Thế là, Chí Tường trở lại những ngày tháng học trò, lại làm bạn với giấy vẽ, bút than, cọ lông, màu nước, dao khắc, đục đẽo mỗi ngày, chàng cố ý làm cho sinh hoạt mình bận rộn tối đa, chàng chọn học thật nhiều tín chỉ, chương trình học vốn phải hai năm mới hoàn tất, chàng tập trung vào học hết trong một năm. Chỉ có sự bận rộn, mới có thể làm cho chàng quên đi Ðan Lệ, chỉ có họa và điêu khắc, mới có thể làm cho chàng tạm quên đi nỗi đau ngấm ngầm đang bị chôn sâu trong tận cùng sâu thẳm của trái tim. Thế nhưng, cho dù là như thế, chàng vẫn gầy sụt đi, tiều tụy đi, trên gương mặt chàng, cũng biến mất đi nụ cười và nét sáng rực rỡ của những ngày tháng cũ. Vào những đêm khuya, Chí Viễn thường hay bị tiếng cựa mình trăn trở của chàng làm cho giật mình tỉnh giấc, mở mắt ra, Chí Viễn nghe tiếng chàng ú ớ trong mơ. Thế là, Chí Viễn ngồi dậy, đốt một điếu thuốc, những ngày tháng sau này, Chí Viễn thường hay bị những trận đau bao tử làm cho cảm thấy khó chịu, buổi tối cũng rất khó ngủ saỵ Chàng ngồi đó, hút thuốc, nhìn thằng em trai trong giấc ngủ buổi khuya, dưới ánh đèn yếu ớt hắt vào từ cửa sổ, gương mặt ngủ không yên giấc của Chí Tường hằn rõ nét khổ đau, cô độc, những thứ đó làm cho Chí Viễn cảm thấy đau đớn từng sợi thần kinh, làm cho chàng ngồi suy nghĩ đến xuất thần. Chàng đã có được Ức Hoa, chàng phải làm gì để bù đắp lại khoảng trống tâm linh của Chí Tường đâỷ Những ý nghĩ đó, làm cho những cảm giác hối hận chất chứa trong chàng lại tràn lên, dày vò chàng, dằn vặt chàng, dày vò, dằn vặt đến độ chàng cảm thấy bao tử mình lại đau quặn cả lên. Những khoảng thời gian khó ngủ trở lại như thế, chàng lại ngồi ở đó, đốt hết điếu thuốc này sang điếu thuốc khác, mùi thuốc lá tỏa đầy căn phòng nhỏ, cuối cùng, làm cho Chí Tường tỉnh giấc. Chí Tường ngồi bật dậy, đưa tay mở đèn lên, kinh ngạc và lo lắng nhìn anh: - Anh Hai, bao tử anh lại đau nữa rồi à? Chàng vội vàng nói: - Không! Không! Anh nghe em đang nằm mơ nói gì đó! - Thế à? ... Chí Tường ngả đầu trở xuống gối, ngửa mặt lên trần, chéo những ngón tay vào nhau, gối phía dưới đầu, chàng trầm tư nhìn lên trần nhà: - ... Ðúng vậy, em đang nằm mơ. - Mơ thấy những gì? Chàng do dự: - Mơ thấy ... mơ thấy rất nhiều, rất nhiều người, rất nhiều rất nhiều việc, những hình ảnh trong giấc mơ cứ chồng chất lên nhau, quyện lấy nhaụ Mơ thấy ba, thấy mẹ, mơ thấy những ngày tháng khi chúng ta còn bé, mơ thấy bác Cao và Ức Hoa, mơ thấy giáo sư của em và điêu khắc, mơ thấy ... Giọng nói của chàng nhỏ hẳn đi, nuốt hẳn trở vào, trước mắt chàng hiện lên đôi mắt của Ðan Lệ, nồng nàn, phẫn uất, giận dữ và cuồng nhiệt nhìn chàng, chàng nhắm nghiền mắt lạị Chí Viễn hút vào một hơi thuốc thật dài, lặng lẽ đưa mắt nhìn chàng. - Nghe nói, giáo sư của em đem bức tượng đồng "Thiếu nữ và ngựa", gửi đi tham gia vào cuộc triển lãm mùa thu năm nay phải không? Chí Tường hơi rúng động một chút: - LÀm sao anh biết được vậỷ Chí Viễn cười nói: - Chuyện của em, làm sao mà anh không biết được? Sao em lại dấu anh thế? Muốn đợi đến khi đoạt giải, rồi mới cho anh biết để ngạc nhiên chăng? Chí Tường nói một cách thẳng thắn: - Không, không phải vậy đâu! Em sợ là không đoạt được giải, sẽ làm cho anh thất vọng, nên không dám nói đó thôi! Chí Viễn nói bằng một giọng sôi nổi: - Em không nên không có lòng tự tin như thế chứ! Chí Tường! Tác phẩm điêu khắc đó của em vừa sống động, vừa tự nhiên, anh tin là nó sẽ đoạt giải! Chí Tường cười, nụ cười mang đầy nét lo lắng: - Thấy chưa! Anh đã bắt đầu ôm lấy hy vọng rồi đấy! Anh có biết ông giáo sư của em nói gì không? Ông ấy nói, với tác phẩm của một người Ðông Phương, có được tư cách để tham gia vào cuộc triển lãm này, là đã không tệ lắm rồi! Những lời nói đó có ý là, em đừng nên ôm thêm một hy vọng nào khác! - Thế nhưng, em vẫn ôm lấy hy vọng, phải không? Chí Tường trầm ngâm giây lát: - Ðời sống con người, không phải dựa vào hai chữ "hy vọng" để mà sống hay saỏ ... Giọng chàng thật nhỏ: -.. Nếu như em nói em không hề ôm một hy vọng gì hết, há chẳng phải là giả dối lắm saỏ ... Anh Hai, cho em một điếu thuốc với! Chàng đưa tay về phía Chí Viễn. Chí Viễn nắm lấy bàn tay chàng: - Không, anh không cho em hút thuốc đâu! Thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của em! Chí Tường! ... Anh biết là em đang buồn phiền dữ lắm! Anh biết là em đang có tâm sự thật nhiều! Anh biết là em không vui vẻ gì hết! Nói cho anh biết, anh phải làm thế nào để giúp em? Giọng chàng thâm trầm, nồng nhiệt. Chí Tường nói một cách áo não: - Ồ! Không có gì đâu! Có thể là tại vì cuộc triển lãm mùa Thu năm nay đấy thôi! Chí Viễn siết tay chàng một cái thật chặt: - Ðừng lo! Thế nào em cũng đoạt giải! ... Em có bàn tay của một nghệ sĩ! Bàn tay tiêu chuẩn của một nghệ thuật gia! Thế nào em cũng đoạt giải! Chàng săm soi bàn tay của Chí Tường. Chí Tường rút bàn tay mình lạị - Anh Hai! Anh còn ngố hơn em nữa, em nhắm mắt lại mà nằm mơ, còn anh, anh mở mắt ra mà nằm mơ! ...Chàng vói tay tắt đèn: - ... Ngủ đi anh! Ðược không? Mỗi lần anh ngủ không đủ, bệnh đau bao tử lại phát đấy! Biết không cho em hút thuốc, tại sao lại không tự ngăn mình vậỷ Ngó bộ, em phải để cho Ức Hoa trị anh mới được! Ức Hoa! Trong lòng Chí Viễn lại dâng lên một niềm hối hận. Chàng nói một cách dè dặt: - Chí Tường! Không phải em vì chuyện Ức Hoa mà ... Chí Tường ngắt lời chàng: - Anh Hai! Ngày đầu tiên em đến La Mã, em đã biết ngay là trong lòng Ức Hoa chỉ có một mình anh! Ðừng nói chuyện nữa! Chúng ta ngủ đi thôi! Chí Viễn không nói gì nữa, trong bóng đêm, chàng nghe tiếng thở lên xuống không đều của Chí Tường, biết rằng Chí Tường cũng ngủ không được. Thằng nhỏ có tâm sự, Chí Viễn biết rõ, tuyệt đối không phải chỉ vì cuộc triển lãm mùa Thu năm nay mà thôi! Như vậy, là vì cái con bé không Ðông, không Tây đó chứ gì! Chàng lắc lắc đầu, bắt buộc mình không nghĩ gì đến cô gái đó nữa! Không sao đâu, chỉ cần Chí Tường đoạt giải! Cái "giải" đó chắc chắn sẽ trị được đủ thứ bệnh tật khổ đau! Chỉ cần Chí Tường đoạt được giải! Chàng bắt đầu cảm thấy hăng hái hẳn lên, nghĩ đến tác phẩm "Thiếu nữ và ngựa". Tác phẩm điêu khắc đó, vừa đẹp vừa sống động, đó là một kiệt tác nghệ thuật, chỉ cần các nhà phê bình có chút con mắt nghệ thuật, nhất định là nó sẽ đoạt giải, như vậy, Chí Tường sẽ là người Trung Hoa đầu tiên đoạt giải trong giới nghệ thuật! Nhắm mắt lại, chàng ngủ thiếp đi, đêm đó, chàng cũng nằm mơ, trong giấc mơ của chàng, giải thưởng bay đầy trời, huy chương, giấy khen, cờ gấm và cúp bạc! Tháng mười một, tin tức đưa về, Chí Tường bị lọt sổ! Tác phẩm đó chẳng những không đoạt được giải, mà không có cả tư cách được "tuyển chọn" tranh giải, nó chẳng những lọt sổ, mà còn lọt sổ một cách thật thê thảm! Không có một ai nhắc đến nó, không có một ai coi trọng nó. Khi ông giáo sư đưa lại tác phẩm "Thiếu nữ và ngựa" cho Chí Tường, ông chỉ nói vắn tắt một câu: - Ðừng nản lòng! Hãy tiếp tục cố gắng! Giải thưởng không tiêu biểu được gì cả! Không tiêu biểu được gì saỏ Ðối với Chí Tường mà nói, đó lại là tiêu biểu cho sự "thất bại". Ngồi trong căn phòng nhỏ, chàng mở gói thuốc lá của Chí Viễn, đốt lên một điếu, ngồi ở đó buồn bực thở mây, nhả khóị Chí Viễn nóng nảy đi tới đi lui khắp cả phòng. Mắng cả cuộc triển lãm, mắng ban giám khảo, mắng các bình luận gia nghệ thuật, mắng báo chí ... mắng nguyên cả một thành phố La Mã "kỳ thị chủng tộc"! Cuối cùng, chàng để tay mình đè thật nặng lên vai Chí Tường: - Ðàn ông con trai, nam nhi chi chí, có thể co, có thể dãn! Một chút thất bại nho nhỏ như thế chẳng lẽ đã đánh ngã em được rồi saỏ Hãy đứng dậy! Tiếp tục vẽ! Tiếp tục khắc! Tiếp tục đem tác phẩm của mình ra cho họ xem! Chí Tường, em có thiên tài, em có khả năng, em có sự đam mê! Em sẽ thành công! Nhất định là em sẽ thành công! Ðừng nên tỏ ra ủ rủ như thế! Ðừng nên để cho một cuộc triển lãm mùa Thu làm cho hùng tâm tráng chí của em bị hủy diệt đi như thế! Anh nói cho em nghe, triển lãm mùa Thu không được giải, em lại tham dự vào giải mùa Ðông, mùa Ðông không được, em lại tham gia vào mùa Xuân, mùa Xuân không đuược, em lại tham gia vào mùa Hè! Em cứ tiếp tục tham gia, tiếp tục vẽ, tiếp tục điêu khắc! Thế nào cũng có một ngày, em sẽ được coi trọng! Hãy hăng hái lên! Vui vẻ lên! Chí Tường! Chí Tường vùi đầu mình vào hai lòng bàn tay, những ngón tay của chàng lùa vào trong mái tóc rối tung. Một lúc thật lâu sau, chàng mới ngẩng đầu lên, gương mặt chàng tiều tụy đến độ làm cho người nhìn cảm thấy đau lòng, chàng nói bằng một giọng trầm lặng, đều đều: - Anh Hai! Anh đừng nên mắng giới nghệ thuật ở La Mã, hôm nay em đã đi xem những tác phẩm đoạt giải và được tuyển chọn, tất cả những tác phẩm đó quả thật là không tầm thường! Em đau khổ, không phải là vì không đoạt được giải, mà là vì chính bản thân tác phẩm của em, tác phẩm của em còn cách họ quá xa, quá xạ Tác phẩm của em, chỉ được vẻ đẹp bề ngoài, chỉ được những nét khắc công phu, tỉ mỉ. Em đã tìm ra được khuyết điểm của mình từ lâu, những tác phẩm của em thiếu mất cái "hồn" trong đó, không có sự biểu hiện của cái "lực" trong đó! Thế nhưng em, em lại không biết làm sao mới có thể đem tất cả những cái thiếu sót đó để vào trong tác phẩm của mình! Ðó chính là nỗi bi ai to lớn nhất của em! Chí Viễn nhìn chăm chăm vào Chí Tường, thật sâu, thật sâu: - Chí Tường, thời gian còn nhiều lắm! Em mới đến La Mã có hơn một năm, em muốn được như thế nàỏ Không có một nghệ thuật gia nào không phải trả giá cho sự thành công của họ! Nếu như em biết được khuuyết điểm của mình ở đâu, đó chính là sự thành công của em rồi vậy! Chí Tường ngẩng đầu lên nhìn Chí Viễn, ánh mắt chàng thành khẩn, giọng nói chàng thiết tha: - Anh Hai, trước khi thanh quản của anh bị hư, anh đã có từng nghi ngờ giá trị của mình không? Ý em muốn nói là, từ nhỏ, chúng ta đã được khen tặng là những đứa trẻ ưu tú, được mọi người xưng tụng là thiên tài, đến khi anh thực sự nhìn thấy thế giới bên ngoài này, nhìn thấy được bao nhiêu là những nhân vật thành công vượt bực kia, anh có cảm thấy là mình quá nhỏ bé chăng? Chí Viễn đón lấy ánh mắt của Chí Tường, yên lặng không nói, chàng trầm ngâm, suy nghĩ. Một lúc thật lâu, chàng mới đi đến bên Chí Tường, ngồi xuống đối diện với chàng, từ tốn, chậm rãi và rõ ràng, chàng cất tiếng nói: - Anh hiểu rất rõ cảm giác của em. Ngoài trời còn có trời, người giỏi còn có người giỏi hơn! Bây giờ chúng ta không còn phải là những đứa trẻ ở trung học đi thi đoạt giải của trường nữa, chúng ta phải mở to mắt ra nhìn người khác, và nhìn cả chính mình, càng nhìn càng cảm thấy sợ hãị Anh hiểu, Chí Tường. Em hỏi anh có từng nghi ngờ giá trị của chính mình, vâng, anh cũng đã từng nghi ngờ. Thế nhưng, Chí Tường, nghi ngờ không có nghĩa là phủ định, em có thể nghi ngờ mình, nhưng em không thể tự phủ định mình! "Nghi ngờ" còn có cơ hội để đi tìm câu giải đáp, "phủ định" là chối bỏ mình, lật đổ mình! Chí Tường, em có thể cố gắng đi tìm câu giải đáp, thế nhưng, đừng nên bao giờ phủ định! Chí Tường nhìn Chí Viễn, ánh mắt chàng từ từ dâng lên một ánh sáng huyền hoặc, lóng lánh. Sau đó, chàng nói bằng một giọng cảm xúc, tôn sùng: - Anh Hai! Anh đã từng làm em cảm động, làm em rơi lệ, làm em kính phục, thế nhưng chưa có giây phút nào, anh làm cho em cảm thấy an ủi như bây giờ! Chí Viễn cười lên, ánh mắt chàng ươn ướt, không nói thêm một tiếng nào, mà chỉ để bàn tay mình lên vai Chí Tường nắm lại, khích lệ, cổ võ, hiểu biết, cái nắm vai thật chặt, thật mạnh mẽ. xxxxxxxChí Tường lại vùi đầu vào công việc điêu khắc của mình, Chí Viễn lại vùi đầu vào công việc khuân vác của mình. Ngoài mặt, mọi việc đã trở lại bình thường, phẳng lặng, thế nhưng, Chí Viễn lại thể nghiệm được một điều rất sâu xa, Chí Tường đang mắc phải chứng bệnh ưu phiền thật trầm trọng, mà chứng bệnh này, chàng hoặc Ức Hoa, hoặc ông Cao, không một ai có thể trị liệu được, thậm chí, cả hoạt họa và điêu khắc, cũng không thể nào trị liệu được cho Chí Tường. Sau đó, có một buổi hoàng hôn, Chí Viễn vừa từ công xưởng tan sở trở về nhà, trong lòng chàng vẫn còn đang nghĩ về Chí Tường, dừng chiếc xe cũ nát của mình trước cửa, chàng chui ra khỏi xe, móc túi lấy ra xâu chìa khóa, leo lên mấy bực thang gỗ kêu kẻo kẹt lên phòng mình, lập tức, chàng ngớ người rạ Có một thiếu nữ thân hình nhỏ nhắn, đang ngồi trước cửa phòng chàng, hai tay ôm gối, nàng ngồi đó, không nhúc nhích, không động đậy, mái tóc ngắn, chiếc mũi nho nhỏ, xinh xinh, đôi môi mỏng mỏng - giống tác phẩm điêu khắc của Chí Tường, nàng mặc chiếc áo sơ mi nhung màu táo đỏ, chiếc váy đầm cùng màu, bên ngoài khoác chiếc áo lá nhỏ màu trắng tinh, trên vai khoác chiếc áo choàng màu trắng, thật xuất sắc, thật mỹ miều! Chí Viễn hơi sựng người lại, đứng ở đó, trong lòng chàng đã mơ hồ hiểu được, ở La Mã, không dễ dàng gì gặp được con gái Ðông Phương! Nàng con gái đó đã từ từ ngẩng đầu lên, nàng vẫn ngồi bất động ở đó, thế nhưng, ánh mắt nàng nhìn trừng trừng vào Chí Viễn không chớp. Chí Viễn bất giác cảm thấy lòng mình rúng động, nàng con gái này, gương mặt trắng mịn, mắt sáng mày thanh, trên gương mặt nàng, không có một chút son phấn, và cũng không có một chút sắc máu, hình như nàng đang bị bệnh, sắc mặt nàng trắng nhợt như thể đang bị bệnh, thế nhưng, ánh mắt của nàng nhìn chàng, lại sắc nhọn như một lưỡi dao, lóng lánh sắc lạnh căm, nhìn chàng trừng trừng. - Anh chính là Trần Chí Viễn, phải không? Nàng cất tiếng hỏi, giọng nàng lạnh như băng, gương mặt không một chút biểu lộ tình cảm. Chàng cũng nhìn trả lại nàng trừng trừng, trả lời: - Ðúng vậy, chắc hẳn, cô là Châu Ðan Lệ! Cô đến đây tìm tôỉ Hay là đến để tìm Chí Tường? - Tôi đến tìm anh. Chàng hơi ngớ ra, đút chìa khóa vào mở cửa: - Tìm tôỉ ... Vào đây nói chuyện một chút đi, được không? Ðan Lệ từ từ, chậm chạp đứng dậy, từ từ, chậm chạp đi vào nhà, nàng đứng ngay giữa nhà, chiếc áo khoác trên vai rớt xuống sàn nhà, thế nhưng nàng không chú ý đến, mà chỉ đứng ở đó như một bức tượng hóa thạch. Chí Viễn cúi người xuống nhặt chiếc áo lên, để trên chiếc ghế salon, trong lòng hơi có chút hoang mang, lo lắng, chàng chưa bao giờ biết cách ứng phó với đàn bà con gáị Nhất là, người con gái này! Thần sắc cô ta trông thật kỳ dị, sắc mặt cô ta lại rất nghiêm nghị. Chàng hỏi: - Cô uống gì? Café? - Miễn đi! Tôi chỉ nói vài câu, nói xong là đi ngay! Nàng trả lời ngắn gọn, ánh mắt nhìn chàng vẫn chứa đầy nét sắc lạnh như băng. Chàng bất giác đứng dừng lại, nhìn trừng trừng vào nàng. Nàng lại bắt đầu cất tiếng nói, thanh âm như thoát ra từ một dòng suối sâu đổ ra từ nơi thâm sơn cùng cốc: trong trẻo, thanh thoát, nhưng cũng lạnh lẽo, giá băng: - Tôi không bao giờ nghĩ rằng, có một ngày tôi sẽ phải đến tìm anh ... Tôi là một kẻ chiến bại, lẽ ra không có tư cách để đứng ở đây nói chuyện với một người chiến thắng vĩ đại như anh! Thế nhưng, tôi không hiểu tại sao mình lại bị bạỉ ... Nàng hơi dừng lại một chút: - ... Tôi đến đây, chỉ để hỏi anh một câu, ai đã cho anh cái quyền uy quá to lớn, để cho anh làm một tên đồ tể thế kia! Chàng ngớ người ra: - Ðồ tể? Ðan Lệ tiếp lời chàng, giọng nói lạnh băng đã trở sang thành sầu khổ, tuyệt vọng: - Ðúng vậy, đồ tể! ... Ai đã cho anh cái quyền, để cho anh chặt đứt đi tình yêu giữa tôi và Chí Tường? Chẳng lẽ anh là một động vật có máu lạnh không tim, không gan, không phổỉ Chẳng lẽ anh chưa bao giờ biết tình yêu là gì? Trần Chí Viễn ... Nàng gật gật đầu: - ... Rồi có một ngày, anh cũng sẽ biết yêu, anh cũng sẽ gặp được một con gái bằng lòng sống cho anh, bằng lòng chết vì anh. Hy vọng rằng, khi anh gặp được người con gái đó, cũng sẽ có một tên đồ tể khác xuất hiện, đẩy người con gái đó ra khỏi vòng tay của anh ... Nàng hơi hất hất đầu lên, cố gắng kềm chế những giọt nước mắt. Một lọn tóc ngắn rơi trước trán nàng, phập phồng lên xuống một cách thật tội nghiệp. Nàng nhướng cao đôi mi cong, tiếp tục hỏi: - Anh là một người tàn nhẫn đến như thế saỏ Tôi không hiểu, anh chỉ là anh Hai của anh ấy, tại sao anh lại không thể cùng sống chung hòa bình với tôỉ Chúng ta nhất định phải giao chiến với nhau saỏ Tôi đã làm gì trở ngại cho anh? Chàng hít vào một hơi dài, những câu chất vấn mang đầy nét thống khổ của nàng làm cho chàng cảm thấy bối rốị Chàng trả lời bằng một giọng chống chế: - Không phải cô là trở ngại gì cho tôi, mà là trở ngại cho Chí Tường! Nếu như cô yêu nó như thế, cô không nên để cho nó bỏ học! Không nên để cho nó chìm đắm trong sự hưởng thụ, hoan lạc quá mức! Một người vợ hiền, hoặc một người yêu tốt, đều có trách nhiệm là phải khuyến khích người chồng, người yêu của mình phấn đấu, hướng thượng! Nhất là ở trường hợp của nó! Nó đến Âu Châu để đi học, chứ không phải đến để du lịch! Nàng nhìn chàng trân trối, cái thần sắc bướng bỉnh, ngang ngạnh trong đáy mắt nàng dần dần mất đi, nét sầu khổ, ủ rủ lại càng lúc càng nặng nề hơn, nàng dùng răng cắn chặt lấy đôi môi, cắn đến thật chặt, thật chặt, một lúc sau, nàng mới cất tiếng nói, đôi môi nàng in hằn dấu răng thật sâụ Nàng hỏi: - Ðó là nguyên nhân đấy à? ... Anh có thể nói cho tôi biết, anh có thể dạy tôi, từ nhỏ đến lớn, tôi sống trong một môi trường, hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt, đối với hai chữ "phấn đấu", tôi gần như hiểu biết rất ít. Có thể tôi là một người rất vô tri, rất ấu trĩ, thế nhưng ... thế nhưng ... Ðôi môi nàng run rẩy, nước mắt cuối cùng cũng đã trào ra từ đôi mắt to xinh đẹp, nàng kêu lên: - ... Tình yêu của tôi chân thật một trăm phần trăm! Tôi vui vì niềm vui của anh ấy! Tôi buồn vì nỗi buồn của anh ấy! Nếu như tôi không biết làm thế nào để khích lệ anh ấy, anh có thể dạy tôi, tại sao nhất định phải đẩy tôi vào địa ngục? Chẳng lẽ tôi vào địa ngục rồi, anh ấy sẽ có thể yên tâm mà phấn đấu hay saỏ Nàng lại hất đầu lên, quay người lại, nàng xông ra phía ngoài cửa, Chí Viễn đuổi theo, chụp tay nàng lại: - Cô định đi đâu thế? - Ði tự tử! Chàng hoảng hốt chặn ngay trước mặt nàng, giọng chàng thô lỗ: - Cô không được đi! Nàng kêu lên phẫn nộ, giận dữ: - Tại sao tôi lại không được đỉ Anh là anh của anh ấy, anh có thể cản trở anh ấy! Anh có phải là anh của tôi đâu! Chàng nhìn nàng thật sâu, giọng chàng trầm xuống: - Thật không? ... Sớm muộn gì cũng có một ngày, cô cũng sẽ phải gọi tôi bằng anh mà thôi, phải không? Nàng há mồm cứng lưỡi, ngạc nhiên nhìn chàng không chớp, nước mắt vẫn còn vương nhẹ trên rèm mi, thế nhưng, gương mặt nàng đã bắt đầu phát ra những vần sáng long lanh, vui sướng. Chàng nhìn nàng, gật gật đầu, nói như tâm sự: - Tôi luôn luôn khích lệ, cổ võ nó hướng thượng, vươn lên, thế nhưng, tôi không thể nào trị được chứng bệnh ưu phiền của nó. Ðan Lệ, cô có muốn giúp tôi một tay trong chuyện này không? Nàng phát ra một tiếng kêu vui buồn lẫn lộn thật thấp, thật nhỏ, quay đầu lại thật nhanh, lưng hướng về phía Chí Viễn, cả khuôn mặt nàng vùi sâu vào hai lòng bàn tay trắng muốt, run rẩy không ngừng.Thế là, hôm đó, khi Chí Tường tan học về đến nhà, chàng nhìn thấy ngay Chí Viễn đang đứng trước cửa nhà đợi mình: - Anh có một món quà tặng cho em, Chí Tường! Chàng nhìn anh, hồ nghi: - Món quà? Chí Viễn nhẹ nhàng đẩy cánh cửa ra he hé, chàng nhìn vào trong, một nàng con gái đang đứng quay lưng ra cửa, nàng từ từ quay đầu lại, e ấp, thẹn thùng, đôi mi cong vút như cười như khóc, ngước nhìn ra ... - Tiểu Lệ Chi! Chàng kêu lên một tiếng thật to, xông vào phòng như một cơn lốc. Chí Viễn đưa tay kéo sập cánh cửa lại, chàng nghe trong phòng phát ra một loạt tiếng kêu như cười, như khóc. Chàng nhẹ nhàng nhảy từng bước chân xuống những bậc thang kêu kèn kẹt, tròng mắt chàng cay nóng, cổ họng ngứa ngáy, trái tim chàng vang lên một điệu nhạc. Chàng quyết định xin nghỉ làm một đêm, chàng phải đi tìm Ức Hoa, cùng nàng thưởng thức buổi hoàng hôn đầu tiên của La Mã. |
|
|