Tuấn cười thật tương đứng ngắm nhìn cái sân và ngôi nhà của mình bây giờ đã cao ráo thoáng mát. Lòng nghe ấm áp một niềm vui to lớn và tình bạn chân thành. Phải nói giờ đây lòng Tuấn tràn ngập bao cảm xúc. Hơn tháng nay rồi, mỗi tối của ba ngày trong tuần đã và đang âm vang giọng đọc vần a, b, c... của lớp trẻ con đường phố với khu lao động nơi Tuấn và mẹ đang cư ngụ.
Bao buổi tối ấm áp tình người, tình bạn có được đề nhờ vào sự thân ái tốt bụng của nhóm "ngũ long". Những có gái có cái vẻ bề ngoài loi choi chọc trời khuấy nước nhưng bên trong là cả một tấm lòng cao đẹp, họ đến giúp Tuấn với sự năng nổ nhiệt tình rất vô tư.
Nhờ họ mà Tuấn đã trở lại mái trường thân yêu vui cùng sách vở bút nghiên và thầy cô kính mến cùng bạn bè thân thương.
- Thầy ạ! - Tuấn giật mình quay nhanh lại, nhóm "ngũ long" đang pha trò, cúi thấp người cười rũ. Vân Anh tinh quái nói thêm:
- Thầy ơi... em chưa biết "Y" dài này ra sao... nhờ thầy chỉ giùm đi ạ. "Y" ai cũng vậy... "Y" giùm em cảm ơn nhiều. - Cả nhớm cười rộ lên. Tuấn cười coi bộ thật bất ngờ và lúng túng. Anh cảm thấy như mình nhỏ bé trước năm cô con gái phá phách tinh nghịch không chê vào đâu được này. Chưa kịp trấn tĩnh thì Diễm Trinh lại chen thêm một câu làm Tuấn càng xanh mặt:
- Thầy ạ... em đăng ký từ lâu rồi đó. Chờ ngày ra trường là hợp thức hóa luôn. "Chánh thê là thiếp... mới tới mấy nhỏ này đó thầy ơi..."
Cá bọn rũ ra cười đến chảy cả ra nước mắt. Chỉ tội cho Tuấn đứng trơ như phỗng với nụ cười nở trên môi, nhưng hoa méo vì đã mất hết hồn vía với cái bông đùa của nhóm "ngũ lòng".
- Cho tao xin - Hạ Quyên giọng như ru, bước kế đến bên Tuấn. - Ai, em không màng tới, nhưng với thầy...thì không được. "Thầy ơi"... ụ của lũ trẻ nhà em... các con còn nhỏ dại... vắng thầy ai cùng em chăn sóc. - Nhỏ nói giọng miền Bắc, ẻo lả bước quanh người Tuấn như những cô đào trong tuồng hát.
Cả nhóm lại một phen cười bò càng ra đất. Bao tiếng cười hồn nhiên vui nhộn cất lên ngọt ngào thân ái Tuấn chấp tay xá dài tỏ ý đầu hàng vô điều kiện.
Mai Chi ra điều kiện nhanh:
- Sự phụ ráng thắng được để tử đi, kẻo tụi nó chẳng chịu tha đâu. Cả tuần lễ nay không có tập diễn gì, bây giờ muốn ra chiêu quá trời.
- Ðược, nhưng kẻ thắng người thua thì phải có điều kiện gì. - Tuấn nói lớn. - Vả lại, nhân danh sư phụ rồi, thắng đệ tử đâu có oai. Thôi thế này nhé. - Tuấn dừng lại lục túi áo lôi ra tờ giấy bạc hai mươi ngàn, trận trọng nói:
- Ðây là số tiền học bổng tháng đầu, Tuấn trích ra một ít để mời các bạn một chầu chè thập cẩm nhỏ, gọi là chút lòng thành tạ ân. Còn chuyện thắng thua xin hẹn vào dịp khác.
- Ngon ta! - Huệ cười khì, rồi cũng kéo ra tờ hai mươi ngàn. - Cho mình hưởng ứng nữa. Ðây cũng là tiền công tháng đầu tiên, chưa bao giờ mình thấy nó đáng quý và đáng tự hào như thế này. Còn nữa, hôm qua tham gia sửa, dựng lại mái nhà tình thương dành chỗ học cho các em bé bụi đời, đường phố, mình góp công chưa góp của, sẵn ngày mốt là ngày Quốc tế thiếu nhi, Huệ muốn dành món tiền nhỏ làm quà, của ít lòng nhiều được không Tuấn ?
- Còn gì bằng.
Cả bọn vỗ tay reo lên, Hạ Quyên chừng như xúc động:
- Tập thể lớp mình đều có những tấm lòng vàng như thế này, lo gì không xóa được nạn mù chữ và giảm bớt đi bao mảnh đời trẻ em bất hạnh. Ngọc Huệ! Nhỏ cừ khôi lắm... Mi đã tự vươn lên để học tập tốt trong đôi tay yêu thương của bè bạn và vững vàng với đôi chân trên chính sức lực của bản thân tmình. Vừa học đế tiến bộ, nâng cao trí thức trình độ, vừa đấu tranh tìm sinh nhai, sinh tồn trong cuộc sống chật vật lo toan. Huệ và Tuấn vừa làm cho Quyên nể phục lẫn tự hào vì được hân hạnh kết bạn thân với hai người.
- Hạ Quyên... cám ơn! - Huệ cười tươi rạng rỡ, nhưng đôi mắt trào nhanh hai giọt lệ, xúc động ngập lòng với tâm tình các bạn cùng nhóm "ngũ long".
Tuấn cũng thế, họ đứng bên nhau với bao suy nghĩ đến tương lai. Tuấn không ngờ ước mơ của mình lại biến thành hiện thực với phép màu của "năm bà tiên" bé nhỏ đầy lòng cao đẹp. Tuy mái lá đơn sơ, nhưng căn nhà của Tuấn và mẹ bây giờ là nơi ấm cúng và rộng rãi che chở những sinh vật nhỏ nhoi lạc lõng, tụ về ngủ yên sau một ngày dài bôn ba xuôi ngược khắp thành phố tìm kế sinh nhai.
Cũng chính nơi đây Tuấn và nhóm "ngũ long" đã thật sự chinh phục được bao trái tim non nớt bé bỏng trong sự yêu thương đùm bọc chở che cúa mình dành cho các em, dạy chúng những từ ngữ đầu tiên của ánh sáng văn hóa để chúng biết làm người đúng nghĩa ở ngày mai.
Bao việc làm thầm lặng, nhưng đem lại bao niềm vui mà ai cũng cảm nhận được. Họ không nói nhưng tất cả cùng ngẩng cao mặt, mở rộng vòng tay hưởng niềm hạnh phúc này.
Mai Chi lên tiếng xua tan im lặng trong nỗi niềm xúc động của cả nhóm.
- Về thôi, để ở nhà ba mẹ trông. Tuấn ơi... cho Chi gởi cái này.
- Gì vậy ?
- Tiền quà vặt hàng tháng mẹ cho. Chi bớt phân nửa dành mua sách tập cho các em. Tuấn cất giữ giùm đi.
- Trinh nữa.
- Vân Anh luôn.
- Cả Hạ Quyên nè.
Bốn cô gái lần lượt móc túi để vào tay Ngọc Huệ đã cầm sẵn tiền từ lúc nãy.
- Làm vậy... sao được. - Tuấn lùi lại từ chối. - Các bạn cất giùm đi.
- Nè! Ai cho phép Tuấn không nhận ? Người ta cho các em, chứ ai biểu cho Tuấn "cua ghệ" hoặc đi uống cà phê dâu mà từ chối. - Ngọc Huệ cao giọng - Nhiệm vụ của bạn là thủ quỹ thôi biết chưa anh chàng đẹp trai học giỏi, viết chữ bự nhưng... thiếu tiền một chút thôi.
Cả bọn bật cười theo lòi pha trò đúng lúc của Huệ. Mai Chi xen vào:
- Như thế tức là chưa hội đủ điều kiện phải không Huệ ?
- Ðương nhiên rồi. Theo Trinh, cho vào hàng dự bị.
- Hơi uổng. - Vân Anh thêm vào làm cả bọn cười to. - Thôi về Tuấn nhé!
- Ừ!
Tuấn tiễn nhóm "ngũ long" ra khỏi hẻm nhỏ rồi mới quay vào với nụ cười nở trên môi và cái lắc đầu chào thua sự tinh nghịch phá phách của bọn họ.
Ngồi vào bàn học, với bao con số li ti khô khốc, mà sao Tuấn thấy nó đáng yêu và say mê đến lạ lùng. Dường như trước mắt Tuấn là cả một con đường tương lai rợp hoa và cỏ.
Anh học trò nghèo, hiếu học đang miệt mài với bao bài toán khó, giành giật từng khắc thời gian với ngày thi cận kề.
Trời vào khuya, Tuấn buông viết bước ra sân. Mây đen giăng kín cả bầu trời như báo hiệu một cơn mưa. Gió lại nổi lên, Tuấn bồn chồn trông đợi từng bước chân thương yêu của mẹ trở về sau buổi tối.
Bao nhiêu năm dài tháng rộng đã đi qua, tuổi đời ngày càng cao. Mẹ với đôi quang gánh trĩu nặng vai gầy, cùng chiếc áo bạc màu vì sương nắng. Mẹ vẫn đi những bước chân bươn chải rong đuổi khắp các nẻo đường trong thành phố, chắt chịu từng đồng lời nhỏ để mà nuôi dạy anh em Tuấn. Không bao giờ nghĩ thời gian ác nghiệt đã tàn phá tuổi xuân của mẹ. Làm cho mẹ gót mỏi chân mòn, lưng còng, tóc bạc trắng tựa mây trôi.
Tự nhiên Ðình Tuấn nghe cay cay nơi mí mắt, thương mẹ vô ngần. Cầu trời cho cơn mưa mùa đừng tới hoặc đi qua nhanh để mẹ về đến nhà khỏi ướt lạnh.
Mẹ đã cho anh em Tuấn tất cả tuổi đơi của mình với tấm lòng bao la to lớn như biển cả Thái Bình... Còn Tuấn, lớn tuổi nhất... làm anh trai của bốn đứa em thơ... chưa dâng tặng mẹ được gì... ngoài sự siêng năng hiếu học.
Tuấn tự hứa với lòng phải bằng sự cố gắng tối đa của mình và sẽ bước chân vào giảng đường đại học để làm quà kính dâng mẹ, thầy cô, cùng nhóm "ngũ long" thế hệ mới của năm 2000.
Thế Vinh cắm cúi lia nhanh những dòng chữ trên trang giấy thi, chợt Vĩ Khang dùng chân đạp nhẹ lên hỏi nhỏ:
- Vinh! Chỉ tao câu bốn đi.
Vinh vừa ghi vừa hỏi:
- Ðoạn nào!
- Hết câu! - Khang trả lời - Mau lên, tao không làm được gì cả.
- Nè, coi đi, rồi chép cho mau. - Vinh đẩy nhẹ tờ giấy thi qua một bên cho Khang viết - Xong chưa ?
- Rồi, cảm ơn. Còn câu hóa thì sao ?
Vinh khó chịu ngẩng lên nhìn Vĩ Khang, rồi vén tay xem đồng hồ, không nói gì thêm lầm lũi viết, khi bắt gặp ánh mắt như cảnh cáo của giám thị gác thi.
Bàn trên, Minh Phúc cũng quay hỏi tứ tung. Chợt Vân Anh cau mày khi bất ngờ bị kéo áo.
- Làm gì vậy ? - Vân Anh gắt nhỏ.
- Mượn bài coi! - Phúc hối hả.
- Chưa làm xong. - Vân Anh kéo lại tà áo rồi cũng cắm cúi làm bài.
Minh Phúc nhìn xuống Vĩ Khang, cả hai ảo não lắc đầu, như muốn chia xẻ cùng một tâm sự bởi bài thi hóc búa.
Ðưa đôi mắt cận thị nhìn quanh, hầu như ai cũng đổ dồn tâm lực vào bài làm, Khang mím môi nhìn tờ giấy nháp mà Ngọc Huệ đang đè tay để ghi vào giấy thi cho gió khỏi bay. Thật bất ngờ nó chồm lên giật mạnh.
- Làm gì vậy ? - Huệ hét lớn bật nhanh quay một vòng như tia chớp, giật lại tờ giấy nháp. Ðà kéo quá mạnh, lỡi tay ngon trớn xỉa luôn vào mũi Vĩ Khan g.
Một dòng máu đỏ tuôn ra từ mũi rơi nhanh xuống áo và đỏ thắm trên trang thi làm nhạt nhòa chữ viết.
Khang ôm lấy mũi hét to:
- Thầy ơi... Ngọc Huệ đánh em.
Tất cả buông lơi viết, một thoáng ngơ ngác giật mình rồi nổi lên sự bàn tán ồn ào của cả lớp.
- Trật tự... trật tự đi! - Thế Vinh đứng lên ổn định lớp - Ngồi xuống, ngửa mặt lên đi Khang.
Cũng là lúc tiếng chuông lảnh lót báo hết giờ thi. Minh Thư, Vân Anh phụ thu bài giao nộp cho thầy đi - Vinh nói nhanh với sự bình tĩnh vốn có cúa người lớp trưởng đầy bản lĩnh.
- Ngọc Huệ hậm hực đưa tờ giấy thi còn loang lổ chỗ trống chưa kịp làm xong cho Minh Thư với đôi mắt nhìn Vĩ Khang có lửa.
Giám thị gác thi gọi Thế Vinh lên bàn nói gì đó, rồi cầm theo bài làm cả lớp bước nhanh ra khỏi phòng học.
Nhóm "ngũ long" ùa tới vây quanh Ngọc Huệ lo âu hỏi dồn:
- Chuyện gì thế ?
- Hỏi làm chi, bộ không thấy Ngọc Huệ đánh Vĩ Khang sao ? - Minh Phúc bốp chát - Con gái gì hung dữ quá trời. Quậy từ đường phố đến trường học còn giở thói côn đồn nữa chúa.
- Nè! Nói đủ chưa ? - Huệ bật dậy chống tay vào mạng sườn chanh chua hỏi. - Ai nói tôi đánh Vĩ Khang ?
- Tôi! - Phúc vỗ ngực mình nói lớn.
- Vậy Phúc thấy rõ à ?
- Ừ!
- Lý do gì tôi đánh ? - Huệ gằn giọng - Không biết thì đừng có nói càn...
- Chứ còn gì nữa mà chối - Vĩ Khang lồm cồm bò dậy sau khi đã chùi cẩn thận máu mũi. - Ra tay anh chị đường phố sao bây giờ sợ ? Dám đánh người thì dám chịu mới anh hùng chứ ? Lớp này còn lạ gì nhóm "ngũ long", từng tụ tập gây sóng gió ở đường phố về đêm chư ?
- Nè Khang, nói điên khùng gì vậy, ngồi xuống đi, chuyện gì từ từ đã. - Thế Vinh kéo tay Khang - Còn Huệ... Vĩ Khang đã làm gì vậy ? Việc này sơ ý hay cố tình ?
- Mày không thấy tao bị chảy máu mũi sao còn hỏi - Khang cự lớn - Rõ ràng nó cố ý đánh tao cả lớp đều thấy.
- Ai đáng Khang hồi nào ? Tôi là con gái, bộ đánh Khang để yên à ? Chẳng qua lỡ tay thôi, không ai muốn - Huệ cố nén giận phân trần - Tự nhiên Khang chồm lên giật tờ giấy nháp bài hóa của tôi, tôi mới làm xong nó giật là có ý gì ? Phản ứng tự nhiên là tôi phải lấy lại, nhưng do lỡ đà mạnh tay mới đụng vào mũi gây chảy máu. Có vậy thôi.
- Xạo! Ai thèm lấy giấy gì của Huệ chứ - Khang chối nhanh - Ðúng là nói dối không chớp mắt. Tờ giấy đó của tui, Huệ lấy để copy bài thì có. Khi phát hiện kịp, tối láy lại mới nổi giận thoi luôn mặt quả đấm, bây giờ còn muốn trở ngược. Người gì đâu lật lọng xảo trá không ai bằng. Còn đi học là vậy. Ra đường ai chịu đời cho thấu, hèn gì không nhập băng để giựt giọc. Các bạn làm chứng dùm tôi nhé, nhất định không bỏ qua đâu. - Khang nói xong lấy sách tập đi ra cửa, còn ngoái đầu lại hăm dọa.
- Vay một trả mười đó. Tôi nhất định lên văn phòng thưa cho ra lẽ mới được.
- Phúc! Giữ Vĩ Khang lại coi - Thế Vinh đẩy mạnh vai Phúc. - Nhanh lên, chuyện chi còn có đo '.
- Vĩ Khang! Khoan đã - Vân Anh ôn tồn lên tiếng và chặn ngang cửa. - Về chỗ ngồi trở lại đi đừng làm ầm ĩ quá không tốt lắm, dù gì mình cũng là bạn chung một lớp và ai cũng đều đã dám nói dám làm, cần chịu trách nhiệm.
- Nói rất hay - Minh Phúc kéo Vĩ Khang trở vào lớp, ấn nhẹ vai nó bảo - Ngồi xuống ghế đi, tao nhất định giành lại công bằng cho mày mà. Minh Thư lấy giấy viết ra lập biên bản đi.
- Muốn gì nữa hả Phúc ? - Vinh cau mày.
- Mày làm lớp trưởng, không giải quyết dứt điểm được thì để tao. Vĩ Khang! Mày tường trình lại rõ ràng mạch lạc cho cả lớp nghe đi rồi để tập thể đóng góp ý kiến luận tội cụ thể ai phải ai trái. Ða số phải thắng thiểu số thôi lo gì.
- Phải đó. - Cả lớp nhao nhao.
- Trật tự đi. - Giọng Minh Phúc oang oang như một mệnh lệnh tối cao đầy uy thế - Làm ơn yên lặng giùm để Vĩ Khang nói. Nói đi Khang!
Vĩ Khang nhìn quanh về nhóm "ngũ long" rồi dáo dát về phía Minh Thư rồi chậm rãi nói lại y như lời ban nãy.
- Xon rồi, tới lượt Ngọc Huệ - Phúc nói lớn, nhớ trung thực, đây là lớp học chứ không phải đường phố đâu, gian xảo quá khó coi.
- Tôi không có gì nói thêm cả. Ngọc Huệ nói những câu như nói lúc nãy. Huệ gắt gỏng - Lỗi đều do Vĩ Khang mà ra, trong phút vội vã và lỡ tay đã xảy ra chuyện. Tôi hoàn toàn không chủ ý.
- Vậy tức là không chịu nhận khuyết điểm việc mình làm ? - Phúc gặng hỏi lại.
- Phải. - Huệ cứng cỏi. - Trong giờ thi, tự nhiên giật giấy của tôi hỏi ai không nổi nóng ? Ai ở vào tư thế hoàn cảnh đó đều phải xử trí như vậy thôi.
- Ai có thể chứng minh tờ giấy nháp đó là của Huệ hoặc Vĩ Khang nào ?
- Thì lôi nó ra cho tập thể nhìn nét chữ. - Hạ Quyên xen vào. - Theo Quyên như vậy rõ ràng hơn, mới có thể luận và quy trách nhiệm thuộc về ai.
- Phải! Cả lớp đồng thanh nói to và đổ dồn về phía bàn Vĩ Khang. Thế Vinh gật đầu đứng lên lục tìm. Lúc nãy tôi thấy nó còn năm ở đây sao bây giờ đâu rồi ? Vĩ Khang đừng nói là mày đã ném nó rồi đó.
- Phải! Tao ném thì đã sao nào ? - Khanh kênh mặt cau có nói - Tụi bây đâu có bị đau nên dễ dãi. Chứ tao nè bị con gái đập chảy máu mũi, sau này còn dám nhìn ai trong trường đây ? Cho là còn tờ giấy nháp đi thì coi được gì chứ ? Máu ướt tèm lem rồi, đỏ ố cả. Ðứa nào muốn chứng minh vấn đề thì lại sọt rác cuối lớp bơi lên coi. Còn tao, việc Ngọc Huệ đánh không thể để yên và chấp nhận được.
- Tôi lập lại lần nữa là không hề có đánh ở đây. - Huệ nói lớn như tự thanh minh cho mình.
- Sợ hay sao mà chối ? - Khang đanh giọng.
- Không có làm thì sợ gì chứ ? - Ngọc Huệ cũng không thua. Ðôi mắt quắc lên sáng rực vẻ hung hăng.
- Nè! Các bạn nhìn đi, có phải giống dân anh chị xã hội đen ngoài đường phố không ? - Phúc nhìn cả lớp nói lớn - Ngang ngạnh hung dữ như thế này. Thái độ cửa chỉ thiếu khiêm tốn thế kia ai tin được Ngọc Huệ không dám "đấm" vào mặt Vĩ Khang, dù chuyện không có gì quá đáng. Nói thật nha, "nhóm ngũ long" lớp mình còn làm bao nhiêu việc động trời ngoài giờ học nữa kìa, đừng tưởng không ai biết đâu. Có một ngày cháy nhà lòi ra mặt chuột, giấy không gói được lửa đâu. Du côn hoặc đầu trộm đuôi cướp ở đâu, chứ vào lớp học đừng bao giờ giở thói ấy. Hiểu chưa mấy bà chằn ?
- Ê! - Huệ bừng giận sôi người khi từ cái mồm bự chảng của Minh Phúc nói ra bao lời lẽ thiếu văn hóa ấy, nên không còn giữ được bình tĩnh, nhỏ hét lớn với cái nắm đấm dứ dứ - Ai "du côn" đầu trộm đuôi cướp ? Ai bà chằn chứ ? Thứ đồ con trai có học mà mất dạy, thiếu giáo dục. Tụi tao làm gì mà mày mắng chửi ? Cháy nhà lòi mặt chuột là bọn mày với Vĩ Khang đó. Học dốt thì chịu đi, bày đặt sĩ diện ta đây. Thi không làm nổi một câu, quay hỏi tứ phía, còn nói người khác copy không biết xấu hổ. Xí!
Huệ tuôn ra hàng tràng từ ngữ miệt thị nặng nề. Cuộc đấu khẩu khai chiến, khiến Thế Vinh đành bất lực bó tay.
Ngọc Huệ, Vĩ Khang và Minh Phúc mạnh ai nấy nói, ồn ào, náo nhiệt làm cả lớp chịu một trận nghe đầy tai, nhức óc.
Minh Thư, đập mạnh tay xuống bàn quát lớn:
- Ðây không phải là cái chợ. Ai muốn chửi bới thiếu văn hóa thì ra đường ấy. Nếu không tôi ubộc lòng báo cáo lên văn phòng đó.
Mai Chi ấn vai Huệ nói nhỏ:
- Bỏ đi, cãi hoài làm gì ?
- Nó chửi xéo luôn tới tụi mày kìa. - Huệ hổn hển vì giận.
- Kệ! Lớn chuyện bị đuổi học, cấm thi đấy.
- Nhịn hoài sao chịu được. - Huệ cau có. Cả lớp vãn hồi trật tự trở lại.
Minh Thư nói tiếp:
- Theo ý kiến riêng của tôi nhận xét thì... dù lỡ tay hoặc cố ý gì đi nữa Ngọc Huệ vẫn phải xin lỗi Vĩ Khang để tạo hòa khí trong tập thể lớp.
- Còn lâu. - Huệ phản ứng mạnh.
- Nếu vậy thì buộc lòng lập biên bản gởi lên văn phòng vì tính chất côn đồ trong học đường.
- Nè! Nói năng cẩn thận lại một chút. Ai côn đồ vậy Thư ? - Huệ bật dậy. - Tôi thật sự thắc mắc, hình như bộ ba các người toa rập hoặc có vấn đề gì đó vu khống cho tụi này. Lúc nãy Vĩ Khang rồi Minh Phúc nói tụi tôi là cướp giật trên đường phố còn nữ chúa gì gì nữa đó. Tin này ở đâu ra ?
- Phải đó, ở đâu ra vậy ? - Nhóm "ngũ long" đồng lên tiếng và nhìn quanh hỏi.
Thế vinh cau mày nhìn về phía Minh Thư như dò hỏi lẫn trách cứ.
- Thư nói đi. - Vân Anh hỏi lớn - Trong lớp chúng ta ai đã từng thấy tụi này đi cướp giật ? Các bạn nào ?
- Bộ không có sao còn hỏi ? - Phúc ứng chiến - Lúc nãy nói ngon lắm, có làm có chịu kia mà, sợ gì ai mà chối cãi!
- Nghĩa là Phúc thấy phải không ? - Diễm Trinh nhấn mạnh giọng. - Là chuyện lớn đó, tôi không để yên cho nhừng ai thích phao tin bừa bãi đâu.
- Ðừng có dọa nhau. - Vĩ Khang dài giọng - Không cướp giật thì tụ tập làm gì với đám du côn ngoài đường phố vào mỗi buổi tối, còn chia chác tiền bạc nữa. Con ngoan gia đình tử tế có mấy ai làm được như nhóm "ngũ long" chứ ?
- Vĩ Khang thật quá ác ý. - Hạ Quyên ôn tồn nói. - Khi chưa rõ mọi sự tốt hơn hết là đừng bao giờ kết tội người khác vội như vậy. Nói như Vĩ Khang, lũ ngao du là làm cướp giật cả à ?
- Phải, gần mực thì đen, gần đen thì sáng vậy thôi.
- Ai bụi đời đường phố đều xấu xa hết sao ? Quơ đũa cả nắm, vậy cũng bày đặt ta đây. - Mai Chi dài giọng nhìn Vĩ Khang với ánh mắt thật sắc bén. - Tôi chỉ e người ta bề ngoài mặc áo tầhy tu, còn lòng dạ đồ tể kìa. Tóm lại không dư hơi nói nhiều với Vĩ Khàng, muốn gì làm tới đi, tụi này sẵn sàng hầu, xiên xỏ làm chi nghe mệt lắm.
- Ðừng có thách, thằng này không chịu thua đâu.
- Mọi người ai cũng có quyên của mình. - Chi ngẩng cao đầu nói tiếp: - Tụi này làm mọi việc đều không thẹn với lương tâm và với cha mẹ cũng như thầy cô. Ai ganh ghét muốn nói sao thì tùy. Còn Minh Thư lập biên bản rồi chưa, đọc to lên cho tập thể nghe còn giản tán về chứ! Nhớ ghi rõ từng việc đó, nhất là Vĩ Khang kéo áo Vân Anh hỏi bài trong giờ thi, có Thế vinh làm chứng thì còn bài đâu trong giấy nháp để Ngọc Huệ lấy cắp mà copy.
- Ồ, có việc đó sao ? - Cả lớp xầm xì bàn tán. Mai Chi đắc ý tiếp - Ai thì không thể tin được, chứ Thế Vinh là đầy đủ uy tín ngồi ghế nhân chứng đó.
- Ðúng không Vinh. - Thư hỏi nhanh.
Thế Vinh nhìn Vĩ Khang và Minh Phúc rồi nhẹ gật đầu xác nhận theo lời của Mai Chi và lên tiếng:
- Theo tôi thì, chúng ta đang học chung lớp, mọi sự bỏ qua đi cho yên ổn. Vô ra gặp mặt hoài, cự cãi nhau kỳ lắm. Còn mỗi một năm nữa là chia tay rồi. Ai cũng chọn hướng đi mới cho mình, biết có dịp gặp lại không. - Giọng Thế Vinh chợt bồi hồi, làm cả lớp xao động. - Mỗi bạn nhịn một lời thì không có việc gì xảy ra nữa. Lúc nãy thầy giám thị cũng bảo tôi khuyên các bạn như thế đó. Vậy ai còn ý kiến hay tranh luận gì không, nếu xong rồi thì về.
Thế Vinh nhìn nhóm "ngũ long" thân thiện rồi nói lớn: - Vân Anh, đợi Vinh một chút.
- Chuyện gì nữa. - Vân ANh chựng lại chờ đợi.
- Không, mình muốn về chung với các bạn thôi.
- Sự lạ đấy - Diễm Trinh cười nhỏ. Cả bọn cùng sánh vai bước chân chậm chạp qua khoảng sân rộng của trường.
Chẳng biết họ nói những gì, chỉ thấy âm vang những chuỗi cười giòn tan phấn khởi vô tư. Tâm hồn của họ lại trở về với những gì hồn nhiên nhất. Trông thật đáng yêu, chẳng còn chút gì dấu vết của một "cuộc chiến" vừa tàn.
|
|
|