- Cô Triệu ơi, Tiểu Đệ đang nghịch đất kia kìa . Nghe tiếng gọi Tử Thu vội vàng chạy ra . Sực nhớ dao khắc gỗ còn trên tay, nàng vội quay trở lại cất dao và đẩy bức tường gỗ vào một góc nhà, lấy mảnh vải đậy lại . Nàng vẫn ngại Tiểu Đệ nghịch công trình đang làm dở của mình . Lần trước thằng con đã phá hỏng bức tượng nàng đang làm, giận quá nàng đánh con một trận . Giận con thì ít, trách chồng thì nhiều . Cổ Lôi chỉ sợ con nghịch dao đứt tay chứ không mảy may xót xa cho bức tượng của nàng.
Cổ Lôi coi thường nàng, coi thường nghệ thuật của nàng, lời nói của anh làm thương tổn tình cảm nàng : "Khi còn chưa là bức tượng, khúc gỗ đó còn đáng giá ít tiền". Khi nàng cãi nhau với anh về lời nói xúc phạm, anh chê nàng không biết đùa, không chút hõm hỉnh trong lời ăn nói . Dù phân bua thế nào, nàng vẫn buồn bực trong lòng.
Khi trò chuyện, cô giáo Mạc bao giờ cũng cười, nhưng không phải tiếng cười vui, trái lại, nghe như tiếng khóc . Nét mặt cô cũng vậy cố vui đẩy hai đường nhăn ở khóe môi vần hẳn lên vẻ u buồn . Tử Thu từng nói với chồng : "Anh này, em trông tướng cô Mạc cứ khổ như thế nào ấy" . Cổ Lôi hầm hừ trogn cổ họng, rồi buột mồm nói : "Chuyện không khổ mà lại thành gái góa chổng ?". Tử Thu chúa ghét cách ăn nói của chồng, hễ mở miệng là như chọc vào óc người ta . Nàng bực lắm . "Nhưng hồi còn trẻ chắc bà ta cũng khá đẹp". Cổ Lôi như chọc tức thêm : "Còn phải nói, cứ nhìn Tiểu Điệp thì rõ". "Chưa chắc đâu nhé, nhớ con bé giống cha thì sao !" thế là hai vợ chồng lời qua tiếng lại, hóa thành cãi nhau.
Cô giáo Mạc đứng cạnh Tiểu Đệ . Thấy mẹ chạy đến, thằng bé vội đứng dậy, hai bàn tay chùi ngay lên mặt, làm mặt nhoe nhoét những cát là cát, Tử Thu chưa kịp chào hỏi cô Mạc đã mắng con :
- Giào ôi, mày chả lúc nào cho tao được yên, trông mới gớm ghiếc làm sao !
Cô giáo Mạc cười :
- Trẻ con nghịch đất cát không sao cô ạ, chỉ sợ sắp đến giờ tan dạy, thầy Triệu thấy là không bằng lòng.
Tử Thu nhìn bà Mạc đầy lòng cảm kích . Nhà ở cách âm kém, chắc rằng vợ chồng cãi nhau có khi lọt đến tai hàng xóm . Đôi lần bực mình quá, nàng cũng phàn nàn với cô giáo Mạc : Cổ Lôi cho rằng mình dạy học vất vả nuôi bảo có hai mẹ con, cho nên Cổ Lôi hay bắt bẻ nàng về chuyện không dọn dẹp nhà cửa không trông con cẩn thận,chính vì thế nên nàng càng ao ước mình có công ăn việc làm.
Tử Thu nắm cánh tay Tiểu Đệ lôi về nhà :
- Nước đâu ra mà nhào đất thế hả ?
Thằng bé chưa đầy ba tuổi, nói năng chưa sõi, biết sai nên im thin thít . Ngờ đâu cô bé hàng xóm chạy ra nói to :
- Nước đái đấy, cô ạ, cháu thấy nó đái vào đống cát ấy !
- Trời ơi . Tử Thu chỉ định tát nhẹ một cái, không ngờ quá tay, lại thêm Tiểu Điệp làm lộ chân tướng, thằng bé xấu hổ, khóc òa lên.
Tử Thu nổi cáu và đánh thực sự.
Thấy thằng bé bị đòn, cô giáo Mạc khuyên giải Tử Thu :
- Con còn nhỏ giận nó làm gì ?
Tử Thu vẫn tức bực :
- Bác xem, không nghịch gì lại đi nghịch nước đái !
Thấy con gái đứng tựa cửa cười thú vị, cô trách :
- Tại con cả đấy !
- Chính mẹ ấy, mẹ đi gọi cô trước ! Bị con gái cãi lại, bà cười, mắng yêu như đối với các nữ sinh nội trú :
- Đồ qủi.
Thấy Tiểu Điệp cười, Tử Thu nhận ra hai mẹ con bà Mạc rất giống nhau . Nàng hỏi :
- Tiểu Điệp sao cháu không đi học ?
- Thầy không đến cô ạ, coi như nghỉ một tiết.
- Trong giờ tự học ở lớp cháu không nên tự tiện chạy ra ngoài, cháu ạ.
- Mọi người đi mua cái ăn ở canh tin, cháu không mang tiền theo, bụng thì đói, cho nên cháu chạy về nhà, dù sao cũng sắp giờ nghỉ trưa rồi, cô ạ.
Nghe vậy, Tử Thu sực nhớ mình mải việc quên mất giờ giấc nàng vội chạy về nhà làm cơm.
Xắn tay áo Tử Thu vừa vo gạo vừa than thầm số mình vất vả . Những ngày còn ở nhà chú Hiếm, tuy cuộc sống không có gì là hạnh phúc, nhưng cũng chưa bao giờ phải lo toan nhiều . Nay lấy chồng phải làm đủ mọi việc nhà, công việc vừa lặt vặt vừa bận bịu . Bà thím là người đàn bà lý trí, lạnh lùng . Khi Tử Thu quyết định lấy Cổ Lôi, bà hết sức can ngăn . Những lời bà nói, nàng đều bỏ ngoài tai . Đến hôm nay, nàng bỗng hiểu ra giá trị của những lời khuyên kia . Một người phụ nữ có hoài bão như nàng không hẳn không thể hy sinh cho một tình yêu, có điều sự hy sinh đó có đáng hay không ? Nàng quả thực không sao hiểu nổi . Trong cái hiện tại nàng đang sống, biểu hiện liệu có gì sự tồn tại của tình yêu ? Nàng luôn luôn nhớ và băn khoăn về bức tượng gỗ : "Ước mơ". Không phải ai cũng có bàn tay như nàng, sáng tạo được tranh và tượng, vậy mà bao nhiêu thời gian qúy giá của nàng đã phải tiêu tan vào những công việc giặt áo vo gạo.
Cứ sống mãi thế này, đời nàng coi như hết, không còn tiền đồ tương lai gì nữa . Đang lúc tuyệt vọng, anh nàng bỗng trở về . Lê Thiên Lập việc trở về nước là điều không may, còn với Tử Thu việc anh nàng về nàng như bỗng nhìn thấy ngọn đèn đường, nàng như thấy tia sáng của ngày mai.
Tử Thu không hiểu anh mình có giúp được gì không, nhưng nàng cảm thấy có chỗ dựa . Mặc dù Thiên Lập chỉ hơn nàng có hai tuổi, nàng vẫn nhìn anh ruột bằng con mất đầy sùng bái . Cũng có điều làm nàng thầm cảm thấy thất vọng, đó là dáng vẻ quan cách của một cán bộ ngoại giao ở Thiên Lập . Giữa hai anh em như có khoảng cách xa hơn trước kia . Nàng cũng có tâm trạng tự ti, cứ sợ trước mặt anh ruột, mình nay xấu đi, già đi, thậm chí hèn mọn thế nào ấy.
Thời gian xa cách bốn năm trời, sự khác nhau về lối sống tất dẫn đến sự khác nhau về tâm lý . Nay hai anh em gặp mặt nhau ít hơn trước, lại ít hiểu nhau, thành ra mỗi lần gặp nhau không biết nói gì với nhau nữa . Trước kia, họ là đôi anh em không có gì không tâm sự với nhau, còn bây giờ trái lại, gặp nhau, hai anh em mỗi người có một uẩn khúc riêng, họ khôNg thổ lộ ra với nhau nữa.
- A bố về, bố về !
Nghe tiếng con reo tuy vẫn ở trong bếp, nàng vẫn hình dung được sắc mặt và động tác của chồng lúc vào nhà . Cổ Lôi học về sử và nay cũng dạy về sử . Nàng lấy làm lạ tại sao lúc hai người học cùng trường nàng không nhận ra bộ mặt lạnh lẽo như tượng đá ở các ngôi mộ cổ của chàng, đúng là bộ mặt lạnh tanh . Cũng với bộ mặt và tác phong đó, Cổ Lôi đón nhận tiếng reo mừng của con với vẻ lạnh tanh . Bước vào nhà, trước hết anh thay dép . Sau đó rót chén trà uống, rồi ngồi bắt chân chữ ngũ đọc một mạch cho tới khi hết tờ báo, sau đó anh hét : "Giờ vẫn chưa có cơm trưa, đến phải ăn cơm tối một thể mất". Có thế anh cho đó là một câu hói hõm hỉnh, nhưng dưới bếp đang bị khói ám cay xe mắt, nghe mà tủi thân biết chừng nào.
Tình cảm phải có sự tương ứng, cũng như củi ướt khó bén lửa, tình cảm nàng nồng nhiệt đến đâu mà không được anh đáp lại, tất nhiên sẽ nguội lạnh đi . Có dạo, thấy anh dạy học vất vả, mỗi lần anh về tới nhà, nàng cũng cơm bưng nước rót tận nơi, Chỉ có lần nàng chậm trễ một chút vì dở tay rửa ráy cho con, thế mà anh mắng : "Không có đến chén trà, còn ra cái nhà nữa không chứ ?". Mọi vất vả của nàng, anh không thèm để ý tới, nếu có nhận thấy, anh cũng cho đó là nhiệm vụ tất yếu của nàng . Anh đã phải vất vả dạy học nuôi cả nhà, nàng tất phải có nghĩ vụ trông nuôi con cái, quản xuyến việc nhà.
Ngày trước hai hộ gia đình chung nhau một bếp, do đó anh không vào bếp để khỏi mất thể diện . Bây giờ bếp riêng, đi có vài bước thôi, vậy mà anh cũng không thèm nhấc chân một bước, hoặc hỏi xem có cần giúp đỡ gì không ? Anh thản nhiên ngồi ăn, như thể nàng là con ở của anh không bằng.
Thực ra, cách sống của nàng còn tệ hơn con ở bởi vì người ở còn được tiền công, một khi không bằng lòng chủ nhà, có thể bỏ đi . Còn nàng thì sao ? Anh ruột nàng gửi cho nàng ít tiền, nàng phải chi tiêu cho gia đình . Thảng hoặc nàng có mua cho mình mảnh vải may áo hay vải vẽ sơn dầu, y như sẽ bị anh ta nhìn bằng cặp mắt lạnh lùng, cho đó là những chi dùng không cần thiết . Nàng từng có ý đinh ly dị, nhưng thằng con như sợi giây vô hình níu buộc hai người . Vì thế với thằng con đôi lúc nàng thấy mình oán hận hơn là yêu thương.
Nghe tiếng dép Cổ Lôi đến gần, Tử Thu không muốn ngoái đầu lại nàng sợ phải nhìn bộ mặt trắng xanh và lạnh lùng kia . Bộ mặt đối với nàng không còn chút hấp dẫn nào nữa, ngỡ anh đến giục cơm, nàng rất ghét : lúc mình bận thì anh ta cầm báo đọc, nhưng bây giờ chỉ mong anh ta cầm báo đọc để khỏi làm phiền mình . Mới quá 12 giờ thôi, đã đến 12 giờ rưỡi đâu . Hay anh ta gặp điều gì không vui lúc lên lớp ? Nữ sinh ở trường này còn qủy quái hơn con trai, nhất là đối với những thầy ít tuổi, chúng nghịch phá ghê lắm . Hẳn anh ta đang bực mình vì sự bất lực ở trường giờ kiếm chuyện với nàng để tránh giận.
- Tử Thu có điện thoại anh cô gọi !
- Hả ? - Đang u uất, mắt nàng bỗng sáng lên vì mừng rỡ - Lúc nào ?
- Khi vừa nghỉ tiết thứ ba.
- Sao không cho em biết ngay ?
- Dễ thường tôi bỏ giờ dạy để về báo cho cô chắc ?
- Làm gì mà quan trọng hóa thế ? Chỉ mất độ ba phút là cùng . Anh không về được thì nhờ anh lao công của trường một tý đã sao ?
- Làm như tôi là hiệu trưởng không bằng, muốn sai bảo lao công thế nào cũng được.
Cổ Lôi làm như "hiệu trưởng" là ghê lắm, Tử Thu đâu có thèm để mắt đến cơ chứ ? Lúc ở nhà chú thím, nàng đã quen các vị khách tai to mặt lớn của chú thím . Thời thiếu nữ, nàng sống đầy mộng tưởng, vẫn nghĩ rằng một ngày kia mình sẽ được gả cho một người đàn ông có địa vị cao sang, nàng sẽ trở nên một qúy phu nhân . Ngờ đâu tình yêu đã thay đổi mọi suy nghĩ của nàng . Lúc đã yêu, nàng cho tình yêu trên hết, và nàng không thể tha thứ việc bà thím đã gọi Cổ Lôi là "thợ dậy học". Ông chú bảo : "Có gả cũng phải gả cho một anh hiệu trưởng" . Lúc bấy giờ nàng căm ghét thói dung tục của chú thím, vậy mà giờ đây Cổ Lôi hễ mở miệng là "thầy hiệu trưởng", câu nói đó khiến nàng khóc dở cười dở.
Thức ăn trong chảo kêu lên xèo xèo, lòng nàng cũng nóng bừng như bị lửa đốt . Cuộc sống mà thế này ? Thiếu đủ mọi thứ : tình cảm, vật chất . Nàng ân hận đã lấy chồng quá sớm ! Nếu giờ vẫn còn ở nhà chú thím, việc nhận điện đâu có đến nỗi khó khăn đến thế.
Tử Thu quay mặt đi, đang định ca cẩm vài câu, bỗng không thấy chồng đâu, nàng kêu rầm lên :
- Ơ, anh Cổ Lô, thế là làm sao ? Anh Thiên Lập gọi điện nói gì, anh không kể cho tôi nghe đã bỏ đi rồi.
- Anh ấy gọi điện để làm gì, làm sao tôi biết được ? - Cổ Lôi trả lời lạnh lùng.
- Anh câm rồi hay sao mà không hỏi hộ một câu ?
- Hỏi làm gì ? Có can hệ gì đến tôi đâu...
Tử Thu đặt nhanh chảo thức ăn xuống, bắt ấm nước lên bếp rồi bỏ ra ngoài cửa.
- Này, này cô đi đâu thế ?
Cổ Lôi thấy mặt nàng hầm hầm, vội gọi:
- Anh ấy bảo cô khoảng ba giờ chiều gọi điện cho anh ấy.
Nàng sực nhớ, đã hết giờ làm việc. Vì quá tức giận nàng quên khuấy đi. Nàng đành quay về với khoảng trời nhỏ hẹp của mình - gian bếp dưới nhà.
Lúc bầy bát đũa, thấy nàng vẫn sát khí đằng đằng, Cổ Lôi thầm nghĩ, hai người cùng cương lên thế, khó mà nuốt trôi bát cơm, anh chủ động dàn hòa:
- Cô nhờ anh cô tìm việc làm phải không?
Tử Thu đang định không thèm trò chuyện với chồng, nghe câu hỏi, nàng bỗng sững ra một lúc, nhưng vẫn lạnh lùng:
- Thì sao?
- Nói thật là tôi e cô tự đắc quá mà vênh mặt, cho nên chưa báo tin ngay.
Không kìm nổi Tử Thu hỏi chồng:
- Anh ấy đã kiếm được việc gì cho tôi đấy?
- Hình như giới thiệu cô đi khắc tượng cho một người nào đó.
- Anh ấy không nói là khắc cho ai ư?
- Anh ấy không nói, bảo rằng sẽ nói với cô.
Nàng nhìn giờ trên đồng hồ đeo ở tay chồng, tuy không nói ra, nàng vẫn chưa hết oán trách Cổ Lôi. Giả dụ anh ta thông báo với nàng sớm hơn, trước giờ nghỉ trưa nàng đã có thể gọi điện cho ông anh rồi. Thế là nàng phải chờ mấy tiếng nữa cho đến khi bắt đầu giờ làm của chiều.
Thấy nàng bần thần, quên cả ăn uống, anh khẽ nhắc:
- Trước hết cô hẵng đánh giá lại sức mình đi đã, rồi bàn việc khác sau.
Lời khuyên của Cổ Lôi không có ý gì xấu, nhưng nàng cảm thấy như anh ta dội một gáo nước lạnh lên đầu mình, tuy nhiên nàng cũng không muốn tranh cãi với anh ta nữa. "Bấy lâu nay anh cứ nghĩ tôi không làm nên việc gì hả? Để rồi xem!" nàng tự bảo. |
|
|