Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Quỳnh Dao » Người Về Tác Giả: Quỳnh Dao    
    Sống trong nhà họ Châu qua một tuần lễ, Lâm Thanh Thanh mới bắt đầu hiểu biết phần nào lai lịch hãng trà và gia đình nàỵ Ðây là khu Vĩnh Lạc của thành phố Ðài Bắc. Nhà này nằm vào khoảng giữa phố Ðịch Hóạ Nhà gồm hai tòạ Tòa ngoài, tầng trên là xưởng bào chế trà, bên dưới là cửa hàng. Tòa trong, nơi ở của gia đình, tầng trên gồm một buồng riêng của bà Phương, hai phòng của con trai và con gáị tầng dưới có phòng khách và kho chứa hàng.
    Thanh Thanh được bà Phương kể cho biết: khu nhà này được xây cầt từ lâu lắm, có tới sáu mươi năm lịch sử. Trước tiên nó là tài sản của nhà triệu phú họ Trần. Sau khi chủ nhà chết đi, ba cậu con ăn chơi phá sản, hết nghiệp. bấy giờ ông bà Phương từ Lục địa mới qua Đài Loan, còn chưa có gì. May gặp được ông chú họ giàu có giúp đỡ. ông chú này tậu khu nhà của họ Trần, mở hãng bào chế trà. Về sau ông cụ giao cho ông Phương quản lý hết thảy, cụ trở về Lục địa, rồi không trở sang Ðài Loan nữạ Do đấy ông bà Phương được thừa hưởng sản nghiệp đồ sộ nàỵ Còn ông Ngô Lộc Tuyền, một thiếu niên mồ côi, bơ vơ, được ông bà Phương đem về nuôi để giúp việc, từ lúc ông bà còn nghèọ ông Tuyền kém ông Phương những hai mươi mốt tuổi, kém bà Phương mười bốn tuổi, nên được coi như em út. Sau ngày ông Phương qua đời, bà Phương đau buồn, thương nhớ, đành chỉ biết lo nuôi dạy hai con. Bao nhiêu công việc kinh doanh của hãng trà, bà giao phó và trông vậy ở ông Tuyền hết thảỵ
    Nghe kể chuyện xong, Thanh Thanh nằm nghiêng trên giường nhỏ nhẹ nói:
    - Thưa bác, bác thật là một phụ nữ cao cả, kiên nhẫn.
    - Cháu ạ, suốt hai mươi năm qua, bác rất ít khi bước chân xuống nhà dưới, rất hiếm khi cười vuị Cháu biết không hả Thanh?
    Rồi bà xúc động ôm choàng lấy nàng, nước mắt rơi ướt gối:
    - Cháu biết không hả Thanh! Từ hôm cháu đến nhà này, mỗi ngày bác thấy được sung sướng vui đời hơn.
    Thấy bà chủ nhà quá cưng yêu mình, cưng yêu một cách khác thường, trong thâm tâm Thanh Thanh cũng áy náy ... không hiểu lý do gì?
    Hôm ấy, một ngày chủ nhật, Quốc Hùng và Uyển Hoa không phải đi học, cũng chẳng có hẹn với aị Trước bữa trưa, bà Phương sai Lệ Quyên ra mời hai con vào nhà trong. Hai anh em đã cảm thấy trước: dường như sắp có chuyện khác thường ...
    Ðúng mười hai giờ, bà Phương dẫn Thanh Thanh từ buồng riêng bước ra, Uyển Hoa ngán ngẩm trong lòng: mẹ cô với Thanh Thanh đã trở thành hình với bóng, một bước không rời nhaụ
    Bữa cơm hôm nay tuy do nhà bếp nấu ở nhà, nhưng vẫn nhiều món ngon hơn thường lệ. Từ hôm Thanh Thanh đến đây, bữa ăn nào bà Phương cũng đích thân dặn dò; phải nấư món này, phải làm món nọ. Cho đến chỗ ngồi quanh mâm cơm cũng đã trờ thành cố định: bao giờ Thanh Thanh cũng được ngồi cánh trên với bà Phương. Quốc Hùng và Uyển Hoa ngồi hai bên. Và nếu bữa nào có ông Tuyền dự, thì Uyển Hoa phải ngồi ở ghế cuốị
    Bà Phương vẫn luôn tay gắp thức ăn cho Thanh Thanh và thúc giục nàng ăn cho nhiềụ Ðến khi Lệ Quyên xới bát cơm thứ hai cho Thanh Thanh, bà Phương đặt đũa xuống, chăm chăm nhìn Uyển Hoa, dõng dạc hỏi:
    - Này Hoa! Ở trường con, việc dạy luyện thi như thế nàỏ
    - Dạ luyện thỉ Người ta vẫn dạy như thường lệ, có gì khác đâu ạ?
    - Hè nay, con chẳng phải thi vào Ðại học là gì?
    - Dạ phảị
    Nhà trường phải dạy luyện thi cho học trò chứ?
    Bấy giờ Uyển Hoa mới hiểu ý mẹ, và nhớ ra:
    - Thưa má, về luyện thi, thì có lớp riêng buổi tối ạ.
    Bà Phương liền quay ỏi Thanh Thanh:
    - Cháu cũng cần phải học lớp luyện thi chứ, Thanh?
    Thanh Thanh nghe hỏi, vui mừng hớn hở, trong khi Uyển Hoa buồn nản trong lòng. Hai gương mặt một vui, một buồn của hai thiếu nữ tương phản nhau rõ rệt. Thanh Thanh đáp:
    - Thưa bác ạ! Cháu cảm thấy cần học lắm, rất cần học để thị Cháu đang lo về ngay khảo thí.
    Rồi nàng phàn nàn rằng: nàng đi học đã không được xuất sắc, hai năm qua lại không học hành gì cả. Mai một đi thi, chỉ sợ trượt thôị
    Bà Phương còn trầm ngâm chưa nói, Quốc Hùng đã xen vào, nhỏ nhẹ trấn an Thanh Thanh:
    - Ðương nhiên cô phải gắng ôn tập bài vở để thị Tuy nhiên, đừng quá lọ Ðối với học sinh kiều bào về nước, chính phủ bao giờ cũng nâng đỡ. Bài của thí sinh kiều bào sẽ được chấm riêng, và thêm điểm nữa!
    - Nhưng tôi vẫn lo quá. Dẫu thế nào cũng học luyện thị Nếu có lớp dạy, tôi đi học ngaỵ
    Quốc Hùng vui vẻ khen:
    - Cô nói cũng phải, rất cần học luyện thị
    Thanh Thanh đang định ngỏ lời bà Phương, thì bà hắng giọng, bảo ông quản lý:
    - Chú Tuyền à! Ngay ngày mai chú đi đóng học phí, để cho Thanh Thanh với con Hoa cùng học lớp luyện thi buổi tối nhé!
    - Cháu cảm ơn bác.
    Thanh Thanh rất vui mừng, ngỏ lời tạ ơn rồi đôi mắt đen láy hướng nhìn về Uyển Hoa, nàng đề nghị:
    - Và thưa bác, nhân thể cho cháu dọn sang ở chung phòng với Hoa, để cùng nhau ôn tập bài vở ... được chứ ạ?
    Bà Phương khiến mọi người ngạc nhiên, khi bà nhíu nhíu cặp mày, rồi trả lời dứt khoát:
    - Không! Thanh ạ, cháu cứ ở chung buồng với bác.
    Tại sao bà Phương cứ đòi Thanh Thanh ngủ chung mới được? Mọi người thật thắc mắc, không hiểu ý bà ra saọ
    Không khí bữa ăn lại ngột ngạt. Lâm Thanh Thanh bị vướng mắc, thật khó nói rạ Châu Uyển Hoa càng thêm nghi kỵ. ông Tuyền chỉ biết im lặng. Một lời bà chủ đã nói ra, không thể đổi lại được nữạ Quốc Hùng gượng cười nói để phá bầu không khí khó thở này:
    - Thưa cô Thanh, cô dự tính thi vào trường nàỏ
    Nàng quay nhìn hắn, nở nụ cười cảm ơn chiếu cố.
    - Thú thật, tôi vẫn còn đang áy náy trong việc lựa trường. Ðúng ra, tôi nên lựa Văn Khoa ... Nhưng cũng có thể là Luật Khoạ Hiện tôi còn chưa biết quyết định thế nào, vì tôi cảm thấy kém về nhiều môn, anh ạ.
    Quốc Hùng cười tươi hơn nữa:
    - Cô đừng quá khiêm nhún thế. Suy tính thật kỹ đị
    Bà Phương quay bảo con trai:
    - Hùng! Con đã học Ðại Học, có sẵn kinh nghiệm, hãy làm cố vấn tham mưu cho Thanh Thanh!
    Hắn giả bộ suy nghĩ, rồi quay bảo nàng:
    - Ban B có thể được đấỵ Chỉ ngại sinh ngữ hơi nặng chăng?
    ý kiến đề nghị của hắn rất hợp ý nguyện của nàng. Nàng tươi cười đáp:
    Tôi cũng nghĩ như thế đấy anh ạ. Chẳng phải tôi đã học ngoại ngữ nhiều nghiên cứu rộng, nhưng những năm ở ban tú tài tại Tân Gia Ba, chương trình Anh văn rất nặng, rôi cũng còn được xếp hạng trung bình. Thường ngày chúng tôi thường giao dịch, đàm thoại Anh ngữ nhiều, nhiều hơn cả tiếng Trung Hoa nữạ
    - Nếu thế, hợp lắm rồị
    Và Quốc Hùng quay nhìn em gái:
    - Hoa cũng đã quyết định học ban ấỵ Chắc chắn hai cô sẽ học cùng ban, cùng trường rồị
    Quốc Hùng không hiểu lòng em lúc nàỵ Uyển Hoa hiện đang bất mãn, nên cô dẩu mỏ, nghếch mặt lên lườm anh, Quốc Hùng, vẫn không nhận thấỵ Thanh Thanh mỉm cười nói:
    - Biết đâu, đây chỉ là mộng tưởng của tôỉ Tôi thật chưa dám chắc mình có thể vào Ðại học ở nước nhà.
    Bà Phương lúc ấy mới kịp nói xen vào:
    - Thì học luyện thi ngay đi! Cố gắng mà học, cháu!
    Bà quay bảo ông quản lý:
    - Chú Tuyền nhớ nhé: Ngay chiều nay, chú thân đi ghi tên và đóng tiền cho Thanh Thanh. Nếu cần, chúng ta bỏ tiền ra, mời giáo sư giỏi về dạy thêm. Bất luận thế nào, hè này cháu Thanh cũng phải thi vào Ðại Học ngaỵ
    Thanh Thanh vội nhỏ nhẹ “bổ túc” lời nói của bà:
    - Và cả cô Hoa nữạ
    Bà Phương bấy giờ mới quay nhìn con gái, tươi cười nói thêm:
    - Ừ! Con Hoa nữạ Mẹ chắc thế nào năm nay con cũng vào Ðại Học, Hoa à! ... Thanh biết không? Trong suốt mấy năm Trung Học và Tú Tài, kỳ xếp hạng nào em Hoa cũng đứng tứ thứ mười trở lên đấy!
    - Thế ử Giỏi quá bác há! Thanh Thanh nói như reo lên rồi quay nhìn Uyển Hoạ Muội Muội ơi, phen này tôi phải bái cô em làm cô giáo rồị
    Uyển Hoa vẫn giữ vẻ mặt u tầm như cũ. Lời khoe của mẹ, lời khen của Thanh Thanh, đều không làm cho cô vui lòng chút nàọ Bà Phương và Thanh Thanh nhận thấy thế, đều lấy làm buồn bực. Uyển Hoa ăn nốt miếng cơm cuối cùng, lạnh lùng “xin vô phép” đặt bát đũa xuống bàn, đứng dậy bỏ về phòng riêng.
    Bà Phương hỏi mọi người:
    - Con bé làm sao vậy nhỉ? Trong nhà này có ai làm điều gì không phải với nó ử
    ông Tuyền phải gượng giải thích cho qua:
    - Bà chủ nhắc đến chuyện thi cử, nên cô Hai lo lắng đó chăng?
    Quốc Hùng tìm cách pha trò cho vui:
    - Hoặc là nó lại mới có chuyện gây gổ với bạn trai đấỵ Dạo này nó có vẻ buồn bực hơi nhiềụ
    Bà Phương sực nhớ ra cậu trai Trần Kiến Quốc, bạn của con gái:
    - A! ... Cái thằng Quốc ấy đã lâu chưa thấy đến chơi nhỉ?
    Sau bữa cơm bà cao hứng, gọi Lệ Quyên vào mở rương tủ, để lựa ít tấm hàng đẹp cho Thanh Thanh may cắt áo dài Trung Hoạ
    Bấy giờ Thanh Thanh mới biết ở phía sau phòng ngủ còn có một phòng phụ, chứa đầy vải lụa gấm vóc. Nàng theo bà Phương vào, và thấy có tám cái rương lớn sơn dầu nạm vàng, mỗi cái lớn bằng cái bàn viết. Lệ Quyên lấy ra một xâu chìa khóạ Bà chủ trỏ rương nào, cô sen mở rương ấỵ Khi mở cái rương lớn, mùi long não xông ra ngát mũi, cùng chút hương thơm của vải và nước hoạ Nhìn vào thấy toàn những kiểu áo thời chiếu, hoặc bằng lụa là, vóc nhiễu Thượng Hải, hoặc bằng gấm đoạn Tứ Xuyên, mầu sắc lộng lẫy rực rỡ, thật đủ thứ hàng quí giá, khác hẳn sản phẩm đời naỵ Bà Phương cúi xuống, lục lọi trong rương, xem lại một số quần áo khăn yếm, rồi ngửng lên cười bảo Thanh Thanh:
    - Trong này còn có cả mấy thứ sắm sửa vào ngày cưới của bác nữa đấỵ
    Nàng gật đầu khen ngợi:
    - Thời nay, thật hiếm thấy những hàng dệt quí như vậy!
    Chỉ mươi phút sau, bà Phương không lục lọi tìm kiếm. bà đứng ngẩn ngây, đôi mắt mơ màng dưới mái tóc muối tiêụ Thanh Thanh biết rằng bà đang xúc động u hoài, vì nhớ lại quảng đời thanh xuân cùng những chuyện vui buồn trong dĩ vãng ... Nàng kéo một cái ghế nhỏ đến bên bà, dìu bà ngồi xuống nghỉ mệt. Bà đáp lại bằng nụ cười mệt mỏi chứng tỏ lòng cảm kích. Nàng đã tưởng bà kể lể dài dòng về những chuyện cũ năm xưa, nhưng không, bả chỉ nhìn nàng với ánh mắt từ ái cưng nuông, thở dài như trầm tư mặc tưởng ... Lát sau, bà như nuốt nỗi buồn thương qua cổ họng rồi nâng lên một xấp áo quần gấm vóc đủ màu sắc, khẽ lắc đầu gượng nụ cười héo hắt:
    - Tiếc rằng ngày nay những đồ này bác không còn mặc được nữa ... Vậy cháu đem ra mà dùng. Bác cho cháu hết thảy ...
    Bà trao xấp quần áo cho Lệ Quyên, quay qua bảo Thanh Thanh:
    - Cháu hãy đem sửa lại mà mặc.
    Thanh Thanh vội từ chối:
    - Không! Cháu không dám mặc kiểu hoa nàỵ Bác nên để cho Uyển Hoạ
    Và nàng cũng pha trò co vui:
    - Ðể Uyển Hoa sẽ sửa lại, đem về nhà chồng sau nàỵ Như thế chẳng có ý nghĩa hơn ử
    Bà Phương lại tỏ vẻ buồn, nghiêm sắc mặt, kiên quyết nói:
    - Không! Những thứ này, bác đã chủ ý để dành cho cháu từ lâụ
    Thanh Thanh và Lệ Quyên cùng ngơ ngác, chưa hiểu ý bà thế nào, bà lại lục xuống đáy rương, lấy ra một cái hộp gương đựng đồ trang sức, cẩn ngọc nạm vàng hình hoa uyển ương tuyệt đẹp. Hai tay run run, bà quay bảo Lệ Quyên:
    - Mày dọn dẹp, mọi thứ cho ngăn nắp. Xếp áo này đem ra đặt trên bàn của bà, rồi cho mày đi ngủ.
    Kế, bà đưa mắt ra dấu cho Thanh Thanh, và hai người cùng nhau trở ra phòng ngủ. Bà kéo tay nàng ngồi xuống cạnh giường, thuận tay kéo cái kỷ nhỏ, đặt vào giữa bà và nàng. Bà để cái hộp gương lên kỷ. Chờ cô sen Lệ Quyên dọn dẹp xong, bước ra khỏi giường, bà mới nhỏ nhẹ bảo ThanhThanh:
    - Cháu hãy xem những đồ trang sức trong ngày cưới của bác chút.
    Bà mở hộp ra, Thanh Thanh thấy hộp gồm bốn tầng, trông như bốn tầng của một cái thang lầu vậỵ Thôi thì, trong đó chứa đựng đủ thứ trâm, hoa, vòng, xuyến, xâu hột, giây chuyền, nhẫn trơn nhẫn ngọc ... Mỗi khi lấy ra một thứ, bà lại kể cho nàng nghe một câu chuyện cũ liên quan đến thứ đó. Kể xong, bà cất xếp mọi thứ, đóng nắp hộp lại và trao cho nàng:
    - Bao nhiêu đây, bác cho cháu hết!
    Nàng vội nói như kêu lên:
    - Sao lại thế, thưa bác! Ðây là kỷ vật quí giá của gia đình bác, bác nên trao cho anh Hùng, hoặc cô Hoa, và bảo họ giữ làm kỷ niệm. Tại sao bác lại đưa hết cho cháủ
    - Bác cho cháu! Cho cháu hết, hãy nhận lấy cất đi!
    Giọng bà trở nên âm thầm mạnh mẽ hơn:
    - Phần thằng Hùng, con Hoa, đã có những thứ khác cho chúng.
    - Thưa bác, bác cho cháu những thứ này để làm gì?
    - Bác luống tuổi rồi, dễ quên dễ lẫn. Vậy, khi nhớ ra việc gì đáng làm thì làm ngaỵ Nếu không, qua một thời gian, sẽ quên đi mất.
    - Thưa phảị Nhưng bác nên đem những thứ này trao cho anh Hùng ...
    Nói đến đây, nàng bỗng bật lên cười, vì sực nhớ ra sự ngớ ngẩn! Nàng vội đưa tay che miệng:
    - Cháu quên!Bác nên trao cho Uyển Hoa! Hoa đã có bạn trai, chắc chẳng bao lâu nữa, Hoa sẽ cần đến những món đồ nàỵ
    - Tại sao cháu biết Hoa có bạn trai rồỉ
    - Cháu mới được nghe anh Hùng và bác nói, trong lúc ăn cơm đó!
    - Xét ra, như thế có bạn trai hơi sớm. Nhưng được cái thằng Trần Kiến Quốc học giỏi, tốt nết, còn trẻ mà đã thành thục, hiểu biết nhiềụ Hai đứa thường gặp gỡ và đi chơi với nhaụ Hai nhà đều yên lòng, không e ngại gì.
    - Dạ, như thế là phảị Vậy cậu Trần Kiến Quốc người vùng nàỏ
    - Thật là “trời nam đất bắc” xa xôi cháu ạ. Gia đình bác là dân Phúc Kiến, nhà họ Trần thì quê quán ở tít trên Ðông Tam Tỉnh kìa! Quốc hắn là dân Liêu Ninh đó.
    - Cậu ấy còn đi học không?
    - Vẫn còn đang đi học. Hắn theo ban Triết.
    - Cả gia đình đều ở Ðài Loan?
    - Ðều ở đây cả. Cha hắn, hồi còn ở Ðại Lục, có làm chức lớn, di cư tỵ nạn ra đây, cũng còn làm nghị sĩ quốc hộị Mẹ hắn cũng là một phụ nữ danh tiếng, từng làm dân biểụ Thằng Quốc là con một, không có anh em, cũng chẳng có chị em. Một nhà ba người, sống trong tòa nhà kiến trúc kiểu Tây Phương rất đẹp, ở đại lộ Tân Sinh. Tòa nhà đó cha mẹ hắn mới xây cất.
    - Bác đã gặp mặt cha mẹ cậu Quốc chưả
    - Chưạ Bà mỉm cười hạ giọng. Những điều đó đều do chú Tuyền điều trạ
    - Bác cho người đi dò hỏi, khi Hoa biết được, hẳn không vuỉ
    - Trên đời này, cha mẹ nào lại không lo cho con cáỉ Sự thể quan trọng, phải dò xét xem sao chớ!
    - Ðôi bên cô cậu đã tính đến chuyện kết hôn chưả
    - Chưạ Ðâu đã vội thế. Hè này con Hoa mới tốt nghiệp ban Cao Trung. Dù không xuất ngoại du học, có cũng còn phải học bốn năm ở nước nhà.
    Thanh Thanh cho thế là phảị Bà Phương lại kể thêm:
    - Con Hoa với thằng Quốc quen thân nhau từ một năm naỵ Cho đến cuối năm ngoái, có một hôm, bác tình cờ vớ được một lá thư của thằng Quốc gửi cho nó, bác giật mình, lập tức cho chú Tuyền đi điều trạ
    Nghe đến đây, Thanh Thanh bỗng cảm thấy buồn man mác: Uyển Hoa có mẹ chăm sóc, nghe con có bạn trai, mẹ phải dò la theo dõi, để bảo vệ và hướng dẫn con ... Như nàng, mẹ đã mất sớm, đâu còn được những sự che chở kiểu đó?
    Nhìn gương mặt buồn rười rượi của nàng, bà Phương như đoán biết tâm trạng. bà ghé gần, đưa tay vuốt nhẹ những sợi tóc vương xõa, trước trán nàng, mỉm cười nói:
    - Còn cháu nữa, cũng phải coi chừng nghe! Ba cháu đã đem cháu phó thác cho bác. Một ngày nào đó, cháu có bạn trai, bác cũng sẽ cho người điều tra theo dõi đó.
    Lời nói của bà khiến nàng ấm lòng phần nàọ Nhưng nàng tỏ vẻ e thẹn, liếc nhìn bà như “nguýt yêu”, rồi nhõng nhẽo nói:
    - Kìa bác! Bác lại chế diễu cháu rồi
    

Xem Tiếp Chương 4Xem Tiếp Chương 34 (Kết Thúc)

Người Về
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Đang Xem Tập 3
  » Xem Tiếp Tập 4
  » Xem Tiếp Tập 5
  » Xem Tiếp Tập 6
  » Xem Tiếp Tập 7
  » Xem Tiếp Tập 8
  » Xem Tiếp Tập 9
  » Xem Tiếp Tập 10
  » Xem Tiếp Tập 11
  » Xem Tiếp Tập 12
  » Xem Tiếp Tập 13
  » Xem Tiếp Tập 14
  » Xem Tiếp Tập 15
  » Xem Tiếp Tập 16
  » Xem Tiếp Tập 17
  » Xem Tiếp Tập 18
  » Xem Tiếp Tập 19
  » Xem Tiếp Tập 20
  » Xem Tiếp Tập 21
  » Xem Tiếp Tập 22
  » Xem Tiếp Tập 23
  » Xem Tiếp Tập 24
  » Xem Tiếp Tập 25
  » Xem Tiếp Tập 26
  » Xem Tiếp Tập 27
  » Xem Tiếp Tập 28
  » Xem Tiếp Tập 29
  » Xem Tiếp Tập 30
  » Xem Tiếp Tập 31
  » Xem Tiếp Tập 32
  » Xem Tiếp Tập 33
  » Xem Tiếp Tập 34
 
Những Truyện Quỳnh Dao Khác