T uy chuyện những ngày đầu đến lớp...chuyện học hành của Bồi đã gây sóng gío. Nhưng những ngày kế tiếp lại là những ngày bình lặng trôi chảy. Chuyện cũng không có gì lạ. Trứớc ngày đi học, Bồi đã được cha kèm cặp rất kỷ. Từ khi dời đến bến cảng nhỏ này, chủ tâm lớn của ông Kiều Văn Phong là viết một cái gì. Ngoài giờ đến sở làm ra, ban đêm ông dành hết thời gian cho chuyế.t viết lách. Theo Thư Bồi quen lề lối làm việc của cha. Nó thích đọc sách, học tập hơn là đùa giởn như những đứa trẻ khác. Sáu tuổi với mặt chữ ít ỏi, nó đã đọc được truyện cổ Tây du bằng trang, chuyện cổ của Pháp. Vì vậy bài vở trong lớp đối với nó qúa dể dàng. Ngày từ tháng đầu, Bồi đã đứng nhất lớp. Tiếp đó là nó lại đứng nhất trong cuộc thi tập làm văn một toàn trường. Không phải chỉ có tập làm văn không, mà ngày cả hội họa toán...
Chẳng mấy chốc Thư Bồi trở thành nhân vật đặt biệt trong trường, được thầy cô yêu qúy, bạn bè mến mô. Củng chính vì thế mà Bồi cũng có một kẻ thù. Không biết bắc đầu từ bao giờ, lớp đã chia làm hai phe. Một đứng về phía Ân Chấn Dương, còn một lại ở phía Thư Bồi. Hai phe này giữ mãi thế đối lập mãi đến cuốc bậc tiểu học.
Sau lúc khai giảng không bao lâu, Kiều Thư Bồi đã biết là hai anh em Chấn Dương ở trong "Nhà trắng". "Nhà Trắng" cái ngôi nhà đồ sộ bên bãi biển, lúc nào cũng như thu hút tầm nhìn của Bồi. Bất luận khi đuổi bắc nhau trên bờ biển, hoặc khi thẩn thơ trong rừng chắc gió. Thỉnh thoảng Bồi lại ngẩn ra nhình tòa nhà đồ sộ kia. Kiến trúc hai tầng với những chiếc cột vuông cao lớn, với những vòm cửa tròn...Nhiều lúc nhìn nó mà Bồi lại liên tưởng với những hình ảnh lâu đài trong chuyện thần tiên. Nói đó có cô công chúa xinh đẹp bị nhốt kín. Chắc hẳn phải có những đường hầm âm u, những sợi dây xích mỗi lần kéo lê nghe rổn rảng. Rồi chiếc búa to lớn....Câu chuyện thương tâm cần hoàng tử khôi ngô đến cứụ..Trong cái óc tưởng tượng của Bồi, bao giờ tên hung thần chấn cửa cũng có gương mặt như Ân Chấn Dương. Còn Ân Thái Cần là nữ chủ nhân tòa nhà mà đó chỉ là một công chúa bị giam lỏng.
Bấy giờ, Bồi có hai bạn thân, một có tên là "Thằng Mập". Vì cái thân hình sổ sữa của nó, ai trông cũng thấy cũng muốn "bẹo". Còn một đứa khác có tên là "Thằng Tòng". Tòng không mập, nhưng cao lớn và đen như cột nhà cháy, một tay thể dục kiện tướng của lớp. Cả ba thường tụ lại bên bờ biển nô đùa, bắc ốc, trèo cây, đuổi nhau trên đá....Ở bờ biển lúc nào cũng có lắm trò chơi. Chơi mãi chẳng nhàm chán.
Một lúc, khi cả ba đang chơi trò leo cây trong rừng chắc gió, thì có tiếng đàn dương cầm từ "ngôi nhà trắng" kia vọng ra. Tiếng đàn như nước chảy, như sóng vỗ bờ, như chim kêu ríu rít, như ngựa chạy trên đồi cao. Bồi rất yêu thích âm nhạc nó ngẩn ra ngồi nghe.
Thằng Mập hỏi Bồi.
- Mày biết ai đang đàn đấy không?
- Ai vậy?
- Mẹ của Ân Thái Cần đấy.
- Củng là mẹ của Ân Chấn Dương chứ gì?
Bồi hỏi. Thằng Tòng đang đung đưa trên cành cao chen vaò:
- Không phải. Mày cái gì cũng không biết hết, mày ngu qúa.
- Vậy là sao?
- Cha của Ân Chấn Dương, ở đây còn có biệt danh là "Lão Ó Biển". Lão giàu có, lại hung dữ... Cái sân chơi banh trong trường ta là do lão quyên tặng đấy, cho nên cả hiểu trưởng cũng ngán lão. Vì thế thằng Chấn Dương mới lên chân.
- Thế lão "Ó Biển" không phải là cha của Ân Chấn Cần sao?
- Dĩ nhiên là phải.
- Thế tại sao mẹ của Cần không phải là mẹ của Chấn Dương?
- Theo lời của cha tao thì...Mập đứng lên nói - cái nhà màu trắng kia có rất nhiều mẹ.
- Nói bậy mà cũng nói. Thằng Tòng cãi lại, năm nay Tòng đã tám tuổi. Con nít ở thôn quê thường đi học ở các bậc tuổi khác nhau. Vì vậy mặc dù học cùng lớp nhưng Tòng gìa dặn hơn cả hai đứa nhiều - Cái nhà muà trắng làm gì có nhiều mẹ. Đó chẳng qua chỉ là cái nhà được người ta xay nên, đâu phải ai đẻ ra đâu? Phải nói là Ân Thái Cần có nhiều mẹ mới đúng.
- À Thư Bồi đã hiểu ra phần nào - Có nhiều mẹ? Thích nhi?
- Thích gì mà thích? Tòng nói - theo lời của mẹ tao thì mẹ ruột của Cần cứ bị mấy bà mẹ kia ức hiếp. Mẹ của Chấn Dương lớn nhất. Mẹ của Cần là thứ hai. Lão Ó Biển còn có thêm một bà thứ ba đẹp lắm. Bà này rất được lão ta cưng chiều nên lên mặt lắm, có điều không dám ăn hiếp à lớn chỉ làm khổ mỗi mình mẹ Cần.
- Sao ăn hiếp nhau chi vậy?
Thư Bồi hỏi. Nó thắc mắc. Nó nghĩ là có mẹ là một hạnh phúc. Nó không có lấy một người. Còn Cần có những ba bà mẹ sướng thật? Nhưng tại sao lại ức hiếp nhau? Vậy là...Mẹ của Cần lại cũng khổ như này công chúa trong tòa lâu đài ư?
- Mày thì cái gì cũng không biết ngoài chuyện học giỏi, Tòng nói. Nó không biết giải thích sao chỉ còn cách lái câu chuyện sang đề khác. Nó nhẩy xuống cây rủ bạn - Thôi bây giờ chúng ta thi chạy nào, ai đến cây lớn đằng kia trước được thưởng một que kem nhé?
Thế là ba đứa quên luôn thắc mắc về ngôi nhà trắng, cùng xếp hàng rồi cùng chạy.
Nhưng sau lần nói chuyện đó, mỗi khi đứng trước ngôi nhà trắng, mỗi khi nghe tiếng đàn từ bên trong vọng ra, Thư Bồi lại tưởng tượng: có một người đàng bà sống không sung sướng gì trong ngôi nhà kia. Đó là mẹ của Cần. Chính vì cảm thông với người đàn bà đó mà cái thái đội ghét bỏ Cần (Bồi cũng không biết là mình ghét bỏ từ bao giờ) của Bồi cũng phai nhạt đi. Bồi bắt đầu làm bạn với Cần. Chuyện đó xẩy ra khi cả hai đã lên lớp ba. Bấy giờ Bồi đã nổi tiếng danh là "Thần đồng" của cả trường và chuyện bắc đầu từ con chim sẻ nhỏ bị thương.
Chiều hôm ấy, sau khi chia tay với Mập, Bồi vẫn còn ngồi lại trong trường dương. Nó đang thu thập mấy cái quả mà nó tưởng là trái thông định đem về đã làm vật trang trí. Mấy hôm nay cha Bồi chỉ cho Bồi cách tô màu lên những hòn sỏi. Bồi đã mở được "cánh cửa của nghệ thuật điểm tô". Thế là Bồi nảy ra ý định sủa đổi những khuôn mặt có sẳn của San hô, vỏ sò, và cả quả thông thành thế giới mới đầy màu sắc. Nó đang chăm chú chọn tìm những quả thông nguyên vẹn, tọ..có dáng dấp của một "tác phẩm nghệ thuật" thì nghe có tiếng nói rất khẽ, rất con gái:
- Tôi vừa nhặt được chú chim non này, nó chưa biết baọ..
Bồi đứng dậy thấy ngay Thái Cần. Cần đã đứng trước mặt Bồi tự bao giờ. Nó đang nhìn Bồi lặng lẽ. Ánh mắt dể chịu, thẹn thùng. Trên tay con bé có cái gì lay động. Đúng rồi một con chim con sẻ nhỏ. Bồi rất tự nhiên, chìa tay ra. Cần đã đặt con chim nhỏ kia vào tay Bồi.
- chắc chắn là anh sẽ chữa cho nó khỏi bệnh, phải không? - có một cái gì lạ lùng đã nẩy sinh ra. Bồi còn qúa nhỏ đã hiểu đó là sự xúc động. Cô bé đã đặt hết niềm tin vào Bồi. Rỏ ràng con gái là vô thích sư. Có một chú chim non mà cũng không xong. Bồi nghĩ. Mặc dù cũng kông biết phải làm gì với chú chim này.
- Để tôi xem thử, coi nó bị sao đây.
Bồi noói làm ra vẻ thật bình thản.
- Tôi đã xem rồi. Cần nói - Hình như nó bị gẩy đôi cánh rồi đấy.
Gẩy đôi cánh? Bồi giật mình. Chim gẩy cánh thì Bồi chịu thôi. Biết sử lý sao đây? Bồi chăm chú quan sát. Rõ ràng một chiếc cánh của chim sẻ đã bị gẩy. Có lẽ ai đấy đã bắn nó bằng đạn thun. Bồi đặt con chim xuống cát. Chim cố gượng dậy lê chiếc cánh gẩy nhảy đi, cố tìm đường chạy trốn. Trong thật tội. Bồi suy nghĩ và nhớ lại bài học "cấp cứu" của hướng đạo sinh. Nói nói với Cần:
- Ta phải dùng nẹp cho nó đấy.
- Vậy thì để tôi đi tìm cành cây con nhé.
Thế là cả hai ngồi bệt xuống đất, dùng cành cây nhỏ và dùng chỉ trên bằng tóc của Cần, băng vết thương cho chim. Cặm cụi cả tiếng đồng hồ mới tạm gọi là xong... Chú chim nhỏ trong vòng tay Bồi, cứ kêu chiêm chiếp sợ hãi. Cần phải vỗ về như vỗ về búp bê.
- Ngoan nào, ngoan nào, đừng cử động, một chút là hết đau ngay. Đừng khóc nữa, đừng kêu nữa, tội nghiệp chưa.
Thư Bồi ngồi cạnh mà nghe trái tim đập mạnh từ xưa đến giờ nó chưa hề có cảm giác như thế. Nó cũng không biết con gái lại dịu dàng, thương yêu loài vật như vậỵ.. Và thế là nó quên cả những "quả thông" quên cả những tác phẩm sắp làm... Khi màn đêm buông xuống, nó chỉ trở về nhà với một chú chim bị thương.
- Hãy yên tâm, tôi sẽ trị lành vết thương cho nó.
Thế là... Giữa Thư Bồi và Thái Cần đã có một mối dây ràng buộc.
Một bí mật riêng của hai đứa. Cái bí mật đó đem đến niềm vui, hy vọng và cả âu lo cho Bồi. Một tuần lễ như vậy trôi qua. Ngày nào đến trường vừa vào lớp là Bồi đã thấy Thái Cần chạy đến với nét mặt lo lắng.
- Sao rồi?
- Ơ.. Nó khỏe hơn một chút.
Chỉ cần như thế là Thái Cần bỏ đi. Cô bé có vẻ vui vuị.. Và bảy ngày sau khi nhặt được chú chim trôi qua. Cả hai quay lại khu rừng chắn gío, tháo nẹp cho chim. Hai mái đầu xanh chụm lại, bốn con mắt nai, hai chiếc miệng nhỏ. Mọi thứ đều tập trung vào con chim.
- Bay đi! Bay đi nàọ.. Mi đã lành bệnh rồi, vẩy đôi cánh đị..
Chú chim con vỏ nhẹ đôi cánh, nó nhẩy từng bước trên cát, đôi mắt sợ hãi nhìn quanh thăm dò...Rồi như đã lấy lại niềm tin, nó ngẩng đầu lên, kêu mấy tiếng chiêm chiếp như mừng rở và tung mình by thẳng lên trời xanh.
Cả hai cùng thấy sung sướng. Không hẹn mà cùng ngẩng nhìn lên, đôi tay cùng nắm chặc lâ"y nhau, cùng hát.
- Ồ! nó bay được rồi! Nó bay rồi!
Và đó là một sự bắc đầu. Từ đấy, Thư Bồi thấy Thái Cần như một chiếc bóng của nó. Trẻ con chưa hiểu thế nào là tình yêu. Chưa hiểu thế nào là sự thu hút lẩn nhau giữa hai người khác phái. Chúng chỉ thích nhau. Sung sướng khi được cùng đùa với nhau.
Ân Thái Cần đang học đàn dương cầm. Mổi ngày sau khi tan học, cô bé thường hay ở lại phòng để luyện đàn. Những tấu khúc quen thuộc cư" dạo đi dạo lại mãi. Thư Bồi có lần nói.
- Nghe chán qúa. Mẹ bạn đàn hay hơn.
Cần nghe thế nói.
- Tôi cũng có thể đàn giống mẹ
- Không tin.
Thư Bồi nó, thế là Thái Cần đã đàn ngay một bản có tựa đề là "Mây hoàng hôn" cô bé vừa đàn vừa hát. Giọng hát thật hay. Sau đó Cần còn đàn thêm một bản có tựa đề là "Dưới ánh trăng".
Duới ánh trăng thê lương
Mắt lệ tuôn trào, thương nhớ ai
Thái Cần chưa biết hòa âm, nên tiếng đàn như đơn điệu. Mặt dù vậy Bồi vẫn thấy thật hay, nó chợt nói:
- Phải chi mình cũng biết đàn thì hay biết mấy.
- Vậy thì để tôi dạy bạn. Thái Cần ra thật sốt sắng - Được không? Nào bạn lên ghế đi, thử xem nào?
Thái Cần vỗ vỗ ghế. Thư Bồi leo lên ngồi cạnh. Đồ rê minh ạ. Đồ rê mị..Đồ mi sol mị..
Bồi mỉm cười nói Cần. Bàn tay cục nịnh của nó cứ mãi không tuân lời. "Đồ mi son mi" cứ đàn là "Đồ fa sol fạ."
Cần bối rối. Cần đỏ mặt. Cô bé cứ hay vậy. Đụng tí là đỏ mặct. Thư Bồi đã nhận xét như thế.
- Thế này nàỵ..Thế nàỵ..Sao anh cứ bấm cái phim thừa.
Cần nói khiến Thư Bồi thấy mất kiên nhẩn, đổ thừa.
- Kỳ cục vậy? Phải tại bạn không biết làm cô giáo, bạn dạy sai mà.
- Anh nghe nầỵ..Phải thế nầ đây.
- Thái Cần cầm lấy tay Bồi đặt lên từng phím đàn nhấn xuống. Đồ mi sol mi. Đồ mi sol mị..Cái ngón tay xinh xinh của cô bé đặt trên ngón tay thô của Bồi như hai hình hài trái ngược Đô mi sol mi. Ðồ mi sol mi. Đầu Bồi chỉ nghĩ hình ảnh ngón tay dể thương của Cần đàn mà không nhớ gì cả. Mồ hôi đã vã ra ướt lưng. Lại sai nữa. Bồi bực dọc.
- Thôi không đàn nữa đâu. Chẳng thú vị tí nào!
- Thử lại lần nữa xem. Thái Cần khích lê. Lấy ngón tay của Bồi đặt lên phím đàn - Thế này nè, anh xem, phải ấn như thế này. Anh đừng có gấp, học phải từ từ... Lúc mới học, em còn đàn dỏm hơn anh nữa là.
Và Thái Cần cứ lập lại dâu "Dỏm hơn anh nữa là" Nhất là đôi mắt ngây thơ và thật thà làm sao! Thế là Thư Bồi không thể bỏ ngang. Tiếp tục ngồi lại, tiếp tục Đồ mi sol mi. Đồ mi sol mi. Mãi cho đến lúc có tiếng động lớn ngoài cửa, rồi tiếng gầm như sấm của Chấn Dương.
- Hay dữ đa, con trai mà dụ con gáị..
Thư Bồi giật mình quay lại. Ân Chấn Dương và ba thằng bạn của hắn đang đứng chắn ngang cửa. Chấn Dương chống nạnh, hất hàm. Thái độ hắn rất hung dữ.
- Ê, Thư Bồi, không biết xấu hổ à? Tại sao tối ngày đeo theo em gái tao hoài vậy? Con trai mà mê con gái xấu hổ. Lêu lêụ.Xấu hổ!
Thư Bồi chợt thấy tự ái nổi nóng:
- Tao không đeo theo ai hết, mầy mới là thằng xấu hổ.
- Ai xấu hổ thì biết. Đồ chó điên!
- Còn mày...mày mặt chim mèo.
- Mày là chó sói.
Sau màn chữi bới nhau, dĩ nhiên là đến màn đánh nhau, một trận đại chiến. Và những lần đánh nhau trước đó, lúc nào Thư Bồi cũng là kẻ chiến bại, quần áo tả tơi, mặt mày sưng hút. Lúc đó thầy cô hay được, chạy đến thì Bồi đã gần đứng không nổi.
Hai đứa cùng bị phạt. Nhưng với Ân Chấn Dương thì nhằm nhò gì. Vóc dáng cao lớn, rắn chắc...Những chiếc khẽ tay như gãi ngứa thôi. Hai đứa bị đòn rồi bị phạt đứng. Ân Thái Cần nứớc mắt chảy quanh rụt rè bước tới cạnh Bồi, nói với lời nuối tiếc:
- Mẹ em có dầu nóng xức vết thương hay lắm để em về mang đê"n cho anh nhé?
- Đi chổ khác chơi! Thư Bồi chưa hết giận - Tại cô hết. Trăm sự tại cô cả. Lần sau đừng đến gần tôi nữa.
Ân Thái Cần chỉ biết cúi đầụ..Những sợt tóc lòa xòa trước trán che mất ánh mắt. Rồi con b e bỏ đi. Thư Bồi nhìn theo, chớt thấy hối hận. Có lẽ con bé đang khóc, đôi vai nhỏ nhắn của nó đang run run. Thư Bồi không đành lòng, gọi to.
- Quay lại đây!
Thái Cần quay lại.
- Sau khi tan học, nhớ đi với tôi nhặt vỏ sò nhé? Nhặt thật nhiều để tôi sơn màu lên...
- Dạ.
Con bé đã dạ rất khẽ, nhưng tiếng dạ rất vui.
Và như thế, tháng ngày trôi qua. Thư Bồi ngoài giờ học thích lang thang trên bãi biển. Và Thái Cần như chiếc bóng, lúc nào cũng ở cạnh Bồi. Thế giới của trẻ thơ gắn liền với biển, với vỏ sò, với những chiếc "quả thông", với những buổi hoàng hôn trên biển, với ráng chiều đỏ trời. Biển, bãi cát, rừng câỵ..Tuổi thơ của Bồi được viết bằng những trang sử đầy góng dáng của Thái Cần pha lẩn những trận ẩu đả với Chấn Dương. Sau những lần đập lộn với Dương, Bồi thấy giận Thái Cần...Giận liền mấy hôm. Nhưng rồi những giọt nước mắt, những lời năn nỉ lại làm Bồi thấy hối hận vì cái giận vô cớ của mình. Đánh lộn với Dương, giận Cần, rồi làm lành. Đau khổ, hạnh phúc như xen kẽ nhau và thời gian cứ thế trôi đi. Trôi thật nhanh...
Dĩ nhiên, trong những tháng ngày đó,. ngoài chuyện đập lộn với Dương và đùa với Cần ra, còn có những thứ khác mà Bồi cũng không thể quên được. Chẳng hạn như lần đầu tiên gặp cha mẹ ruột của Thái Cần. Lần đầu tiên biết thế nào là nổi chua xót, những ray rứt tình cảm. Lần đầu tiên thấy Cần đẹp, lần đầu tiên biết cô đơn. Những lần đầu tiên đó là những lần...không rời nổi nhớ... |
|
|