- Anh Viễn ơi thức dậy!
- Anh Viễn! Thức dậỵ
- Thức dậy đi! Anh Viễn!
Viễn lăn người qua bên, miệng lẩm bẩm rồi úp mặt vào gối tiếp tục ngủ.
- Anh Viễn, anh Viễn!
Tiếng gọi cứ léo nhéo bên tai, Viễn lại lăn trở qua bên khác. Giấc mộng chập chờn. có đôi mắt đen mở to van xin:
- Đưa em đi, anh Viễn! Hãy đưa em trốn đị
Đưa nàng đi trốn đỉ Cha mẹ? Gia đình nàng?
... Khói lửa chập chùng, cảnh hỗn loạn, chiến truờng ... Đưa nàng đi đâủ đi đâu ...
- Anh Viễn! anh Viễn!
Tiếng léo nhéo tiếp tục vang bên taị Viễn nghe cả tiếng càu nhàu của chính mình. Thật đáng ghét!
Trên đời không có gì đáng bực hơn là đang ngủ ngon giấc mà bị phá đám. Giấc mộng của Viễn đang tiếp tục biến thái, chàng mơ thấy mình đang đi săn. Một chú gấu đang đứng cách xa mấy thước. Ghì chặt súng, nhắm kỹ ... một vật gì mềm mềm len nhẹ vào mũi, nhột quá! Có người lắc mạnh vai, khiến mục tiêu bị lệch đi "ách xì". Viễn nhảy chồm lên, hét:
- Đồ quỷ, làm gì thế??
- Anh Viễn, em đây mà!
Đưa tay nắm ngay vật gì đụng ngọ ngoạy nơi mũi: Chiếc bím nhỏ! Vội vàng mở mắt ra Viễn chạm ngay khuôn mặt của một bé gái khoảng 8, 9 tuổi đang mỉm cuời với chàng. Viễn lúc lắc đầu, xua đi cơn mê ngủ. nhà Viễn có khách kìa!
Viễn nhảy xuống giường. Gian phòng ngập nắng chóị đôi mắt của Viễn hấp háy khó chịụ Sau giấc ngủ dàị Viễn thấy mình thật sung sức. Chàng hỏi:
- Nào cô bé thắt bím, mới sáng sớm mà cô phá giấc ngủ của tôi làm gì?
- Có khách đến tìm anh, nội bảo vào đánh thức anh dậỵ
Viễn nhăn mặt:
- Khách à? đàn ông hay đàn bà?
- Đàn ông.
- Đàn bà thì còn có thể được chớ đàn ông gọi tôi làm gì?
Tuy nói thế nhưng Viễn vẫn lấy chiếc quần và áo thung vắt nơi đầu giường mặc vào:
- Thôi được rồi, bé ra ngoài mới ông khách đó vào đây! Bà nội bảo phòng anh bê bối quá sợ khách vào người ta cười anh nên nội đã mời vào phòng khách rồị
- Sao cô lôi thôi quá vậỷ? Phòng tôi thế này mà bẩn à?? Thử tìm xem có gian phòng của ai sạch hơn không??
Bé thắt bím tròn xoe mắt nhìn khắp phòng. Trên nền nhà bừa bãi sách báo ngoại quốc, trong nước, thước kẻ giấy vẽ, họa đồ, màu bột. dụng cụ hội họa ... với mấy món đồ lạ lùng mà nó không biết tên, hỗn độn trên bàn. Trên giường thì khỏi phải nói, mùng mền chiếu, gối, quần áo ... nhầu cả lên. Đó là chưa kể trên vách căng tứ tung mảnh da thú mà Viễn đã săn được. Bé thắt bím trề môị
- Anh Viễn quê quá.
- Quê hả?
Viễn nhại cô bé thắt bím xong nâng bổng cô bé lên vai, cô bé thích chí cười khanh khách.
Bước chân ra khỏi phòng thì gặp bà nội của bé Tâm, tên của cô bé thắt bím, mặt mày cau có. Viễn đặt bé Tâm xuống:
- Chào bà ạ.
- Coi chừng té gãy xương con nhỏ bây giờ. Lại cũng không chịu ăn mặc cho đứng đắn, có ai tìm kìa, đi rửa mặt nhanh lên để tiếp khách chứ!
Trước thái độ chăm lo của bà lão, Viễn nhún vai, giả vờ thở dài:
- Phải rửa mặt rồi mới tiếp khách được ử Khổ quá!
Viễn nói xong chuồn vào nhà rửa mặt, bà lão nhìn theo cái bóng cao lớn khuất ở sau cửa, lắc đầu mỉm cười đôn hậụ Bước vào phòng của Viễn, bà nhìn quanh tứ phía, rồi càng lắc đầu hơn. Bà lục tung đống chăn lên, tìm thấy bộ quần áo và bít tất dơ bỏ thành đống. Thay mấy cái áo gối dơ, xếp gọn chăn giuờng lại trong khi đó dưới nhà bếp, tiếng Viễn dặn bé Tâm oang oang:
- Cô lên bảo nội cô đừng đụng chạm đến đồ của tôi kẻo làm mất trật tự của tôi thì nguy đấy!
Bé thắt bím đứng ở ngạch cửa cười hì hì:
- Nội ơi anh Viễn bảo nội đừng dọn dẹp cho ảnh kìa!
- Hả? bà lão hỏi mà không quay đầu lạị miệng cằn nhằn - Bộ tưởng tao phá rối sao, như thế này có thể gọi là gian phòng được à?? nếu ba ngày nữa mà cứ để vầy, rồi thằng Viễn nó sẽ bị chôn lấp luôn không chừng. Quay đầu lại, bà gọi bé Tâm - Tâm ơi! con đi mang thùng nước cho bà!
Viễn rửa xong mặt bước ra, nhìn quang cảnh trên chàng chỉ còn biết thở dài:
- Căn phòng của ta hôm nay gặp đại họa rồị
Bà lão dọn dẹp thật nhanh chóng, bà gom tạp chí rơi vãi trên nền gạch dồn đống vào một chỗ, Khiến Viễn phải kêụ
- Coi chừng cái họa đồ thiết kế của tôi nhé:
- Cậu không ra tiếp khách đi, còn đứng đó làm gì? yên tâm đi tôi không làm hư đồ đâụ
Viễn quay người lại, trề môi thè lưỡi ra với bé Tâm đang đứng ngay ngạch cửa, khiến cô bé phải phì cuờị Viễn bước nhanh ra phòng khách.
Văn đang ngồi trên ghế mây xem báo với dáng dấp thật nhàn rỗị Tờ báo đặt trên đùi, những ngón tay thừa gõ nhịp trên kỷ trà. Viễn thét to:
- ê Văn, mày đấy à? Tao không ngờ là màỵ saỏ? Làm gì mà mới sáng ra đã đến đây thế?
Văn nhìn vào đồng hồ:
- Gần 9: 30 rồị
- Đêm qua tao phải thức đến nửa đêm. Mày không biết triết lý sống của tao là khi làm việc ta phải làm việc hết mình, khi chơi là phải chơi chết bỏ. Vì vậy khi ngả lên giường ngủ mà chưa thấy đã là tao phải ngủ tiếp cho đến khi nào hết buồn ngủ thì mới thôị Saỏ? có chuyện gì thế?
Văn cười hì hì.
- Quan trọng lắm!
- Chuyện gì?
- Tao vâng lệnh nàng đến yêu cầu mày làm ơn tổ chức một cuộc đi săn.
Viễn kinh ngạc.
- Đi săn?? Thế ai muốn đi săn thế?
- Tụi tao chứ aị Khâm này, Tường Vi này ... Tóm lại là cả đám tụi mình.
Viễn mở to đôi mắt nhìn Văn, một lúc mới nói:
- Có phải các bạn nghĩ hết ra trò chơi nào khác nữa rồi phải không? Đi săn?? Cá bạn tưởng như vậy là kiếm một mô đất nào bò lên chơi rồi nhắm bắn vài con chim hay sẻ hay là chui vào rừng vào núi săn thú dữ?
Văn chận lờị
- Phải vào trong núi săn chứ! Mày không biết chứ kể từ đêm giáng Sinh, mấy cô trong buổi dạ hội hôm ấy ai cũng say mê chuyện đi săn bắn hết, nhất là Gia Linh, nó bồn chồn hối hả coi việc đi săn như chyện chẳng đặng đừng. Vì vậy tụi tao định nhân dịp tết nguyên đán được nghỉ lễ sẽ tổ chức một cuộc săn bắn thật vĩ đạị
- Thật vĩ đại à? Viễn cười thú vị, chàng nâng ly nước vừa mang đến cho Văn rồi uống cạn.
- Thế nào là vĩ đạỉ? có phải bạn định cưỡi ngựa, dẫn theo chó săn như những nhà quý tộc ở âu Châu hồi thế kỷ 18, rồi thả những con nai đã nuôi cẩn thận ra, để nó lởn vởn quanh mình để cho tụi công tử, tiểu thơ nổ một, hai phát súng cho đỡ ghiền. Rồi khi chú nai kia ngã xuống, quý tiểu thơ như cô Khâm, Tường Vi được dịp biểu diễn một màn ngất xỉụ
Văn nhăn mặt.
- Người ta nói chuyện đứng đắn mà mày cứ làm như chuyện đùạ bộ mày tưởng chỉ có một mình thằng Viễn nhà mày độc quyền săn bắn thôi saỏ Tính mày cái gì cũng được trừ có cái kiêu hãnh là bọn tao không ưa nổi mà thôị
Viễn cười, chàng bước đến song cửa sổ, nhìn ánh nắng xuyên qua mặt kính lấp lánh trên áọ Trên chiếc môi lệch của chàng, nụ cười còn phảng phất. Cầm chiếc radio nhỏ đặt trên kỷ trà lên vặn nút, tiếng hát thanh thoát bản lời cầu nguyện của người con gáị Nguyện cầu cái gì chứ?
- Thôi được rồi, nếu tụi mày thích thì tao xin vâng vậỵ Tao sẽ giúp hết sức tao, chỉ sợ các cô chịu không thấụ Đường núi không dễ đi như óc tưởng tượng của các bạn đâu, gặp khúc có đường mòn không nói gì? gặp chỗ không có đường mòn tính rút lui thì nản lắm.
- Mày cứ yên tâm, Khâm với Gia Linh đâu phải thuộc loại tiểu thợ Vấn đề ở đây chỉ ngại là Tường Vy, nhưng theo tao biết, thì chắc cũng không đến nỗi nào đâụ Tóm lại nếu có gặp nơi nào có đường mòn thì ta đi, không có thì ta mở đuờng chớ có gì đâụ
Viễn cười xòạ
- Nói dễ nghe lắm, à các bạn đã định leo núi nào chưả?
- Mày chọn đi, tốt nhất là đừng quá cao và gần Đài Bắc là được rồị
Viễn nhìn máy phát thanh trong tay, đó là chiếc máy có hình dạng của chiếc đàn Piano, bên trên có cô gái đang khiêu vũ theo tiếng nhạc chàng nói:
- Thế này nhé, gần thác ô Lai có ngọn núi Ba Lộ, cao khoảng một ngàn thuớc, Nếu đến đấy mà chưa thấy mỏi, chúng ta có thể leo qua núi Bảo Sơn.
Văn hỏị
- Nơi đó có thú rừng không??
Trừ Gấu ra, con gì cũng có cả, từ nai, vượn, chồn, heo rừng, phi thử (một loài chuột có cánh giống như dơi to lớn), hươu, vân vân, nơi đó thú rừng xuốt hiện thường xuyên và là khu rừng săn bắn của bộ lạc Thaiyeluon. Có một điều là đường khó đi lắm, liệu các cô có kham nổi không chứ?
- Tao nghĩ chắc cũng không thành vấn đề, nhưng dù sao cũng để tôi hỏi lại các cô ấy xem saỏ liệu sức chịu đựng nổi thì đi bằng không thì thôi vì không thể bỏ cuộc ngang xương được.
- Được rồi, vậy anh về chuẩn bị đồ đạc đị Nếu đi ba ngày phải chuẩn bị thức ăn đủ cả ba ngày, vậy tối thiểu mỗi nguời phải mang ít nhất là 15 ký.
Văn nhảy lên.
- Cái gì? còn phải mang theo đồ đạc nữa saỏ
- Không mang theo rồi lên núi lấy gì ăn, lấy gì để che ngủ chứ?
- Vậy phải mang theo những gì mà tới 15 ký lộ
- Mang theo mùng, nóp, nồi niêu soong chảọ gạo, bánh mì, cải xanh, dầu muối, tương, bột ngọt, dồi, thịt khô, rượu, đèn chai, kim chỉ ...
Viễn nói luôn một hơi khiến Văn trố mắt ra tưởng rằng Viễn đang trêu mình, nhưng khi thấy gương mặt Viễn vẫn nghiêm trang chàng mới hiểu rằng Viễn nói thật. Không nhịn đuợc Văn hỏi:
- Viễn tụi mình đi săn chứ đâu có phải đi tản cư hay đi mở tiệm cơm mà phải mang đủ thứ như vậỷ Rồi tại sao lại phải mang theo cả kim chỉ nữa chứ??
- Mày không hiểu gì cả, đó là tao chỉ mới kể sơ những vật cần thiết thôị Nếu không mang nước mắm, dầu lửa, dấm ớt ... Thì lên núi mày lấy cái gì mà ăn? Các cô đã kén ăn mà mày cũng quen nếm thức ăn ngon. Còn nếu mày chẳng chịu mang theo kim chỉ, khi lên núi, cỏ gai làm rách quần áo mấy cô, mày lấy gì để mà vá lại chứ?
Văn kêu lên:
- Thôi được rồi, còn cái gì nữa không?
- Còn nữa chớ, đã đủ đâu, phải mang theo dầu nóng, băng keo, băng vải, thuốc men ...
Văn thở dài thườn thượt cắt ngang:
- Trời ơi, bây giờ bạn định mở bệnh viện trên núi nữa saỏ
- Nếu chỉ một mình tao thì tao không cần mang theo mấy món đồ đó, còn mày mang theo cả một đoàn tiểu thơ như vậy, nếu có một người nào đó chẳng may bị thương thì saỏ Để khỏi phải quên, tốt nhất mày nên ghi ra giấỵ Văn móc viết và quyển sổ tay ra, Viễn tiếp tục kê:
- Dao nhỏ, dây thừng, đuã, chén, đồ hộp, đồ mở hộp. mỗi người phải mang đủ áo lót, áo ngoài, áo lạnh, bàn chải đánh răng, khăn mặt. Nhớ mang theo quần dài, giày bố và găng taỵ
Văn ngao ngán.
- Hết chưả
- Chưa, còn phải mang theo thịt bò khô, hạt dưa, đậu phụng, ô mai, kẹo, đậu hũ, sữa bột, cà phệ
- Trời, mang theo mấy món ăn chơi đó để làm gì?
Viễn cười:
- Để cho cuộc chơi thêm vuị Văn, tao nói cho mày nghe, không chơi thì thôi, nếu chơi phải chơi cho tớị Mày thử nghĩ đến cảnh đêm xuống chúng ta dựng lều bên bờ suối, đốt lửa lên pha cà phê, ăn bò khô, cắn hạt dưa rồi ca hát, nói chuyện với nhau thì thú vị đến thế nàọ
- Thôi được rồi, có mày thì kể như chu đáo tất cả.
- Tao chưa nói hết mà, còn những món quan trọng nữa như mang theo đạn, radio transistor, khẩu cầm, nhang muỗi, đèn pin, đèn cây hay đèn bão ...
- Trời ơi, gì mà lắm thế?
- Sao, sợ rồi à? Sợ thì đừng đi, còn muốn đi phải mang đủ tất cả thiếu một món cũng không được
Văn vội đính chính:
- Không, không phải tao sợ, nhưng đồ đạc nhiều như vậy rồi làm sao mang hết?
- Thì mang trên vai, tao sẽ đi tìm mấy cái sắc lưng lớn cho mỗi người mang một cáị Súng đạn, túi ngủ, lều tao lo cho, còn mấy món kia các bạn lo hộ, thức ăn càng nhiều càng tốt, leo núi dễ đói lắm. áo ấm phải nhớ mang theo, vì khí trời trên núi lạnh hơn ở dưới đây nhiềụ
Văn chau mày ủ dột:
- Theo tao, mấy tiểu thơ kia kéo được thân xác lên tới núi cũng là chuyện quá lắm rồi, thế mà còn đòi họ phải mang đồ đạc trên vai nữa tao sợ rồi sẽ có màn cả người lẫn vật lăn đùng xuống núi mới khổ chứ!
Viễn nhếch mép, chàng định đứng tựa lưng bên khung cửa, tay nghịch nghịch với chiếc máy hát, đôi mắt vẫn không ngớt nhìn Văn một cách thú vị.
- Có biện pháp khác, là nếu tụi bây định chơi sang, không muốn mang đồ đạc nặng thì có thể chi một ít tiền mướn đồng bào sơn cước khuân đồ và dẫn đường.
Văn mừng rỡ.
- Đúng rồi, ta mướn đồng bào sơn cước khuân giúp đồ thì đâu có gì khó khăn nữa đâủ Sao mày không nói sớm một chút có hơn không? Bây giờ có mang thêm bao nhiêu đồ đạc tao thấy cũng không ngạị Được rồi, vậy thì quyết định sáng mồng một tết khởi hành. Mày lo phần mày, còn tao lo phần taọ
Viễn gật đầu:
- Được rồi, nhưng mày nhớ đi mượn một chiếc xe bốn bánh để chở đồ đạc đến ô Lai, vì tới đấy mới mướn được đồng bào sơn cước.
- Xe à! chuyện đó đâu có khó khăn gì? Cứ đi mướn một chiếc xe du lịch là có ngaỵ
- Thật là có tiền mua tiên cũng được!
Viễn nói lầm thầm, chàng đặt chiếc máy hát trở lại kỷ trà. Văn không nghe rõ, hỏi lại:
- Mày nói gì?
- Không, ăn sáng chưả Nếu chưa thì dùng chung với tao, mặc dù ăn cơm tháng của bà chủ, nhưng lâu lâu có thêm một phần ăn của mày chắc cũng không saọ
- Tao ăn rồi, mày cứ tự nhiên, tao cũng có việc phải đi làm, bà chủ coi bộ cũng quý mày lắm:
Viễn cười:
- Tốt thì cũng tốt nhưng lắm khi cũng thật bực mình, lúc nào cũng đòi sắp thứ tự lại những món đồ trong phòng taọ Và mỗi khi có bạn gái đến thăm là tao được một chầu "moral".
Văn cười đứng dậỵ
- Thôi, vậy là xong rồi, sáng mùng một khởi hành, bây giờ tao còn phải đến nhà của Tường Vi để đưa thơ của Khâm cho cô ấỵ
Đến ngạch cửa, xỏ giầy vô chân, Văn đứng dậy hỏi tiếp:
- ê Viễn, mày thấy Tường Vi thế nàỏ
- Trắng trẻo, dễ coi, sao mày muốn nói gì?
- Tao muốn giới thiệu cô ấy cho màỵ
Viễn nghe xong cười lớn:
- Thế à! Thế sao mày không giới thiệu em gái mày cho tao nhỉ?
Văn ngạc nhiên:
- Gia Linh hả? Nhưng có thật là mày thích nó không?
Viễn lại cười vỗ nhẹ lên vai bạn.
- Nói chơi đấy mà. Văn, không lẽ mày không hiểu tao saỏ Hồi nào tới giờ có bao giờ tao chú ý mấy chuyện đó đâụ
Văn lắc đầu:
- Mày, thật lạ lùng, nhưng dù sao tao cũng không tin mày gỗ đá mãi thế được, rồi một ngày kia mày sẽ động lòng.
Viễn nhún vai:
- Động lòng à? Lúc nào tao lại chẳng động lòng!
- Tao muốn nói một thứ động lòng chân chính, một thứ rung động vì tình yêu, một thứ mà vì nó mày phải bỏ con người ngày nay của màỵ
Viễn tiếp lời:
- Để sống vì tình như trong tiểu thuyết luôn ca ngợi đó phải không?
- Đúng.
- Vậy thì, Viễn cười nhẹ - Rồi sẽ có ngày đó ... nhưng người đó là aỉ
Người đó là aỉ Vâng, chuyện đâu giản dị được. Văn nhìn khuôn mặt tự mãn của Viễn phải lắc đầu ngao ngán. Cái con người này, ta không bao giờ hiểu nổi hắn, khó mà biết rằng hắn là người đa tình hay là người vô tình. Rồi sẽ có một ngày - nhưng ai có thể chinh phục được hắn?
Bước ra khỏi cửa, quay đầu lại vẫy chào Viễn, bức tượng đồng, xong Văn đến nhà Tường Vị
Tường Vi ở trong cư xá công nhân. Một nơi ẩm thấp, lầy lội, và những dãy nhà được cất theo kiểu Nhật Bản. Hai ba chục căn chen nhau trên thửa đất nhỏ. Mỗi nhà cách nhau bằng nhũng tấm giấy carton mỏng mà trẻ con hay nghịch ngợm khoét bao nhiêu lỗ nhỏ to trên ấỵ Nhà này có thể nhìn suốt qua nhà kia khá dễ dàng. Mỗi khi Tường Vi có khách là nàng phải thấp thỏm âu lọ Để khách buớc qua chiếc sân đầy bùn, rồi phải đi qua bao nhiêu con mắt soi bói của đám đàn bà con nít trong xóm rồi mới tới nhà nàng. Càng bực bội hơn khi phải chịu đựng đôi mắt dò xét của bà chị dâu của Tường Vị Khi Văn từ giã ra về, Vi mới thở phào nhẹ nhõm.
Mở bức thư của Khâm ra xem, không lạ hơn là những câu hỏi tại sao suốt ngày qua không đến trường và dặn nàng nhớ buổi săn bắn và không được viện bất cứ lý do nào để từ chốị
Đặt thơ xuống, Vi thừ người rạ Lên đại học đã là việc chị dâu châm biếm dằn vặt, bây giờ lại đi săn bắn không biết bà ấy còn nói tới đâu nữạ Ngồi co ro nơi mép giường, trong chiếc phòng chật hẹp, Vi đăm đăm nhìn chiếc đèn bàn.
Bỗng cửa mở toạc ra, bà chị dâu tay nách cháu nhỏ đứng nơi cửa, nhìn nàng thăm dò, Tường Vi lật đật bỏ tay xuống ngồi ngay lại, cười mơn:
- Thưa chị có việc gì ạ?
Bà chị dâu vuốt nhẹ lưng thằng Bửu, nghiêng nghiêng đầu khiêu khích:
- Không có việc gì đến thăm cô không được à? Thằng hồi nãy đến đây là bạn học cô phải không?
Tường Vi luống cuống:
- Dạ không anh ấy học ở Đại Học Đài Bắc ạ.
Đôi mắt chị Lý quét mạnh vào người Tường Vi:
- Ở Đại học Đài Bắc hả? nơi đó con nhà giàu học không à, cũng ngon lành quá nhỉ! Hôm Noel nó đưa cô về, hai người có vẻ thân mật quá.
Tường Vi vội đính chính:
- Chị đoán lầm rồi, hắn không phải là bạn em, hắn là bồ của bạn em mà.
Chị Lý trề môị
- Eo ôi, có chuyện gì đâu mà phải mắc cở, trai lớn lấy vợ, gái lớn có chồng, có bạn trai là một điều đáng hãnh diện chứ sao, chị tội là ông anh cô cứ mải lo chuyện quán xuyến, tôi sớm biết chắc rồi cô sẽ tìm được người vừa ý. Sinh Viên đại học mà, con gái, con trai học chung, lúc rỗi rảnh còn tổ chức khiêu vũ, đi chơi nơi này nơi nọ, còn ...
Gương mặt Tường Vi càng đỏ:
- Chị, em đã bảo hắn không phải là bạn của em mà, hắn sắp làm lễ hỏi với bạn em rồi đấy!
Chị Lý vẫn hỏi tới, mặc kệ lời cô em chồng.
- Nhà hắn làm gì?
Tường Vi thiểu nãọ
- Ai mà biết.
- Đến gia đình người ta mà người ta làm gì cô cũng không biết, thế cô kết bạn với hắn làm chỉ
- Em đã bảo hắn không phải là bạn em mà.
- Không phải là bạn cô đến thăm cô làm gì? Đêm Noel lại đưa cô về đến tận nhà. Cô Vi ơi, cô nói dối với ai thì sao tôi không biết chớ làm sao qua mặt được tôị Chỉ là tội là tội cho anh cô phải nhọc công nhọc sức mà không được việc gì.
Đưa tay vỗ nhẹ đít thằng bé, chị Lý vừa bước đi vừa đay nghiến:
- Người ta thích thư sinh chớ đâu thèm để ý đến lời của kẻ làm anh bao giờ?
Tường Vi nhìn theo chị dâu rồi thở dàị Đóng cửa phòng lại, nàng chưa ngồi yên chỗ là tiếng chị Lý lại vọng vàọ
- Đóng cửa làm gì vội vậỷ ai ăn thịt, ăn cá cô đâu mà cô sợ ở đó mà làm ra vẻ tiểu thơ đài các, trà mời tới tay, cơm dâng tới miệng, còn người ta mới sinh ra là đã phải đi làm tôi làm tớ làm mọi cho mọi nguời saỏ
Tường Vi vội vàng bước ra khỏi phòng, thấy chị Lý đang cho con bú, Tường Vi cười cầu tài:
- Xin lỗi chị, em vô ý đóng cửa hơi mạnh taỵ Hôm nay không có bài làm, để em phụ chị đi chợ nhé.
- Thôi, thôi được rồi, đâu ai dám làm nhọc tiểu thơ, Chị liếc mắt nhìn Tường Vi cười tiếp.
- Càng ngày cô càng đẹp ra, hèn gì mấy ông sinh viên chẳng theo sao được.
Tường Vi bực tức.
- Chị!
- Thôi được rồi, tôi hỏi cô, vậy chứ hôm trước ông chủ sự Trương, người mà anh cô mời đến dùng cơm đó, cô thấy saỏ Ưng ý hay không?
Tường Vi giật mình ngẩng đầu lên trời, lão Trương à! Cái thằng cha sói đầu, mắt chim ụt đó à! Không lẽ anh nàng lại muốn mai mối cho nàng saỏ Làm sao có chuyện như vậy được? Tường Vi mở to đôi mắt ra nhìn gương mặt dài của người chị dâu ngạc nhiên đến độ thốt ra không thành tiếng.
- Saỏ Cô Vi, cô đừng tưởng người ta đứng tuổi, ông ấy chỉ mới trên ba mươi thôi, người thật thà, chỉ có một đứa con trai năm tuổi thôị Làm vợ kế cho ông ấy cũng đâu đến nỗi nàọ Đời bây giờ họ đâu có nói chuyện đó nữa, gặp người càng đứng tuổi càng được chiều chuộng có sao đâủ
Tường Vi nói như van xin:
- Chị! nói chi ba cái chuyện đó sớm quá, em còn đi học mà.
- Đi học? Hứ! Đi học để làm gì chứ? không phải sau cùng rồi cũng phải lo việc gia đình con cái ư! Người ta gì cũng là chủ sự lại còn có chút đỉnh vốn liếng, đâu có lỗ lã gi, còn hơn là lấy một thằng học trò trắng tay!
Tường Vi tức đến độ muốn chảy nước mắt:
- Chị! chị đừng nói đến mấy chuyện đó nữa được không?
Chị Lý giận dữ:
- Hừ, đừng nói! Có phải cô không ưa người ta phải không? Biết vậy ai thèm nhọc công làm gì, thật vô ích. Sinh Viên đại học! Hứ! mới nứt mắt ra là đã sang trọng rồi mà.
Chị Lý đứng dậy, đặt con vào nôi, xong xách chiếc giỏ ở góc nhà lên, Tường Vi rụt rè đến cạnh:
- Em đi chợ cho chị!
- Không dám! Cám ơn tiểu thơ, tôi còn một chậu quần áo chưa giặt trong kia kìa, đâu có thì giờ mà nói chuyện vớ vẩn. Để tôi đi chợ, cô ở nhà làm tiểu với thợ
Tường Vi nhìn theo chị Lý thở dài, nàng bế cháu lên đặt vào xe đẩy xong bước vào nhà sau lẳng lặng giặt một chậu đầy ăm ắp. Chị Lý bao giờ cũng thái độ và lời nói như thế để phân phối công việc cho nàng.
Khăn trải giường phủ đầy bọt xà bông, mỗi một chiếc bọt là một cơn mộng, Tường Vi gục đầu nhìn xuống, mắt mờ lệ.
Con người ta sinh ra kông hiểu để làm gì? Có phải chăng là vì giấc mộng kiả Nhìn những chiếc bọt tan dần, nàng thấy như trong mỗi một chiếc bọt đều xuất hiện một gương mặt quen thuộc và những gương mặt ấy cũng dần dần tan biến theọ Cắn nhẹ môi, Tường Vi rơi vào trong cơn suy tư |
|
|