Trời đất mông lung, thời gian ngưng đọng, thế giới chỉ là những vùng trời trong vắng, trống trải buồn thê lương. Mặt trời lặn đã lâu rồi, lặn sâu xuống giải đất mịt mù, chỉ để lại vùng bóng tối mê hoặc. Văn ngồi bất động, sự thức tỉnh là nỗi đau thương. Trước mộ Tường Vi trong cơn gió mùa đông lạnh ngắt, Văn ngồi đã trên hai tiếng đồng hồ.
Tường Vi mất đã trên bốn tháng, từ những ngày đầu thu, bây giờ đã sang đông. Từng cơn gió thổi, từng hàng cây ủ rũ, bóng đêm đã buông dần trên ngọn cỏ, Văn không thể nào tin được Tường Vi lại có thể nằm dưới huyệt lạnh. Đám cỏ dại mọc đầy trước mộ, một cọng cỏ cố vươn mình lên khỏi mộ biạ Cỏ kia còn cố chống trả định mệnh, còn Tường Vi, tại sao nàng đi mãi không về? Những hàng chữ khóc vợ do Văn viết nên trong cơn ngậm ngùi được thấy trên tấm bia trước mộ:
Bao nhiêu lệ tủi hỡi nàng
Mà nay huyệt lạnh ngỡ ngàng lòng ta
Cuộc đời lắm nỗi xót xa
Nàng đi để lại mình ta cõi sầu
Trên mộ không có để tên chỉ có hàng chữ:
Mộ do người đã làm nàng nhỏ lệ lập nên
Có thể, đấy là một phương thức chuộc tội, để lương tâm mình đỡ cắn rứt. Nhưng trong lúc ngồi giữa bóng chiều, nhìn những chữ đó, Văn cảm thấy xấu hổ vô cùng. Tường Vi đâu cần những hàng chữ đó. Kẻ qua đường đâu cần để ý đến làm chỉ Tội lỗi và trách nhiệm không thể vì những hàng chữ kia mà giảm bớt.
Đối diện với bia đá, Văn có cảm tưởng như đối diện với gương soị Văn đưa tay sờ vào bia đá lạnh, lòng mơ màng cảm thấy như đang vuốt ve cánh tay ấm áp của Tường Vị Ngày chôn vợ, ông Lý đã chỉ vào mặt chàng bảo là thứ vô trách nhiệm. Chị dâu của Tường Vi cùng vừa khóc vừa nắm áo Văn, đòi Văn phải trả lại cô em chồng. Rồi tiếng khóc của hai đứa con đòi mẹ, tiếng than thở của mấy bà hàng xóm ... Em nhẫn tâm lắm, Tường Vi ạ.
Bốn tháng dài hơn bốn thế kỷ, Văn phải chống trả với bóng tối, với cô đơn, sự ăn năn khổ cực và nỗi buồn lúc nào cũng vây kín khiến Văn muốn điên lên được. Khi Tường Vi còn sống, Văn khinh thường sự hiện diện của nàng, nhưng khi mất Vi đi, Văn mới thấy cần có nàng. Bây giờ bóng hình Khâm không còn vương vất nữa, mà chỉ còn Tường Vị Từ nụ cười, ánh mắt, những giọt nước mắt, đến lời van xin ...
- Tường Vi, đáng lý ra em không nên bỏ anh như vầỵ Lúc xưa, khi tất cả mọi người xa lánh anh thì chỉ có em là người an ủi, bây giờ ngay cả em cũng bỏ anh thì làm sao anh sống được. Tường Vi ơi, anh muốn nói cho em nghe nhiều chuyện, những chuyện mà lúc em còn sống anh đã chẳng hề nói cho em biết ...
Nỗi đau đớn chận lời, nỗi buồn đang dâng tận mắt. Quay người lại, nhìn con đường mòn ở sườn núi, Văn thì thầm:
- Vi em, bây giờ anh đi em nhé, có linh thiêng hãy giúp anh mượn được tiền để ... sống.
Kéo cao cổ áo, bước những bước chân nặng nềrời vùng nghĩa địa, rời xa Tường Vi, nhưng Văn vẫn không làm sao rời được nỗi buồn phiền cô độc của mình.
Vào phố chợ, cúi đầu lầm lũi đị Người ta xe cộ chen nhau như mắc cửị Tất cả cuộc đời đang chuyển động, chỉ có ta là đứng yên. Một chiếc xe bóp kèn inh ỏi, nhiều người khác bắt chước theo, một người trong xe thò đầu ra hét Văn mới tỉnh trí, chàng mới hay rằng mình đang đứng giữa lộ, Văn vội vàng bước vội lên lề. Có lẽ ta cũng chẳng có quyền đứng nơi đây, vì một ông cảnh sát đã lù lù hiện đến đưa mắt đắn đo đánh giá Văn. Chàng vội vàng kéo cổ áọ Chiếc áo cũ quá, bất giác Văn đưa tay sờ cằm, hàm râu mấy ngày không cạo, tóc tai rối bù. Văn phập phòng sợ bị hiểu lầm là tên trộm vặt hay kẻ lưu manh.
Người cảnh sát không có gì ác ý như Văn tưởng, anh ta chỉ nhỏ nhẹ hỏi:
- ông có uống rượu không?
- Rượu à? - Văn đánh ực nước bọt. Suốt một ngày không có một hạt cơm vô bụng, làm sao có tiền uống rượu chứ? Đưa tay sờ vào chiếc túi trống rỗng, rồi rút ra, Văn nói - Dạ không, tôi không có tiền làm sao uống rượu được.
- Thế ông đứng giữa đường làm gì?
- Tôỉ ... Dạ tôi có làm gì đâu!
Người cảnh sát nhìn Văn một lúc rồi nói:
- Thế thì anh về đi, đừng có đứng giữa đường làm cản trở lưu thông.
Văn gật đầu quay lưng lại, đi về đi, ba tiếng đó đánh thức chàng. Phải, ta quay về là vừạ Từ sáng sớm, tiếng con khóc vì đói đã đánh thức Văn dậỵ Lúc bước ra cửa, chàng định đi tìm bạn bè mượn một hai trăm bạc, nếu không có thì ít hơn cũng được, để cho con có cái gì ăn. Nhưng rồi khi bước ra phố, Văn mới nhớ là tất cả bạn bè cũ đều đã cho chàng mượn quá nhiều rồi, bây giờ đến mượn thêm ai mà chọ
Bất giác Văn nghĩ đến Tường Vi, chỉ có Vi mới hy vọng được vay thêm. Nhưng đã muộn quá rồi! Bây giờ nàng đâu còn. Hai đứa con? Văn lầm lũi bước, đầu óc rối bù. Đến đầu hẻm, chàng thấy ngay bà Trương ở cạnh nhà đang đứng nói chuyện với cảnh sát. Còn hai đứa con chàng thì núp trong kẹt cửạ Văn chạy tới, bé Trân vừa trông thấy cha đã kêu thét lên:
- Cha ơi, cha!
Hai đứa nhỏ vây hai bên Văn, nước mắt nước mũi tèm lem. Văn vòng tay ôm con, chàng quắc mắt nhìn người cảnh sát:
- ông ở đây làm gì?
Người cảnh sát chỉ bé Trân và bé Niệm:
- Đây có phải là con ông không?
- Vâng.
- Chúng tôi được tin là có hai đứa bé suốt ngày không được ai chăm sóc, cũng không có cơm ăn, nên đến điều tra xem hư thực thế nàọ
Văn nhìn sang bà Trương, bà có vẻ bối rối nhưng rồi lại bình tĩnh trình bày với Văn:
- Tôi mời đến đấy, vì con anh đói lả ngườị Anh xem, con tôi đông quá làm sao tôi chăm hộ chúng được, theo tôi tốt nhất là anh nên gửi chúng vào cô nhi viện ...
Văn trừng mắt giận dữ nhìn bà Trương:
- Không được, tôi không thể nào cho con tôi vào cô nhi viện được. Tôi chưa chết mà? Bà đừng có lo chuyện bao đồng.
Bà Trương đỏ mặt:
- Được rồi, anh nuôi chẳng nổi hai đứa con của mình, tôi thấy tội, thế mà anh chẳng biết ơn lại còn mắng tôi lo chuyện bao đồng. Cho anh biết, tôi tội là tội cho vợ anh, cho con anh, mới làm chuyện vô tích sự đó. Thật là đồ vô ơn. Được rồi, từ nay tôi sẽ nhắm mắt bịt tai lại, để mặc con anh chết đói cho mà biết.
Bà Trương ngoe nguẩy bỏ về nhà, đóng ập cửa lạị
- Thôi được rồi, ông Văn, tôi mong rằng từ nay nếu ông không có ở nhà thì phải mướn người trông cháu bé để khỏi có chuyện lôi thôị Con có cha mà muốn gửi và cô nhi viện cũng không dễ đâụ Làm thế nào thì ông cũng đừng để trẻ con đói khát tội nghiệp.
- Nhưng tôi đang thất nghiệp.
- Ở xứ này tôi chưa hề nghe ai bảo là mình không có công việc để làm cả, vả lại anh còn mảnh bằng đại học đó chỉ
Người cảnh sát bỏ đi, Văn đưa hai đứa con trở vào nhà, lòng buồn vô hạn. Mang danh là cha mà không nuôi nổi hai đứa con, thì có đáng làm con người chăng? Trong nhà tối om, Văn đưa tay bật nút điện, không cháỵ Bật thêm ngọn đèn khác cũng thế. Chàng bực mình:
- Trời ơi! Sao lạ vậỷ
- Có ông nào đó vào nhà mình cắt điện hết, bác Trương nói đèn không sáng được nữa vì chúng ta không trả tiền điện.
Văn thả phịch người xuống ghế thở hắt ra:
- Trời ơi, bây giờ tôi phải làm sao đâỷ
Bé Niệm la lên:
- Cha ơi, tối tối ... Con không thấy cha
Bé đưa bàn tay ốm trơ xương ra sờ vào người Văn, nó bập bẹ:
- Cha đen, chị đen ...
Nhà không đèn, gian phòng ngập đầy bóng tối, nên cha cũng trở thành đen, nó lại chỉ vào chính nó:
- Con đen ... Cha ơi, Niệm đói quá, Niệm muốn bánh bao
Con bé này ăn nói có duyên ghệ Văn đứng lên, tìm mẫu nến thừa, đốt nến lên, dưới ánh sáng mờ ảo, hai gương mặt ngây thơ đang hướng về phía người cha với ánh mắt hiếu kỳ. Trong hai đứa, bé Trân có vẻ thông minh hơn, nhưng bé Niệm đẹp thuỳ mị hơn chị, tội nghiệp, những cơn đói thường xuyên làm con trẻ hốc hác.
Bé Trân ngậm ngón tay cái, nó nói:
- Cha, mua cái gì cho con với Niệm ăn đi!
Bé Niệm phụ họa lập tức, nó xòe tay ra:
- Cha cho con một chiếc bánh lớn như vầy nhé. Cha! Mẹ đâu rồi chả Mẹ "náu" cơm cho Niệm ăn hở cha ... Niệm muốn ăn.
Bé Trân lay cánh tay Văn:
- Cha ơị
Rồi bé Niệm hét:
- Cha! Cha!
Bụng Văn cũng bắt đầu gào đóị Lời con trẻ làm chàng nát lòng, nhưng chàng phải nạt:
- Đừng la nữa, chúng bây im mồm hết coi
Chiếc miệng nhỏ bé của bé Trân méo xệch, đôi mắt đỏ lên. Nó là con bé dễ xúc động nhất, chỉ mếu máo kêu "mẹ" rồi khóc òa lên:
- Mẹ ơi! Mẹ! Mẹ đâu rồi mẹ ơi! Mẹ!
Bé Niệm ngơ ngác nhìn chị rồi bắt chước:
- Mẹ, mẹ ơi! Mẹ!
- Trời ơi, trờị
Văn đưa tay lên bịt kín tai, chạy ra cửa, quay lại nhìn trừng trừng hai đứa con đang khóc. Những tiếng gọi mẹ xé nát lòng Văn. Gió đâu thật lạnh, thổi hắt qua mặt Văn, làm tắt cả nến. Đám con nhỏ đòi me, thấy tối sợ hãi khóc ầm lên:
- Mẹ ơi! Mẹ!
Văn run rẩy, phần vì gió lạnh, phần vì đói:
- Các con nín đi, đợi đi! Để cha đi kiếm tiền.
Văn nhốt hai con bé trong bóng tối và hấp tấp bước ra đường. Không do dự gì nữa, mặc cho xe qua lại dập dìu, Văn băng qua mấy ngõ mới tới một biệt thự lớn. Đứng nơi cột trụ, hổn hển thở, Văn không đủ can đảm bấm chuông. Nhưng, không thể chần chờ được, chàng đưa tay lên.
Cửa mở, cô tớ gái ăn mặc sạch sẽ bước ra, Văn nói yếu ớt:
- Tôi muốn gặp ông chủ sự Lý
- ông tên gì? Có danh thiếp không?
- Không, nhưng tôi muốn gặp ông Lý.
Người tớ gái chần chờ:
- Thôi được, anh đợi tí nhé.
Cửa đóng lại, người tớ gái đi vàọ Một lúc sau, cánh cửa sổ nhỏ trên cổng mở ra, đôi mắt ông chủ sự Lý nhìn rạ Văn ngượng ngập:
- Thưa ông!
Cửa mở mặt ông Lý nghiêm khắc:
- Cậu đến đây làm gì?
- Con muốn mượn ít tiền, mấy đứa con của con nó đói khát quá.
- Cậu có biết là tôi đã vì cậu mà xính vính gần chết không? Để tôi phải mang nợ ba bốn chục ngàn, thế mà cậu còn dám vác mặt đến nữa à?
- Con chỉ cần năm mươi đồng
- Nói cho cậu biết, năm cắc cũng không cho cậu mượn nữa nghe không.
- Nhưng các con tôi sẽ chết đóị
- Cậu có còn là một người đàn ông đúng nghĩa không? Một gia đình êm ấm như thế chỉ vì cậu mà phải tan hoang. Đừng có xin xỏ tôi vô ích, một xu tôi cũng không chọ Biết sợ con chết đói mà sao không đi tìm việc làm đi!
Văn nói nhỏ:
- Có tìm nhưng không có việc.
- Không có à? Đi đạp xích lô, đi đánh giày, đi bán vé số. Thiếu gì cách. Nếu không, cậu có thể đi xin ăn cũng được mà làm cái gì cũng được miễn sao biết đem sức mình ra để kiếm tiền, bằng không, đừng mong mược được của tôi một cắc.
"Ầm!" Cánh cổng lớn đã khép lạị Văn lặng người đứng đấy, một lúc, một lúc thật lâu, mới quay lưng đị Hình ảnh của hai đứa con đòi ăn, tiếng khóc văng vẳng bên tai, Văn không dám quay về.
Một tiếng đồng hồ sau, chàng đứng trước cửa nhà ông phụ tá giám đốc, nhưng chỉ đón nhận được câu trả lời cộc lốc của người giúp việc:
- ông phụ tá không có nhà.
Văn đã mệt, đã mỏi, gió càng lúc càng như cắt vào xương, làm đông kín từng mạch máụ Đêm đã khuya lắm rồi, ta đi đâu bây giờ? Bước chân nặng nề làm saọ Văn ngừng lại trước nhà ông anh của Tường Vi, chàng van xin:
- Chị làm ơn nghĩ đến Tường Vi mà cho em mượn năm mươi đồng.
Chị Lý hung hăng:
- Anh Văn đấy à? Anh đã bức tử cô em chồng tôi, rồi bây giờ còn xách mặt đến đây mượn tiền, anh là đồ không có lương tâm, tôi đã biết trước anh mà, chỉ tội cho cô em tôi nó mê anh nên nó phải chịu chết tức tưởi như vậy chứ! Anh Văn, anh đi đi, chúng tôi chưa bắt anh đền mạng là may phước, anh còn vác mặt đến đây mượn tiền làm gì? Hứ, bây giờ trông chẳng khác đồ ăn mày, cô em gái tôi chọn người hay thật!
Văn chỉ muốn độn thổ, mọi người trong cư xá ùa ra nhìn theọ Tiếng chị Lý vẫn oang oang phía sau, hàng trăm ngàn tội của Văn đều được dịp tuôn ra hết.
Tựa lưng vào cột điện, Văn thở than:
- Tường Vi em, bây giờ anh phải làm sao đâỷ
Nghĩ ngợi một hồi Văn sực nhớ đến Triệu, hắn ăn của mình quá nhiều, bây giờ đến xin lại một hai trăm, không lẽ hắn không chỏ Một tia hy vọng loé trong đầu, Văn bước nhanh, sòng bạc đã ngụy trang kỹ, nhưng cửa đã đóng chặt.
- ông chủ đã dặn không cho mày vàọ - Người gác cửa bảọ
Văn van nài:
- Vậy anh làm ơn mời ông ấy ra, tôi có chút chuyện.
Triệu bước ra, hắn đưa mắt nhìn Văn. Môi ngậm ống vố lệch bên cười châm biếm:
- Saỏ Văn, lâu quá sao chẳng thấy cậu đến chơỉ Có tiền rồi hay sao mà mò đến thế?
Văn lấp bấp:
- Tôi không đến để đánh bạc, mà tôi đang cần tiền, đang cần khoảng hai trăm.
Triệu yên lặng nhìn Văn, một lúc hất hàm:
- Bây giờ tính saỏ
- Muốn xin anh.
Triệu cười khan:
- Ha ha, hai trăm đối với tao không nghĩa lý gì cả, nhưng hôm nay xui quá, thua hơn hai chục ngàn rồi, làm gì còn tiền cho cậu mượn, đi hỏi những người khác xem saỏ
- Thôi anh cố cho mượn một trăm vậỵ
Triệu cười đểu giả lắc đầu:
- Vậy thì năm chục? - Văn hạ giá.
Triệu lại lắc đầu, Văn không còn biết tự ái là gì nữa:
- Ba chục cũng được, cho mượn ba chục đị Anh đã lấy của tôi bao nhiêu tiền rồi, anh làm cho tôi phải tán gia bại sản thế này, bây giờ mượn anh ba chục bạc, không lẽ anh đành không cho saỏ
Nụ cười trên mặt Triệu đã biến mất:
- Đừng đùa dai chứ, cờ bạc thì có lúc thua lúc được, tại mày xui chớ ở đó mà trách aỉ Tao có lường gạt mày đâu, có giựt của mày đâu mà mày bảo là tao làm mày sạt nghiệp. Tao cũng có lúc thua nhưng tao có trách ai đâủ
Văn vội vàng đính chính:
- Không phải ý tôi nói thế, mà tôi muốn nói là tôi cần tiền, mong anh cho vay đỡ.
- Tao đã nói hôm nay tao không có, mày đến người khác mà mượn.
- Mấy chục bạc cũng không có saỏ
- Mấy đồng cũng chẳng có nữa là ... Cho mượn tiền xui lắm, tao hôm nay không gặp hên, mày đừng chọc giận taọ
Văn cắn môi:
- Vậy thì cho tôi đánh bạc vậỷ
Triệu cười khẩy:
- Mày lấy tiền ở đâu mà đánh chứ?
- Dùng sinh mệnh tôi đây nè.
Triệu cười to:
- Ha! Ha! Ha! Văn à, mày có khùng không, sinh mệnh mày đáng giá bao nhiêu tiền.
Mắt Văn tóe lửa:
- Sinh mạng tôi không đáng giá thì làm ơn cho tôi mượn ít nhiều để tôi đánh bạc với anh vậỵ
- Tao không thích đánh nữạ Văn, mày đi đi! Mày hết còn là con mồi của chúng tao nữa rồi, tụi tao đã cho điều tra kỹ lắm rồị
Văn nghẹn cứng họng:
- Bây giờ tao mới biết, chúng bây là một lũ lường gạt, chúng bây đã lường gạt cả gia tài sự sản của tao, tao phải đi thưa cảnh sát mới được.
Triệu kéo Văn lại:
- Khoan đã, mày là đứa thông minh, mày cũng biết là không bao giờ cảnh sát bắt được tụi tao thì đừng có dại, đừng có làm phiền tụi taọ Đánh bạc mà, ai muốn chơi thì chơi, không chơi thì thôi chứ tao có ép bao giờ đâụ Tự ý mày tìm đến mà, nếu mày lộn xộn thì đừng trách tụi tao nhé.
Triệu khẽ liếc ra sau, Văn nhìn theo, hai gã to lớn đang lù lù tiến tới phía chàng. Văn quá quen với chúng, đó là hai tên ngoan ngoãn nhất, lúc nào cũng đứng cạnh bên hầu trà cho Văn. Nhưng bây giờ ... bất giác Văn lùi ra phía sau một bước, chàng hiểu họ sắp làm gì. Máu nóng xông lên, cơn giận làm Văn hổn hển thở, chàng hét:
- Mày là đồ qủy dữ!
Triệu lạnh lùng:
- Đến bây giờ mày mới biết à? Mày cũng là bạn của qủy dữ vậy!
Mắt Văn đỏ lên, chàng xông tới:
- Tao sẽ giết mày!
Triệu lôi nhanh con dao ra:
- Thử xem!
Văn như con thú sút chuồng chỉ biết húc tới trước để hơn thua với kẻ lường gạt mình. Trong đời chàng đây là lần chàng hành động can đảm nhất, sự can đảm cuối cùng. Cho mãi đến lúc ... đến lúc Văn không còn biết gì nữạ
Những ngón tay bấu víu đã rã rời, thân hình rơi tuột xuống, nằm dài trên mặt nhựạ Đầu óc trống rỗng mất hết cảm giác. Văn thấy mình nhẹ tựa mây, bay bỗng. Chàng đã nhìn thấy Tường Vi rồi, nàng đứng đó, đứng thật gần, chàng có thể sờ, có thể mó thấỵ Tường Vi! Văn muốn gọi, nhưng chẳng thành tiếng, chàng bây giờ chỉ biết có Vi mà không còn biết đến Khâm nữạ Có thể ta đã yêu Khâm, nhưng đó là chuyện đã xa lắm rồị
Trên đường đưa tới bệnh viện, Văn đã tắt thở, trên mình chàng hai mươi mấy vết dao còn đó. |
|
|