Mục sư ngồi sát gần lò sưởi, bàn tay ông hơ lên đón hơi lửa. Ông bắt đầu kể, đôi mắt hiền từ của mục sư vẫn hướng về phía Ai Đan.
- Tôi có một người em họ xa, tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân văn chương. Cha cậu ấy là một giáo sư Đại học, mẹ cũng là một chủ cơ sở dệt. Như vậy cậu cũng biết. Anh ta nào có phải nghèo khổ gì. Nhưng từ nhỏ có lẽ được nuông chiều quen, nên tánh có hơi khác người. Là con trai duy nhất trong gia đình lại là con trai út nên anh ấy muốn gì được nấy. Cậu tôi bảo có lẽ vì mấy người con trên đều là gái (cậu ấy có ba chị gái) cậu ta bị ảnh hưởng nên hơi nữ tính chăng. Tôi cũng không biết - Người con trai của cậu tôi, để cho tiện việc tôi gọi cậu ta là Hùng nhé - mục sư dừng lại, trầm trầm nhìn Ai Đan giây lát rồi kể tiếp.
Hùng là một thanh niên điển trai, lại học giỏi nhưng tinh thần chàng cũng có phần ủy mị. Và không tưởng không giống bao thanh niên khác đồng lứa. Hùng ghét cái ồn ào của thành phố và yêu cái tĩnh mịch của làng quê, yêu cái cao cả trong sạch của thiên nhiên. Với thế lực và sự quen biết của cha mẹ, thì Hùng có thể có một chỗ dạy tốt ở thành phố một cách dễ dàng. Vậy mà không. Sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm, thi hành nghĩa vụ quân sự xong. Hùng đã nhận môt. nhiệm sở trên vùng núi hẻo lánh tận cao nguyên. Khi nhận được tin này, cha mẹ và các chị Hùng đã ra sức ngăn cản nhưng Hùng không nghe. Mặc cho mẹ và các chị khóc lóc, năn nỉ. Hùng vẫn xách valise lên núi...
Cái ngôi trường mà Hùng được bổ nhiệm đến dạy nằm trong bản làng hẻo lánh trên núi cao. Một ngôi trường vách ván mái tranh. Học sinh phần lớn là con em dân tộc ít người. Trẻ con ở đây lứa tuổi lên sáu, lên bảy vẫn ở truồng đi ngoài đường là chuyện bình thường. Cả trường kể cả hiệu trưởng chỉ có năm nhân viên. Một hiệu trưởng, một giáo viên toán, hai dạy chữ. Còn lại là một lao công phụ trách lau dọn, đóng cửa lớp kiêm bảo vệ trường.
Ông hiệu trưởng là một người dưới xuôi lên đã lâu, nên thấy Hùng lên dạy rất mừng rỡ. Bởi vì ở đây, ai cũng chệ Giáo viên nào được bổ nhiệm đến, đều từ chối nhận nhiệm sở. Chứ đừng nói là tự nguyện như Hùng.
Hùng được ông hiệu trưởng cấp cho một cái nhà nhỏ nhưng khang trang nhất và được phân công cho dạy văn từ lớp một đến lớp năm. Nói là phụ trách những năm lớp cho xôm trò chứ thật ra thì học trò cũng chẳng có bao nhiêu bởi vì ở lớp tuổi mười hai, mười ba là chúng phải nghỉ để ở nhà phụ việc. Bài vở thì cũng chẳng có gì. Sức học của học trò ở đây kém xa vùng xuôi, phần vì không được học liên tục, phần vì các trí tuệ kém phát triển. Nhìn đám học trò lôi thôi lếch thếch. Hôm đầu Hùng đã thấy nản. Chàng không ngờ có sự cách biệt quá lớn lao giữa nếp sống ở vùng xuôi và vùng cao thế này. Hùng thương hại cho những người dân vùng cao. Ở đây cuộc sống quá buồn tẻ. Những con người không ưa cảnh ồn ào của thành phố như Hùng mà còn có cái cảm giác đơn điệu ấy nữa là người thường.
Chiều chiều hết giờ dạy. Hùng đi dạo một vùng quanh trường, những thửa ruộng bậc thang với núi đồi nhấp nhộ Màu xanh của mạ với sương mù đỉnh núi làm chàng nao nao buồn. Nhưng lâu rồi Hùng cũng quen dần, cái ngán ngẩm lúc đầu phai mờ và ngược lại Hùng bắt đầu thấy thích cái mộc mạc, thật thà của trẻ con. Con người ở đây không ưa làm dáng, họ lại chúa ghét cái xảo quyệt. Giờ dạy của Hùng khá ít, nên Hùng hay la cà vào thôn xóm và khu vực núi rừng gần đấy chơi. Chàng rất yêu cái tĩnh mịch của núi rừng.
Đến trường được hai tuần, vì muốn khỏi phải lo chuyện bếp núc Hùng đã nhờ vợ của ông lao công tìm cho chàng một người giúp việc. Ở đây người giúp việc rất dễ kiếm, nên buổi sáng hôm sau, Hùng đã có một cô gái phụ việc nhà. Cô ta người dân tộc. Tên là Anô.
Anô khoảng mười chín tuổi, dáng người nhỏ nhắn mà mới nhìn tưởng là yếu đuối. Nàng có đôi mắt to đen, lúc nào cũng như ngơ ngác. Đó là đôi mắt đẹp có những cọng lông mi cong vút, chiếc mũi thẳng, đôi môi hình trái ấu, thêm màu da bánh mật nên cô gái có vẻ đẹp rất hoang dã. Không như một số người khác, cô gái có vẻ nhanh nhẹn, sạch sẽ nên Hùng rất hài lòng.
Công việc hàng ngày của Anô là sáng sớm đến nhà Hùng quét dọn, lau chùi, giặt rửa, nấu ăn. Chiều tối là Anô lại trở về nhà. Từ ngày có Anô, Hùng thấy cuộc sống đỡ vất vả hơn. Nhà cửa luôn gọn gàng, sạch sẽ. Anô là cô gái rụt rè, nên những khi đến nhà thấy Hùng còn ngủ, là cô nàng đi rón rén như chú mèo ngoan. Khi Hùng thức dậy đã thấy thức ăn bốc khói trên bàn. Ăn điểm tâm xong đi làm, trưa lại có cơm nóng. Anô làm cơm không tệ lắm nên Hùng rất hài lòng. Từ ngày có Anô lo giúp việc trong nhà, Hùng rất vui và chàng thấy mình không thể sống một cách thoải mái nếu thiếu Anô phụ giúp.
Một buổi sáng trời mưa, tiếng mưa đã làm giật mình tỉnh giấc. Trời còn chưa sáng hẳn, Hùng định quay người vào trong ngủ tiếp, nhưng rồi nghe có tiếng mở khóa bên ngoài. (Để tiện việc cho Anô, Hùng có làm cho nàng một chiếc chìa khóa riêng). Hùng biết là Anô đã đến và có lẽ vì sự tò mò Hùng nằm yên, mắt mở nhỏ để quan sát xem Anô đã làm việc thế nào.
Anô bước vào phòng. Những giọt nước mưa làm tóc Anô ướt sũng. Hôm ấy nàng mặc chiếc áo màu trắng. Chiếc áo ướt bám sát da thịt làm thân hình cô gái mới lớn nổi bật những đường nét hấp dẫn. Anô bước đến gần giường như để thăm dò xem Hùng còn ngủ hay đã thức. Và vì Hùng đã đóng kịch một cách vụng về, nên Anô đã cười nói:
- Chào thầy!
Hùng mở mắt:
- Chào cô.
Anô lúng túng nói lảng:
- Trời mưa lớn quá!
- Vâng - Hùng ngồi dậy tiếp - Nếu ngoài bếp bị dột mưa, cô mang ống lò vào trong nhà nấu cơm cũng được.
Hùng nói và Anô đã mang củi vào phòng. Bếp lò được đốt lên ánh lửa bập bùng nhuộm đỏ khuôn mặt Anộ Hùng hỏi:
- Nhà cô có đông anh em lắm không?
- Dạ đông người lắm. Có bà nè, cha mẹ nè, em trai và em gái nữa.
- Em đông lắm à?
- Tất cả mười hai người.
- Trời đất! Mười hai người.
- Vâng
Anô nói. Và Hùng biết là Anô đã nói thật. Bởi vì ở vùng núi phụ nữ họ đẻ rất đông.
- Cô lớn nhất nhà à?
- Vâng - Anô đáp, rồi lại thắc mắc - Thầy là người ở miền xuôi, lên đây làm gì cho cực vậy?
Câu hỏi của Anô khiến Hùng không biết phải trả lời sao, chàng biết không thể giải thích cho Anô biết về triết lý sống của Hùng. Có nói chưa hẳn là Anô đã hiểu. Thế là Hùng nói như để cho qua chuyện.
- À, tại vì ở miền núi cảnh đẹp hơn ở miền xuôi nhiều.
Ánh mắt của Anô nhìn Hùng nửa như nghi ngờ, nửa như ngạc nhiên. Nhưng rồi nàng cũng không nói gì, lẳng lặng tiếp tục công việc. Chỉ có Hùng là hơi bứt rứt với một chút mặc cảm lường gạt. Qua ngày hôm sau, Hùng càng sai lầm hơn khi muốn chứng tỏ cho Anô thấy điều mình nói là thật. Chàng đưa Anô đi sâu vào núi. Ở đây có một thung lũng nở đầy hoa dại. Nào Bồ công anh, cúc vàng, hoa tím... Hùng và Anô đã như những đứa con nít quần suốt hai tiếng đồng hồ ở thung lũng. Hùng còn bỏ công ra giải thích về cái đẹp hoang dã của hoa, cái tươi mát của lá, cái hùng vĩ của núi non, cái thơ mộng của thiên nhiên. Mây trắng bềnh bồng trên cao, mang lại cho con người sự thư thái, yên ổn. Để so sánh Hùng còn nhiệt tình hình dung và diễn tả cho Anô biết cái ồn ào của thành phố. Cái chật vật dơ bẩn, căng thẳng mà mỗi ngày con người phải vật lộn, không có thời gian để sống cho bản thân. Con người chỉ là con ốc trong cái guồng máy đơn điệu chết người, chỉ biết chạy đua theo vật chất. Thành phố là trung tâm điểm của tội ác, vô nhân. Nơi con người có thể hạ nhau một cách không bứt rứt chỉ vì một mối lợi nhỏ, và nhiều nữa...
Anô đã yên lặng lắng nghe. Chăm chú lắng nghe. Đôi mắt to đen mở lớn như những đứa trẻ ngồi nghe chuyện cổ tích. Anô nói:
- Vậy sao nghe bà của Anết, bạn em bảo là thành phố đẹp lắm. Có những tòa nhà cao này. Có đèn sáng đủ màu này. Còn có cả tiếng nhạc sập sình hay hơn cả tiếng chim hót nữa.
Hùng định giải thích nhưng rồi lại thôi. Chàng biết là có nói thì với lối nhận định đơn sơ của Anô chưa hẳn là nàng đã hiểu. Vả lại nhồi nhét làm chi những tư tưởng xảo quyệt xấu xa vào bộ Óc đơn thuần, chất phác ấy làm gì? Tất cả những thứ đó đều bất lợi. Nên Hùng chỉ nói:
- Cái đó chỉ là bề ngoài, chứ nó không làm sao đẹp bằng cảnh đẹp ở đây đâu, Anô ạ.
|
|
|