Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Cổ Tích » Võ Kinh Tác Giả: Truyện Cổ Tích    
    Binh học Trung Quốc đã phôi phai từ thời Thượng cổ, ngay từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế (2697 – 2205 trước Tây lịch kỹ nguyên ) đã có cuốn Huỳnh Đế binh pháp. Đến đời Chu, Hán, Đường, Tống, Minh và Thanh, bất luận triều đại nào cũng có biên soạn binh thư.
    Số binh thư được phổ biến nhiều đến nổi không một ai có thể nghiên cứu cho hết được, và số binh thư kia quá nhiều, nội dung phức tạp, tư tưởng sai biệt, nên các nhà nghiên cứu võ học, nhất là các binh gia không biết phải đọc cuốn nào trước và phải nghiên cứu cuốn nào sau. Lý do đó các binh gia đời Tống – Minh mới gom góp các tài liệu trên, rồi soạn thành những bộ binh thư tổng hợp như:
    - Võ kinh tổng yếu
    - Võ kinh thất thư
    - Võ kinh khai tong
    - Võ biên
    - Võ bị chí v.v.
    Trong những bộ võ kinh trên , chỉ có bộ Võ Kinh Thất Thư là được các nhà nghiên cứu võ học và các binh gia ưa thích hơn cả. Bộ Võ Kinh này được phổ biến rộng rãi trong giới võ học Trung quốc và các cường quốc Tây phương như Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Đức v.v. dịch ra tiếng bản xứ dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo tại các quân trường nơi rèn quân luyện tướng.
    Bộ Võ Kinh Thất Thư gồm có 7 cuốn:
    1/- Tôn Tử Binh Pháp… của Tôn Võ
    2/- Ngô Tử Binh Pháp …. của Ngô Khởi
    3/- Tư Mã Binh Pháp….. của Nhương Tư
    4/- Uất Liễu Tử Binh Pháp ….của Uất Liễu
    5/- Lục Thao ………. của Khương Thượng
    6/- Tam Lược …….. của Huỳnh Thạch Công
    7/- Đường Thái Tông – Lý Vệ Công vấn đối…. của Lý Tịnh
    Bộ Võ Kinh Thất Thư là kết tinh nghệ thuật điều binh, khiển tướng, là tinh hoa của võ học qua những kinh nghiệm chiến tranh mà ngày nay vẫn còn nhắc đến.
    Để giới thiệu những bộ vỏ kinh lừng danh nầy, người viết ghi lại một vài tư tưởng bất hủ để quý đọc giả tường lãm trước khi đọc những bộ võ kinh như trên.
    TÔN TỬ viết:“ Biết người biết mình, trăm trận không nguy.
    Nhưng ông lại nói:
    “ Trăm trận trăm thắng chưa hẳn là hay trong cái hay, không đánh mà khuất phục binh người mới là hay trong cái hay “
    Tôn Tử còn viết:
    Trị nhiều người như trị ít người, đó là phân chia ra mà trị. Nhiều người đánh cũng như ít người đánh, đó là nhờ mệnh lệnh ( hình danh ).
    Xua quân đông đảo đương đầu địch mà không bại, đó là nhờ KỲ CHÍNH.
    Binh đánh vào đâu như ném đá vào trứng, đó là nhờ phép HƯ-THỰC.
    Phàm đánh giặc nên lấy CHÍNH để nghinh địch, lấy KỲ để thắng địch.
    Cho nên người giỏi dùng KỲ-CHÍNH thì không cùng như trời đất, bất tận như sông ngòi, đầu cũng như ngọn, như mặt trời mặt trăng, như sống đi chết lại, như bốn mùa của năm vậy “
    
    NGÔ-KHỞI viết:
    “ Pháp lệnh không rõ ràng, thưởng phạt không phân minh, đánh chiêng không dừng, đánh trống không tiến, tuy có một triệu quân cũng không dùng được “
    
    NHƯƠNG TỬ viết:
    “ Giết người mà yên người thì nên giết, đánh nước người mà thương dân người thì nên đánh, dùng chiến tranh để chấm dứt chiến tranh thì nên có chiến tranh “.
    
    HUỲNH THẠCH CÔNG viết:
    “ Bậc vua có đức thì lấy điều vui để làm cho người vui, vua không có đức thì lấy điều vui làm cho bản thân mình. Làm cho người vui thì được lâu dài. Làm cho bản thân mình vui thì không lâu sẽ mất.
    
    KHƯƠNG THƯỢNG viết:
    “ Dùng binh ít mà đánh binh đông thì phải đợi khi chiều tối rồi cho quân mai phục ở chổ có cây rậm rạp và những đọan đường hiển yếu mà đánh địch. Dùng binh yếu đánh binh mạnh thì phải có sự giúp đở của nước lớn và các nước láng giềng “.
    
    UẤT LIỂU TỬ viết
    ” Thiên thời không bằng địa lợi, đạ lợi không bằng nhân hòa …., kẻ làm tướng ở trên không bị chế ngự bởi trời, ở dưới không bị chế ngự bởi đất, ở trước không bị chế ngự bởi địch, ở sau không bị chế ngự bởi vua “.
    
    LÝ-TỊNH viết:
    “ CÔNG là nguồn máy của THỦ, Thủ là mưu sách của Công, chung quy chỉ nhằn đánh thắng địch mà thôi “’
    
    Võ Thư Thất Kinh nầy cũng có trong tủ sách quân sự của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thuộc Trường Chỉ Huy và Tham Mưu và được các binh gia nghiên cứu những tư tưởng Đông Tây kim cổ
    

Kết Thúc (END)
Truyện Cổ Tích
» Thần Thoại Hy Lạp
» Mặt Trăng và Mặt Trời
» Công Chúa Mỵ Nương và Chàng lái đò Trương Chi
» Trâu, Cọp và Con Người
» Lời nguyền nơi kim tự tháp Ai Cập
» Dũng Sĩ Diệt Quỹ
» Nghìn Lẽ Một Đêm
» Con Quỷ Và Bà Nó
» Út Xíu
» Sinh Con Rồi Mới Sinh Cha
» Cổ Tích Về Loài Bướm
» Nàng Công Chúa Họm Hỉnh
» Vua Hoá Cọp
» Anh Chàng Chăn Lợn
» Những Ngón Tay
» Hại Người Trở Lại Hại Mình
» Sự Tích Cao Lãnh
» Chuột Và Mèo
» Sự Tích Trái Sầu Riêng
» Cái Vết Đỏ Trên Má Công Nương
» Công Chúa Thuỷ Cung
» Hênxen và Grêten
» Một Người Nghèo Lạ
» Sự Tích Con Dã Tràng
» Công Chúa Thủy Cung Gái Ngoan Dạy Chồng