Cái "quyết định mới" đó nó đến một cách rất tình cờ. Một trong những công việc đầu tiên của tôi ở cái đất Sài Gòn này là mua một chiếc xe đạp. Có xe đạp, tôi mới có thể đi lòng vòng trong thành phố cho quen đường quen sá, rồi đi thi, thi đỗ lại còn phải đi học. Ðâu có thể bắt dượng tôi nghỉ làm để chở tôi đến trường hằng ngày được. Tôi tính mua xe mới nhưng dượng tôi can. Dượng tôi bảo mua xe mới đắt tiền có khi lại gặp đồ dỏm, để mua từng bộ phận về ráp cho chắc ăn. Hôm thì dượng tôi mua về cặp niềng, hôm thì cái pê-đan, hôm thì cái sườn xe, mỗi ngày một thứ. Cái sườn xe cũ mèm, thoạt trông đã thấy ngứa con mắt, nhưng dượng tôi bảo ngó vậy chứ nó rất tốt, sườn mới ngoài tiệm không sánh được. Rồi dượng dúi vào tay tôi một lon sơn bảo tôi sơn lại sườn xẹ Tôi ngồi cạo cho hết lớp sơn cũ mất đúng một buổị Xong tôi xoay trần ra, bắc đầu "tân trang" lại cái sườn. Lần đầu tiên làm "thợ", trông tôi thật hách! Tôi hành nhỏ Lan Anh mệt xỉụ Chốc chốc tôi lại kêu: -- Lan Anh ơi, châm giùm anh điếu thuốc ! -- Lan Anh ơi, rót cho anh cốc nước ! Nó chạy vô chạy ra, mặt nhăn như khỉ: -- Bữa nay anh giống như một ông vua ! Tôi cười: -- Tay anh dính đầy sơn, em không thấy sao ? Nó vừa kê cốc nước vào miệng tôi vừa nhận xét: -- Em chưa thấy ai như anh! Làm có chút xíu mà quẹt sơn đầy người! -- Lát nữa anh lấy xăng chùi ! Cũng may tôi cởi trần chứ không tiêu đời cái áọ Tôi sơn cái sườn xe cẩn thận như hồi nhỏ tập vẽ bản đồ. Tôi o bế từng nhát cọ, tính sơn thật đẹp, chiều khoe với dượng tôị Ðâu đó xong xuôi, tôi phơi cái sườn xe trước sân cho mau khô. Chốc chốc tôi lại chạy ra ngắm "công trình" của mình. Dưới ánh nắng mặt trời, màu xanh dương lấp lánh trông thật đẹp. Tôi phục tôi quá xá. Giờ chỉ còn nhờ dượng tôi kẻ thêm vài đường chỉ trắng chạy dọc thân xe nữa thôị Thế là có thể gắn bánh vào, tra dĩa, lắp ghi-đông và yên tâm "phóc" lên yên! Lần thứ ba ra thăm "công trình", tự nhiên tôi thấy có điều gì là lạ. Cái sườn xe bỗng dưng trông giống như con ngựa vằn! Tôi bước lại gần và tái mặt khi nhìn thấy trên sườn xe hành chục vết xây xát, vết nào vết nấy to bằng ngón tay cáị Thế là tiêu ma cái "công trình" tim óc của tôi! Tôi sửng sốt nhình quanh và chợt trông thấy thằng Tạọ Nó đang đi lững thững về nhà, trên tay vung vẩy một ngọn roị Tôi liền đuổi theo và bắt gặp nó chỗ cửa lướị Thấy tôi, nó giấu biến cây roi ra sau lưng. Tôi chìa tay ra, giọng hầm hầm: -- Ðưa cây roi ra! Nó khăng khăng không chịu đưạ Tôi vòng tay ra sau lưng nó giật lấy cây roị Cái thằng thật lì lợm, nó dùng cả hai tay giữ lấy cây roi, môi mím chặt. Tôi nổi sùng nghiến răng giật mạnh một cáị Thằng Tạo đành phải buông taỵ Nó khóc thét lên. Mặc cho nó khóc, tôi đưa ngọn roi lên sát mắt và đúng như tôi nghĩ, ngọn roi loang lổ những vệt sơn. Ðích thị là nó đã dùng cây roi khốn kiếp này quệt vào cái sườn xẹ Tôi ngẩng đầu lên tính hỏi tội nó nhưng tôi chưa kịp mở miệng đã thấy quai hàm cứng đơ. "Bà chằn" không biết xuất hiện từ lúc nào, đang đứng sau tấm cửa lưới lặng lẽ nhìn tôi bằng ánh mắt sắc như đaọ Vẫn dáng đứng hai tay chống nạnh với vẻ du côn muôn thuở. Có lẽ tiếng khóc của thằng Tạo đã làm kinh động giấc ngủ của "bà chằn" trong hang sâu ! Tôi nghĩ thầm và bất giác lùi một bước theo ... bản năng sinh tồn! Trâm hất mặt về phía tôi: -- Anh ỷ lớn ăn hiếp con nít hả ! -- Tôi có làm gì nó đâu ! -- Không làm sao nó khóc ? -- Tôi mượn cây roi ... -- Anh mượn roi làm gì ? Tôi khịt mũi: -- Ðể coi thử ... Trâm quắc mắt, hệt hai cái đèn pha: -- Roi có gì mà coi ? Tôi chìa cây roi ra: -- Chị coi đây nè! Tôi sơn cái sườn xe cả buổi, thằng Tạo nó lấy cây roi này nó quệt hư hết trơn! Trâm lạnh lùng: -- Hư thì sơn lại! Cái kiểu ăn nói ngang như cua của nó khiến tôi tức nghẹn họng: -- Chị ... chị ... Ðột nhiên Trâm cười toe: -- Tôi bằng tuổi anh, anh đừng kêu tôi bằng chị! Lần đầu tiên tôi thấy Trâm cười với tôị Và cũng lần đầu tiên tôi nghe nó nói được một câu đàng hoàng. Cơn giận trong tôi đã giảm được phân nửạ Tôi hỏi lại: -- Vậy chứ kêu bằng gì ? -- Kêu bằng tên thôi! Trong khi tôi đực mặt ra thì Trâm hỏi tiếp: -- Bộ anh giận tôi lắm hả ? Tôi ấp úng: -- Ðâu có. Trâm lại cười: -- Tôi hỏi chơi vậy thôi chứ con Quỳnh nó nói là anh không biết giận ai bao giờ. Tôi giật thót, miệng ậm ừ cho qua: -- Ừ ... ừ ... Không để ý đến vẻ mặt sượng sùng của tôi, Trâm nói tiếp: -- Tại tôi thấy bộ tịch anh khù khờ, tôi chọc chơi cho vuị Bữa nay trở đi tôi không ăn hiếp anh nữa đâu, nếu có cũng in ít thôi! Nó chọc tôi, tôi rầu thúi ruột, vậy mà nó bảo cho vuị Nhưng nghe nó hứa sẽ bớt ăn hiếp tôi, tôi hơi mừng mừng. Vì vậy khi nghe nó rủ: -- Tối nay anh qua nhà tôi chơi nghen! Tôi gật đầu liền. Nếu Trâm không rủ, chẳng biết đến bao giờ tôi mới thực hiện được ý định của mình. Nó còn "dụ khị" tôi: -- Tối nay mẹ tôi làm kẹo đậu phộng, ngon lắm! Tôi sáng mắt lên: -- Tôi khoái kẹo đậu phộng lắm! Hồi nhỏ tôi ăn cắp, à không, tôi xin tiền mẹ tôi mua kẹo đậu phộng ăn hoài! May mà tôi nói nhanh, giọng tôi lại hơi khó nghe, nên Trâm không nghe kịp, chứ nếu nó biết tôi hồi nhỏ hay ăn cắp tiền mẹ tôi, tôi chỉ có nước độn thổ. Nó chơi ác nó nói với Quỳnh nữa chắc tôi khăn gói về quê sớm. Làm như Trâm đọc được ý nghĩ tôi hay sao, tự nhiên nó nhìn lên trời nói bâng quơ: -- Giờ này con Quỳnh theo mẹ tôi đi giỗ rồi, tối mới về. Trong khi Trâm còn đang nghiên cứu khí tượng trên trời, chưa kịp nhìn xuống đất, tôi len lén chuồn về nhà. Ðứng lại đó, nó nổi hứng nhắc lại chuyện "Cô láng giềng" bữa trước, chắc tôi xỉu! |
|
|