-Bích Tuyền!
Suýt chút thì Bích Tuyền lao luôn vào cái bóng đen cao to đang đứng trước cửa ngõ tối om om nhà nàng rồi. Kịp nhận ra người quen Bích Tuyền kêu lên:
-Vĩnh Thiện! Anh định hù cho người ta vỡ mật ra hay sao mà lù lù trong bóng tối thế.
-Em giật mình à?
-Còn gì nữa!
Bích Tuyền làu bàu:
-Vừa tức vở mật giờ lại giật mình suýt vỡ mật. Tối nay có vẻ như là một buổi tối “đại kỵ” của em ấy.
Trong tranh tối tranh sáng Vĩnh Thiện vẫn nhìn ra được vẻ mặt bùng thụng của Bích Tuyền, lại thêm giọng nói bực dọc của nàng. Anh mỉm cười nói:
-“Ðại kỵ, tiểu kỵ” gì đây cô bé? Em gặp chuyện gì à?
Vĩnh Thiện vừa nói vừa bước đến giành phần dắt xe đạp của Bích Tuyền vào trong nhà. Bước vào trong nhà rồi, ánh sang đầy đủ, Bích Tuyền hiện rõ thân hình như một “chiến binh bại trận”, tả tơi manh giáp, mặt mũi lem luốc. Vĩnh Thiện hốt hoảng dựng xe ngắm Bích Tuyền rồi chau mày hỏi:
-Em làm sao mà ra nông nổi này? Bị đụng xe có phải không? Có sao không? Bà Năm-mẹ của Bích Tuyền-từ nhà sau đi lên, nghe câu được câu mất lại nhìn thấy Bích Tuyền tay áo bị rách, áo quần, mặt mày dơ bẩn thì nhào tới nắm lấy con gái, lo sợ ra mặt:
-Con à! Con bị đụng xe có sao không vậy? Ðã bảo đừng đi rồi. Ðã bảo để mẹ kêu xích lô chở mẹ đi lấy, con lại không chịu, giờ thì có chuyện rồi thấy chưa. Ðến đây ngồi đi! (pg85)
Bà Năm kéo Bích Tuyền đến ghế ngồi lại nói:
-Có đau nhức chỗ nào không con? Có trầy xước gì không? Ðừng có sợ cũng đừng có giấu giếm. Nhẹ thì mẹ thoa thuốc, mua thuốc ngoài tiệm về cho con uống. Nặng thì mẹ nhờ Vĩnh Thiện đưa con đến bác sĩ. Sao rồi, con thấy trong người có sao không?
Vĩnh Thiện xen vào:
-Phải rồi! Em có sao không….hoặc thấy trong người như thế nào thì nói ra đi.
-Em không có sao cả. Mẹ à! Con không có sao cả.
Bích Tuyền lắc đầu quầy quậy, hết nhìn mẹ lại nhìn Vĩnh Thiện:
-Mọi người đừng có cuống lên như vậy mà. Ngoài cái tay áo này của con bị rách và cái thùng bột bị tổn thất, con không có bị gì, dù là một vết trầy nhỏ.
-Thật không?
Bà Năm như không tin, hỏi vặn lại rồi ngồi xuống bên cạnh Bích Tuyền xem xét. Chừng không thấy có vết trầy nào trên hai cánh tay con gái, bà mới thấy yên lòng yên dạ.
-Không bị gì thì tốt. Làm mẹ sợ quá trời.
Bà Năm mỉm cười ngước nhìn Vĩnh Thiện:
-Bích Tuyền không sao thật. Con ngồi đi Vĩnh Thiện.
-Dạ.
Vĩnh Thiện vừa ngồi xuống, Bích Tuyền đứng bật lên. Nàng đưa chiếc đồng hồ vàng vật cầm thế vào tay mẹ, nói:
-Giữ giùm con chiếc đồng hồ này. Con vào trong thay đồ rồi trở ra kể chuyện cho mọi người nghe.
Nói xong, Bích Tuyền đi nhanh vào trong. Bà Năm nheo mắt nhìn cái đồng hồ trên tay ngẫm nghĩ: “Ở đâu ra thế này?”.
Bà lật tới lật lui cái đồng hồ, thấy ở đâu cũng một màu vàng sáng chói, lòng không khỏi thắc mắc: “Dường như là vàng thật?”. Cái kiếp nghèo của bà đến đôi bông bằng vàng bé xíu bà cũng không có điều kiện cho Bích Tuyền đeo, thì hôm nay ở đâu con bé rinh về cả cái đồng hồ vàng nặng trịch thế này?
Bà đưa cái đồng hồ ra hỏi Vĩnh Thiện:
-Thiện à! Con tỏ mắt nhìn xem là vật thường thôi, hay là đồ quý giá vậy con?
-Ðồ quý giá đó bác à!
-Ðồ quý? Làm sao mà Bích Tuyền có được vậy?
-Con cũng không biết!
-Là của người ta thế chân cho con đó.
-“Thế chân”? Con có phải tiệm cầm đồ đâu mà “thế chân”?
Nghe mẹ hỏi Bích Tuyền phì cười. Bây giờ trông nàng sạch sẽ lắm rồi. Bộ đồ mới thay tuy chỉ là một loại vải bông ka-tê rẻ tiền nhưng sắc đẹp của nàng không vì thế mà lu mờ. Trái lại, nàng như hoa sen giữa đầm lầy, thanh khiết và lung linh tỏa sáng.
Nhẹ nhàng ngồi xuống bên mẹ, Bích Tuyền từ từ thuật lại chuyện rồi nói:
-Con đâu có lấy cái đồng hồ của hắn. Hắn tự dúi vào tay con rồi bỏ đi. Hắn bảo ngày mai sẽ mang tiền tới chuộc.
Hiểu rõ sự tình rồi, bà Năm lắc đầu nhìn con gái:
-Con cũng kỳ lắm. Lỡ rồi thì bỏ đi….sao lại đền người ta một trăm ngàn?
-Thì thùng bột đó gói được một trăm cái bánh….đền một trăm ngàn là phải thôi.
-Nhưng nó đã thành một trăm cái bánh ít đâu? Chưa có nhân, chưa tốn công gói bánh, nấu bánh, chưa tốn công mang bánh đi bán. Ðền người ta một trăm ngàn quá lố rồi.
-Mẹ ơi!
Bích Tuyền nghe mẹ tranh luận cặn kẽ với mình thì phụng phịu:
-Không có quá lố đâu mà. Nếu con đền hắn cả cái áo thì một trăm ngàn làm sao đủ chứ. Vĩnh Thiện, anh nói đi, em đền thế là đúng rồi có phải không?
Anh bạn láng giềng thân thiết Vĩnh Thiện vốn là một “fan” trung thành của Bích Tuyền nên tất nhiên luôn hùa theo nàng, luôn làm đẹp lòng đẹp dạ nàng rồi. Vĩnh Thiện gật đầu:
-Một trăm ngàn không phải là nhiều. Bích Tuyền đền như thế cũng đúng rồi bác à. Nhưng vật của anh ta để lại là vật quý, vì thế mà khi anh ta đến lấy lại đồ….nên có mặt Bích Tuyền để tránh nhầm lẫn phiền phức sau này.
-Bác biết rồi….giữ đồ người ta không khéo thì phiền chứ sao. Thôi, để bác mang vật này đi cất đã, Bích Tuyền à! Con cũng mang nước cho Vĩnh Thiện uống đi chứ. Nãy giờ chưa có nước nôi gì cả.
Bà Năm đi vào, Bích Tuyền dợm đứng lên thì Vĩnh Thiện lên tiếng ngăn cản:
-Anh ở nhà sang không khát nước em khỏi đi lấy….Vả lại, anh phải đi trực liền.
-Gấp gáp như vậy anh còn sang làm gì?
-Sang rủ em đi xem phim!
-Anh vừa bảo đi trực mà!
-Tối may mới xem!
-Phim gì?
-“Xác ướp Ai Cập” phần hai!
-Thật à! Ðã có phần hai rồi sao?
-Có rồi!
-Tuyệt quá! Anh nói rồi thì nhớ đó nghen. Em mê bộ phim đó lắm.
-Mê phim hay mê chàng tài tử đẹp trai?
Bích Tuyền mở to hai mắt nhìn như muốn nuốt chửng Vĩnh Thiện rồi cười:
-Cũng đâu có gì quá đáng. Ai cũng có quyền yêu “thần tượng” mà. Nghe đám bạn em kháo ầm lên rằng, sắp tới đây anh chàng đẹp trai đó sẽ sang Việt Nam quay cảnh cho phim “Người Mỹ trầm lặng”. Em nhất định sẽ nhìn tận mắt con người bằng xương bằng thịt đó mới được….vất vả tới đâu cũng chịu.
Vĩnh Thiện phì cười:
-Mê thế cơ à! Có cần anh xếp hàng giữ chỗ giùm em không?
-Không cần đâu! Anh chỉ cần đừng quên tối mai là được rồi. Xem xong bộ phim hay, sau đó phải dốc toàn lực cho kỳ thi tốt nghiệp.
-Chà! Sắp thi rồi ư? Nếu vậy thì sau khi xem phim xong, anh sẽ đãi em một chầu gì thật bổ dưỡng để em “tăng cường sinh lực” mới được.
Bích Tuyền nhìn Vĩnh Thiện mỉm cười:
-Tốt nhất là đãi em một chầu gồm tất cả các loại đậu…bởi vì em nhất định phải đậu…đậu…đậu! (mí sis nên thử xem có đậu thiệt hong…)
-Thông minh như em, học giỏi như em, cần mẫn như em nhất định sẽ đậu! Anh đoán chắc đấy!
-Anh tin tưởng em mà nói vậy, nhưng em không dám chủ quan…Là thi tốt nghiệp đó, lại là tốt nghiệp đại học, không thể xem thường được. Năm năm đèn sách, mẹ đã nuôi em những năm năm rồi, bàn tay của mẹ gói bánh đến chai, hai chận của mẹ đi bán bánh kiếm lời nuôi em ăn học cũng đã mỏi mòn. Em phải thi đậu rồi sau đó thì đi tìm việc làm để đỡ đần giúp mẹ, trả hiếu cho mẹ.
-Anh hiểu được nổi lòng của em.
Vĩnh Thiện nghiêm túc:
-Tối mai anh sẽ đưa em đến đường Bùi Thị Xuân ăn một ly chè có tới chín thứ đậu để em an tâm vào cuộc….và anh chỉ có thể động viên em, ủng hộ em như vậy thôi. Còn nữa, chiếc áo sơ mi mà em thích, bị người ta làm rách rồi, anh sẽ mua tặng em chiếc áo khác. Anh nói trước để khi anh mang áo sang không phải bị em đùn đẩy chối từ.
-Vĩnh Thiện à! Em…..
Bích Tuyền định lên tiếng chối từ nhã ý tặng áo mới của Vĩnh Thiện, nhưng nàng chưa kịp nói gì thì anh đã đứng nhanh lên cáo từ:
-Ðến giờ anh đi trực rồi. Anh đi nghen!
Vĩnh Thiện đứng lên khỏi ghế nhìn Bích Tuyền, cười:
-Ðừng nhìn anh bằng ánh mắt ái ngại đó. Chúng ta thân nhau từ nhỏ, cùng lớn lên bên nhau, anh tặng em chiếc áo đâu có gì lớn lao, phải không nào? Hàm ý của anh là hoàn toàn tốt đẹp và trong sáng. Anh đi nghen!
Bích Tuyền ngây người ra nhìn Vĩnh Thiện sải từng bước dài mạnh mẽ ra khỏi nhà mà long có chút lo nghĩ, những ý nghĩ mông lung rời rạc không định hình. Nàng nghĩ đến thời thơ ấu đầy màu sắc của nàng và Vĩnh Thiện, rồi nàng và Vĩnh Thiện cùng lớn lên từ lúc nào nàng cũng không còn nhớ. Dẫu lớn rồi nhưng nàng và Vĩnh Thiện vẫn quấn quýt nhau như thời còn bé.
Từ khi Vĩnh Thiện đi làm bảo vệ ở nhà hang, biết anh có tiền lương mỗi tháng, thỉnh thoảng Bích Tuyền cũng vòi vĩnh anh, khi thì cóc, ổi, khi thì trái sơ-ri. Rồi thỉnh thoảng có phim hay anh cũng nhiệt tình dẫn dắt nàng đi. Duy có lần này, lần đầu tiên anh nói sẽ mua tặng nàng một chiếc áo khiến nàng nghĩ ngợi. Thật tình, nàng không muốn nhận áo nhưng xem ra cũng không có cách nào để chối từ.
-Bích Tuyền!
-Mẹ!
Bích Tuyền quay lại, chợt nàng nhìn thấy ánh mắt hơi lạ kỳ của mẹ:
-Con nghĩ sao về Vĩnh Thiện?
Câu hỏi của mẹ khiến cho Bích Tuyền ngạc nhiên quá đỗi.
“Nghĩ sao về Vĩnh Thiện?”. Nghĩ sao ư? Bích Tuyền ngây người ra nhìn mẹ:
-Sao hôm nay mẹ lại hỏi câu hỏi này? Mẹ có ý gì phải không?
Bà Năm bước tới kéo con gái ngồi xuống bên cạnh. Bà tỉ tê:
-Con không thấy Vĩnh Thiện rất tốt với con sao?
-Con thấy. Con biết Vĩnh Thiện rất tốt với con, nhưng xưa nay vẫn vậy mà. Ngoài tình chòm xóm ra, con và Vĩnh Thiện còn đối đãi nhau như anh em ruột thịt. Tụi con luôn luôn tốt với nhau có gì lạ đâu mẹ.
Bà Năm chép miệng nhìn trân trân con gái.
“Con nhỏ này thật kỳ lạ! Nó tỉnh bơ như thế kia. Nó không hiểu thật hay giả vờ không hiểu đây?”
Khoảng thời gian gần đây, bà đã nhật thấy tình cảm của Vĩnh Thiện dành cho Bích Tuyền hoàn toàn khác hẳn với thứ tình cảm trước nay rồi.
Quả thật trong lòng bà, nếu như Bích Tuyền chọn Vĩnh Thiện thì bà sẽ vui lắm. Vì Vĩnh Thiện là một chàng trai rất tốt, chỉ có mỗi việc là gia đình nghèo nàn. Nhưng Bích Tuyền của bà cũng là con gái nhà nghèo đó thôi. Nghèo với nghèo thế là tương xứng….cái thật sự đáng nói là đời sống vui vẻ, hạnh phúc dài lâu kia. Chứ còn của cải hay giàu sang….mấy thứ đó là do trời sắp đặt. Trời cho thì phú quý, trời không cho thì cố gắng mấy cũng hoài công.
-Mẹ! Mẹ nghĩ suy gì mà thừ cả người ra vậy?
Bà Năm bị Bích Tuyền kéo ra khỏi cơn mơ nghĩ ngợi, vội lắc đầu:
-Mẹ có nghĩ gì đâu.
-Con nói có. Mẹ có nghĩ và con còn đoán được cả ý nghĩ của mẹ nữa kìa. Có phải mẹ nghĩ con và anh Vĩnh Thiện có gì với nhau, phải không? Nếu mẹ nghĩ thế thì con xin thưa với mẹ là giữa con và anh Thiện trước sau như một, là tình anh em không có cong cong quẹo quẹo gì đâu.
Bà Năm nhìn con gái thở ra:
-Nhưng nếu cái thằng ấy nó để lòng thương con thật thì sao?
-Không có đâu! Không thể như vậy được.
-Sao con biết không có? Mà sao lại không thể chứ? Bà già bán bánh ít mắt kém như mẹ cũng còn nhìn thấy được cái thằng đó đã thương con gái của mẹ rồi.
Bị mẹ chiếu tướng, chiếu ngay vào những điều thầm kín mà Bích Tuyền không dám nghĩ tới, đúng hơn là chối từ không nghĩ tới. Một cảm giác giống như bị trói tay trói chân lại bắt phải đối mặt với thứ mà mình không muốn nhìn, Bích Tuyền căng phồng cả người, la lên:
-Mẹ kỳ quá! Sao khi không mẹ lại nói những điều khó nghe như vậy. Con không yêu ai hết! Trước mắt, con không có một tình yêu nào cả. Con luôn tự nhủ vơí mình: phải tốt nghiệp đại học, phải đi làm và kiếm thật nhiều tiền để cải thiện cuộc sống của mẹ con mình. Tình yêu đối với con giống như một thứ hang xa xỉ mà con không hề nghĩ tới. Vì vậy mà ai dám yêu con….con đập cho người đó chết luôn.
-Luận điệu gì kỳ cục vậy?
-Nhưng là thật đó mẹ à. Mai mốt, mẹ đừng nghĩ ngợi lung tung rồi quấy rầy đầu óc trong sang của con. Thôi, con đi học bài đây, mẹ còn dặn dò gì nữa không?
Bà Năm vuốt tóc con gái rồi khoát tay:
-Ði mà học bài đi. Không khéo lại bảo mẹ làm vẩn đục cái đầu của con.
Bích Tuyền ôm lấy vai mẹ, thì thầm vào tai bà:
-Mẹ tin con đi. Tốt nghiệp xong, con sẽ đi làm ngay để kiếm tiền. Mẹ sắp được an hưởng tuổi già rồi. Mẹ à! Mẹ cũng nghĩ sớm đi nghe mẹ.
-Ừm….
Bà Năm gật đầu. Bích Tuyền đứng lên đi nhanh vào trong. Nhìn theo con gái, bà Năm mỉm cười lắc đầu.
“Con bé hiếu thảo, lúc nào cũng muốn báo hiếu cho mẹ. Cái câu nói: “Mẹ sắp được an hưởng tuổi già rồi” sao mà thương quá, nghe mà mát mẻ cõi lòng, như có dòng suối chảy ngang qua”.
Bà Năm lại ngây người ra nghĩ ngợi. Nhưng ở đời này cái gì cũng có định số. Con người tính cỡ nào cũng không qua ông trời tính. Phải nói như vậy là bởi vì bà đã biết bao lần nhìn lại cuộc đời mình. Thuở còn trẻ, bà và chồng bà đã toan tính biết bao nhiêu điều cố vươn tới một cuộc sống hoàn thiện sung túc. Hai vợ chồng nai lưng ra làm, làm không biết mệt mỏi, để rồi ở kiếp sống hiện tại này, bà còn lại gì ngoài một định số đã được sắp sẵn.
Bà không được gì cả! Chồng bà ngã bệnh ngặt nghèo, thế là bao nhiêu tiền dành dụm của bao năm làm lụng chẳng mấy chốc tiêu biến hết. Chồng bà qua đời vào lúc những đồng bạc sau cùng của gia đình cũng vừa hết sạch. Nếu không dũng cảm, không còn đủ lý trí, bà làm sao có thể vững trải nuôi nấng đứa con gái lúc đó còn rất bé, để cho nó trở thành một thiếu nữ xinh đẹp và sắp tốt nghiệp đại học. Ðứa bé ấy chính là Bích Tuyền ngày nay.
Nhắc nhở để nghe xót xa, để nghe lòng man mác buồn chứ ích lợi gì đâu. Phần số của bà không có gì may mắn. Chỉ cầu mong cho phần số của Bích Tuyền tốt đẹp là đủ rồi, là coi như ông trời còn cho bà một chút an ủi sau cùng.
Bà Năm khẽ dõi mắt, dưòng như có ngấn lệ nào vừa vương trong mắt bà.
|
|
|