một điều gì đó đối với ý kiến bốn điểm của Phạm Văn Đồng. Gợi ý như vậy "không có tiền lệ trong nhận xét của các nhà lãnh đạo Liên Xô hoặc Bắc Việt Nam". Hughes đánh giá các diễn đạt của Thủ tướng Liên Xô về Việt Nam là "một gợi ý nghiêm túc và không đơn giản chỉ là một cách để phủi tay khỏi những đề tài này". Kosygin lưu ý rằng Hà Nội không loại trừ một giải pháp chính trị và rằng bốn điểm của họ đưa ra có thể được điều chỉnh. Trong một nghĩa rộng hơn, Hughes viết, Thủ tướng Liên Xô chứng tỏ rằng các nhà lãnh đạo Liên Xô sẵn sàng thảo luận với Washington bất cứ vấn đề nào có vẻ phù hợp. Một "danh sách chuẩn mực" những tuyên bố của Liên Xô không có nghĩa rằng nó sẽ không bao giờ được sửa đổi và một mong muốn rõ ràng của Kosygin thấy cuộc xung đột Việt Nam được giải quyết, cũng như việc ông thúc giục Mỹ gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam bất chấp Bắc Kinh và rằng Moskva sẽ tiến đến đích này. Nhưng Washington phải có những bước đi tạo điều kiện thuận lợi cho hành động của Liên Xô.
Ý tưởng về một sự điều chỉnh của Mỹ chiếm phần lớn chủ đề cuộc nói chuyện của Harriman với Yosip Broz Tito (nhà lãnh đạo Nam Tư) khi nhà cựu đàm phán này tới Bengơrat sau các chuyến viếng thăm Moskva, Brusell, Bon và Roma. Tito nói với Harriman rằng ấn tượng mà ông ta có được từ các nhà lãnh đạo Moskva là tình hình bán đảo Đông Dương đặc biệt khó khăn cho Liên Xô, bởi vì Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam. Tito giải thích rằng: "Liên Xô không thể không đoàn kết với Hà Nội vì làm khác đi sẽ tự đưa mình vào một tình thế nguy hiểm là tự cô lập mình ở Đông Nam Á và các Đảng Cộng sản ở các nơi khác". Với tư cách là một nhà độc tài cộng sản, dù chỉ là một cá nhân độc lập, ông ta hiểu rất rõ những mối lo ngại của Liên Xô. Nếu Mỹ muốn Liên Xô giúp đỡ, Tito nhấn mạnh, trước hết cần phải ngừng ném bom Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Nhưng chính quyền Johnson không có xu hướng làm chậm lại những hành động quân sự chống Hà Nội. Trái lại, trong tháng 7 Mỹ đã lập kế hoạch leo thang hơn nữa trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ngày Harriman gặp gỡ Kosygin cũng là ngày Johnson triệu tập một cuộc họp tại Nhà Trắng để thảo luận đề nghị của Mc Namara gửi thêm 200.000 quân Mỹ tới Việt Nam. Những cuộc thảo luận như vậy giữa chính quyền và các nhà lãnh đạo quốc hội kéo dài tới ngày 28 tháng 7, khi Tổng thống thông báo quyết định của mình tăng tổng số quân Mỹ tại Việt Nam từ 75.000 lên 125.000 và nhấn mạnh rằng lực lượng bổ sung sẽ được gửi tới Việt Nam sau nếu có yêu cầu. Không chiến chống lại Bắc Việt Nam tương tự như vậy cũng gia tăng cường độ.
Mặc dù Kosygin đã không thể biết được những kế hoạch này khi trò chuyện với Harriman, nhưng bằng thái độ ông đã tính đến khả năng leo thang hơn nữa của cuộc chiến chiến tranh. Trong hoàn cảnh như vậy, các nhà lãnh đạo Liên Xô không thể chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào có liên quan tới giải pháp cho cuộc xung đột. Thêm vào đó, Liên Xô cũng biết rằng quan điểm không hoà giải của Hà Nội lại càng được củng cố thêm bởi những hành động hiếu chiến của Mỹ.
Chính quyền Johnson muốn tìm kiếm sự giúp đỡ của Liên Xô trong khi lại làm suy yếu những cơ sở cho điều đó. Sự giận dữ của Liên Xô bộc lộ vào ngày 6 tháng 8 trong một lễ tiếp tân tại Điện Kreml chào mừng vua Afganistan. Bài diễn văn của Kosygin bao gồm "những nhận xét không thể chấp nhận được về hành động hiếu chiến đế quốc chủ nghĩa của Mỹ tại Việt Nam" (theo báo cáo của Kohler gửi về Washington).
Do vậy mà vào mùa xuân và mùa hè năm 1965 cuộc chiến ở bán đảo Đông Dương đã tiếp cận một thời kỳ mới, nguy hiểm hơn mặc dù có những nỗ lực để ngăn chặn những diễn tiến sự việc chết người này.
Những sáng kiến hoà bình đã thất bại trong việc đưa những bên tham chiến vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, Hà Nội và Washington còn chưa cạn kiệt sự hiếu chiến tiềm tàng của họ. |
|
|