Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Ngắn » Sống Sót Trên Biển Tác Giả: Huy Nguyên    
     Chiếc ghe vượt biên chở khoảng 150 thuyền nhân bị lạc đường, hư máy nằm bềnh bồng trên song nước bao la đã hơn ba tuần lễ nay.
    Là một chiếc ghe được đăng ký, có thời gian là phương tiện để chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu, lương thực, nước uống trong hai tuần lễ cho cuộc hành trình ngắn ngủi quá lắm là hai hôm khởi hành từ cửa Đại đi tới Thái Lan. Ghe lại được công an hộ tống an toàn ra biển. Trong khi đó các trại tị nạn Á Châu mới được dựng nên còn vắng hoe, đang mở rộng cửa, ân cần đón khách thuyền nhân. Vượt biển như thế thì chắc ăn quá, có khác gì đi du lịch đâu. Vậy mà bóng dáng thần chết vẫn đến viếng thăm họ. Đúng là con người sống, chết đều có số.
    Cũng bởi chiếc hải bàn của chiếc ghe này bị hư, người tài công đành phải nhắm hướng sao mà tiến cho nên chiếc ghe đi không chính xác, bị lạc, cứ thế mãi cho đến khi hết cả nhiên liệu, thực phẩm, nước uống cũng chưa thấy bến bờ nào cả. Trong cuộc hành trình lạc đường, chiếc ghe đã ba lần gặp bão, nhưng là ghe vượt biển của nhà giàu nên được đại tu bổ công khai trước khi khởi hành tại bến nên chắc kinh khủng. Ghe cũng đã hai lần gặp hải tặc, nhưng nhờ đám thuyền nhân có mang theo của cải, vàng bạc, đô la, lên tiếng điều đình vì thế đám cướp biển tối mắt, chỉ lấy của cải rồi bỏ đi, nên đám phụ nữ trên ghe thoát màn hãm hiếp hay bị bắt đi.
    Thoát được bão tố, hải tặc, đoàn người lâm vào cảnh cạn hết lương thực, nước uống, và hư máy tàu. Niềm hy vọng được tầu buôn, hay chiến hạm của Mỹ đi ngang đây cứu vớt họ cũng tan thành mây khói khi mọi người bị kiệt sức vì đói sau bốn ngày không còn gì để ăn. Cũng may nhờ những cơn mưa, nên họ đã hứng được nước để mà sống cầm hơi. Trong hoàn cảnh này, những cây vàng lá Kim Thành, những cục hột xoàn sang lấp lánh đã chẳng còn giá trị so với miếng bánh mì tổ phơi khô, củ khoai lùi, hay bát bo bo nhai như ăn phải sạn.
    Tội nghiệp nhất là những người già và đám trẻ con chết vì đói, được thủy táng trong lòng biển. Qua mấy hôm trời nắng, số nước uống dự trữ lại cạn khô.
    Chiều nay, lại thêm ba mạng đàn ông nữa qua đời vì sẵn đau yếu trong người. Người ta không đủ sức để làm thủy tang nửa. Mọi trách nhiệm dọn xác đều phó thác cho người tài công lái ghe là ông Thới, và người chủ thầu tổ chức chuyến đi là ông Phản.
    Tối đến, đám thuyền nhân còn sống nằm rạp hết trong khoang ghe, thoi thóp. Trên buồng lái, ông tài công Thới cũng đến hồi kiệt sức, nằm ẹp xuống sàn, miệng khô ran chẳng còn chút miếng nước. Chỉ còn ông Phản nhờ thân thể mập mạp, khoẻ mạnh nên chỉ bị gầy đi chút đỉnh chứ chưa bị quị luôn. Ông Phản đổ dầu cặn ra chiếc thau nhôm nhúng cái giẻ lau máy tàu đen nhẻm vào, rồi đốt lên. Đây là công việc mà ông vẫn làm mỗi đêm để hy vọng có chiếc tàu nào đó đi ngang thấy được ánh lửa mà tới tiếp cứu chiếc ghe này.
    Ba cái xác chết chưa thủy tang vẫn còn nằm phơi mình trên sàn ghe. Ông Phản kéo lại rồi lấy lưới phủ lên. Gió bắt đầu thổi mạnh. Ông Phản mừng rỡ chạy vào phòng lái gọi ông Thới và nói:
    - Có cơn giông đang kéo tới đây, anh Thới à.
    Ông Thới chợt ngồi nhổm dậy:
    - Vậy mình lo lấy đồ hứng nước đi.
    Hai ông xục xạo một hồi tìm được một tấm bạt nylon khá to, hì hục căng thành một cái võng. Cơn gió thổi càng lúc càng mạnh. Ông Thới mừng rỡ nói
    - Trời thương chúng mình rồi, mưa lớn lắm
    Những ánh chớp loé liên hồi, rồi những bụi nước nhỏ tạt vào mặt hai người. Ông Thới vội chạy xuống khoang la lớn:
    - Có mưa rồi bà con ơi!
    Đám đàn ông còn chút sức lực cố ngồi trỗi dậy để chia xẻ tin vui. Ông Thới lấy cái can nhựa và tất cả những gì có thể hứng được nước đem lên. Vài người đàn ông đã bò lên được phía trên. Họ nằm ngửa trên sàn ghe chờ đợi.
    Rồi mưa đổ ập xuống như một phép nhiệm mầu. Đám người sắp chết khát la to lên mừng rỡ. Những hạt mưa lớn tạt vào mặt mọi người đau rát. Đám đàn ông hả miệng hớp những giọt mưa rồi nuốt một cách sung sướng. Mưa tạt xuống khoang. Đám người ở dưới cố lết tới miệng hầm để đón những giọt nước trong mát tưới lên cơ thể khô héo của họ. Những người còn sức lực kéo cả lên trên boong, nằm xuống sàn ghe. Đám trẻ con cũng được chuyển lên trên nằm hứng nước. Mưa thật lớn. Nước cứ tuôn xuống như thác. Đám người vượt biển nhưu được hồi sinh. Chưa bao giờ trong đời họ lại được nuốt những ngụm nước ngon đến như vậy. Tấm bạt nylon đã căng trĩu đầy nước. Chiếc can nhựa cùng với đám nồi niêu cũng đã đầy tràn nước. Người ta hăm hở lấy nước. Tất cả những túi, bịch, lon và những cái gì có thể đựng được nước, đều được đem ra trưng dụng hết.
    Mưa một lúc lâu lại tạnh. Nước mưa hắt xuống cửa hầm khá nhiều nên đáy ghe cũng lấp xấp nước, nhưng chưa ngập đến tấm ván lót để mọi người ngồi. Gió biển bắt đầu lành lạnh. Mọi người lại lục tục rút xuống khoang nằm nghỉ. Bây giờ họ không còn khát nhưng cái đói vẫn tiếp tục hành hạ mọi người.
    Tối hôm sau, ông Phản lại tiếp tục đốt lửa lên làm hiệu cầu cứu. Ông Thới cố ngồi được một lúc rồi chịu đựng không nổi cái mệt của cơn đói hành hạ nên ông đứng dậy nói với ông Phản:
    - Tôi nằm xuống một chút để cho nó dịu cơn đói rồi lên đấy canh tiếp với anh.
    Nói xong, ông bước xuống khoang. Đám người bên dưới lại nằm lả đi. Cơn đói cứ tới rồi biền đi không biết bao nhiêu lần, bây giờ lại trở về hành hạ họ dữ dội hơn.
    Ông Thới nằm thiếp đi cho tới nửa đêm thì chợt tỉnh lại. Sực nhớ tới ông Phản, ông bèn gắng trỗi dậy leo lên để canh thế ông Phản. Vừa chui lên khỏi miệng hầm, ông Thới chợt ngửi thấy mùi thịt nướng. Ông Phản vẫn còn ngồi canh bên đống lửa đốt dầu cặn, đang cầm cắn ngon lành một món gì trên tay. Mắt ông Thời sang rỡ, ông lướt nhanh tới, cất tiếng hỏi:
    - Anh ăn gì đó?
    Ông Phản vừa nhai, vừa đáp;
    - Cá nướng.
    Ông Thới ngồi xề xuống;
    - Cho tôi một miếng.
    Ông Phản đưa cho ông Thới một xiên thịt đang nướng trên đám lửa đốt bằng dầu chạy máy tàu khét lẹt. Ông Thới cạp một miếng thịt nóng phỏng lưỡi, nhai ngon lành. Thịt ngọt và thơm ngon, nhưng mùi oi khói. Ông Thới ăn một loáng đã hết xiên thịt. Có thức ăn vào bụng, cơ thể ông tỉnh táo hẳn ra. Ông Phản vẫn thong thả nhai, vừa ăn vừa nhìn nét mặt sung sướng của ông Thới. Năm xâu thịt nướng được hai ông chia nhau ăn sạch. Ông Thới quệt miệng nói;
    - Phải chi có xị đế như mọi lần mình đi đánh cá thì tuyệt quá!
    - Anh ăn thấy làm sao?
    - Còn gì ngon hơn trong lúc này. Đói mà có ăn như vậy là tiên rồi.
    Rồi chợt nhớ ra điều gì, ông Thới hỏi ông Phản;
    - Cá gì mà sao mùi vị nó giống thịt vậy anh?
    Ông Phản bình thản đáp;
    - Vì muốn cho anh ăn, tôi đã nói dối là cá, chớ thiệt ra là…thịt người đó!
    Ông Thới chợt ré lên một tiếng, rồi cố móc họng khạc nhổ, nhưng chẳng có gì khạc nhổ ra ngoài được. Mặt ông chợt xanh mét:
    - Anh cho tôi ăn thịt ai vậy?
    - Một trong ba cái xác chết tôi dấu dưới đống lưới!
    Ông Thới nằm bật ngửa ra, thở dốc. Trời ơi, ông đâu có ngờ, mấy miếng ông ăn ngon lành lúc nãy là thịt người. Cảm giác tội lỗi chợt kéo đến tâm hồn ông. Nước mắt ông chợt trào ra. Ông Phản lên tiếng;
    - Mình cần phải ăn để mà sống anh Thới ạ. Sở dĩ tôi chưa liệng mấy cái xác đi là biết trước, sau gì chúng ta cũng phải cần đến nó. Lấy thịt của người chết để nuôi người sống cũng chẳng có gì là tội lỗi cả, bởi chúng ta đã kiệt lực vì đói. Không ăn nó thì ăn cái gì nay?
    Ông Thới nằm yên, mắt nhìn trừng trừng lên trời đêm. Dù ông biết lời ông Phản rất chí lý trong trướng hợp này, nhưng ông vẫn thấy nó ghê rợn làm sao ấy. Ông không trách ông Phản, bởi vì ông cũng nhờ mấy miếng thịt vừa rồi mà lấy lại sức sống.
    Thế rồi, thịt của ba người chết được hai ông già bí mật lóc ra từng mảnh nhỏ, xương cốt, ruột gan của ba xác chết được thảy xuống biển khơi. Số thịt được ướp nước muối, phơi khô, và số nước hứng được trong trận mưa đã kéo dài sự sống cảu đám người trên chiếc ghe bất hạnh được thêm mấy ngày nữa. Họ cứ đinh ninh đó là thịt một loài cá mập con như lời hai ông nói. Chưa có ai hân hạnh được ăn thịt cá mập bao giờ nên họ cũng không thắc mắc đén cái mùi vị khác lạ của miếng thịt họ được ăn, và cũng không thắc mắc làm sao mà hai ông lưới được cá mập.
    Khi mớ thịt muối đã hết, đoàn người lại lâm vào cảnh đói, khát thì may mắn thay, họ được một chiếc thương thuyền mang cờ Mỹ đi ngang qua, tiếp cứu, cho tất cả lên tầu.
    Chuyện ăn thịt người đã được hai ông già giữ kín. Sau này, khi được định cư tại Hoa kỳ, lúc gặp lại nhau trong bàn tiệc nhậu hai ông vui miệng kể lại chuyến đi khủng khiếp đó và thú thật đã cho thuyền nhân ăn thịt người, nhưng chẳng ai tin. Còn những người đi cùng chuyến ghe định mệnh đó thì cứ nhất định khoe với hàng xóm là họ đã được ăn thử thịt cá mập.
    

Kết Thúc (END)
Huy Nguyên
» Sống Sót Trên Biển
Những Truyện Ngắn Khác
» Chữ Người Tử Tù
» Quán Chú Mùi
» Đau Gì Như Thể ....
» Làm Mẹ
» Bố Chồng
» Chén Trà Trong Sương Sớm
» Đời Như Ý
» Trên Đỉnh Non Tản
» Người Dưng Làm Má
» Quà Giáng Sinh
» Bông Hồng Vàng
» Bụi Quý
» Mùa Mắm Còng
» Báo Oán ( Khoa Thi Cuối Cùng )
» Đánh Thơ
» Bà hàng Xóm Da Đen
» Đời Khổ
» Bên Bờ Biển
» Bầu Trời Của Người Cha
» Người Thứ 79
» Hoa Học Trò
» Tuyết
» Xác Ngọc Lam