Trà Sư Và Kẻ Ám Sát Taiko, một chiến sĩ đã sống ở Nhật trước thời Tokugawa, học cha-no-yu tức nghi thức uống trà với Sen no Rikyu, một bậc thầy có lối diễn tả có tính chất mỹ thuật về sự bình tĩnh và sự hài lòng.
Người hầu cận của Taiko là chiến sĩ Kato giải thích lòng say mê nghi thức uống trà của cấp chỉ huy anh ta như là sự chểnh mảng những công việc của quốc gia, vì thế anh ta quyết định giết chết Sen no Rikyu. Kato giả vờ đến viếng xã giao với vị trà sư, và anh ta được mời uống trà.
Vị trà sư, người suýt nữa bị nghệ thuật của mình giết chết, thoáng nhìn thấy ý định của chiến sĩ, vì thế ông mời Kato để kiếm bên ngoài trước khi bước vào phòng trà theo nghi thức, giải thích rằng cha-no-yo chính là biểu tượng của thanh bình.
Kato không chịu nghe. Anh ta nói : “ Tôi là một chiến sĩ. Tôi luôn luôn mang kiếm theo bên mình. Cha-no-yo hay không cha-no-yo. Mặc , tôi mang kiếm tôi ”.
Sen no Rikyu đấu diệu : “ Được rồi, anh hãy mang kiếm vào dùng một tí trà chơi ”.
Chiếc ấm đang sôi trên ngọn lửa than. Bất ngờ Sen noRikyu nghiên ấm nước. Hơi nước xì lên, khói và bụi bay đầy cả căn phòng. Chiến sĩ giật mình chạy ra ngoài .
Sen no Rikyu xin lỗi : “ Ðây là lỗi của tôi. Hãy vào lại uống trà. Tôi cầm kiếm của anh đây, kiếm lấm đầy bụi tro. Tôi sẽ lau sạch trả kiếm lại cho anh ”.
Trong tình thế khó khăn này, chiến sĩ nhận thấy không thể giết vị trà sư được, vì thế anh ta bỏ ý định đó. |
|
|