Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Quỳnh Dao » Người Về Tác Giả: Quỳnh Dao    
    Hai con người tuổi sắp về già, lại sắp sửa phải kể lể thở than trong muộc cuộc đàm luận tối quan trọng, và cảm động rơi nước mắt ... có lẽ vì thế cho nên lúc này hai người hãy cố gắng nói cười, tạo một bầu không khí vui tươi, để cùng với mọi người ăn cho được ngon miệng, trong bữa dạ tiệc trước đã ...
    Bà Phương và ông Thành trò chuyện hàn huyên được chốc lát, thì thấy Lệ Quyên rón rén tìm vào phòng khách. Cô sen đi vòng đến sau lưng Uyển Hoa, ghé vào tai thì thầm:
    - Cậu Cả gọi điện thoại về, bảo cô mau mau xuống nói chuyện!
    Uyển Hoa khẽ gật đầu nheo mắt ra dấu riêng với Lệ Quyên. Rồi thừa lúc mọi người không chú ý, nàng đứng dậy, bước ra ngoài ...
    Thì ra Châu Quốc Hùng đã đáp máy bay về Đài Bắc, Uyển Hoa vừa cầm ống nghe lên nói “a lô” một tiếng, đã nghe tiếng hỏi:
    - Hoa hả em! Bác Thành đến đây chưả
    - Ðến rồi! (nàng cười vào ống nói) anh còn đợi gì mà chưa chạy về chào bác ấỷ
    - Ðừng làm ồn lên, em ... Này Hoa ơi, câu chuyện em kể qua đường giây điện thoại ngày hôm qua, hoàn toàn đúng sự thật đấy chứ?
    - Ủả Không thật, thì dễ thường em dám bịa ra cảm một đại bi kịch trong quá khứ đó saỏ Nếu như anh cho tiền, bảo em thử viết một thiên truyện tương tự, em cũng không đủ trí tưởng tượng để viết nổi, anh à!
    - Chẳng phải anh ngờ em nói ngoạ Nhưng sau khi nghe em kể, anh đã suy nghĩ suốt đêm qua, không ngủ được. Anh cảm thấy đây là chuyện không ai có thể tưởng tượng nổị
    - Chẳng phải tưởng tượng gì cả. Ðó là do chính má kể lại tường tận cho em nghẹ Má nói thêm rằng: sở dỉ má phải thẳng thắn kể ra, không thể dấu diếm được nữa, là vì tình thế bắt buộc. Ðem chuyện tâm tình u uẩn từ hơn hai mươi năm qua kể ra, má chỉ muốn con cái hiểu thấu nỗi lòng cho má. Như vậy mới đánh tan hết mọi nghi ngờ áy náy, như từ trước đến naỵ Và toàn thể gia đình sẽ khôi phục được sự bình tĩnh cho tâm tình mà chấp nhận mọi sự an bài hợp lý. Thật ra, má cũng còn do dự, chưa chịu nói sự thật cho con cái nghe kia đấỵ Nhưng vì bác Thành đã kiên quyết chủ trương, bác khuyên má đừng dấu diếm nữa, cứ kể lại hết sự thật hai mươi mấy năm qua cho con cái rõ.
    Ðầu giây bên kia im lặng chốc lát. Ðương nhiên là Quốc Hùng đang suy tư sâu xạ Uyển Hoa kiên nhẫn chờ đợi, vì nàng quan niệm rằng sự kiện này thật vô cùng quan trọng.
    Hơn một phút sau, Quốc Hùng hỏi với giọng áy náy:
    - Này Hoa, em nghĩ thế nào về chuyện nàỷ
    Ðến lượt Uyển Hoa suy nghĩ nửa phút, rồi mới đáp:
    - Ðây tuy là sự thể diễn ra hai mươi mấy năm về trước, nhưng dù có lấy quan điểm thời nay mà cân nhắc, em thấy má cũng có điểm nào bị đời dị nghị được. Trái lại, những tao ngộ của má chỉ khiến người biết chuyện phải thông cảm, đồng tình. Do đó, em nghĩ rằng: má chôn kính nỗi sầu hận u uẩn suốt hai mươi năm qua trong đáy lòng để chịu đựng bao nhiêu buồn khổ giầy vò ... thật là việc không cần thiết. Bởi vì, dù má đem hết những chuyện đó kể rõ cho chúng ta biết, lòng chúng ta cũng vẫn tôn thờ má, không chút giảm thiểụ Má vẫn là một người mẹ vĩ đại, một phụ nữ kiên cường.
    - Phải lắm! Em nói rất đúng (Tiếng Quốc Hùng khen em, nghe trong trẻo rõ ràng) Hoa ơi, em nhận định sáng suốt như thế, khiến anh vui sướng vô cũng. Bởi vì, anh đã suy nghĩ suốt đêm qua, và anh cũng đi đến kết luận giống như em vậỵ
    Uyển Hoa mỉm cười, nói tiếp:
    - Ðến như bác Thành, thì cái cách bác đối đãi với má hơn hai mươi năm trước thật khó mà tha thứ. Nhưng em nghĩ rằng: suốt hai mươi năm qua, bác ấy đã chịu đủ hình phạt của lòng hối hận. Bác ấy cố gắng chuộc lại những lỗi lầm đã chứng tỏ bác ấy là người tốt. Bác ấy quả có thành tâm thiện ý. Cứ xét những việc này cũng đủ thấy: hơn hai chục năm qua bác ấy không chịu lấy vợ kế; chỉ một lòng lo nuôi dạy chị Thanh Thanh. Rồi đến năm vừa qua, tình cờ gặp lại má, bác ấy tình nguyện chịu đựng nỗi buồn khổ thiệt thòi, cho chị Thanh Thanh xa rời bác, để chị Thanh về quấn quít bên má được đền bù nỗi nhung nhớ hai mươi năm, và chị Thanh được hưởng cái tình mẫu tử bị thiếu vằng hai mươi năm ấỵ Thế rồi, khi thấy xảy chuyện sôi nổi náo động vừa qua, bác ấy lại hết lời năn nỉ má, hãy kể hết ân tình cho chúng ta haỵ Và hôm nay bác thân tới Ðài Bắc, để thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm của mình. Em rất khâm phục bác Thành, anh à! Em vừa được gặp mặt bác ấy, em càng nhận thấy bác là người quang minh lỗi lạc, và em đã coi bác như một vị phụ chấp đạo mạo quân tử, mà lại có tư tưởng tân tiến, có hành vi hợp thời!
    Quốc Hùng nghe em khen ông Thành cũng nói xuôi theo:
    - Về phần bác Thành, thì ý nghĩ của anh chưa giống hẳn như em. Nhưng anh thành khẩn tiếp thụ quan điểm hoàn toàn khách quan của em.
    Uyển Hoa quay nhìn chung quanh thấy mọi người làm công trong hãng trà đều biết giữ ý, ai nấy đứng rất xa chỗ nàng nói chuyện. Một cô gái thấy nàng nói chuyện bằng điện thoại đã lâu, sợ nàng khô cổ khát nước, nên rót một tách trà nóng bưng đến mờị Nhưng đặt tách trà xuống bàn rồi, cô lập tức lui ra xa ... nàng thấy thế yên chí, khẽ nói vào ống nói:
    - Chỉ có điều đáng tiếc duy nhất là ...
    - Ðiều gì đáng tiếc hả em? (Quốc Hùng cũng khẽ hỏi)
    Nàng ngập ngừng một chút rồi nói:
    - Chỉ có điều là, sau khi sự tình bí ẩn hai mươi năm được công khai tuyên bố, thì nó lại nhắc nhở cho anh em ta thấy rằng quan hệ cốt nhục giữa chúng ta, không được “quá gần” như chúng ta vẫn tưởng trước nay! Anh Cả nhỉ! Không ngờ anh em ta cùng cha lại khác mẹ. Trước nay, chưa bao giờ em có một linh cảm nào liên quan đến thực tế này cả.
    Quốc Hùng vội an ủi em:
    - Ðành rằng sự thực là thế, nhưng nó vẫn không gây phương hại mảy may đến tình cảm tha thiết giữa anh và em. Em Hoa ơi! Em mãi mãi trọn đời em vẫn là đứa em ruột quí hóa của anh, đứa em gái mà anh yêu mến tha thiết ... Em hoa à!
    Hắn ngừng lại vì quá xúc động rồi nghẹn ngào tiếp:
    - Vả lại, em là người thân ruột rà duy nhất của anh trên cõi đời này!
    - Vâng, anh cả, em cũng nghĩ thế ...
    - Ðương nhiên, anh vẫn kính yêu má như cũ, như xưạ Má tuy là kế mẫu nhưng má bồng bế anh từ lúc còn trứng nước, má chịu bao nhiêu nhọc nhằn cay đắng để nuôi nấng dạy dỗ anh nên ngườị Cái công ơn dưỡng dục này, anh dẫu phải chết cũng khó đền đáp xứng đáng. Từ nhỏ dại, cho đến mấy năm khôn lớn gần đây, anh chưa có giờ khắc nào phát giác được một ngôn ngữ cử chỉ của má, có thể khác với ngôn ngữ cử chỉ của một người mẹ ruột đối với con đẻ của mình. Má không phân biệt con sinh, con dưỡng như vầy, khiến anh cảm thấy má chẳng những từ ái mà còn vĩ đại nữạ
    - Anh nói vậy thật đúng, anh Cả ạ.
    Bỗng nàng như sốt ruột thúc giục:
    - Mà anh ơi! Về nhà ngay đi, chứ? Còn đợi gì nữa, hả anh?
    Tiếng hắn nghe ấp úng ngập ngừng:
    - Anh ... anh nghĩ nên đợi chút ... Bởi vì bác Thành mới vừa đến nơi, hẳn còn bàn luận với má một vài vấn đề ... Ðể đến giờ ăn tối, rồi anh về nhé?
    - Cũng được (Nàng dặn kỹ) Anh nhớ rằng: Má đã cho đặt món ăn từ chiều, và đúng bảy tối thì cả nhà dùng cơm tại phòng khách đấy nhé! Nhớ nhé!
    Lâm Thanh Thanh đứng tựa cửa sổ phòng riêng của Quốc Hùng mắt nhìn ra bên ngoàị Nàng đứng im, không rỉ răng một lờị
    ông Lâm Ngọc Thành ngồi ở cạnh giường Quốc Hùng và chỉ nhìn thấy sau lưng cô con gái cưng, nên không thể hiểu con vui hay buồn, mỉm cười hay ứa lệ?
    ông đan mười đầu ngón tay vào nhau, đặt giữa hai đầu gối, rồi bắt đầu kể lể với giọng hối tiếc cảm hoài:
    - “Con ơi! Ba thừa nhận rằng: hết thảy sự thể đáng buồn trong hơn mười năm qua, đều do lỗi lầm của bạ Ba chỉ mong con hiểu thấu cho nỗi lòng và hoàn cảnh của mẹ con, vào những năm đầu ấỵ Con ạ, ba với má xưa, sống ở làng quê, đã vâng lệnh cha mẹ, nghe lời mai mối mà lấy nhaụ Sau khi má về làm dâu nhà họ Lâm ta, ba má đã yêu thương nhau lại còn nhận thấy hoàn cảnh gia đình đôi bên giống nhau, chí hướng và tính cách đều hợp cả. Cho nên, trong cái năm đầu của cuộc hôn nhân, bá má thật thỏa lòng toại ý, tình nghĩa rất mặn nồng ... Nhưng rồi, đến ngày má mang thai con được bốn tháng, thì một cuộc ly biệt bất ngờ xảy ra, ba má không thể nào cưỡng lại được: số là ông nội của con vốn xuất ngoại kinh doanh từ lâu, đã gây dựng được một cơ sở thương mãi lớn ở bên Tân Gia Ba, ngày ấy bỗng lâm bệnh nặng, nhờ đánh điện tín về nước, gọi ba sang gấp. Ba là con trai một, và cũng là con duy nhất của ông nội con, thế tất phải ra đi ngay lập tức. Thêm nữa, cứ như lời điện tín, thì bệnh cụ đã nguy lắm, không chừng ba sang đến nơi, là chỉ còn lo việc tang lễ mà thôị Ba mà chậm chân, chẳng những không được nhìn mặt ông nội con lần cuối, mà còn sợ cái gia tài to tát đó lọt vào tay người ngoài nữa! Do đó, ba buộc lòng phải để má con bụng mang dạ chửa ở nhà. Ba dự tính: sang bên đó chạy chữa ông nội con lành bệnh sẽ trở về, nếu cụ qui tiên, thì lo tang lễ xong, tiếp nhận gia sản, nhờ người sắp đặt, cắt cứ người quản lý tạm thời, rồi cũng trở về que chờ ngày má con sinh đẻ để chăm sóc. Nào ngờ số trời đã định, chuyện éo le xảy ra: ba sang đến nơi thì ông nội con đã mất rồị Hiếu phục còn ở bên mình, ba phải lo trăm công ngàn việc, lại gặp những sự kiện tụng rắc rối tranh chấp lôi thôi, thành thử phải ở lại bên ấy gần một năm trời chưa về được. Ðến ngày má con ở quê nhà đã sanh đẻ, mẹ tròn con vuông, mỏi mắt trông chờ suốt gần năm trời, mà chỉ thấy thư tín đưa về thỉnh thoảng, chứ chưa được thấy chồng! Vốn bẩm tính kiên cường đảm đang, má sốt ruột phải quyết ra đi theo chồng. Họ hàng bạn hữu khuyên can mấy cũng không được. Má con bế ẵm con, lúc đó chỉ mới là cục thịt đỏ hỏn, bọc trong tấm chăn nhỏ, má dám mua vé xe lửa, lên đường đến Thượng Hải, rồi mua vé tàu thủy, vượt sóng trùng dương, sang Tân Gia Ba tìm chồng. Nghĩ đến dây, ba lại đau lòng quặn ruột vì sự sơ hở của mình. Tại sao hồi đó ba không đề phòng chuyện má con có thế bật chấp vượt biển tìm sang, mà không đánh điện báo trước? tại sao ba không “nghi ngờ tính đa nghi” của người vợ yêu chồng? Do đó, cái hôm vừa bước chân tới Tân Gia Ba, má con đã tức uất người lên, tưởng có thể chết được! Sự thể như vầy: vì còn là thân trai tráng, xa nhà lâu ngày, ba không thể sống cô độc mãi trong một cái nhà vắng vẻ, cho nên ba đã đưa ... đưa một cô gái Mã Lai khá xinh đẹp về nhà, trước là có người trông nom cửa nhà, giúp đỡ mọi việc sau là cón nguồn vui cho cuộc sống ở tuổi thanh xuân. Và cái hôm má con bế con tìm sang Tân Gia Ba, vừa bước chân vào nhà, vợ chồng con cái được đoàn tụ chưa được vài giờ đồng hồ, bà ấy đã trố mắt uất người, vì trông thấy một “cô gái” lạ đó! Lập tức má con làm dữ. Ba giải bầy biện bạch đến rát cổ đứt hơi, má con vẫn không ngớt dằn vặt mỉa móc, rồi ... mắng nhiếc thật sự! Máu ghen đâu có lạ đời nhà ghen! Vượt ngàn vạn dặm trùng dương để tìm đến với chồng, và rồi chỉ vì không chịu chấp nhận một phụ nữ lạ trong nhà, má con nỡ bỏ con nằm đó, như “quẳng vào mặt” ba, và bỏ ra khỏi nhà, đi lấy vé tàu, quyết liệt trở về nước, thề rằng không thèm nhìn mặt ba nữa, không tha thiết gì đến cái hòn máu của ba nữa ... Về đến quê hương, má con không dám đi đâu khỏi nhà, phần vì buồn giận, phần vì sợ người ngoài chê cườị Ba ở ngoại quốc, ngày đêm cầu trời phật cho má con nguôi giận, tìm sang với ba, để con khỏi khổ vì thiếu tình thương của mẹ. Ba gửi về nhiều lá thư, nói rõ rằng: đã đuổi “cô gái ở mướn” nọ đi rồi, và không thuê mướn một người đàn bà con gái nào giúp việc nhà nữạ Thật ra, thì ít lâu sau, cô gái Mã Lai đó đánh cắp một số tiền bạc rồi bỏ trốn, nhưng ba phải nói dối rằng đuổi cô ả để má con nguôi giận. Ba chưa thể về nước năn nỉ má được, vì lúc đó con còn bé nhỏ quá, ba không thể bế ẵm con về theo không dám tin ai cả. Thêm nữa, việc kinh doanh bề bộn cũng chưa cho phép ba rời Tân Gia Bạ Ba chỉ ngày đêm cầu trời cho má con nguôi giận. Nào ngờ, số trời đã định: đang lúc má con oán hờn sầu tủi ấy, thì có người mai mối tìm đến, khuyên má con nên “bước đi bước khác”, làm lại cuộc đời với một người đàn ông góa vợ, thật thà trung hậu, là bác Châu Chính Phương, thân phụ của Quốc Hùng! Số là hồi đó, bàc Phương đã bán chác thu xếp xong, đang sắp sử di cư từ lục địa qua Ðài Loan lập nghiệp, thì không may bác Phương gái, mẹ ruột của Quốc Hùng bỗng lâm bạo bệnh, rồi từ trần. Bác Phương lâm vào cảnh gà trống nuôi con, thì còn di cư lập nghiệp sao được? Thế là nhờ mai mối, hai người bằng lòng kết nghĩa phu thê, cùng lập lại cuộc đờị Má con bỏ quê hương di cư qua Ðài Loan thì khỏi sợ làng xóm chê cười dị nghị gì nữa, nên càng vui lòng ra đi gấp. Sau hôn lễ, má con trở thành kế mẫu của Quốc Hùng, bồng bế nuôi nấng Hùng, coi như con đẻ. Rồi ba năm sau, má con mới sinh hạ được một đứa gái là Châu Uyển Hoa! Phần Quốc Hùng, vì không được cha và kế mẫu nói cho hay, nên từ ngày hiểu biết lớn không cho đến mãi ngày nay, hắn vẫn đinh ninh rằng: má con là mẹ ruột của hắn ... Thanh ơi! ...
    Kể đến đây, ông Lâm Ngọc Thành xúc động, kêu tên con gái một tiếng, rồi giọng ông trở nên bi thương, ông nói tiếp:
    - Lúc này thì con đã hiểu rồi chứ? Người đàn bà bấy lâu con vẫn xưng hô là “bác bác cháu cháu” kia, người phụ nữ cao quí đó, chính là người vợ đầu đời và duy nhất của cha, chính là người mang nặng đẻ đau ra con! Cô gái Châu Uyển Hoa bấy lâu không hợp tính hợp tình, dè chừng nghi kỵ với con, chính là em gái ruột cùng một bụng mẹ sinh ra của con vậỵ
    Thanh Thanh rùng mình vì xúc động, nhưng nàng vẫn gượng đứng im lặng, im hơị ông Thành thì mồ hôi tuôn đẫm trán, mà ông vẫn không chú ý lau, cứ tiếp tục kể lể với con:
    - Hẳn con đã hiểu lòng bà thương con đến ngần nàỏ Như cái ả Mã Lai nọ, thì con chẳng hề biết được, bởi vì con còn đang ẵm bế trong tay, thì ả đã bỏ trốn, sau khi biết ba có “vợ ghen dữ dằn”. Trong đầu óc con, không hề có một ấn tượng gì vẻ ả cả. Nhưng từ ngày con biết nhận xét mọi sự quang minh, cho đến khi khôn lớn, và mãi tới ngày nay ... con có bao giờ thấy ba đem một người đàn bà con gái về nhà, cho sống chung hay không? Sở dĩ như vậy là vì ba thương con quá. Con là hòn máu của ba, ba thương mười phần. Con bị mẹ bỏ rơi, ba lại thương con trăm phần, ba sợ rằng: hễ ba dan díu, dây dưa với một người đàn bà nào, rồi bị người đó quyến dụ đến lấy nhau thì thế nào đời con cũng khổ! Dù con không bị dì ghẻ đánh đập hành hạ đi nữa, mà rồi dì ghẻ có con với ba, thì tình thương của ba cũng bị chia sẻ bớt cho những đứa em khác mẹ của con! Cho nên, đã quá thương con, thì ba không khi nào dám nghĩ đến chuyện lấy vợ khác.
    ông Thành ngưng lời lần nữa, thở dài não ruột, rồi nói tiếp về chuyện bà Phương:
    - Ba không lấy “vợ” cũng không hẳn ba còn hy vọng má con trở về với chúng tạ Xa cách bao năm, ba đã đoán chắc: má con không bao giờ trở về nữa, và quả nhiên đoạn tuyệt tình nghĩa, bặt hẳn tăm cá bóng chim hai mươi năm trời ấy, mãi cho đến năm vừa qua, mới tình cờ gặp mặt. Ngày hôm ấy, ba với má thật ngẩn ngây chẳng khác chết đi sống lại, bình sinh duy nhất, là ... không làm tròn thiên chức người mẹ đối với con, má con nói rằng: “lúc nào cũng khao khát có một ngày được gần gũi con, để đem tình thương mẫu tử gấp bội, bù đắp lại chỗ thiếu vắng mà con đã phải chịu thiệt trong bao năm”. Ba nghe nói, lòng vô cùng cảm động, nên chấp nhận cho con trở về tổ quốc theo học, ăn ở tại nhà họ Châu, để con được má ôm vào vòng tay ... Còn nhớ, bữa hôm ấy, ba còn đề nghị với má con một kế hoạch cho tương lai, là ... cho bọn trẻ các con được sống gần nhau, để có dịp củng cố thêm mối giây liên hệ giữa hai gia đình, và nếu thấy có thể, thì chuẩn bị cho hai nhà ... hợp nhất! Ba cho đó là kế “vẹn toàn”. Không ngờ ý nguyện má con lại không giống như thế. Má không chấp nhận kế hoạch của ba, ba càng thấy má là người phụ nữ có tinh thần cao quí, biểt bảo thủ lễ giáo cổ truyền của tổ tiên.
    Nghe đến đây, Thanh Thanh đã thoáng hiểu được ý nghĩ của chữ “nghị ước” mà nàng đọc thấy trong lá thư cha nàng gửi cho mẹ nàng, cách đây mấy hôm. Tuy nhiên, nàng chỉ khẽ rùng mình vì xúc động, rồi lại cố đứng im, không nói năng gì cả.
    ông Thành tiếp tục nói, với giọng bớt u sầu hơn:
    - Ba đã đưa con tới cho má con ôm ấp vào lòng. Những tưởng từ đó chỉ còn những tháng ngày tươi đẹp với những giờ phút sung sướng hân hoan ... Nào ngờ, chỉ vì hai người già không thẳng thắn can đảm, để nói ra ẩn tình năm xưa, mà khiến cho ba kẻ non trẻ sinh lòng nghị kỵ, hoang mang, rồi bất hòa với nhau, lôi thôi rắc rối! ... Thế là ba với má không thể giữ kín chuyện xưa được nữạ Má con đã kể lể suốt đêm cho Uyển Hoa haỵ Và con bé thật khác: con vừa trở về đây, nó đã chìa bàn tay thân ái ra đón, một lời thưa “chị” hai lời xưng “em”. Ba rất khen phục Uyển Hoa: đã thông minh linh lợi, lại giàu tình cảm, tình thương.
    Ðến đây, Thanh Thanh không thể nín lặng được nữa, nàng phải cất tiếng xác nhận:
    - Vâng. Ðúng như vậy, ba à!
    Thấy con cất tiếng đáp lại, ông Thành biết tâm tình nàng đã trở lại bình thường, không con hoang mang giao động nữạ ông mới buông lơi hai bàn tay, đặt lên hai đầu gối, ngửng đầu lên nói cao giọng hơn:
    - Và bây giờ, chúng ta nói đến Quốc Hùng ... Như buồi tối hôm ấy, má con nổi giận như điên mắng nhiếc hắn tàn tệ, và la rầy con cũng khá gay gắt, thì mới đầu, hẳn con phải lấy làm kỳ quáỉ Và ngay lúc này nghĩ lại, con cũng như ba, chúng ta đều cho thấy như thế là quá đáng! ... Nhưng con ạ, cứ suy xét kỹ hơn chút, là chúng ta thấy lý phải của má con, và không thể nào chê trách bà ấy được.
    ông ngưng nửa phút, lấy giọng nhẹ nhàng êm ái hơn:
    - Tại sao vậỷ Bởi vì trong đáy sâu tiềm thức của má con, Quốc Hủng không còn là đứa con chồng nữa mà đã biến thành đứa con đẻ của bà rồi! Má con bế ẵm hắn trong lòng từ lúc hắn còn là một hài nhi đỏ hỏn, bà chăm sóc cho hắn từng giọt sửa, từng tấm áo, bát cơm; rồi nuôi nấng dạy dỗ hắn suốt hai mươi năm qua ... thì má con phải có nhiều lúc “quên” bẵng cái bản chất con ghẻ của hắn, và cứ đinh ninh rằng hắn do chính mình sinh ra! ... Như thế mà bỗng nghe nói con với với hắn ... chuyện trò riêng tư trong phòng kín, thí má con phải giật mình điên người, lo sợ các con xâm loạn luân thường, thương phạm lễ giáo, tức là gây tai họa ghê gớm cho tình cốt nhục, nghĩa gia đình!
    Thanh Thanh lại bồi hồi xúc động, khẽ kêu:
    - Ba! ... Con hiểu rồị
    ông Thành có ý an ủi con:
    - Tuy vậy, trong lúc nói chuyện bằng điện thoại viễn thông với ba, má con đã có ý hối, và tự nhận mình quá nóng nảy, Má nói rằng: chỉ vì thố giác thố cảm chốc lát, má sợ hãi quá sức, đến nỗi năng lời mắng nhiếc Quốc Hùng, rầy la cả con. Cho đến lúc hắn bỏ đi ra, rồi con cũng bỏ về ... thì má con mới nhận ra lỗi mình, và thầm tội nghiệp cho các con: chắc là các con đau lòng lắm!
    - Ba! Thôi thế là đủ rồi!
    - Con ạ, má tuy hết giận Quốc Hùng rồi, như đến như cái hội nghị ước mà ba đề ra với má, từ bữa hôm tái ngộ đầu tiên, thì má vẫn chưa chịu chấp nhận.
    - Thôi, gác lại, ba ơi!
    - Ừ thì thôi, không nói chuyện đó nữạ Nhưng Thanh ơi! Còn một điều tối quan trọng không thể tạm gác ba phải dặn con ngay từ giờ là, con hãy tưởng tượng cuộc đời của má con, với số mạng éo le, với bao nỗi cay đắng. Ðời má con, thật ra, chỉ được sung sướng có hai thời gian. Một là cái thời gian ngắn ngủi, từ sau ngày cưới của ba, cho tới ngày bế ẵm con, vượt biển tìm sang Tân Gia Ba, để rồi hờn ghen giận dữ, đoạn tuyệt với bạ Còn như, hết thảy khoảng thời gian ở giữa, tức là suốt hai mươi năm qua, má con không có ngày tháng nào sung sướng trong hạnh phúc. Làm lại cuộc đời với bác Phương, phải lo di cư làm ăn, bề bộn công việc, phải nuôi nấng Quốc Hùng, rồi chăm sóc Uyển Hoa ... Và Uyển Hoa được khôn lớn thì bác Phương đã mất! Má con góa bụa, đâm chán ngán hết thảy, sống đúng với cái nghĩa của chữ “vị vong nhân”, đóng cửa cài then, không ra khỏi nhà nửa bước. Công việc làm ăn, nhờ người khác quản lý. Má con chỉ biết dạy dỗ Quốc Hùng, và Uyển Hoạ Sống nếp sống như thế, thử hở còn gì sinh thú? Cho mãi đến ngày tình cờ gặp ba, rồi được ba chiều lòng, đưa con về vòng tay má, thì má mới thấy cuộc sống có ý nghĩạ Ðó, Thanh con! Con hãy nghĩ coi: má thương yêu con biết chừng nàỏ Những ngày sống bên má vừa qua, hẳn con đã nhận thấy tình thương đó đúng là bao la như biển, cao cả như trời, không bờ không bến! Vậy ba dặn con, con phải ghi nhớ làm lòng: ba đã hy sinh vì con để con còn được gặp lại mẹ hiền như ngày nay, thì con phải hết lòng vâng lời má, hết dạ kính yêu má, chiều theo mọi ý muốn của má, con nhé! Con chớ bao giờ trái ý trái lời, khiến má con phải buồn lòng. Như thế, chẳng những con không tròn đạo hiếu, mà ba cũng có lỗi với má con nữa đấy! Con nhớ chưa, hả Thanh?
    - Con xin nhớ lời ba thôi ba nói thể đú rồị
    Và nàng quay lại nhìn cha, cặp mắt mở lớn như muốn mở cả khối óc và trái tim cho cha tin:
    - Vâng, con xin thề với ba: con quyết phụng dưỡng má cho đúng đạo hiếụ Bất cứ má muốn gì, con cũng xin tuân theọ Ba yên chí rồi chứ ạ?
    - Ba cảm ơn con! Cảm ơn con! Thanh ơi! Thế thì con ngoan lắm.
    Vừa vặn lúc ấy có tiếng gõ cửa nhè nhẹ. ông Thành và Thanh Thanh cùng giơ cổ tay xem đồng hồ đã đúng bẩy giờ tối!
    Than Thanh ra mở cửa, thì quả nhiên thấy Lệ Quyên bước vào chắp tay cúi đầu, kính cẩm mời cha con nàng qua phòng khách xơi cơm tối: bà chủ đã ngồi đợi sẵn ở bên ấy ...

Xem Tiếp Chương 33Xem Tiếp Chương 34 (Kết Thúc)

Người Về
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Xem Tập 8
  » Xem Tập 9
  » Xem Tập 10
  » Xem Tập 11
  » Xem Tập 12
  » Xem Tập 13
  » Xem Tập 14
  » Xem Tập 15
  » Xem Tập 16
  » Xem Tập 17
  » Xem Tập 18
  » Xem Tập 19
  » Xem Tập 20
  » Xem Tập 21
  » Xem Tập 22
  » Xem Tập 23
  » Xem Tập 24
  » Xem Tập 25
  » Xem Tập 26
  » Xem Tập 27
  » Xem Tập 28
  » Xem Tập 29
  » Xem Tập 30
  » Xem Tập 31
  » Đang Xem Tập 32
  » Xem Tiếp Tập 33
  » Xem Tiếp Tập 34
 
Những Truyện Quỳnh Dao Khác