Mùa hè năm dân quốc thứ 47, bé Niệm, đứa con gái thứ nhì của Văn và Tường Vi ra đờị Sự xuất hiện của đứa con thứ hai này chẳng mang lại niềm vui và hy vọng nào cho họ Đỗ. Bầu không khí nặng nề vẫn bao trùm lên mọi ngườị Đầu năm, ông Đỗ Cân bị bịnh áp huyết cao phải nằm nhà thương hết hai tháng. Đến khi về nhà, theo lời khuyên của bác sĩ, ông phải nghỉ việc, rời khỏi giới ngân hàng mà ông đã phục vụ trên hai mươi mấy năm. Điều này đối với gia đình họ Đỗ quả thật là một biến cố quan trọng. Hai tháng tiền thuốc thang, tiền phòng, đã làm cho ông Cân muốn phá sản. Từ lúc Văn thêm tính cờ bạc, bao nhiêu tiền của cứ tuôn ra chẳng thấy trở về. Gia đình ông bây giờ chỉ còn cái vỏ bên ngoàị Tiền bạc chẳng còn bao nhiêu, may nhờ có số tiền hưu bổng mà gia đình có thể sống cầm chừng. Nhưng cái tính cờ bạc của Văn càng lúc càng đậm, càng sát phạt lớn. Rời khỏi công việc ở ngân hàng, Văn trở thành một người bê bối thật sự. Đã bao lần ông Cân khuyên bảo, đã bao lần Tường Vi van xin, Văn có hối hận, thề thốt, nhưng rồi chỉ vài hôm, cố tật lại nổi lên. Văn lại còn mang thêm những thói xấu khác. Chàng thường dối trá và hay kiếm chuyện với người khác.
Bé Niệm đã chào đời trong những giờ khắc xấụ Vừa mở mắt ra là ông Cân bị bệnh, cả nhà chìm đắm trong không khí nặng nề, chẳng ai buồn ngó ngàng đến bé. Ngày đầy tháng, Văn không về nhà. Có lần Tường Vi đã bế con đến trước mặt Văn, van nài:
- Anh làm ơn ngó ngàng đến con anh một chút!
Văn liếc nhanh bé Niệm, bực bội:
- Có đẹp đẽ gì đâu mà ngó. Gương mặt lúc nào cũng như muốn khóc, đẹp đẽ gì đâu mà phải ngắm với nhìn.
Tường Vi ôm con vào lòng buồn bã. Mấy năm rồi, Văn đã đánh mất quá nhiều, kể cả bản tính hiền lành cố hữụ
Mùa thu đến, Văn ít có ở nhà. Mỗi lần ra đi là ba bốn hôm mới về, mỗi lần về là tạo thêm lo lắng cho Tường Vị Văn thường trở về với vẻ thiểu não, xốc xếch, dơ dáy và đói rét. Mục đích về nhà của chàng chẳng qua là vòi tiền. Có một ngàn lấy một ngàn, một trăm lấy một trăm. ông Cân đau buồn nhìn thằng con trai duy nhất càng ngày càng sa đọa, càng chìm sâu xuống chốn bùn nhợ Bao nhiêu lời phải trái, răn dạy đều trở thành nước lã. ông thấy mệt mỏi và chán nản không cùng. Già rồi, yếu rồi mà không dạy được thằng con nên ngườị Cậu sinh viên ưu tú ban ngoại ngữ của trường đại học Đài Loan được thầy yêu bạn quý ngày nào không còn nữạ Nó đã mất rồi, mất thật rồi ...
Một hôm đang khi quây quần dùng cơm tối thì có tiếng chuông cửa reo, Gia Linh lắc đầu nhún vai nói:
- Có lẽ anh Văn đấỵ
Tường Vi đặt đũa xuống. Đã ba ngày rồi Văn chẳng về nhà. Cô Châu ra mở cửạ Bên ngoài không có bóng Văn mà chỉ là một người lạ mặt.
- ông ơi, có người đến tìm ông.
ông Cân hỏi:
- Ai vậỷ
- Con không biết nhưng trông hắn có vẻ dữ dằn lắm, chắc có lẽ không lương thiện đâụ
Tường Vi lo sợ:
- Hay là anh Văn gặp chuyện chẳng lành nên ông ấy đến báo tin?
ông Cân chau mày:
- Mời họ vào xem.
- Người ấy không chịu vào bảo ông phải ra cho họ nói chuyện.
ông Cân đặt chén xuống. Tường Vi hồi hộp theo saụ Bước qua khỏi vườn hoa ra đến cổng thì thấy một gã đàn ông đội mũ lưỡi trai sùm sụp, đôi mắt dữ dằn không một chút thiện cảm đang ngắm ngiá ngôi nhà.
ông Cân khó chịu:
- ông muốn tìm aỉ
Gã đàn ông kéo sụp nón xuống một chút rồi liếc nhanh ông Cân.
- ông là cha anh Văn à?
- Vâng, có chuyện gì đó?
- Anh Văn bảo tôi đến đây đòi nợ.
- Nợ gì?
- Nợ anh Văn thiếu chúng tôi, anh ấy bảo cứ đến đây lấy, đây là giấy nợ.
Gã đàn ông lấy ra tờ giấy nhỏ, trên đó đúng là tuồng chữ của Văn, có cả dấu tay của chàng:
"Có mượn của anh Triệu số tiền là mười một ngàn đồng chẵn. Số tiền này sẽ được thanh toán trước ngày 15 tháng 9 năm nay, nếu sai hẹn, tôi sẽ chịu tội trước pháp luật "
Bên dưới có ghi số căn cước và ký tên Văn.
Gã đàn ông kéo sụp mũ xuống, nói với giọng đe dọạ
- Đó ông thấy không, anh Văn nói là sẽ trả tôi trước 15 tháng 9 mà bây giờ đã là 3 tháng 10 rồi, nếu không chịu tôi sẽ đem ra trước pháp luật.
ông Cân giận dữ:
- Còn thằng Văn, thằng Văn bây giờ ở đâủ
Gã đàn ông nói trỏng:
- Tôi không biết! Mới gặp anh ấy hôm qua ngoài phố, anh ấy cho địa chỉ bảo đến đây đòi tiền.
ông Cân lớn tiếng:
- Nó thiếu nợ ông, sao ông không tìm nó mà đòi, đến đây làm chỉ Tôi không biết, tiền ai thiếu người đó trả.
Gã đàn ông giật giấy nợ lại, cười lạnh:
- Được rồi ông chưa biết thì thôị Chúng tôi đã tử tế đòi đàng hoàng, không trả thì cũng có biện pháp khác. Thiếu nợ thì phải trả, nếu không thì đừng có trách, tụi này mà!
Nói xong, gã nhún vai, sửa soạn bước đi, Tường Vi im lặng chẳng được gọi với theo:
- Khoan hãy ông, đợi một chút!
Quay sang cha chồng, nàng van xin:
- Cha ơi, cha!
ông Đỗ Cân nhìn con dâu, lòng rối như tơ:
- Không được, thả lỏng nó quá chỉ tổ đưa đến tán gia bại sản, để họ đưa nó ra tòa, cho nó ngồi mấy năm tù cho biết thân, chớ bằng không nó sẽ chẳng bao giờ ăn năn được.
Tường Vi liếc nhanh gã đàn ông, rồi mếu máo:
- Con không sợ chuyện họ đưa anh Văn ra tòa, nhưng con chỉ sợ ... sợ họ làm chuyện bất lợi cho anh Văn.
ông Cân bất giác ngẩng lên liếc nhanh gã đàn ông. ông hiểu sự lo ngại của Tường Vị Đám bạn cờ bạc của Văn, mười đứa thì hết tám đứa là dân lưu manh không lương thiện. Thằng đang đứng trước mặt đây cũng thuộc loại đó. Tình cha con khiến ông cảm thấy nao núng. Nhưng nếu đem mười một ngàn đồng bạc ra trả một cách dễ dàng như thế thì cũng như vạch đường cho Văn để làm sụp đổ cả một gia đình dày công xây dựng. Không trả thì Văn có thể bị hạị ông Cân cố giữ vẻ cứng cỏi:
- Với con người hư đốn như vậy, con còn lo lắng cho nó làm gì? Để mặc nó, muốn chết cho nó chết luôn.
- Thưa cha ...
Đôi mắt van xin của Tường Vi, bàn tay nàng nắm chặt lấy chốt cửa và khuôn mặt đau khổ khiến ông Cân bàng hoàng. Bao nhiêu sự cứng rắn nơi ông đã tiêu tan. ông thở dài bước về phòng. Một lúc sau ông bước ra với chi phiếu trên taỵ Tường Vi chăm chăm nhìn về phía chi phiếụ Số tiền này là tiền hưu bổng của cha chồng. Nàng cúi đầu xuống như kẻ phạm tội, Tường Vi không dám nhìn cảnh ông Cân trao chi phiếu cho gã lưu manh để đổi lấy giấy nợ.
Tiếng của ông Cân run run:
- Lần sau, ông đừng có cho Văn nó mượn tiền nữa nhé!
Gã đàn ông lấy chi phiếu bỏ túi, xong cười nhạt:
- Nếu biết hắn không có tiền trả thì ai cho mượn làm gì.
Gã đàn ông lại ngẩng lên, hắn làm ra vẻ đắn đo, đánh giá ngôi nhà của ông Cân với nụ cười khó hiểu rồi bước đị
Tường Vi đóng cửa lại, quay sang nhìn nét mặt tái mét của ông Cân, nàng chợt lo lắng. Bác sĩ đã dặn dò là đừng bao giờ để cho ông buồn phiền hay xúc động mạnh
- Cha không khỏe lắm phải không?
ông Cân cùng bước vào nhà với Tường Vi trả lời
- Không có gì cả, cha chỉ buồn là gần đến ngày tàn rồi mà còn phải nhìn cảnh tán gia bại sản vì chính con mình.
- Hay là mình đến tìm mấy gã bạn cờ bạc của anh ấy, van họ buông tha anh Văn rả
Tường Vi nói, nhưng nàng hiểu giải pháp của nàng chẳng đưa đến đâu cả.
- Con nghĩ saỏ Con không thấy thái độ của thằng ban nãy saỏ Hắn tưởng như vừa mới câu được con cá to, thì làm gì có thể buông tha Văn dễ dàng được, nếu không nói là còn rắp tâm đưa Văn vào con đường cùng càng sớm càng tốt nữa không chừng.
- Chúng ta đi thưa cảnh sát?
- Thưa cảnh sát à? Con biết ổ cờ bạc của nó ở đâu không? Biết chúng nó bao nhiêu ngườỉ Tên gì không? Với những thằng chuyên môn sống bằng cái nghề bạc bịp, báo cảnh sát cũng như không con ạ.
Tường Vi hiểu điều ông Cân muốn nóị Văn như con chuột đã sa rọ rồị ông Cân thở dài:
- Nói tóm lại, con người bao giờ cũng là chủ của bản thân mình, nếu để sa đọa, thì ngoài cách tự mình cứu lấy mình không ai có thể cứu mình được cả.
Quay sang nhìn Tường Vi, ông buồn bã:
- Tường Vi, bây giờ nhà ta hết tiền rồi!
Tường Vi lắp bắp:
- Con ... Con sẽ đi tìm việc làm để phụ thêm cho gia đình. Con sẽ đi dạy học.
Gia Linh đứng bên cửa cườị
- Anh Văn đánh bạc như thế, chị dù có tìm đến mười chỗ để dạy cũng thế thôị Một tháng mấy trăm bạc, chẳng đủ một canh bạc. Ai bảo buông thả ông ấy quá làm gì, còn trả nợ giúp. Anh Văn làm sao chừa được? Nếu là tôi, thì ban nãy không bao giờ tôi trả nợ cho anh ấỵ
ông Cân bực mình:
- Linh, không chuyện gì tới con. Con cũng chẳng hơn gì. Đại học không chịu học, việc làm cũng không biết kiếm. Tối ngày chỉ biết long rong ngoài phố, hết đi chơi, lại coi hát ... Như vậy con có hơn ai đâu mà làm tài khôn?
- Con mỗi ngày đều có đi học hát chứ bộ?
- Học hát? Không chịu tìm thầy học cho đàng hoàng, tối ngày rên rỉ theo mấy cái đĩa nhạc, thế là học đấy ử Con không im đi còn cãi hả?
Gia Linh bực bội đứng dậy:
- Lạ không, con đâu có cờ bạc, gia đình suy sụp cũng đâu phải lỗi ở con? Cha giận anh Văn rồi trút sự bực mình lên đầu con. Có bao giờ con đi lu bù tối không về nhà ngủ không? Cha muốn chửi thì chửi anh Văn mới phảị
Nói xong Gia Linh vùng vằng bước về phòng đóng mạnh cửa lạị ông Cân càng giận:
- Thấy không, nói có mấy câu mà nó còn giận lên giận xuống, nhà này dân chủ quá rồi mà.
Tường Vi năn nỉ:
- Thôi bỏ qua đi cha, cô ấy còn trẻ con lắm.
ông Cân nhìn về phía cánh cửa phòng Gia Linh đóng kín, bất giác thở dàị Trở về phòng ông ôm đầu nghĩ đến tương lai mịt mờ, sự mệt mỏi lan dần khắp cơ thể.
Chiều tối Văn trở về, tiếng chân của chàng vừa vọng vào phòng khách là ông Cân lật đật bước rạ Văn cúi đầu nhìn xuống, đầu bù, tóc rối, râu tóc sau nhiều ngày không cạo mọc lởm chởm. Chiếc áo nhầu nát, dơ bẩn. Có lẽ đã mấy ngày liền không ngủ nên đôi mắt hiện đầy gân máu đỏ, xanh xao và tiều tụỵ ông Cân tuy giận thật, nhưng nhìn vẻ ốm yếu của Văn ông lại thấy thương hạị Giận dữ và thương xót khiến ông nghẹn lời:
- Văn.. mày ... mày còn về đây làm gì nữả
Văn yên lặng cúi đầụ
- Sao mày có thể làm những việc động trời như thế? Thiếu nợ rồi bảo người ta đến nhà đòi để tao phải đem tiền hưu trí ra trả cho màỵ mày có còn là con người, mày có còn trái tim nữa không? Gia đình đàng hoàng thế này không muốn, muốn phải tán gia bại sản hay saỏ
Văn yên lặng, ông Cân càng nói càng thấy giận
- Mày còn trẻ, có tương lai sáng sủa lại phá đị Hai năm nay mày thua trên mấy trăm ngàn rồi còn gì? Mày muốn tao phải cung phụng cho mày đến thế nào nữa chứ? Nếu mày hư thân mất nết, không biết nhục thì tao còn nhìn một đứa con như mày để làm gì đâỷ cút đi, cút cho khuất mắt taọ
Văn lầm lì cúi đầu, ông Cân tức quát to:
- Sao mày không nóỉ Mày còn định làm gì nữa chứ? Không lẽ muốn suốt đời đánh bạc thôi saỏ
Văn ngước cặp mắt trắng dã lên nhìn cha, rồi ngã phịch xuống ghế, hai tay ôm mái tóc bù:
- Tôi đói quá!
Tường Vi đứng cạnh, nghe câu nói vội vã quay lưng chạy xuống bếp. Nàng định tìm xem ở trong tủ lạnh còn món gì có thể nấu cho chồng ăn không. ông Cân nhìn thấy, ông quay sang thằng con sa đọa, cơn giận ông lại nổi lên, ông quát:
- Tường Vi, cha không cho phép con làm món gì cho nó ăn hết!
Tường Vi dừng lại, quay sang ông Cân với đôi mắt ngạc nhiên. Về sống ở nhà họ Đỗ này đã lâu, nhưng nàng chưa hề nghe một câu quát tháo như thế. Sợ hãi nàng liếc sang Văn rồi quay sang ông Cân. ông Cân cảnh cáo Văn:
- Bắt đầu từ hôm nay, tao cấm mày không được ra ngoài, nằm nhà đọc sách ăn năn lại, rồi tao sẽ tìm cho mày một việc làm khác. Mày phải sửa đổi để trở lại con người đàng hoàng.
ông Cân nói xong bỏ về phòng, Gia Linh nghe tiếng quát tháo của cha mở cửa phòng bước rạ Nhìn thấy Văn, nàng chợt thấy nỗi ấm ức bị mắng oan đêm rồi chưa tan, Gia Linh nhún vai:
- Anh Văn, anh vừa mới từ địa ngục trở về đó à? Nửa đêm nửa hôm để cho bị quát tháo khiến không ai ngủ được cả. Sao, qủy nó đã hớp hồn anh chưả
Văn bần thần trong người sau mấy đêm không ngủ, thua bài sạch túi, về nhà nghe ông già chửi, rồi phải nghe thêm những lời mỉa mai của Gia Linh, Văn quát:
- Đậy cái mồm thối của mày lại đi, việc của ông không liên hệ gì đến mày cả. Mẹ kiếp, cái đồ vô thừa nhận mà cũng làm phách.
Gia Linh bàng hoàng, nàng không hiểu mình vừa nghe thấy những gì. Đầu óc lùng bùng câu chửi của Văn:
- Anh vừa nói gì đó? Những lời nói tục tĩu như thế mà anh thốt lên được à? Sao lưu manh, hạ cấp quá vậỷ
- Ờ, tao hạ cấp, không lẽ mày ngon lành hơn à? Cái thứ gái điếm mà bày đặt làm ra vẻ thượng lưụ
Gia Linh xanh mặt:
- Anh nói gì? Anh nói gì? Nếu anh còn thốt ra những lời thối tha như vậy tôi mách cha cho anh xem.
Văn trề môi:
- Cha à? Cha cũng đâu tốt lành gì? Thượng bất chánh hạ tắc loạn, cha cũng đâu trách tao cờ bạc được. Nói cho mày biết, mày đừng xâm phạm đời tư của taọ Mỗi đứa có một đời, mạnh ai nấy sống. Bằng không đừng trách taọ
Gia Linh thường ngày chưa hề bị ai lớn tiếng nói nặng, bây giờ nghe lời hăm dọa của Văn, nàng giận run. Nước mắt tràn ra má:
- Nếu mẹ của chúng ta còn sống, nghe những lời vừa rồi của anh chắc mẹ điên mất. Không biết nhà họ Đỗ này lúc xưa đã làm điều gì oan nghiệt mà phải gặp quả báo thế nàỷ
Văn ngẩng đầu lên liếc xéo về phía Gia Linh rồi cười ngất, vừa cười vừa châm biếm:
- Ha! ha! Mẹ của chúng ta! Mẹ của chúng ta ...
Tường Vi kinh hoàng, nàng biết Văn sắp thố lộ chuyện bí mật về người mẹ của Gia Linh. Vội bước về phía cô em chồng, vỗ về đưa nàng về phòng. Gia Linh vừa chùi nước mắt vừa nghẹn ngào:
- Nhà thế này chắc ở không nổi nữa đâu, em phải tìm việc làm rồi dọn đi chứ ở đây ăn cơm của anh Văn chịu không thấu những lời hành hạ của anh ấỵ
Văn càng cười to:
- Như vậy lấy chồng đi, để tao kiếm cho mày một ông nhà giàụ
Thật khó khăn Tường Vi mới khuyên can được Gia Linh. Khi Văn và Tường Vi trở về phòng, Văn cảm thấy thân thể rã rờị Đặt mình xuống ghế, Văn ôm đầu nghĩ ngợị Ta đã làm gì? Tại sao lại lớn tiếng với Gia Linh? Thật tình ta đâu muốn như vậỵ Ngẩn lên bắt gặp ánh mắt buồn bã của vợ, ánh mắt làm cho Văn xúc động. Tường Vi đặt tay lên vai chàng:
- Em đi làm thức ăn cho anh nhé.
Nàng đi, Văn ngồi đấy nhắm mắt lại, những giọt lệ chảy xuống má, cách đối xử của Tường Vi làm chàng hổ thẹn.
Ăn xong, Văn ngồi nhìn vợ, lòng đầy xúc cảm. Tường Vi với đôi mắt mờ lệ năn nỉ chồng:
- Anh Văn.. Anh hãy tỉnh lại đi!
Văn ôm chầm lấy người vợ trẻ, đôi vai gầy bây giờ đã trơ xương, chàng nghẹn lời trong khi giọng Tường Vi vẫn nghẹn ngào bên tai:
- Anh ráng trở về đường phải anh nhé, chỉ cần anh bỏ cờ bạc là chúng ta sẽ làm lại từ đầụ
Trong nôi, bé Niệm thức giấc, nó khóc thét lên vì đóị Tường Vi chạy vội đến, bế đứa con ba tháng lên, đem tới trước mặt Văn.
- Anh Văn, con anh đây, nó đang cần anh nuôi nấng bảo vệ nên ngườị
Văn đưa tay đỡ lấy con, đứa bé chợt nín khóc, đôi mắt mở lớn nhìn người cha với vẻ xa lạ, Tường Vi đưa tay nựng con nói:
- Niệm ơi, cha của con đây!
Lòng xót xa, trách nhiệm làm cha đã làm Văn hồi tỉnh. Văn có vẻ ăn năn:
- Nếu từ nay về sau mà anh còn bài bạc nữa thì sau này chết sẽ không có đất chôn.
- o O o -
Những ngày mới đã bắt đầụ Buổi sáng, nắng tràn ngập bầu trời hứa hẹn một ngày đẹp. Đàn chim sẻ ríu rít trên cành caọ Sau buổi điểm tâm, Văn xin lỗi cha, chàng tỏ vẻ ăn năn và hứa sẽ chẳng bao giờ cờ bạc nữạ Nhưng sau đó Văn cũng tiết lộ là mình đã thiếu nợ trên hai chục ngàn bạc, không trả không được. ông Cân chăm chú nhìn con dò xét, kẻ phạm tội đã biết quay đầu về thì ông cũng cố gắng thêm một lần cuối:
- Nếu tao cố gắng trả nợ hết cho mày, thì mày có quyết trở lại đường ngay không chứ?
- Con xin thề, con xin hứa với cha, con đã quyết định rồị
- Được rồi, vậy thì tao sẽ cố, nhưng mà mày phải biết rằng đây là số tiền hưu trí cuối cùng của taọ Đưa cho mày, trong nhà này sẽ không còn đồng bạc nào nữạ
- Con sẽ gắng đi làm, gắng tiết kiệm, kiếm tiền về nuôi gia đình.
Tường Vi chen vào:
- Con cũng thế. Tiền lương của hai người chắc có lẽ tạm đủ sống, miễn tằn tiện một chút.
Mọi người ngồi kề nhau bàn tính. Tương lai tràn đầy hy vọng. Văn lập cả một kế hoạch cho đời sống gia đình, phải chi tiêu thế nào cho khỏi thiếu hụt, phải sống ra saọ ông Cân vét hết số tiền còn lại trao cho Văn:
- Đem trả nợ trước đi, nợ dứt là không còn dính líu gì tới đám cờ bạc nữa, nhớ đòi giấy nợ lại, về đây rồi ta sẽ tính.
Đôi mắt Văn đỏ hoe, nhìn những đồng tiền cuối cùng của cha còn lại, giọng nghẹn ngào:
- Tội con thật đáng chết!
- Đừng nhắc chi những chuyện đó nữa, tao chỉ mong rồi mày sẽ thay đổi, trở thành người tốt, biết chăm chỉ làm việc.
Văn cầm tấm chi phiếu bước ra cửa, Tường Vi dặn dò:
- Trưa nhớ về dùng cơm nhé anh.
- Khỏi lo, chỉ một tiếng đồng hồ nữa là anh về ngay!
Văn đi rồi, ông Cân và Tường Vi đều vui vẻ, bao nhiêu sầu khổ ngày qua đã mất, như bầu trời sáng hiện ra sau cơn mưạ Chỉ có Gia Linh đứng cạnh trề môi:
- Thôi rồi, lại ném thêm hai chục ngàn xuống sông rồị Anh Văn mang tiền đi mà trở về ngay là chuyện không tưởng. Để rồi coi, lại nướng vô sòng bạc nợ cao hơn nữa là khác.
ông Cân rày con:
- Mày đừng có nghi ngờ anh quá vậỵ Tao biết nó mà, nó ăn năn rồị
- Ăn năn có lợi lộc gì đâủ Chống lại cám dỗ chẳng được, ma qủy lại hớp hồn là cái chắc.
ông Cân lớn tiếng:
- Đừng nói bậy được không Gia Linh?
Gia Linh yên lặng, Tường Vi ra chợ, mua một mớ tôm tươi mà Văn ưa thích, phải để cho chàng hưởng đầy đủ sự đầm ấm của gia đình. ông Cân ra vườn, giả vờ nhìn những đàn chim sẻ, nhưng thật ra là để đợi Văn trở về. Một giờ đồng hồ trôi qua ... Hai, ba giờ, rồi bốn giờ ... Lời nói xui xẻo của Gia Linh đã nghiệm ứng, Văn không về nữạ
Một buổi tối hai ngày sau, Văn lang thang trên phố, râu tóc rối bù, quần aó xốc xếch, chàng mệt mỏi đến độ lê chân chẳng muốn nổi, chán nản đến độ muốn tự sát cho rồị Hai chục ngàn ... thua mất, nợ chưa trả, lại thiếu thêm mười ngàn. Không còn mặt mũi nào để trở về nhà nhìn cha nhìn vợ, lang thang mãi trên phố. Đêm đã khuya, phố đã vắng, Văn ngả nghiêng trên đường như gã saỵ Đột nhiên, chàng cảm thấy con đường sao quá quen thuộc, định thần nhìn kỹ thì ra nơi thuở xưa Khâm đã ở. Bước đến trước cổng, đưa tay sờ lên tường, đưa mắt nhìn qua kẽ hở, đèn vẫn còn sáng, không biết bây giờ ai là chủ gian nhà này ... Đứng thật lâu, hồi tưởng lại những ngày đã cùng Khâm say đắm trong tình yêu ... Mấy lần đưa Khâm về, đứng mãi trước cửa không chịu rờị Những giờ phút đẹp đẽ, êm đềm như mộng không còn nữa ...
Đứng thật lâu trước cửa, đến khi cánh cửa xịch mở, một gã đàn ông lạ mặt hiện rạ Hắn đưa mắt nhìn Văn dò xét, với lời lẽ hách dịch:
- ông là ai, mà cứ đứng mãi trước nhà tôi thế nàỷ Đi chỗ khác ngay, nếu không tôi gọi cảnh sát bây giờ.
Văn giật mình, lùi nhanh ra saụ Chàng thẫn thờ đưa tay lên vuốt mặt, những sợi râu dài tua tủạ Hắn tưởng ta là kẻ trộm, ta có giống kẻ trộm không? ... Ngẩn nhìn trời, Văn khẽ thở dài:
- Khâm ơi! Khâm! Bây giờ anh đã rơi xuống tận cùng địa ngục rồi |
|
|