Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Quỳnh Dao » Tình Buồn Tác Giả: Quỳnh Dao    
    Minh Viễn nhìn bức họa với tựa “Cô gái giặt lụa” mỗi lúc một bực mình thêm. Bức tranh đã vẽ đến lần thứ ba, thế mà cái mặt của người đàn bà đó cứ như quỷ sứ, chẳng ra hồn. Bức họa không một đường nét sống động, sắc sảo, ngược lại còn tố cáo sự vụng về và ấu trĩ của một kẻ bắt đầu tập vẽ.
    ông nhíu mày, việc cầm cây cọ lại thật là phí công, phí của mà chẳng làm nên sự việc gì. Minh Viễn bèn nổi trận lôi đình, giựt phắc bức họa, nhàu lại một cục, vứt vào góc tường. Chẳng may, cục rác to tướng ấy đụng phải bà Phương Trúc đang ngồi vá áo. Bà giật mình ngẩng lên chạm phải ánh mắt bốc lửa của chồng. Bà ôn tồn hỏi:
    - Hư nữa hả anh? Anh cứ từ từ đừng vội, ít hôm sẽ quen đi, chừng ấy mới vẽ khéo được chứ. Anh cứ xem như bắt đầu học vẽ mới được.
    Minh Viễn gầm lên:
    - Biết gì mà xía vô, cũng tại lời Hiếu Thành hết đó. Nó cứ tưởng Minh Viễn hôm nay như xưa nên xúi bậy. Cái mộng làm nghệ thuật gia đời sau mới thực hiện được. Anh thề bắt đầu ngày mai, chấm dứt hẳn cái công việc sơn phết này. Màu cọ hãy đem vứt vào thùng rác.
    Phương Trúc đứng dậy dọn dẹp đồ đạc mà chồng bà đã đập đổ. Bà nhỏ nhẹ khuyên chồng:
    - Anh à, tối nay đừng vẽ nữa nhé. Em trông anh đã mệt lắm rồi. Ban ngày đi làm tối về hì hục vẽ thì còn gì hứng thú nữa mà sáng tác. à, lâu lắm chúng mình không đi dạo, hay là mình đi thăm bạn bè chút nghe anh.
    Minh Viễn chua chát:
    - Thăm bạn bè, lại bạn bè nữa. Hiếu Thành phải không? Đến để chứng kiến sự thành công rực rỡ của hắn, xem hắn có bao nhiêu đệ tử chứ gì? Một bức họa hắn bán những hai, ba ngàn đồng, người ta lại còn đua nhau vác dầu đến nhờ vẽ...
    Phương Trúc cắt ngang:
    - Minh Viễn, sao anh có những ý nghĩ lạ lùng thế? Dù sao, Hiếu Thành cũng là bạn thân thiết của mình từ hồi nào, anh lại nói những lời ganh tị không đúng cách. Ảnh là người tốt...
    Minh Viễn gào lên:
    - Phải, nó tốt vì cứ hai, ba ngày là mang sữa hộp, vải, đồ hộp đến biếu. Nó đem cái giàu sang ấy lòe mắt em nên em phục chứ gì?
    - Minh Viễn!
    - Nó đã dùng cái lối tặng quà khéo ấy để khinh sự nghèo khó của mình. Phương Trúc, anh cấm em không được nhận quà của hắn, dù bất cứ vật gì.
    - Sự cực chẳng đã em mới nhận đó thôi, sướng ích gì đâu. Hơn nữa, ảnh cũng biết mình ngại, tìm cách từ chối nên mỗi lần đến là rào trước đón sau rồi mới nói. Người ta thật lòng mà anh.
    Giọng Minh Viễn càng cay đắng hơn:
    - Thật lòng! Bộ anh cần cái “thật lòng” ấy của người khác để sống hay sao? Em là kẻ xấu số đã lấy nhằm một tên khố rách như anh thì đành chịu chứ biết làm sao bây giờ.
    - Anh! anh đã đi quá xa đề. Em bao giờ có ý nghĩ là chê anh nghèo đâu? Nhận quà của Hiếu Thành là chuyện bất đắc dĩ và nể lòng tốt của bạn bè. Sao anh cứ biến lòng tốt của người khác thành ác ý? Người ta có ý tưởng nào khinh miệt anh đâu?
    - Anh vẫn biết hắn không hề có một ác ý nào với anh. Tuy nhiên, anh vẫn cảm thấy xấu hổ như đã bị hắn hạ nhục. Em hiểu không? Hắn luôn luôn lấy sự thành công, giàu có hiện tại để hạ anh, hạ anh cho đến mười không. Lúc trước, đã một thời anh nổi danh, được nhiều giáo sư ca tụng. Thế bây giờ, hắn đã đạp lên đầu anh để nhặt lấy sự thành công to tát ấy. Hắn lại dùng quà, nhìn mình bằng cặp mắt thương xót thì làm sao anh còn chịu nổi, em hiểu không? Anh chỉ còn có một cách độn thổ khi hắn xem anh như một con bệnh hấp hối trên giường..
    Phương Trúc cắt ngang:
    - Nhưng, anh nên nhớ rằng sự thành công ấy của ảnh đâu phải là một lỗi lầm. Anh không nên vì lòng ghen ghét mà xóa bỏ tình bạn bè thân thiết bao nhiêu năm, như thế hóa ra mình ích kỷ lắm sao anh?
    Minh Viễn bĩu môi:
    - Tình bạn bè! Đáng giá được mấy xu?
    Phương Trúc đau lòng nhìn chồng, một lúc lâu, bà mới buồn buồn nói:
    - Anh, em không ngờ anh đã thay đổi nhiều đến thế.
    Lời nói của Phương Trúc càng làm ông điên tiết hơn. Ông nhìn đăm đăm vào mặt bà:
    - Thế à! Bây giờ em mới biết sao? Phải, anh đã thay đổi nhiều, không phải bây giờ mà đã từ lâu. Chắc em cũng biết rằng không bao giờ anh có thể chấp nhận cuộc sống hiện tại. Anh chán đến nỗi chỉ còn muốn chết đi để thoát khỏi cảnh này. Em biết không?
    Phương Trúc hết chịu nổi nên gào lên:
    - Em biết! Em biết! Em biết! Em biết tất cả! Cũng chính vì biết quá nhiều ấy nên đã làm một tên tù không nhà giam, để chịu sự sỉ nhục, hành hạ vô lý của anh. Anh còn muốn em phải làm gì hơn nữa bây giờ?
    - Bây giờ em mới biết hối hận vì đã lấy anh sao?
    Phương Trúc lớn tiếng hơn:
    - Em không bao giờ hối hận. Anh lấy em làm vợ là một ân huệ lớn lao cho đời em rồi, thế lại còn bảo rằng hối hận là nghĩa lý gì? Mười mấy năm qua, không bao giờ em quên ân huệ ấy. Anh, anh là vị cứu tinh của đời em. Trong lúc em chán đời, thì anh...
    Bỗng nhiên nàng nín thinh, nhìn ra cửa. Hiểu Đan hoảng hồn đứng sững giữa nhà nhìn cha mẹ gây lộn. Phương Trúc gắng kềm chế không cho nước mắt chảy, hai tay sờ lên gò má nóng bỏng. Bà nhỏ nhẹ nói:
    - Xin lỗi anh! vì em quá xúc động.
    Minh Viễn không đáp, trầm lặng một lúc rồi liếc sang Hiểu Đan, giọng lạnh lùng:
    - Sao đến bây giờ con mới về?
    Hiểu Đan rụt rè:
    - Dạ con... con ở lại trường làm bài.
    ông tiếp:
    - Còn Hiểu Bạch đâu?
    - Dạ, con không thấy.
    Minh Viễn nhìn sang vợ:
    - Hai đứa con mình đã bắt đầu không muốn về nhà. Tan học cũng không về, đến giờ cơm cũng không về.
    Giọng nói ông như lỗi lầm của con đều do Phương Trúc gây nên. Bà muốn biện minh nhưng lại thôi. Tuổi thơ lúc nào cũng nhạy cảm. Bầu không khí gia đình có chút xáo trộn là chúng nhận biết ngaỵ Một con chim con cũng biết tổ mình đầm ấm hay không, nói chi đến mấy đứa con lớn đầu của bà. Bởi vậy, gần đây tính tình Minh Viễn trở nên cộc cằn, thô lỗ, hở ra là chửi thì còn con nào dám về nhà, dám ngồi yên để học. Chúng không thể nào làm bài trong một căn nhà chứa nặc mùi thuốc súng thế được. Trong lúc Phương Trúc đang nghĩ bâng quơ, Minh Viễn thay đồ đi ra ngoài. Bà liền hỏi:
    - Anh đi đâu vậy?
    ông ta thờ ơ đáp:
    - Đi ciné.
    Phương Trúc mấp máy đôi môi, nhưng không nên lời. Khi cánh cửa đóng sập lại, bà thẫn thờ ngồi vào ghế đưa hai tay ôm đầu. Mệt mỏi, buồn rầu, tuyệt vọng! Bà như chiếc thuyền con, lênh đênh giữa dòng nước lũ. Nước cứ mãi đập vào mạng thuyền, trôi dạt và trôi dạt. Hiểu Đan sau một hồi đứng nhìn mẹ bất động, bây giờ nàng tiến đến, đặt tay lên vai bà sợ hãi gọi:
    - Thưa mẹ!
    Phương Trúc ngẩng nhìn lên, đôi mắt âu sầu. Hiểu Đan đang lo lắng nhìn bà. Bà không muốn con mình biết được nỗi thống khổ lòng mình nên liền đánh trống lảng:
    - Con ăn cơm chưa?
    - Thưa mẹ, con ăn rồi.
    - Ăn ở đâu?
    - Câu lạc bộ nhà trường.
    Câu lạc bộ! Ba tiếng ấy vừa dứt thì má nàng bỗng nóng lên, lại một lần nữa nói dối với mẹ, những chỗ ăn ấy thật sang trọng, không tồi tàn như câu lạc bộ mà nàng vừa nói. Gần nửa tháng nay, Như Phong đưa nàng đi ăn cùng khắp thành phố Đài Bắc, mỗi ngày là một tiệm mới. Mỗi lần như thế, chàng thường vui vẻ nói:
    - Anh muốn em thưởng thức tất cả hương vị của Đài Bắc.
    Nhiều lúc, Hiểu Đan với lớp áo học trò, lại xuất hiện ở một nhà hàng sang trọng, trông mười hai con giáp chẳng giống con giáp nào. Thế mà, chàng vẫn tự nhiên và tỏ vẻ kiêu hãnh bên nàng, làm như nàng là người có một không hai trên đời này. Điều ấy khiến nàng càng thêm khâm phục và mến yêu. Chàng thật là người biết sống, biết thích nghi hoàn cảnh cuộc đời và biết hưởng thụ.
    Buổi cơm tối hôm nay tại một nhà hàng mà nàng không được biết tên, bên trong có hồ nước lớn, nuôi loại cá miền nhiệt đới. Chàng kể cho nàng nghe tên tất cả những loại cá ấy. Như Phong đắm đuối nhìn nàng:
    - Em có biết vì sao người ta gọi là cá “Thần Tiên” không? Đó là một cặp tình nhân yêu nhau khắng khít, lúc nào cũng bơi bên nhau, không rời nhau. Anh mong muốn một ngày nào đó, chúng ta sẽ là loài cá ấy.
    Phương Trúc bỗng cắt ngang dòng tư tưởng của nàng:
    - Hiểu Đan, con đang nghĩ gì vậy?
    Nàng giật mình hớt hải đáp:
    - Dạ con đâu có nghĩ gì?
    Bà thở ra:
    - Đan con, bắt đầu từ mai, con hãy ở nhà làm bài, đừng đến nhà Đức Mỹ nữa. Và, con cũng đừng ăn cơm câu lạc bộ nhà trường làm gì. Dạo này cha con lắm buồn phiền, các con đừng làm cha con phải buồn hơn.
    Hiểu Đan thở dài. Nàng cảm thấy như mình đã mất đi một cái gì thật vĩ đại trong lòng. Tan học phải về nhà, hai tiếng đồng hồ gặp gỡ thần tiên ấy làm sao tìm được. Hai tiếng đồng hồ ấy tuy chỉ một thoáng trôi qua nhưng chính là cái giây phút sống thực của đời nàng. Mỗi sáng thức dậy, nàng đón nhận ngày mới bằng tâm hồn rộn rã, yêu đời. Nhưng, nào phải một ngày mà chính là đón nhận hai tiếng đồng hồ sau giờ tan học. Ngồi trong lớp, lời giảng của giáo sư chỉ như tiếng gió thoảng bên tai, nàng không hề nghe được gì, chỉ mơ đến hai tiếng đồng hồ đó mà thôi. Ôi, nó tuyệt diệu làm sao ấy. Trước khi ra về, nàng còn phải quét lớp. Tay cầm chổi mà cứ mãi trông ra cột điện góc đường. Như Phong đã đứng đó chờ nàng cứ mỗi chiều như thế. Ra khỏi lớp, nàng chào tạm biệt Đức Mỹ thật nhỏ và vội vàng, trong cái vội vàng chứa đầy sung sướng. Nàng bước nhanh, chân như dẫm lên mây và sương mờ, toàn thân nhẹ nhàng khó tả. Lòng tràn ngập mộng tình.
    Như Phong, tất cả đều quy tụ vào hai tiếng đó và chừng ấy sự việc, tiếp diễn rồi tiếp diễn. Bây giờ, đành mất hai tiếng đồng hồ này thì chẳng khác nào đã mất hẳn cuộc sống đầy hoa gấm và mộng mị của nàng. Phương Trúc ngạc nhiên hỏi con:
    - Hiểu Đan, con sao thế?
    Nàng giật mình, lấy lại tinh thần ấp úng:
    - Dạ, da... có sao đâu.
    Phương Trúc nhìn con, trông nàng hôm nay có gì bí mật và mơ mộng thế? Sự thay đổi này đã bao lâu rồi, bà không tài nào tìm được lời giải đáp thỏa đáng. Tuy nhiên, có một điều bà nhận biết rõ ràng là con bà đã mang dấu hiệu của kẻ trưởng thành, không còn bé bỏng như ngày nào. Chẳng những chỉ một đêm thôi mà nàng đã thay đổi một cách mau chóng đến thế. Cái vẻ trưởng thành ấy càng làm nàng đẹp hơn, đẹp đến nỗi đem đến bà sự sung sướng và tự mãn tột cùng. Chính vì thế, bà lại càng lo lắng cho nàng hơn:
    - Từ rày về sau, khi tan học, con phải về nhà ngay nhé. Con mà về trễ thì mẹ Ở nhà lo lắm. Thời đại này lắm bọn lưu manh, con về tối lỡ có chuyện không may xảy ra thì khổ cho mẹ.
    - Mẹ lo xa thế chứ làm gì có chuyện đó.
    - Lo xa là bổn phận của mẹ. Con gái lớn lên không bao giờ muốn nghe những lời này. Tuy nhiên, nếu con là mẹ thì con sẽ thấy điều ấy hữu lý và muốn nói, nói thật nhiều mà không chán. Bởi vì, nếu tất cả những người mẹ trên đời này đều biết tương lai con mình thì đâu cần dùng đến lời khuyên ấy làm gì, đã nhọc sức mà còn làm cho con mình bực mình thêm...
    

Xem Tiếp Chương 11Xem Tiếp Chương 46 (Kết Thúc)

Tình Buồn
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Xem Tập 8
  » Xem Tập 9
  » Đang Xem Tập 10
  » Xem Tiếp Tập 11
  » Xem Tiếp Tập 12
  » Xem Tiếp Tập 13
  » Xem Tiếp Tập 14
  » Xem Tiếp Tập 15
  » Xem Tiếp Tập 16
  » Xem Tiếp Tập 17
  » Xem Tiếp Tập 18
  » Xem Tiếp Tập 19
  » Xem Tiếp Tập 20
  » Xem Tiếp Tập 21
  » Xem Tiếp Tập 22
  » Xem Tiếp Tập 23
  » Xem Tiếp Tập 24
  » Xem Tiếp Tập 25
  » Xem Tiếp Tập 26
  » Xem Tiếp Tập 27
  » Xem Tiếp Tập 28
  » Xem Tiếp Tập 29
  » Xem Tiếp Tập 30
  » Xem Tiếp Tập 31
  » Xem Tiếp Tập 32
  » Xem Tiếp Tập 33
  » Xem Tiếp Tập 34
  » Xem Tiếp Tập 35
  » Xem Tiếp Tập 36
  » Xem Tiếp Tập 37
  » Xem Tiếp Tập 38
  » Xem Tiếp Tập 39
  » Xem Tiếp Tập 40
  » Xem Tiếp Tập 41
  » Xem Tiếp Tập 42
  » Xem Tiếp Tập 43
  » Xem Tiếp Tập 44
  » Xem Tiếp Tập 45
  » Xem Tiếp Tập 46
 
Những Truyện Quỳnh Dao Khác