Một buổi chiều mây xám vần vũ trên không, mưa bụi bay lất phất. Theo tin khí tượng trên báo cho biết, thì khí lạnh đang từ Hoa Bắc đổ xuống, áp khí cao đang đi chuyển về phía đông nam. Cánh cửa kính ở phía cửa sổ dù đã được gài chặt, màn cửa đã phủ kín, nhưng cái lạnh vẫn len vào. Bếp lửa hồng được thêm củi, ánh lửa tung tăng muốn đưa tôi vào mộng mợ Với thời tiết như vầy, tốt hơn hết là chui vào mền đọc tiểu thuyết, bên cạnh để thêm dĩa hạt đưa hay vài miếng bò khô và nếu có cả người mình thích ngồi bên chuyện trò thì tuyệt nhất trần đời. Quăng sách đi, thở dài, tôi đứng lên lấy bình trà trên chiếc ghế đặt cạnh bên hỏa lò, bình nước chỉ còn vài giọt cặṇ Ôm chiếc bình, tôi xuống nhà bếp châm nước. Đây là một công việc mà tôi thích nhất so với những sách vở khô khan, chán phèo.
Xuống lầu, định bước về phía nhà bếp, tôi thấy cánh cửa nhỏ nơi phòng làm
việc của giáo sư la Nghị như có một vẻ gì quyến rũ tôi. Cánh cửa chỉ khép hờ, tôi tính toáṇ Hôm nay thứ tư, buổi chiều giáo sư La Nghị có giờ dạy , ông ta không có ở nhà. Khởi Khởi nằm vùi trong phòng, bà Nghị thì khỏi phải nói, Hạo Hạo đã đi từ lúc trưa, trước khi rời nhà hắn còn đánh vòng qua phòng tôi hứa là sẽ giúp tôi tìm một chú mèo khác giống hệt Tiểu Ba. ( Tôi quên nói điều này, là từ khi Tiểu Ba kinh hoảng nhảy ra cửa trốn đến nay, hắn được coi như đã mất tích, việc này tôi đã tốn không biết bao nhiêu là nước mắt)̣ Trung Đan chiều nào cũng có giờ dạy cả. Vì thế, hình như không có ai đến thư phòng này, cửa khép hờ, có lẽ giáo sư đã quên đóng lại khi đi. Lưỡng lự một lúc không cưởng được sự lôi cuốn của cánh cửa, tôi đặt bình trà lên bàn ăn và len lén bước tới. Thò đầu vào trong thăm dò một lúc, đúng như dự đoán, suốt thư phòng trống không trừ vẻ lạnh lẽo và ánh sáng nhợt nhạt, không có một bóng người nào trong ấỵ Bước vào, quay lại cài cửa. Đứng giữa nơi âm u lạnh lẽo như vầy tôi có một cảm giác không yên tâṃ Chung quanh là những chiếc tủ kính, bên dưới các ngăn tủ chứa đầy những giấy tờ lộn xộn, có lẽ là bài thi của sinh viên những năm qua,
cũng có thể là những tài liệu nghiên cứu của giáo sư La Nghị Chắc đã lâu rồi những ngăn kéo này chưa được soạn lại, nghe thoang thoảng mùi mốc̣
Đi dọc theo hai bên tủ kính, tôi bắt đầu quan sát những mẫu đá trưng bày trong tủ, bên dưới mỗi mẫu đều có một mảnh giấy nhỏ kể tên và phân loại. Chậm rãi tôi đọc: Thời đại nguyên cố, Sa Thạch, Lạc Thạch, Thạch cao, Thạch anh. Kết tinh phiến viêm kỹ Vân mẫu Phiến viêm, Thiên tượng viêm, Thạch anh viêm, Thạch mặc phiếm viên, Thạch cao việṃ̣̣ Phiến Ma viêm kỷ, Phiến ma viêm, Như ánh viêm. Ôi! Toàn là ba cái thứ đồ khô khan vô vị, trách chi Trung Đan đã nuốt không trôi! Rồi chỉ một lúc sau là tôi mất hết mọi thích thú. Tôi bỏ qua lục lạo các ngăn kéo. Bắt đầu từ ngăn kéo thứ nhất, nhẹ nhàng kéo ra, tiếng ken két phá tan vẻ tĩnh mịch của căn phòng làm tôi hoảng hốt. Bản năng tạo cho tôi cảm giác bất an, hình như có người đang nhìn trộm. Quay người nhìn tứ phía nhưng chỉ có sự lặng yên chết chóc của gian phòng và tiếng thở dồn dập của tôi. Khom người xuống, nhìn vào ngăn kéo vừa mở toàn là những tài liệu cũ rích, từng tập, từng tập được kẹp cứng, bên ngoài có ghi rõ. Cái gì mà nguyên cổ đại, thái cổ đại, rồi cổ sinh đại, tân sinh đại. Tôi lật phớt qua, không thấy gì hay ho cả. Đóng ngăn kéo trên lại, tôi mở cái thứ hai. Bên trong chứa đấy những tài liệu và hình ảnh được sắp đặt ngăn nắp̣ Cũng là đồ vô vị, tôi lại đóng lại. Mở thêm cái thứ ba, cũng thế. Cứ vậy tôi mở hết cái này đến cái khác theo thứ tự, càng lúc càng thấy đồ đạc hổn độn hơn. Sau cùng, tôi thấy một tập giấy bọc da vàng đã cũ trên có đề " Hình ảnh linh tinh"̣ Tim tôi như đập nhanh, có phải trong này có bức ảnh mà tôi muốn tìm hay không? Mở khóa niêm ra, tay run run mở, trút hết tất cả hình ảnh trong ấy ra ngoài, tôi muốn xem từ tấm một thì một tiếng động làm tôi giật mình. Ngẩng đầu lên, tôi điếng người buông rơi rãi đống ảnh. Trước mặt tôi, bà Nghị như từ dưới đất chui lên, sừng sững trước mặt. Tôi hoảng hốt không hẳn vì sự xuất hiện đột ngột của bà ta mà còn vì thái độ và đôi mắt của bà. Bà đứng thẳng người, bên ngoài khoác chiếc áo trắng không biết đến từ lúc nào, run rẩy, không biết có phải vì lạnh hay vì một lý do nào khác, bà nhìn tôi với tia mắt thật lạnh, thật kỳ quáị̣̣ mà tôi không thể tả ra đây được. Đôi mắt ấy tương phải với làn da trắng xanh, làm cho người nhìn có một cảm giác như gặp quỷ đội mồ. Tôi rùng mình, bước lui về sau một bước, lắp bắp:
- Ơ... Bác... Bác... Nghị...
Bà nhìn xuyên thẳng người tôi, không tiến tới cũng không lùi, không nói, không động đậy, giống như một xác chết đựng đứng̣ Tôi run rẩy, tôi sợ, vì nói thật, bà không giống người sống nữa. Hàm răng tôi đánh lập cập, tôi giải thích:
- Bác... Bác... Nghị Tôi không biết...bác đang ̣̣̣ở trong này ̣̣̣nên... mới tự tiện bước... vô...
Bà vẫn nhìn tôi. Thụt lùi về phía cửa tôi nói:
- Xin lỗi bác. Bỗng nhiên tôi thấy sợ hãi, trong gian phòng đầy mùi mốc và âm u, bà Nghị đã làm tôi sợ Đôi mắt bà sâu hoắm như hai cái giếng sâu, như muốn nuốt sống tôi.Vội xoay nắm cửa, tôi tiếp tục nói
- Tôi... tôi mong rằng ̣̣̣chưa làm phiền bác, tôi muốn trở lên lầu...
Tôi chưa kịp mở cánh cửa ra thì bà Nghị đã đến trước mặt, một bàn tay lạnh lẽo chặn lên tay không để tôi mở cửa. Bàn tay thật lạnh và chỉ còn da bọc xương như bàn tay của người chết, mắt lại đen đến đễ sợ! Tôi rùng mình biết là bà đang lên cơn! Bà Nghị hôm nay và bà Nghị " Thố Ty Hoa" ấy hoàn toàn khác biệt!
Hôm ấy bà dịu dàng, tư tưởng sáng suốt, nhưng hôm nay chỉ giống như hình quỷ khắc trên gỗ. Tôi run rẩy, lắp bắp:
- Bác Nghị... Bác muốn gì thế?
- Cô muốn gì?
Bà hỏi ngược lại, khiến tôi ngạc nhiên. Vậy bà ta đang tỉnh hay đang nổi cơn
Đây? Tôi trả lời giọng vẫn còn run sợ:
- Thưa bác, cháu không muốn gì cả, chỉ lật qua vậy thôi.
Bàn tay bà bắt đầu đi động trên cánh tay tôi. Mặc đầu tôi mặc những hai lớp áo, tay bà không thể chạm vào da thịt tôi nhưng tôi vẫn thấy nổi gai óc. Rồi từ từ những ngón tay ấy chạm nhẹ lên cổ tôi, những ngón tay lạnh, trơ xương như những chiếc móng nhọn bấu nhẹ trên cổ. Tôi nuốt ực một cái, quay đầu lại nhìn Đôi mắt bà Nghị lờ đờ như người mất trí, bà ta lẩm bẩm:
- Tôi không cố tình. Chị đừng nên cho nó đến đâỵ̣̣ Thật tàn nhẫn quá.̣̣ Cô ở
đây, cô ở đây để dò xét tôi đấy à?̣̣̣Tôi không thể. không thể chịu đựng được nữa. Thật tàn nhẫn quá!̣̣̣Tôi không cố tình như thế.
Tôi vươn cổ ra, thử đưa tay gỡ những chiếc móng nhọn, nhưng bà ta bấu chặt quá! Đôi mắt bà mê loạn một cách đễ sợ! Hơi thở tôi nặng nề hơn, sự sợ hãi như hớp hồn, tôi chống trả, kinh nghiệm dễ sợ của ngày đầu tiên lại đến. Tôi hét lớn:
- Buông tôi ra! Buông tôi ra!
Những ngón tay của bà càng xiết chặt, trong những lúc mê loạn thế này ba ta thật mạnḥ Cổ họng tôi nghẹt dần, hơi thở tôi thêm nặng nề, đầu như đom đóm nhảy múa trước mắt.Bản năng tự vệ làm tôi chống trả mảnh liệt hơn. hai tay tôi giữ lấy tay bà Nghị, hai tay bà xiết chặt hơn, miệng lảm nhảm:
- Có cô chúng tôi mất tất cả. Cô đừng đến đâỵ̣̣ Tôi ghét cô! Tôi ghét cô
lắm!
Tôi không thở được nữa, tay chân bủn rủn, mắt tôi trợn ngược, lỗ tai lùng
bùng̣ Mặt bà Nghị như lớn dần trước mặt, một khuôn mặt trong thật khiếp đảm như mặt một xác chết, còn những ngón tay? Như đây leo quấn quanh cổ tôi! Thố Ty Hoa! Đây có phải là dây leo Thố Ty Hoa mê loạn chưa... Nhưng tôi chưa muốn chết, nhất là bị một người điên bóp cổ chết trong gian phòng tối đen này ̣ Tôi chống cự kịch liệt, người va mạnh vào cửa, tôi cố gắng la lớn để mong có người đến cứu, nhưng những tiếng ú ớ không lọt ra được cửa. Chân tôi chạm vào ghế, tôi đạp mạnḥ " Ầm!" Tiếng động chát chúa, làm bà Nghị bị chấn động buông lơi tay một chút, thừa cơ hội tôi xô mạnh bà ra.Chúng tôi quần thảo nhau, hổn hển thở. Rồi tôi nghe có tiếng chân người chạy đến, cửa tung ra. Lập tức, có người chạy lại chụp vào người bà Nghị Cổ tôi được giải thoát, tôi nhảy sang một bên hổn hển thở. Lúc đó tôi mới thấy rõ người đến cứu tôi. Thật không ngờ người này là Gia Gia!
Gia Gia đang hùng hổ húc vào cổ bà Nghị, gương mặt ngây dại hàng ngày của bà đã biến mất. Bà Nghị bỏ tay ra xong Gia Gia vẫn không buông tha lại đánh bà Nghị ngã xuống đất. Tôi ngạc nhiên mở to miệng, trong lúc bà còn định đánh thêm, tôi vội vàng la lên:
- Đừng làm thế! Gia Gia!
Gia Gia ngừng lại, ngẩng đầu lên như ngạc nhiên nhìn tôi. Gương mặt nhăn nheo kia trong thật ngớ ngẩn, chứng tỏ bà không biết mình đang làm gì Việc cứu tôi có lẽ hoàn toàn do bản năng của bà. Nhưng tôi cảm động quá không biết làm sao cảm ơn. Nắm tay bà tôi vỗ về:
- Cảm ơn Gia Gia, thật cảm ơn Gia Gia!
Bà vẫn đứng đó nhìn tôi, nhưng có lẽ vẻ thân thiện đã làm cho bà sung
sướng, nụ cười lại hiện trên môi một cách đơn thuần. Trông Gia Gia cô đơn làm sao? Trong một phút xúc động tôi đến gần hôn lên má bà và nói:
- Mông rằng mọi người đều bình dị như Gia Gia để không còn việc gì xảy ra
nữa. Hành động của tôi đã làm cho Gia Gia ngạc nhiên đến nín thở. Trạng thái kinh ngạc của bà làm tôi cảm động̣ Nước mắt tuôn tràn ra mi. Nếu ta biết rằng trên đời này có người không vì lý do này hay lý do kia yêu mến ta, không đòi hỏi một điều kiện nào để sùng bái ta, mặc dù kẻ ấy là một bà điên, thì tôi chắc ai cũng sẽ cảm động như thế.
Bà Nghị từ từ ngồi lên trong đám hình ảnh rơi bừa bãi, bà mở to mắt nhìn tôi. Đúng lúc đó chạy đến. Mạc Bính đứng nơi cửa trố mắt nhìn, Khởi Khởi chau mày không tin rằng những điều xảy ra trong phòng là thật, cô ta hỏi :
- Chuyện gì thế?
Tôi mệt mỏi đáp:
- Thôi, chị nên điện thoại cho giáo sư để người trở về ngay lập tức, mẹ chị
đang trở bệnh, chút xíu nữa đã bóp cổ tôi chết rồi.
Nói xong, tôi không muốn nghĩ đến bà Nghị nữa, vì đối với tôi đây quả là
một kinh nghiệm khiếp đảm. Nắm tay Gia Gia, tôi bước ra khỏi phòng lòng tự hứa sẽ không bao giờ bước vào nơi đâỵ Tôi đi với Gia Gia, với một tình cảm thân thuộc, về phòng bà. Đây là lần đầu tiên tôi vào phòng bà ở trong đãy nhà nhỏ bên dưới. Đó là một căn phòng hẹp và tối, khung kính đã vỡ, mặc cho gió buốt lùa vào làm cho gian phòng mang một vẻ băng giá thảm đạm. Đứng trước gió, tôi hắt hơi hai cái. Bước lại gần giường, đưa tay sờ chăn nệṃ Sao lại mỏng dính như thế này? Nhìn Gia Gia tôi chau mày , lắc đầu nói:
- Gia Gia ở đấy à?
Bà nhìn tôi cười ngờ nghệch. Trong một phút xúc động tôi chạy ngay về phòng lấy gối, vải lót mỗi thứ một tấm, lại lấy thêm một cái chăn dầy đem đến cho Gia Gịa Trải giường xong tôi quay người lại nhìn vẻ kinh ngạc của bà.
- Thưa cô! Cô làm gì thế̉ - Bà nói
Tôi sung sướng thấy bà nói được một câu có đầu có đuôi như vậy, vỗ nhẹ lên giường, tôi nói vắn tắt:
- Cho Gia Gia đó.
Gia Gia bước lại ngồi lên giường, đưa tay xoa xoa gối mềm xong lại nhìn tôi cười, nụ cười khờ khạo giữ mãi trên môi. Tôi len lén bước ra khỏi phòng, tiếng ca từ phòng bà vọng ra vẫn bài ca muôn thuở: Hoa phi hoa! Giọng hát uyển chuyển dễ thương̣ Tôi biết lòng bà cũng đang hát đấỵ Đem lại hạnh phúc đến cho người cũng là điều làm cho mình vui sướng! Tôi nhảy hai bậc một lên lầu, bước về phòng, chuyện ban nãy hình như bị tiếng hát của Gia Gia cuốn trôi đi mất. Đến phòng, mở cửa ra, quạt lửa lên, thêm hai hòn than, xong tôi ngồi xuống bó gối nghĩ ngợi. Khẽ thở dài, nghĩ đến việc chỉ còn chút nữa là tôi bị bà Nghị bóp cổ chết không khỏi hú hồn. Đưa tay nâng tách trà, nước lạnh tanh chỉ còn những xác trà vụn. Tôi nhớ đến việc đi châm trà lúc nãy, đã quên mất mà lại còn suýt chết! Nghĩ lại, tôi nhất định bà Nghị đã có mặt trước ở trong phòng, khi nghe tiếng tôi bà ấy vội núp vào trong ngách nào đó, rồi đợi đến lúc tôi lật tập ảnh, bà ấy mới ra mặt. Nhưng mà bà ta ở trong đó làm gì? Sao lại trốn? Ngay lúc tôi bước vào phòng bà ấy đã phát bệnh rồi chăng? Tất cả những việc làm của bà ấy có hoàn toàn là do bệnh sai khiến chăng?
Tôi lắc đầu, không tìm ra được giải đáp̣ Lấy chiếc đũa bếp khơi lửa, tay
tôi vẫn còn run. Lúc cúi người xuống, bỗng nhiên một cái gì trong túi áo rơi trên tro, nhặt lên xem, thì ra là một tấm hình cũ, có lẽ lúc nãy khi trút hình ra đã có một tấm tình cờ rơi vào túi áo mà tôi không biết. Đó là bức hình một đứa bé gái khoảng 6 tháng ngồi trên chiếc ghế mây tròn. Mặt sau ảnh có hàng chữ: " Tháng giêng năm Dân Quốc thứ ba mươi ba khi Khởi Khởi vừa được 6 tháng̣" Nhìn kỹ cô bé, bức ảnh đã quá cũ, khuôn mặt cô bé không rõ ràng nhưng vẫn còn trong rõ nét bụ bẫm. Lúc nhỏ sổ sữa như thế này mà khi lớn lại yếu đến độ gió thổi muốn bay! Mười tám năm trôi qua, cô bé ngày xưa đã trở nên thiếu nữ kiều diễm như hôm nay thì làm sao tìm ra nét mường tượng được?
Nhìn cô bé với chiếc mũi nhỏ nhắn, đôi mắt linh hoạt, chiếc cằm mọng, nếu
không có những lời chú thích ở mặt sau có lẽ tôi không tài nào đoán ra Khởi Khởị Nhưng nói thật, tôi thấy thích cô bé bụ bẫm trong hình hơn là hình ảnh Khởi Khởi hôm nay, vì bức hình ấy mang đến người xem sự thương yêu, thân thiện hơn là vẻ lạnh lùng hiện nay của Khởi Khởi.
Xem chán, đặt bức ảnh lên bàn, ngồi yên lặng bên hỏa lò, tôi nghe tiếng giáo sư La Nghị Bà Nghị có lẽ đã trở về phòng trong lúc tôi bận biụ với Gia Gịa Tôi nghe tiếng gót giày hấp tấp nện trên hành lang đi về phía phòng bà Nghị Mười lăm phút sau, tiếng giày ông lại bước ra rồi chạy vội xuống lầu. Tôi ngồi tựa vào ghế suy nghĩ, không biết có nên hay không nên đem câu chuyện suýt bị nguy của tôi ra kể cho giáo sư nghe. Ngay lúc chưa tìm ra quyết định, thì tiếng chân của giáo sư đã chạy trở ngược lên lầu, ngừng trước cửa phòng tôi rồi "ầm", cánh cửa trước phòng bị xô tung ra, giáo sư La Nghị bước vào, sự giận dữ làm râu tóc ông đựng ngược, đôi mắt tròn xoe nhìn thẳng tôi ông quát:
- Ức My!
Tôi giựt mình nhảy nhỏm, chiếc đũa bếp rơi xuống̣ Đã lâu rồi, ông không còn đối xử với tôi hung bạo như hôm naỵ Ngạc nhiên, tôi quay đầu lên nhìn Tiếng quát lớn của ông lại vang lên:
- Cô nói tôi nghe xem, cô làm như vậy là sao?
Tôi ngờ ngợ:
- Thưa giáo sư, tại saọ̣̣
- Cô giải thích ngay, Ức Mỵ Cô đến phòng làm việc của tôi để làm gì chứ?
Tôi ngập ngừng:
- Dạ tôi... tôi thấy cửa phòng mợ̣̉ nên tò mò bước vào xem. Tròn xoe mắt, tôi cố gắng tìm một lý do thích hợp tình để giải thích điều tôi làm đổ tập ảnh
- Dạ̣̣ tại tôi hơi tò mò một chút.
Có lẽ lý do này không chính đáng lắṃ Chiếc đầu của giáo sư bỗng kề gần
tôi, đôi mắt như tóe lửa:
- Được, cô nói rõ cho tôi xem trong đó có gì lạ đáng cho cô tò mò hả
Đôi tay ông chụp lấy cổ tay tôi kéo mạnh, suýt chút thì tôi đã bị rơi vào hỏa lò. Trán tôi suýt chạm vào đầu ông, giáo sư La Nghị lại hét to rung rinh cả tai làm tôi hoảng hốt:
- Tôi cho cô biết, lúc nào tôi cũng muốn cô được nên người, cho cô vào đại
học để cuộc đời cô được sung sướng, nhưng nếu cô không chịu ở yên muốn phá hoại cái gia đình này, thì đó là do cô ép buộc tôi phải làm điều tôi không muốn. Thế thì, Ức My, trước khi để cô phá tan cái nhà này, tôi chỉ còn cách mời cô đi khỏi là hơn!
Tôi đứng thẳng người lên, thử giựt tay ra, nhưng tay ông nắm chặt quá, khiến tay tôi không thể thoát ra được. Nước mắt đọng quanh mi, tôi không còn tự chủ được nữa:
- Thưa giáo sư, vợ giáo sư suýt nữa đã bóp cổ tôi chết, bây giờ ông lại ức
hiếp tôi. Được rồi, giáo sư không cần đuổi, tôi sẽ đi! Tôi sẽ đi ngay! Đi ngay bây giờ!
Giáo sư La Nghị buông lơi tay tôi ra, ông liếc ngang tôi:
- Ai bóp cổ em̉
- Vợ của ông chớ ai! Nếu không có Gia Gia đến cứu có lẽ giờ này tôi đã chết mất rồi! Mấy người nếu khó chịu không thićh tôi thì tôi sẽ không ở đây nữa. Cả cái nhà họ La này chỉ toàn là người điên! Nói thật với ông, tôi sợ ông, sợ tất cả những người trong nhà này , kể cả ma quỵ̉ Được rồi, tôi sẽ đị Ông không đuổi tôi cũng đi! Tôi đã muốn đi từ lâu rồi!
Tôi vừa la vừa hét một hơị Giáo sư La Nghị yên lặng buông tay tôi ra. Ông khoanh tay lại trầm tư. Tôi xoa cổ tay đã nổi vòng đỏ, thút thít khóc, tôi lầm thầm không suy nghĩ:
- Thật là dã man, một bà điên!
Giáo sư La Nghị chặn lại, giọng nói của ông ôn tồn hơn:
- Đừng nói bậy, Ức My!
Tôi thêm một câu:
- Đó là sự thật!
- Thôi được rồi. Thái độ của giáo sư như đã hiểu biết
- Bây giờ tôi không muốn nhắc đến chuyện đó nữa, nhưng từ rày về sau, em đừng lục lạo trong phòng tôi nữa nhé. Ráng học đi, nếu em thi rớt đại học thì làm sao xứng đáng với sự lo lắng của mẹ em. Học đi nhé, Ức My!
Ông ta nói xong bước về phía cửa muốn đi, tôi hét lớn:
- Giáo sư! Xin đợi một chút!
Ông đứng lại quay đầu sang, miễn cưỡng hỏi :
- Còn chuyện gì nữa đó?
Tôi cắn chặt răng, cứng cỏi :
- Thưa giáo sư, cảm ơn lòng tốt của giáo sư đã nuôi dưỡng và dạy dỗ tôi trong suốt nửa năm naỵ Nhưng lần này, tôi quyết định rời khỏi nơi này, vì mọi người đã làm cho tôi chán ngấy, tôi không thể sống trong hoàn cảnh như thế. Nhờ vả người không bằng nhờ chính mình. Tôi sẽ đi, dầu sao đi nữa, cũng xin gởi lời cảm ơn tất cả.
Giáo sư La Nghị trừng mắt như tóe lửa, ông giận dữ:
- Nhà chúng tôi không phải là cái phòng ngũ, cô thấy vui ở lại, không thích nữa thì bỏ đi, đâu có chuyện dễ dàng như thế? Ngoài ra, chính mẹ cô đã gửi cô cho tôi thì trước khi cô tốt nghiệp đại học, tôi có quyền cấm cô rời khỏi nhà này ̣
Tôi cãi lại:
- Đại học có thể bỏ, nhục không thể nào chịu được.
- Ai đã làm nhục cô? Giáo sư La Nghị hét to, ông nhảy đến chụp lấy vai tôi lắc mạnh. Thái độ của ông làm tôi hoảng hốt
- Cho cô biết, cô phải phân biệt đâu là phải, đâu là trái. Với cô, tôi không biết đối phó ra sao cả. Cô vừa đến, thì bệnh của Nhã Trúc trở lại. Khởi Khởi đau khổ, Hạo Hạo bất an, ngay cả Trung Đan cũng bị ảnh hưởng ̣ Riêng tôi. Ông Nghị bỗng ngưng lại, rồi nhỏ giọng lẩm bẩm cái gì trong mồm. Buông tôi ra, ông đưa tay xoa mũi
- Thôi thì coi cô như là khắc tinh của nhà này vậỵ Tôi đã nhẫn nại quá sức, mà cô còn muốn bỏ đi, đừng có điên! Ở lại đây cho tôi!
Nói xong, ông bước ra cửa. Tôi không muốn kêu ông trở lại nữa vì những tiếng la hét ồn ào của ông làm tôi rối óc. Khi đến cửa, ông còn quay lại nói lớn:
- Ức My, nếu em đi thật tôi mà bắt lại được tôi sẽ đập gãy xương đó nhé!
Cửa phòng đóng sầm điếc cả taị Đưa tay lên ôm gọn đầu, trong óc tôi như có hàng vạn con ngựa đua đang tung vó. Mắt chớp sao, tim đập mạnh. Suốt ngày trời bao nhiêu việc rối rắm làm tôi muốn ngất xỉu. Ngồi yên trên ghế đầu óc tôi muốn vỡ tung? Đi? Không đi? Đi hay không đi? Đi? Không đi?
Những câu hỏi trên lẩn quẩn trong óc, tôi lại càng do dự Họ ưa thích tôi hay oán ghét tôi?
Trời đã tối, Mạc Bính gõ cửa:
- Thưa cô, xuống dùng cơm!
Tôi đáp:
- Tôi không muốn ăn, tôi không đói!
Mạc Bính đi rồi, tôi vẫn ngồi đấỵ Bỗng nhiên cánh cửa mở rộng, Trung Đan
bước vào dưới ánh sáng trăng̣ Chàng nhìn tôi dò hỏi :
- Chuyện gì nữa mà khi vừa đến nhà anh nghe Mạc Bính nói là bà Nghị lại trở bệnḥ
Tôi gật đầu. Chàng nhìn tôi chau mày :
- Em làm gì mà mặt mày tái mét thế? Bước đến gần nâng cằm tôi lên chàng nói
- Mắt em sao lại như thế này? Ức My, kể cho anh nghe xem việc gì đã làm em lơ láo như vậy?
Tôi lơ láo lạc loài chăng? Đúng vậy, vì nhà tôi đâu? Ai sẽ dẫn tôi về đấy?
Ngã vào lòng Trung Đan, vòng tay ôm chặt chàng, chỉ có chàng là người thân tình và hiểu biết tôi duy nhất mà thôi. Tôi gọi:
- Anh Trung Đan! Ôi anh Trung Đan!
Rồi tôi khóc lớn |
|
|