Suốt một tuần dài mưa không ngớt hột.
Tường Vi nhìn vào kính, tỉ mỉ kéo cổ áo trắng cho lọt hẳn ra khỏi cái áo xanh khoác bên ngoài, nàng cắn nhẹ vào môi để môi có màu hồng tươi hơn. Da mặt trắng nhạt được đánh lên lớp kem. Có vẻ hồng quá, nàng lại lấy khăn tay xoa nhẹ hai chiếc bím nhỏ được thắt thêm chiếc nơ màu xanh lá. Ngắm nghía xong nàng cài thêm đóa hoàng nhung lên ngực. Nét đẹp thơ ngây vẫn mặn mà. Đặt kính xuống, Tường Vi thở phàọ
- Chà! Cô tiểu thư nhà này chắc bị bệnh tương tư rồi hay sao mà than van thở dài mãị
Tiếng chị Lý cay đắng vọng vàọ Tường Vi vội đi ra, chị Lý đang bận rộn bên bàn máy may, ông anh hôm nay nghỉ phép đang ngả người trên ghế mây xem báọ
Chị Lý ngẩng đầu lên, xỏ xiên:
- Hôm nay trang điểm như bà hoàng, lại đến bệnh viện thăm ông sinh viên nữa phải không? phải mà, dù sao người ta cùng là con của ông Giám đốc ngân hàng, giàu sang quá mà!
Tường Vi van xin:
- Thưa chị, người ta sắp làm lễ hỏi rồi, chị đừng hiểu lầm ...
Chị Lý hớt ngang:
- Người ta sắp cưới vợ rồi, thế cô còn đến đó làm gì? Tai sao không xét lại phận mình xem có xứng đáng với con một ông giám đốc không? ông chủ sự Trương mà anh giới thiệu cho cô có gì đâu mà cô chê ỏng chê eo nào là hói đầu, nào là lớn tuổi đủ hết. Hừ, nhưng có tóc có ích lợi gì đâu, nó có phải là ...
Tường Vi hét lên:
- Chị!
Bình, anh của Vi đang xem báo, nghe lời qua tiếng lại của vợ và em gái vội bỏ báo xuống. Chưa đầy ba mươi nhưng gánh nặng gia đình đã khiến cho anh già trước tuổi, gầy còm. Trong gia đình, anh chỉ là một người thụ động, mọi quyết định đều do vợ, chị Lý bảo sao anh nghe vậỵ Tiếng phản đối của Tường Vi đã làm cho anh phải hỏi:
- Tường Vi, cái thằng bạn của mày nó làm nghề ngỗng gì?
Tường Vi cố nén:
- Thưa, em đã bảo anh ấy không phải là bạn em mà là hôn phu của con bạn em mà.
- Được rồi, thế mỗi ngày em đến thăm nó làm gì chứ?
- Thì quen biết nhau, hắn bị thương em phải đến thăm.
Chị Lý chen vào:
- Hừ đi thăm, đi thăm mà tô son trét phấn như thế à? Thôi anh ơi, cô em gái ngoan của anh đã biết yêu rồi, đâu thèm đếm xỉa gì đến sự lo lắng của anh nữa đâu!
Bình hắng giọng, cố làm ra vẻ ta đây là gia trưởng:
- Tường Vi, ông chủ sự Trương mến em lắm, em nghĩ thế nàỏ
Vi kêu lên:
- Anh!
- Thôi bây giờ thế này, mày cứ coi ông ấy như bạn để tìm hiểu nhau cái đã. Chủ nhật này ông Trương mời mày đi hồ Bích Đầm, mày không được từ chốị
Tường Vi vội nói:
- Anh Bình, chủ nhật này em bận.
- Bận? Bận gì?
Tường Vi đáp nhanh không nghĩ suy:
- Anh Văn tổ chức mừng ngày ra bệnh viện.
Chi Lý cười đắc thắng:
- Đó thấy không? lại cũng Văn nữa, lúc nào cũng anh Văn, anh Văn!
Như cảm thấy quyền làm anh của mình bị xúc phạm Bình trừng mắt:
- Tao đã trả lời với ổng rồi, mày phải đi với ông ấy, còn cái thằng Văn gì đó, từ nay mày phải ít qua lại với nó, Những cái thằng công tử bột như vậy không có thằng nào nên thân nên hình gì hết.
Tường Vi tức quá, mắt mờ cả lệ.
- Anh! Anh ấy đâu có tán tỉnh em bao giờ chứ?
Chị Lý làm bộ hờn mát:
- Thôi, thôi được rồi đừng đụng tới ông công tử đó nữa, nói thêm một tí đây rồi cô tiểu thư lại bù lu bù loa, rồi hàng xóm họ bảo mình ỷ làm anh chị đi hiếp đáp cô ấỵ
Tường Vi cắn môi, cố gắng giữ cho những giọt nươc mắt đừng rơi rạ Một lúc sau nàng mới ngập ngừng:
- Thưa anh, em có thể đi được chưa ạ.
Chị Lý xỏ xiên
- Nghe cô ấy hỏi không, cô ấy làm như nhà này người ta cấm không cho cô ấy ra ngoài không bằng. Đi thì đi cô ơi, còn làm vẻ uất ức làm gì không ai biết đâụ
Tường Vi cúi đầu xuống, khoác chiếc áo mưa cũ lên vai bước đị Đến ngạch cửa, nàng quay mặt lại, hỏi nhỏ:
- Anh chị có cần gì em không?
- Thôi cám ơn cô, không ai dám làm phiền cô đâụ
Bao nhiêu cặp mắt tò mò của mấy bà hàng xóm đeo theo từng bước chân của Tường Vi, nàng cũng hiểu rằng, dưới sự bán rao cua bà chị dâu, nàng là một thứ gái mất nết. Cúi đầu xuống bước nhanh qua khỏi dãy nhà kiểu Nhật nàng bước ra đường. Gió mưa vẫn lất phất tắm mát lòng nàng.
Đời sống sao khổ sở thế nàỷ rồi tương lai sẽ ra saỏ Sống mãi với anh chị hay phải lấy ông chủ sự Trương? Hoặc ... Tường Vi lắc đầu, gió thổi mạnh, bốc tung vạt áo mưa nàng lên. Cảnh phố chiều u sầu khiến cho Tường Vi rùng mình. Tôi pphải sống thế này đến bao giờ mới được giải thoát? Ngẩng đầu lên nhìn trời, mây cuồn cuộn baỵ Nếu biết được tương lai mình thì hay biết mấỵ Năm năm, mười năm, hai mươi năm sau rồi sẽ ra saỏ Ngày tháng sao dài đằng đẵng. Nó sẽ đến rồi đời tôi sẽ thế nàỏ
Đến trước cửa bệnh viện, Vi gặp Viễn và Khâm đang sóng vai đi rạ Bất giác, Tường Vi đứng ẩn vào cổng. Viễn cầm dù che cho Khâm, hai người chậm bước ra chiều tương đắc lắm, họ không nhìn thấy nàng. Nhìn theo bóng hai người đến lúc khuất hẳn trong lớp sa mù cuối phố, nàng mới bước vàọ Tường Vi lắc đầu, lòng thắc mắc. Lúc gần đây, mỗi buổi chiều Viễn đều đưa Khâm về. Điều đó cũng đâu có gì đáng nói, nhưng hành động của hai người có vẻ làm sao ấỵ Có lần Tường Vi đã hỏi Khâm:
- Bồ với Viễn ra saỏ
- Thì có sao, chúng tôi nói về Văn chi có Văn thôị
Chỉ nói về Văn thôi ử thì nhứt định như thế rồị Một người vì bạn, một người vì chồng sắp cưới của mình, như thế câu chuyện sẽ bất tận. Chuyện bình thường như vậy, có gì đâu mà nàng phải nhọc tâm lo lắng cơ chứ?
Lên lầu, đến dãy phòng hạng nhất nàng gõ cửạ Chiếc phòng rộng có cả nơi để tiếp khách. Văn đang ngồi đọc sách.
- A thì ra cộ Viễn với Khâm mới vừa bước ra, cô có gặp họ không?
- Không!
Tường Vi đáp nhanh. Nàng cũng không hiểu tai sao mình lại nói dối như vậỵ Văn thản nhiên lập lại:
- Không gặp họ à? họ mới bước ra đây mà?
Tường Vi ngồi xuống ghế, chăm chú nhìn vẻ cô đơn của Văn:
- Ngày mai anh về nhà rồi phải không?
Văn bứt rứt:
- Đúng ra hôm nay tôi đã về rồi chứ. Ở bệnh viện mãi bực bội quá!
- Sao anh không nằm nghỉ?
- Nằm mãi cũng chán.
- Thế xem sách?
- Xem chẳng nổi!
- Vậy thì anh nằm nghỉ đi, tôi đọc cho anh nghe nhé?
- Thôi không dám phiền cô!
- Có gì đâu mà anh ngạị
Tường Vi đỡ quyển sách trong tay Văn. Văn đành nhượng bộ.
- Nhưng cô sợ máu mà?
- Tôi sợ máủ Ai bảo thế?
- Khâm!
Tường Vi đỏ mặt
- Vâng, tôi sợ máu thật. Thôi anh nằm nghỉ đi!
Văn nằm lên giường. Tường Vi lật sách rạ Gian phòng tràn ngập ánh sáng, chiếc bím của Tường Vi xõa trên mép giường. Vi ngồi nghiêng nên ánh đèn không chiếu sáng tới má bên kiạ Giọng trầm và nhỏ, nàng đọc:
- Mọi gia đình hạnh phúc đều giống nhau, nhưng những gia đình thiếu hạnh phúc thì ngược lại, nó có những bất hạnh khác biệt ...
Cửa bị mở tung, Gia Linh thò chiếc đầu ướt vàọ Nhí nhảnh trong chiếc áo đi mưa hoa hòe sặc sỡ và chiếc khăn trên cổ, trông Gia Linh tràn đầy sinh lực.
Bước tới giường, vuốt nhẹ tóc anh rồi hôn nhẹ lên trán anh, Gia Linh hỏi:
- Hôm nay anh khỏe không? Chủ nhật tới, tụi này tổ chức một bữa tiệc ăn mừng nhé?
Rồi kề sát miệng bên tai Văn, Gia Linh nói nhỏ:
- Em tiết lộ bí mật cho anh biết, anh đừng nói lại cha nhé. Chúa nhật này, cha định tuyên bố lễ đính hôn của anh chị đấỵ Bây giờ người đang bận lo đặt nhẫn cho anh chị.
Văn hơi ngạc nhiên, tin này mang đến cho chàng một xúc động mạnh, trước mắt là hào quang tuyệt vờị Không đợi Văn phát biểu cảm tưởng, Gia Linh đã đứng dậy quay sang Tường Vi hỏi:
- Chị Vi, chị có thấy Viễn đâu không?
Tường Vi lơ đãng:
- Viễn à?
- Vâng, chị thấy hắn đâu không? Em kiếm khắp nơi mà chẳng gặp. Bà chủ nhà bảo suốt ngày không thấy ông ấy đâu cả. ông Viễn này không biết làm cái trò gì mà cứ mất mặt!
Văn hỏi:
- Mày tìm Viễn để làm gì?
- Có việc.
- Linh, mày không nên gặp hắn nhiều, hắn có hàng tá nhân tình, con người hắn không hề yêu ai thật tình cả.
Gia Linh dậm chân xuống đất, mắt mở to:
- Anh nói gì kỳ vậỷ Em có mê ông ấy đâủ Nhưng anh có biết Viễn ở đâu không?
- Hắn mới đi ra với Khâm.
- Vậy thì phải đuổi theo họ mới được.
Gia Linh vừa nói vừa đưa tay cho đuôi khăn choàng cổ ra sau rồi xông ra cửa, quên cả chào người trong phòng. Văn đưa mắt nhìn theo đến khi cô em gái khuất dáng mới quay lai cười với Tường Vi:
- Nó thì lúc nào cũng vậỵ
Tường Vi không có ý kiến, mỉm cười cúi xuống đọc tiếp:
- Mọi gia đình hạnh phúc đều giống nhau, những gia đình thiếu hạnh phúc thì ngược lại, nó có những bất hạnh riêng biệt ...
Viễn với Khâm sánh vai bước chậm rãi ven theo con đường vắng ngườị Mưa rên rỉ trên mái ô, gió vuốt ve đôi má táị Bầu trời đen trĩu với cơn mưa mù mây u ám. Con đường quá quen thuộc, câu chuyện về Văn kéo dài bất tận. Hôm nay là buổi cuối cùng đi trong mưa, ngày mai, Văn rời bệnh viện, những mẩu chuyện hoàng hôn tới hồi phải kết thúc. Nhưng cũng chẳng sao vì bao nhiều đề tài về Văn đã hết rồi, nếu kéo dài thêm có còn gì để nói!
Quanh qua góc phố, đã sắp đến con hẻm nhỏ nhà Khâm. Mưa đột ngột to, bật chiếc dù về sau, phản ứng tự nhiên, Viễn đưa tay choàng qua vai Khâm che chở.
- Tại Trùng Khánh, gia đình tôi ở Sa Bình Cự Văn thì o trong thành. Những cuộc oanh tạc liên tiếp vào thành phố khiến cho cuôc sống ở đây rất mong manh. Bác Cân vì công việc làm ăn không thể rời khỏi thành phố được nên đem Văn và Gia Linh đến gởi nhà tôị Đó là những ngày đẹp nhất trong cuộc tình của chúng tôi, chúng tôi không phải đi học, ngày ngày thong dong trên núi, trên đồị Có một hôm, chúng tôi vào rừng chơi rồi lạc lối đến tối mờ vẫn chưa tìm được lối rạ Văn nắm tay tôi, run giọng trấn an tôị Đi đã mỏi mà vẫn thấy toàn cây, trời thì cứ tối đen dần. một lúc sau chúng tôi trông thấy chiếc miếu bỏ hoang thấp lè tè. Ngồi ở bực thềm tôi khóc, Văn cùng khóc theo, chúng tôi ôm nhau khóc mùi, khóc đến mỏi mệt, tôi ngả vào vai Văn ngủ vùị
Khâm ngưng kể, đôi mắt xa vắng như còn chìm trong mộng đẹp:
- Sau đấy cha Văn và mẹ tôi xách đèn bấm vào rừng tìm và mang chúng tôi về. Hôm đó, mẹ sợ chúng tôi giật mình, nên để cho chúng tôi ngủ chung giường với mẹ. Nửa đêm, Văn giật mình khóc thét lên bảo là sợ cọp vồ tôi mất. Tôi cũng tỉnh dậy ôm lấy chàng không rời ... Khâm thở dài - Tình cảm thời trẻ con thật đẹp.
Viễn vẫn yên lặng. Có lẽ không chịu được không khí nặng nề, nàng khẽ hát:
Nhớ thuở xưa ta còn bé, em hay cười khi nghe anh kể chuyện vuị
Ngồi dưới cành đào nghe chim líu lo trên cành rồi ngủ quên trong mộng bình yên ...
Viễn chợt lên tiếng:
- Đẹp quá!
- Gì đẹp anh?
- Lời ca của cô và cả câu chuyện vừa kể.
- Anh thích à?
- Cô muốn nói thích cái gì chứ? Bài hát? Cổ Hay là câu chuyện?
Mặt Khâm nóng lên, cơn mưa giá buốt không ngăn được những rung động trong tim. Khẽ liếc Viễn, đôi mắt anh chàng vẫn còn hướng về phía cuối đường ướt nước với vẻ thản nhiên. Khâm lảng sang chuyện khác:
- Đúng ra tôi đã học nhạc.
- Thế tại sao không?
- Cha tôi cho rằng tôi nên học sử, vì người đã chọn nghề này để sau đó phải sống một cuộc đời bất đắc chí.
Viễn không đáp, họ tiếp tục bước bên nhaụ Bầu không khí lãng đãng như nặng nề. Quẹo sang con hẻm thì tới cổng nhà Khâm, Viễn vẫn không cáo từ. Khâm miễn cưỡng:
- Đến nhà rồi, anh vào chơi không? Anh chưa ghé nhà tôi lần nào nhỉ. Vào đi, gặp mẹ tôi anh sẽ thấy người dễ mến lắm!
Khâm nói một hơi như sợ Viễn khước từ. Viễn cười bằng lòng, Khâm mở cửạ Hai người yên lặng bước qua sân. Bây giờ là cuối đông, cây Đỗ Quyên trước nhà xum xuê hoa đỏ. Khâm thò đầu vào cửa, yên lặng hoàn toàn, nàng lên tiếng gọi:
- Mẹ ơi!
Không có tiếng trả lờị
- Lạ thật ...! Mời anh vào ngồi chơi!
Vào hẳn trong nhà Khâm tìm thấy nơi kỷ trà một tấm giấy nhỏ của bà Nhã Trân để lạị
Khâm,
Mẹ ra chợ sẽ về ngaỵ
Mẹ của con
Đặt mảnh giấy xuống, cởi áo khoác ngoài ra, Khâm vuốt những hạt nước đọng trên tóc:
- Mẹ tôi xuống phố rồị Ở đây chúng tôi mướn người làm theo giờ để nấu nướng, giặt rửa, hôm nay chắc bà ấy không đến rồị Tuy nhiên vẫn có thể mời anh ở lại dùng cơm, nhé?
- Không được cô bé thắt bím đợi tôi ở nhà.
- Cô bé là aỉ
- Cháu gái của bà chủ nhà.
Khâm liếc nhanh Viễn:
- à ... thế cô ấy đẹp không?
- Aỉ
- Cô thắt bím đó?
- Không chê vào đâu được, vừa đẹp mà lại vừa dễ thương.
Viễn vừa nói vừa đưa mắt nhìn khắp gian nhà kiểu Nhật. Khâm mở cửa phòng mình ra nói:
- Đây là phòng riêng của tôi, anh muốn vào xem không?
Viễn bước vàọ Gian phòng thật ngăn nắp và sạch sẽ, khăn trải giường màu xanh nhạt, cửa sổ với màn cửa cùng màụ Trên bàn học, bức ảnh của Văn đang nhìn hai người cười rạng rỡ
- Anh ngồi đây nhé, tôi đi rót nước.
Khâm lui ra để Viễn ngồi lẻ loị Ngắm hình Văn trong khung kính, cạnh đó là quyển sách dàỵ Viễn táy máy mở ra, nhánh lá đỏ, Viễn nghe tim mình đập nhanh. Đây là quyển nhật ký, cầm chiếc lá lên bên dưới có hai câu thơ:
Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Viễn đứng lên, thẫn thờ. Khâm đã mang nước đến, đặt lên bàn mỉm cười:
- Chị người làm đang sửa soạn cơm tối dưới bếp, anh ở lại nhé!
Vừa nói đến đây ánh mắt Khâm chạy nhanh qua quyển nhật ký, câu nói nghẹn trong cổ họng và gương mặt nàng tái đi khi thấy chiếc lá đỏ trên tay Viễn:
- Anh ... anh làm gì đấỷ
- Không!
Viễn đặt trả chiếc lá lên bàn, ngẩng đầu lên, rồi đột nhiên Viễn nắm chặt tay Khâm. Trong lúc Khâm chưa kịp ý thức thì nàng đã ở trong vòng tay rắn chắc của chàng và nụ hôn say đắm đang ghì chặt môi nàng. Khâm như bị mê hoặc và mọi sức phản ứng đã vụt tan thành khói sương. Đôi mắt nóng bỏng của Viễn thiêu chảy từng phần cơ thể nàng.
Chợt tỉnh lại, Khâm cắn môi dùng hết sức mình thẳng tay tát Viễn:
Viễn buông Khâm ra yên lặng bước luị
- Anh Viễn! Anh là một thằng tồi! Tai sao anh lại hành động như vậỷ Anh Văn coi anh như bạn thân, kính trọng anh, tin tưởng anh, thế mà sao anh lại có thể có hành động khốn nạn như vậỷ Anh làm thế có xứng đáng với sự tin tưởng của bạn anh không? Anh là thằng tồi! Thằng lưu manh! Đi đi! Đi đi! Tôi không muốn nhìn thấy anh nữa! Đi đi!
Viễn yên lặng, gương mặt vẫn lạnh lùng. Chàng không biện minh cho hành động mình, lặng lẽ bỏ đị Khâm bỗng dưng gọi giật theo:
- Anh Viễn!
Viễn đứng lại, Khâm ngã ập vào người Viễn khóc òa:
- Anh Viễn, anh Viễn! Em không có ý muốn đuổi anh, anh Viễn! Em phải làm sao đây hở anh? Viễn ơi!!!
Đôi môi Khâm tìm đến với nụ hôn đau khổ khiến Viễn bàng hoàng ... |
|
|