Huỳnh Giác là một trong ba quán giải khát ở gần trường Cao Đẳng Mỹ Thuật. Bọn sinh viên thường hay lui tới các nơi ấy tấp nập. Họ tự đặt tên cho các quán ấy. Nào là quán “Trước- cửa- trường” vì nó nằm ngay trước cổng trường. Một quán khác nằm cạnh ký túc xá về hướng Nam gọi Khưu- Râu. Nghe gọi tên, người ta cứ ngỡ chủ quán có râu ria bờm xờm. Thật ra không phải thế, mà cũng chẳng ai hiểu được lý do! Lại thêm một quán nằm bên cây Huỳnh Giác nên được mệnh danh quán Huỳnh Giác.
Thời ấy, vào quán giải khát được xem là cách ăn chơi hợp thời trang nhất. Bởi vậy, bọn sinh viên, học sinh tan học bất cứ sáng, trưa, chiều, tối gì cũng vào quán la cà, ăn đậu phụng, ngồi đấu láo. Gọi là quán giải khát cho có vẻ sang một chút, thật ra bán toàn nước trà, rượu và một ít đồ nhậu. Thế nên, chỉ cần có ít tiền là có thể vào quán ngồi lai rai từ sáng đến chiều. Các chủ quán cũng khá thông cảm cho bọn sinh viên nghèo mạt rệp nên cho ăn chịu thả cửa. Bởi vậy, chủ quán và sinh viên tuy hai nhưng một.
Hội Nam Bắc ra đời thấm thoát được ba tháng tròn. Tuần lễ nào bọn họ cũng tụ họp ở Sa Bình Bá nên quá quen thuộc với các quán. Mỗi lần thấy cả bọn vào như thế thì chủ quán mừng quýnh lên. Vì lẽ, thứ nhất chúng bao hết chỗ ngồi, thứ hai trả tiền mặt sòng phẳng, thứ ba tạo nên bầu không khí vui vẻ trong quán làm cho người khác chú ý.
Hôm nay quán Huỳnh Giác là nơi tụ họp của hội Nam Bắc. Nhất Bảo ra biểu diễn một màn xiệc bằng chiếc đũa con dựng đứng lên mũi. Đầu trên chiếc đũa lại gát thêm nắp bình trà. Hắn đi chung quanh phòng. Mọi người xem chúng biểu diễn phải toát mồ hôi hột vì sợ rớt bể nắp bình không có tiền đền. Nhất Bảo thấy tên bồi đang đứng há hốc cái mồm nhìn hắn. Hắn liền đứng lại.
- ê, đừng có lo, nếu bể tôi thường cái khác có gì đâu.
Nói vừa dứt lời thì chiếc đũa mất thăng bằng. Nắp bình trà rơi ngay trên mặt Đặc Bảo vì tên này hỉnh mặt lên nhìn. Đặc Bảo la hoảng lên, đưa tay chụp nhưng đã hụt. Một tiếng “choảng” vang lên. Tên bồi đưa tay ra nói:
- Thôi rồi! Đền đi có hay ho gì đâu?
Đặc Bảo cầm nắp bình trà đưa lên, giọng bất mãn:
- Nắp bình trà không bể mà lại bể mắt kiếng của tôi.
Cả bọn bật cười. Đặc Bảo nhặt mắt kiếng lên thấy chỉ bể một miếng nhỏ nên đeo lại. Nhất Bảo định tiếp tục biểu diễn nữa thì Đặc Bảo cản:
- Thôi, xin can, chừa cho tôi một mặt kính để còn thấy đường chứ.
Mọi người cười rộ, Mộc Thiên vẫn im tiếng. Uống gần hết rượu, chàng mới liếc sang Phương Trúc. Nàng đang mỉm cười, có vẻ suy tư, nửa như quan tâm đến việc vui đùa của các bạn nửa như thờ ơ lãnh đạm. Thằng La và Minh Viễn ngồi moi tật xấu của người Trung Hoa ra khen chệ Thằng La bô bô cái miệng:
-... Người Trung Hoa có thói quen mời khách nhiều hơn số dự định. Chẳng hạn mời mười người thì lại gởi thiệp đến hai mươi người. Và, buổi tiệc bắt đầu tám giờ lại ghi trong giấy sáu giờ. Như thế, phải chờ những hai tiếng đồng hồ mới đủ khách.
Hứa Lạc Linh nâng cặp kiếng cận lên:
- Nếu buổi tiệc đó mới sáu giờ mà khách đã đủ hai mươi người thì làm sao bây giờ?
- Thế thì đành chịu nhục chứ làm sao nữa.
Mộc Thiên đã ngà ngà say, nghe bạn bè tranh luận sôi nổi nên cũng hứng lây, cầm chiếc đũa gõ vào bình rượu nói lớn:
- Đọc thơ cho các bạn nghe nhé?
Không chờ mọi người trả lời, chàng gõ tiếp chiếc đũa lên bình, chậm rãi đọc:
“Tiệc rượu bày lên vừa xong cỗ
nào ngờ khách đến thật đông ghế
Cả bọn cười rồ lên, Thiên tiếp tục:
“Trên đầu ẩm thực chén rơi xuống
Uống mãi, uống hoài, sướng sướng ghê!”
Một cảnh chật chội và vui vẻ vừa được diễn tả khiến mọi người thích chí càng cười thêm. Mộc Thiên vẫn nét mặt nghiêm nghị, đưa mắt nhìn quanh rồi cầm đũa chỉ Ngô mập và Ma Lùn, Ma Lùn là biệt hiệu của một thằng lùn. Chàng đọc:
“Thằng Lùn đũa ngắn làm sao gắp
Tên mập ôi thôi chiếm nửa bàn!”
Cả bọn ôm bụng cười nức nở. Nhất Bảo vỗ lưng Ma Lùn vừa cười vừa nói:
- Tiếc quá! Phải chi sắm riêng cho mầy một đôi đũa thật dài để dùng vào những buổi tiệc đông người thế này mới khỏi bị thiệt
Thằng La đẩy Ngô mập một cái thật mạnh, vừa thở vừa nói:
- Sau này tao đãi khách sẽ không dám mới mày vì sợ mày ngồi hết nửa cái bàn.
Ngô mập đang bưng ly trà trên tay nửa khóc nửa cười. Tiểu Yến cười đến nổi bị sặc nên ôm bụng ho khan. Mộc Thiên chờ trận cười vừa dứt thì lên tiếng tiếp:
“Thêm người khách dừng xe trước cửa..
Tiểu Yến vừa cười, vừa lấy khăn lau nước mắt:
- Trời ơi!
Mộc Thiên vẫn phớt tỉnh:
“Chủ ngồi nửa bữa đứng lên nhường”
Lời thơ ấy đã nhắc lại tật xấu “mời khách thiếu chỗ ngồi” của người Trung Hoa mà Minh Viễn và thằng La vừa nêu nên mọi người thấy thấm, nhìn nhau cười khúc khích.
Mộc Thiên uống một hớp rượu, ngẩng đầu lên thì bắt gặp một cặp mắt đang nhìn mình. Chàng nhìn lại thì cặp mắt ấy vội quay đi nơi khác nên chỉ còn thấy gò má đỏ hồng và cái mũi hơi cong lên mà thôi. Lòng chàng bỗng nhiên có một cảm giác kỳ lạ, chàng bèn nâng ly, uống một hơi cho đến cạn. Ngay khi đó, Tiểu Yến đề nghị:
- Bây giờ, chúng ta hãy thực hiện trò chơi vẽ tim đi.
- Vẽ cái gì?
- Vẽ tim. Mỗi người phát một miếng giấy rồi vẽ lên đó hình trái tim. Trong lòng mình đang nghĩ gì, mơ ước gì thì viết lên đó. Nếu ai không phản ảnh trung thực con tim mình hay giải thích hình vẽ không rõ ràng bị phạt bằng cách hát một bài.
Thằng La reo to:
- Được rồi, tôi rất tán thành trò chơi ấy.
Vẽ tim, đây là trò chơi thông dụng nhất. Ta chỉ cần vẽ hình trái tim lên giấy trắng, rồi bên trong có thể chia làm nhiều ô lớn nhỏ, hình dạng tùy ý để viết vào đó những gì mình đang nghĩ. Ô lớn để chỉ những vấn đề quan trọng mà mình muốn nhấn mình.
Đề nghị được đưa ra là mọi người đồng loạt tán thành. Do đó, mỗi người một miếng giấy bắt đầu vẽ. Một lát sau, Tiểu Yến thu hết lại, lần lượt mở ra từng tấm để nghiên cứu con tim của mỗi người. Con tim đầu tiên được khui ra là của thằng Lạ Cả bọn chụm đầu lại xem:
Trái tim của thằng La được chia làm 5 phần, bốn phần chung quanh đề chữ “nàng” còn phần giữa đề chữ “tôi”.
Tiểu Yến hỏi:
- Ai hiểu được?
Thằng La lên tiếng:
- Tôi. Tôi đã co ro trong cái khung nhỏ ấy để ngước mắt nhìn nàng. Nàng là tất cả, tất cả trong tim tôi.
Cả bọn la lớn:
- Nàng là ai? Là ai mới được?
Hắn chậm rãi đáp:
- Nàng há? Nàng đang ở trong bọn mình nhưng không biết ai!
Ai nấy đều nhìn nhau. Bọn con trai nhìn chăm chăm lên mặt con gái để dò xét. Các nàng thẹn mặt đỏ bừng. Tiểu Yến trợn thằng La:
- Anh lý luận bậy, không thể thông quạ Khỉ quá, phải phạt mới được.
Hiếu Thành thêm vào:
- Đúng rồi, đáng phạt lắm
Cả bọn đồng biểu quyết:
- Đúng, đáng phạt.
Thằng La bị đẩy ra khỏi bàn. Hắn gãi đầu lia lịa. Đảo mắt quanh bàn ăn, không thấy ai đồng minh với mình nên cứ mãi gãi đầu, gãi đến nổi tóc rối bù lên như một đống rơm tháng bạ Hắn vừa gãi vừa lắp bắp:
- Tôi hát một bài.. hát một bài... hát một bài...
TIểu Yến tức tối:
- Trời ơi! hát bài gì thì cứ hát đại đi.
Thằng La trợn mắt, rồi vỗ tay nhảy cỡn lên:
- Đúng rồi, hát một bài mà không biết nó là Hà nam hay Hà Đông, Hà Tây hay Hà Bắc gì đó.
Ngô mập càng tức hơn:
- Thì cứ hát đi, không cần giải thích.
Thằng La vừa hát vừa múa:
Phi ngựa thẳng đến Đồng Quan,
Nhưng, tôi chẳng biết tiền đồn tên chi
Vội vàng xuống ngựa một khi
Rành rành hai chữ trên ghi
A ha ha! Khó gì đâu có, đó là Đồng Quan”
Hắn vừa dứt lời thì mọi người cười vang lên. Họ cười không phải vì cái điệu bộ hề của hắn. Khi hắn hát đến “A ha ha” thì hai hàng lông mày nhướn lên, mắt trợn tròn, tay chân múa maỵ Tiểu Yến cười đến khom lưng, thở không ra hơi, la không thành tiếng:
- Chết tôi rồi!
Phải kềm chế lắm mọi người mới chấm dứt được trận cười. Họ tiếp tục xem, bên dưới là quả tim của Ngô mập:
“Trong trái tim này dầy đặc những chữ.
Yến, yến, Yến, Yến”
Tiểu Yến mặt đỏ lên, miệng chu lại:
- Thế nghĩa là gì?
Cả bọn cười vang lên. Ngô mập thanh minh:
- Không phải bắt buộc phải viết lên sự thật sao? Con tim tôi chỉ có cái này.
Thằng La vỗ vai Ngô mập khen:
- Mập, mầy khá lắm! Khá lắm! Mầy có gan hơn tao nhiều
Tiểu Yến giận dữ nhìn thằng La, mặt đỏ như cắc kè.
Bây giờ, đến lượt quả tim của Đặc Bảo, trái tim này được chia ra làm ba phần và ghi chữ sau:
“Nợ nước, Mộng Hồ Điệp, Thù nhà”
Tiểu Yến thắc mắc:
- Mộng Hồ Điệp nghĩa là gì?
Mộc Thiên liếc Phương Trúc rồi mỉm cười:
- Mộng Hồ Điệp là Mộng Hồ Điệp, tôi đề nghị thông qua
Cả bọn hiểu ý nhìn Phương Trúc cười. Nàng không nói, mắt nhìn xuống đất. Mặt đỏ lên.
Tiếp theo là trái tim của Minh Viễn, trái tim của Minh Viễn toàn là dấu hỏi. Coi rồi thằng La vỗ bàn:
- Giải thích. Thật còn rắc rối hơn tôi nhiều. Tôi mà bị phạt thì Minh Viễn phải gấp đôi, không được thông qua đó nghe.
Mộc Thiên cũng hỏi:
- Rắc rối thật, thế có nghĩa là gì?
Minh Viễn đáp:
- Vấn đề, toàn là vấn đề, vấn đề lớn, vấn đề nhỏ, vấn đề phức tạp... không thể nào viết hết và cũng không thể nào diễn tả được nên chỉ còn có cách viết dấu hỏi mà thôi.
Tiểu yến phản đối:
- Không được, không thể thông qua được. Trời mới biết được những dấu hỏi của anh chứ ai mà biết! Phải phạt!
Cả bọn a dua:
- Đúng rồi, phạt! Phạt phạt!
Minh Viễn chưa chịu đầu hàng:
- Lòng tôi thế nào thì tôi vẽ thế ấy chứ. Lòng tôi chỉ có dấu hỏi mà bắt phải vẽ dấu gì bây giờ?
Ngô mập hàm hồ:
- Không được, phải phạt.
Hiếu Thành mỉm cười:
- Thôi thì chịu phạt đi cho rồi chứ có gì đâu mà sợ.
Minh Viễn bất đắc dĩ đứng lên:
- Thôi cũng được, phạt cho rồi. Nhưng làm gì bây giờ?
- Ca tân nhạc.
- Vọng cổ.
- Nhảy đầm.
Mọi người thi nhau đề nghị, cuối cùng Minh Viễn hát:
“Gió lạnh thu sầu mây trắng bay
Cây lay lay lá, nhạn buồn xuôi nam... ”
Hôm nay cũng là mùa thu, hoàng hôn gió càng lạnh. Tiếng hát buồn buồn của Minh Viễn vang lên đã làm não lòng người.
Bọn họ lại tiếp tục, quả tim bên dưới là của Phương Trúc. Họ xúm xít lại xem, trái tim của Phương Trúc được vẽ thành nhiều lớp và ghi chữ sau: “Việc, việc, việc - Có ai biết - Việc, việc, việc”
Mọi người ngẩng đầu lên nhìn nhau, thằng La ngơ ngác hỏi:
- Thật là “có ai biết”. Tôi chẳng hiểu ất giáp gì hết.
Ngô mập lên tiếng:
- Tôi cũng thế.
Tiểu Yến:
- Một mình mình vẽ một mình mình hay!
Phương Trúc mỉm cười. Cặp mắt từ từ đảo quanh, dừng lại trên mặt Mộc Thiên giây lát rồi tiếp tục di chuyển nơi khác. Mộc Thiên đắm đuối nhìn lại nàng. Cái nhìn ra vẻ ngầm hiểu và có pha chút nghi vấn. Thằng La kêu lên:
- Phải phạt! Tim cô còn rắc rối hơn tim tôi nhiều. Ai hiểu được nào?
Phương Trúc bịt miệng cười rồi chậm rãi hỏi:
- Thật sự không ai hiểu sao?
Thằng La:
- Chứ sao! Có ai hiểu được thì sẵn sàng tha cho cô đó. Cô cứ hỏi thử đi, xem có ai hiểu được tim cô không?
Phương Trúc:
- Chỉ cần một người hiểu thì tôi cũng đủ khỏi phạt?
Ngô mập:
- Được rồi, tôi tin chắc không ai hiểu nổi. Đã “việc, việc” phức tạp như vậy, lại thêm tầng tầng lớp lớp con tim. Người ta chỉ có một quả tim, còn cô sao lại lắm tim thế?
Phương Trúc lại nhìn chung quanh lần nữa như để tìm xem ai đã hiểu được lòng mình. Nhưng rồi, chẳng có ai nhận là mình đã hiểu nên nàng đành ôm thất vọng. Thằng La, Ngô mập, Tiểu Yến kêu réo đòi phạt. Bởi vậy, nàng uể oải đứng dậy định bước ra thì ngay lúc ấy Mộc Thiên tằng hắng một tiếng, đăm đăm nhìn nàng. Nàng cũng nhìn lại bằng ánh mắt như tha thiết hỏi:
- Không biết sao anh? Không hiểu sao anh?
Mộc Thiên mỉm cười nhìn sang nơi khác rồi cầm viết lên vừa viết vừa nói:
- Quả tim ấy có ý nghĩa thế này!
Mọi người nhìn lên thấy mấy chữ:
“Tâm sự này trùng trùng điệp điệp có ai biết?”
Phương Trúc tươi cười, ngồi lại ghế đồng thời nhìn Mộc Thiên thầm trách. Mọi người luyến tiếc nhìn nàng vì không còn lý do nào để buộc nàng phải phạt. Tuy nhiên, Tiểu Yến vẫn chưa chịu thua:
- Như vậy hãy còn mơ hồ lắm. Tâm sự Phương Trúc vẫn chưa ai rõ.
Hiếu Thành nhìn Phương Trúc:
- Đã giao trước có một ai hiểu được tâm sự ấy thì khỏi phạt, bây giờ có người hiểu rồi kia mà.
Thằng La phụ họa:
- Tôi cũng chưa rõ nhưng thôi tha đi, xem tiếp người khác, nếu không hóa ra bọn mình thất hứa sao.
Bây giờ đến lượt tim của Hiếu Thành, trong trái tim này Hiếu Thành ghi mấy câu thơ:
“Xanh xanh vòm trời
Sương mù trắng trắng
Tiếng nàng bên sông
Ngược dòng thì xa
Nàng như giữa dòng”
Thằng La hỏi trước:
- Như thế nghĩa là gì? Câu đố hả, giải thích cho rõ kẻo không phải phạt gấp đôi.
Hiếu Thành đưa mắt nhìn quanh phòng:
- Không phải tôi đã viết rõ lắm rồi sao. “Một cô gái nhỏ bên sông, không gần mà cũng không xa, thuận dòng chẳng gặp, nàng như giữa dòng”.
Thằng La vỗ bàn:
- Phải nói cô gái này là ai mới được.
Hiếu Thành nâng ly uống cạn, bắt chước giọng thằng La:
- Nàng hả, Nàng đang ở trong bọn mình nhưng không biết ai.
Tiểu Yến:
- Rồi, thêm một người nói bậy nữa. Phải phạt mới được.
Thằng La phụ họa:
- Đúng rồi, phạt đi.
Hiếu Thành cười:
- Tại sao “cái” của Phương Trúc thông qua mà “cái” của tôi lại phạt?
- Không được, nhất định phải phạt.
- Vậy thì, tôi bắt chước con chuột kêu.
Nói xong, Hiếu Thành chu miệng kêu “chít chít”..
Tiểu Yến hỏi:
- Tại sao con chuột này nổi kêu lên lạ vậy?
Hiếu Thành đáp:
- Vì nó ăn vụng “ngũ hương đậu hũ can” bị thằng La nắm được cái đuôi.
Mọi người cười vang lên.
Quả tim tiếp theo là của Tiểu Yến, hình trái tim nàng Yến cũng chia làm bốn phần. Mỗi phần ghi một câu sau:
1) Mong mãi tuổi xuân
2) Mong được vui cười hồn nhiên mãi
3) Mong quê hương sớm được giải phóng
4) Mong mãi được tụ họp bên nhau như hôm nay
Mỗi người xem xong đều cảm thấy buồn buồn. Mãi tuổi xuân và vui cười hồn nhiên mãi, điều ấy dường như quá mơ hồ! Bởi vì, thực tế lúc nào cũng đi ngược với những gì mà con người ước muốn. Thời gian sẽ cày lên khuôn mặt thơ ngây những vết nhăn sâu. Để rồi, nụ cười chưa nở trọn trên môi đã vội tắt. Tiếng cười thay bằng tiếng khóc. Phút họp mặt không còn, chỉ còn những chia lỵ Cũng như hôm nay, bom đạn đã xua đuổi những con người trẻ này từ bốn phương tụ tập về bên giòng sông Gia Linh. Nhưng rồi, họ sẽ ở đâyđược bao lâu? Đó là câu hỏi đặt ra mà không lời giải đáp. Bọn họ như cánh bèo trên sông, như cành liễu trước gió, bèo hợp để rồi tan. Cành liễu chụm đầu vào nhau bởi gió rồi lại xa nhau mấy ai ngờ.
Quả tim của Tiểu Yến là quả tim của mọi người, là khát vọng của mọi tuổi trẻ. Có tuổi trẻ nào không muốn nhìn thấy mùa xuân cuộc đời, không muốn tạo nên những nụ cười hồn nhiên bất diệt. Và có mái đầu xanh nào không muốn sống bên vòng tay mẹ, không muốn nhìn cánh đồng, núi đồi hay dãy tre làng quanh co, uốn khúc. Những ước muốn ấy bây giờ chỉ còn mộng tưởng vì quê hương đã tràn ngập khói lửa, gót dày xâm lăng dẫm nát ruộng vườn.
Quả tim của Tiểu Yến cũng là có mặt hôm nay và cũng là quả tim loang máu của những người dân vô tội. Mọi người đang nghĩ đến thân phận mình, bạn bè, quê hương nên buồn nhiều. Thấy vậy, Tiểu Yến liền vò tròn miếng giấy nói:
- Viết bậy đó thôi, hãy xem của người khác đi
Miếng giấy dưới nhất là của Mộc Thiên. Mọi người vây quanh để xem. Thật không ai ngờ, không có hình có tim trên giấy mà chỉ có mấy hàng chữ:
“Tim tôi rụng bay về muôn hướng đó
Chiều càng lên, gió mãi buốt buồng gan
Bạn lòng ơi, ai nhặt được tim vàng
Xin giữ kẻo lòng tôi sẽ vỡ!”
Thằng La gãi đầu:
- Ha còn quái gở hơn nữa. Quả tim cũng chả có.
Tiểu Yến quyết định:
- Không cần nói nhiều, phạt
Mộc Thiên nhấm rượu rồi hỏi:
- Phạt tôi à? Quả tim tôi đã mất rồi thì làm sao phạt tôi được.
- Anh đùa nhất mà cũng khỉ nhất. Phương Trúc theo chị có nên phạt không?
Phương Trúc đang mơ màng nhìn mấy câu thơ, nghe Tiểu Yến hỏi, giật mình đáp:
- Đáng phạt!
- Đáng phạt?
Mộc Thiên cảm thấy bàng hoàng trong lòng. Phương Trúc rời mắt khỏi miếng giấy nhìn lên mặt chàng. Cặp mắt dò xét ấy phảng phất nét buồn. Nàng như đang tìm cái gì nơi Mộc Thiên. Mặt nàng hơi đỏ vì rượu. Tim chàng bỗng nhiên se thắt. Chàng cầm đũa gõ vào bình rượu: - Đáng phạt thì tôi đọc thơ nhé?
Chàng lại nhìn sang Phương Trúc. Giọng thấp, chậm và buồn như muốn lôi cuốn người nghe:
“Cuộc nhân thế như bóng câu qua cửa
Yêu thật nhiều để hồn mãi đi hoang
ôm vào tim bằng vạn mảnh trăng tan
Mặc ai trách ta vẫn hoài người ấy
Lúc vắng lặng vơi buồn bằng khúc hát
Tiếng vừa lên thì sống lại cơn sầu
Tiếng lòng đâu dung nhan ấy về đâu?
Tình lặng mất tình hồn ta cũng chết
Thôi từ ấy để mặc tình trôi dạt
Thuyền không neo mong chi nữa bến bờ
Mộng ôm hoài còn đây mỗi vầng thơ
Thơ và rượu làm bạn đường phiêu bạt”
Đọc xong bài thơ, Mộc Thiên nốc cạn ly rượu. Vài giọt rượu đổ lên áo. Chàng đứng dậy khập khểnh bước đến cửa sổ. Rượu trong người như đang đốt cháy thiêu đốt cả hoài vọng và ý thức. Chàng hai tay ôm đầu, nhìn ra bóng đen bên ngoài.
Mọi người vẫn tiếp tục cuộc vui. Kẻ say vì men rượu, người say vì men tình. Tiếng cười la muốn vỡ cả quán. Đặc Bảo lại hát bài “Mãn Giang Hồng” một số người hát theo.
Mộc Thiên quay đầu lại, bắt gặp cặp mắt lờ đờ như say rượu vừa mơ màng, vừa si si, vừa oán trách, vừa như đắm đuối yêu nhìn chàng. Chàng quay đầu trở ra, đôi mắt ấy như đang treo trên vòm trời đêm nhìn xuống chàng. Chàng úp mặt vào bàn tay:
- Trời bày chi cảnh này! Đã là hữu duyên sao gặp nhau muộn đến thế? Và, nếu vô duyên thì còn gặp gỡ làm chi!
|
|
|