Cậu mợ tôi buôn bán ở ngoài tỉnh. Tuy chưa giàu có bằng nhiều người khác, nhưng gia đình tôi cũng có một căn nhà ở mặt một con phố chính. Bỗng nhiên, vào đúng ngày quân Pháp bại trận phải xuống tàu thuỷ để về nước, không hiểu vì lẽ gì, cậu mợ lại đem gửi tôi về quê để bác tôi nuôi. Hỏi, cậu tôi chỉ cười, bảo cả gia tộc muốn đưa tôi về đây kiếm lấy chút ít vốn liếng chữ Nho cuả cụ đồ Xướng...
Ngay sau lúc cậu mợ tôi ra xe ngựa về tỉnh, tôi thấy một thằng bé cứ thập thà thập thò ngoài ngõ. Bác tôi gọi nó vào và bảo:
- Bố cháu là em họ mợ anh Quốc đây. Từ rày, cháu phải gọi anh ấy là anh đấy Dự ạ.
Dự gật đầu, nhìn người anh họ cao hơn nó nửa cái đầu với một vẻ thán phục không giấu giếm.
Tết năm ấy, Dự rủ tôi ra chợ Thượng chơi đáo lỗ ăn tiền với đám trẻ con ngoài chợ. Gặp vía đen, mới chơi được chừng mươi ván, hai nghìn tiền mừng tuổi cuả Dự đã cả cái hết vào túi một con bợm đáo. Dự cay cú chạy về nhà, mở hòm bố giấu tiền lấy hẳn năm nghìn đồng. Lại thua. Muốn gỡ, lại chạy về nhà...
Hôm chợ Giềng, bố Dự mở hòm, thấy không còn xu nào bèn hỏi u Dự:
- Bà lục lấy tiền tôi cất trong hòm phải không?
Sợ bố lấy roi mây đánh u như đã từng đánh mình, Dự quỳ sụp xuống trước mặt bố, thú thật hết mọi chuyện. Lại ăn một trận mưa roi mây. Lươn hằn qua ngày rằm chưa lặn hết.
Dự đem chuyện mình bị đòn kể cho chúng tôi nghe. Thằng Song dí tay vào trán Dự, bảo:
- Mày ngu lắm con ạ! Những lúc như vậy sao không biết tìm cách mà lỉnh đi chỗ khác?
Dự cho lời Song có lí. Nhà đông người, nếu Dự không nhận, bố Dự cũng khó mà trị đòn được. Ôi dào, thật thà chỉ thiệt đến thân ! U Dự vẫn chẳng hay nói với bố như thế đấy ư?
Từ đấy, Dự bắt đầu biết nói dối. Cậu ta thấy nói dối còn dễ hơn cả nói thật. Mà ai cũng thích nghe mới hay chứ. Ví như sau các buổi học ở nhà cụ đồ Xướng, Dự cùng chúng tôi la cà đủ chốn. Về nhà, bố Dự hỏi:
- Sao về muộn vậy?
Dự tỉnh queo:
- Thưa bố, nhà ông Quỹ tát ao, con ở lại hôi cá.
Bố Dự nhìn áo xống con, nhếch môi cười:
- Được những mấy con cá?
- Ba con mè ạ. Dự nói và mở cái gói lá khoai ra.
Trong đó quả là có ba con cá mè. Nhưng đó là cá mà chúng tôi cuỗm được từ rổ cuả bà Quỹ. Và, thế là Dự được yên ổn.
Yên ổn, vì ngay cả cụ đồ cũng tưởng Dự sáng dạ lắm. Mà cụ đồ đã có nhời khen thì bố Dự mừng phải biết !
Âấy là chuyện cuả những năm hoà bình vừa lập lại ở miền Bắc...
Sau năm 1957, việc buôn bán vải vóc, tơ lụa cuả gia đình ngày một phát đạt, cậu mợ tôi nói là tôi đã lớn, bèn xin phép bác tôi cho đón về ở hẳn ngoài tỉnh. Lớn lên, học hết lớp mười, tôi xung phong đi bộ đội, chiến đấu ở chiến trường tới sáu năm. Nhờ có một chút cống hiến cho cách mạng, ít nhiều đã được kinh qua thử thách, khi phục viên, tôi được nhà nước ưu tiên cho đi học ở nước ngoài mấy năm nữa. Về nước, do chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tế, tôi luôn bị hàng đống công việc cuả cơ quan làm cho mệt lử.
Quê tôi cách tỉnh chẳng bao xa. Nhưng do việc viếng thăm họ mạc cứ thưa dần, nhất là từ khi cậu mợ tôi khuất núi, tôi bị tiếng là người nhạt tình làng nghĩa xóm. Người bắn tin trách móc tôi nhiều nhất là Dự.
Mỗi lần nhận được những lời trách đầy hờn giận ấy, tôi cứ thần người ra. Chỉ tiếc là mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, kể từ hồi Dự lập gia đình, năm thì mười hoạ tôi mới tạt qua thăm vợ chồng cậu một lát. Mà cũng chỉ chiếu lệ cho phải phép! Bởi vậy, dù biết Dự trách móc mình hơi quá lời, tôi vẫn không nỡ giận cậu. Tôi biết sẽ có một ngày nào đó, nghe tôi giãi bày, nhất định Dự sẽ hiểu và thông cảm cho tôi...
Sáng ngày hai mươi tám Tết năm 1985, tôi về quê góp giỗ. Thật may mắn, không hẹn mà gặp, hôm ấy Dự cũng có công việc cuả xã, phải ghé vào bàn với ông bác ruột tôi. Sau hàng chục năm trời xa cách, sợ Dự mếch lòng, tôi vui vẻ nhận lời mời, hẹn buổi trưa sẽ đến chơi và ăn cơm với vợ chồng cậu.
Thấy bóng tôi từ đầu ngõ, Dự cuống quýt chạy ra đón:
- Giời ơi! Mong bác đỏ cả mắt! Bu nó ơi, bác Quốc đến chơi đây này! Cho chúng nó ra chào bác đi bu em!
Vợ Dự dắt từ trong bếp ra năm đứa bé. Chúng tự động xếp thành hàng ngang, đồng loạt cúi đầu:
- Chúng cháu chào bác ạ!
- Uúng áu ào ác ạ!
- Aạ...ạ...ạ!
Dự cười như nắc nẻ khi thấy tôi vừa xoa đầu từng đứa bé vừa khen:
- Con nhà công chẳng giống lông cũng giống cánh nhỉ. Thằng này giống bố, thằng này y hệt mẹ, thằng này...
Dự đỡ chiếc xe cuả tôi dựa vào tường, cười hề hề:
- Bác nhầm rồi! Chẳng có thằng nào đâu ạ. Toàn thị mẹt...
Chị vợ lườm chồng:
- Cái ông nỡm này, con nào chẳng là con...
- Nhưng giá bu em đẻ được một thằng cu tý thì cũng hay hay...
Cậu bỗng kêu lên:
- Ôối giời ơi! Bu em ơi! Bác Quốc câu nệ quá, mua đủ mọi thứ. Khổ, bác cứ bày vẽ quà cáp, làm chúng em khó nghĩ quá...
Dự bảo lũ trẻ:
- Chúng mày đâu, mỗi đứa một tay mang các thứ này vào nhà cho bác nào!
Rồi, quay sang tôi, cậu mời:
- Bác vào nhà xơi nước...
- Cậu cứ để tớ tự nhiên... Mà này, vườn tược trồng nhiều hoa nhỉ? Thú chơi hoa rồi phỏng?
Dự xuýt xoa:
- Lỗi phép bác, hoa hoét em vốn chẳng ưa. Cái anh nhà nông cứ hoa bắp cải mà chơi là đẹp nhất. Nhưng em là cán bộ, cũng phải có mấy luống hoa cho gọi là có văn hóa. Aà, mà cũng ăn lắm đấy bác ạ. Nói mình bác biết: dịp vừa rồi, vừa hoa đám cưới, đám ma, vừa hoa hội nghị lung tung xoè em cũng thu được những hai chục ngàn có dư đấy. Ngon ăn, nên ra giêng, em định phá tiệt cả vườn cây ăn quả để...
- Thế thì phí quá - Tôi nói và chỉ những cây cam vàng rực quả chín - Mấy cây cam kia chẳng phải là một bức tranh tuyệt đẹp sao?
- Vẫn biết là đẹp, lại ăn được, phá đi kể cũng tiếc. Nhưng thôi, cái gì lợi thì ta làm. Bác tính: nếu như cả khu vườn này trồng hoa hết, em sẽ thu hoạch gấp mười lần tiền bán cam. Nhà quê bây giờ chơi hoa chẳng kém gì ngoài tỉnh đâu. Âấy chết, ta vào nhà đi bác! Nghe em huyên thuyên có mà hết ngày...
Dự dắt tôi vào nhà. Tôi sững người lại, không tin nổi ở mắt mình nưã. Ơở gian chính giữa, Dự kê một chiếc tủ chè cổ khảm trai. Trên mặt tủ, chiếc lư đồng mắt cua nghi ngút hương trầm. Phía sau là hai cái độc bình cỡ lớn đỡ lấy chiếc mâm đồng chạm thủng thành cảnh một đám ruớc làng thời xưa. Đồ cúng xếp thành từng chồng: mười cái bánh chưng, mười hộp kẹo Sừu Châu, bốn cây thuốc ba số năm và bốn chai rượu ngoại. Phía gian bên phải, dưới chiếc đồng hồ mười gông là chiếc Cúp bẩy mươi phân khối màu đỏ ớt được phủ kín bằng vải ni lông trong suốt.
Mời tôi ngồi xuống chiếc sập gụ bóng loáng kê ở gian bên trái xong, Dự khoe:
- Chả giấu gì bác, mấy năm nay em ăn nên làm ra, cũng có bát ăn bát đểồ. Đúng là cha mẹ hiền lành để phúc cho con! Chứ hồi còn ma các cụ, nói bác bỏ quá, đến cái xoong nhôm nhà mình cũng không có, chỉ toàn dùng nồi đất; trời rét thì nằm ổ rơm thu lu lại cho ấm. Bác còn lạ gì em? Học thì dốt, cày thì dát; tưởng chẳng làm nên công chuyện gì. Thế mà nhờ lộc giời lộc phật, cũng được mát mặt...Nói có mặt giời chứng giám, người ta làm ăn nó có số cả đấy bác ạ!
Tôi cười:
- Tớ phục vợ chồng cậu sát đất đấy. Một nách mấy đứa con thơ mà cơ ngơi đủ cả vườn cây ao cá, nhà ngói cây mít thì giỏi thật. Aà, cậu nuôi nhiều lợn lắm phải không?
- Chắc bác chưa quên, em vốn tính sợ bẩn, chúa ghét cái cảnh lợn gà. Thú thật với bác, từ hồi vợ chồng em về ở với nhau đến nay đã đủ năm mặt con, chúng em tịnh không nuôi một chú ỉ nào cả. Bác bảo nuôi người còn không xuể, nuôi sao được lợn? Cái lũ lợn đen đầu nó ăn uống, nó gào thét cũng đủ làm nhược lử người ra rồi. Lợn gà nhà em nuôi ngoài chợ, muốn ăn thì xỉa tiền ra lôi về, chả thiếu...
- Đúng! Nuôi lợn thì cầm cái vất vả là chắc rồi...
- Mà lúc nào cũng thấp thỏm nữa: nay lo lợn dịch, mai lo lợn toi! Nói bác đừng cho em là xịa người, có nhà người ốăm thì chẳng thấy lo, còn con lợn ốm thì rối tinh rối mù lên lo thang thuốc, cháo não! Tội lắm! Đến lúc bán lợn tưởng được món tiền to, ai ngờ tiền giống má, cám bã, rau cỏ lại quá cả số tiền thu được. Con lợn thịt ta nuôi cũng giống như con lợn đất, bóp mồm bóp miệng, bỏ vặt thu tột, lời lãi gì bác? Em tính thế nên bảo bu nó chẳng dại gì mà lợn gà cho mệt xác. Chứ vừa đi làm đồng về đã băm băm nấu nấu, cám cám bã bã thì chẳng mấy nả mà lên vai làm bạn với ông sáu tấm. Thì giờ lợn gà để mà khểnh cho nó mát...
Nói tới đây, Dự khoái trá cười lên ha hả.
Chợt nhìn thấy hai bức truyền thần song thân Dự, tôi đứng dậy, trịnh trọng bêõ gói quà tết đặt lên bàn thờ, thắp ba nén nhang.
Dự chắp tay đứng bên cạnh, thấy tôi chỉ vái mà không khấn, cậu lầm rầm:
- Aà hèm, Việt Nam quốc...Cầu Đá thôn - Cậu suýt suýt một hơi dài, tiếp - nhất thứ Nguyễn Quốc , a... đồng gia đẳng hữu Phạm Dự... bạc soạn lễ... lòng thành...tổ tiên...chúa đất linh quân...táo phủ... Aà hèm...
Khấn xong, Dự quỳ sụp xuống lạy bảy lần, đổi giọng:
- Em đã khấn cho bác rồi. Qua Tết, nhằm ngày rằm thángê giêng, tiện hôm bác về dự đám giỗ thầy, anh em ta sẽ cùng nhau đi sửa mộ cho các cụ...
Vợ Dự lễ mễ bưng một mâm cơm lên:
- Chả mấy khi bác về, gọi là có dưa muối, bác dùng tạm...
Dự bảo vơ ê:
- Bu em cũng thu xếp cho con nó ăn luôn thể. Cứ mặc tôi tiếp bác. Anh em tôi muốn hàn huyên cho thỏa...
- Cậu bảo cô ấy và các cháu ngồi cùng cho vui.. Tớ thích cảnh gia đình...
Dự chặc lưỡi:
- Bác dạy thế quá lời. Bu nó đàn bà con gái, ngồi với lũ trẻ là được rồi. Cho chúng nó lên, đứa bốc, đứa húp xì xụp, đứa khóc mếu...em chưa chắc đã nuốt nổi chứ đừng nói đến bác chân son. Thôi, vô phép bác, ta vào mâm ạ. Trong nhà cũng chẳng thiếu gì đâu...
Mâm cỗ vợ chồng Dự làm đãi khách có tới ba tầng. Dưới là bốn bát vừa nấu vừa ninh. Giữa là bốn đĩa xào. Trên cùng là nem, chả, giò, thịt gà luộc, trứng rán và gỏi cá, bò tái...
Dự trịnh trọng mở nút chai rượu. Bọt sủi lên trắng xoá tràn ra khỏi ly uống rượu chân cao bằng pha lê Pháp.
- Tính em thế. Không kiếm được thì rau mắm, lúc dư giả thì cũng thích đập phá cho đã đời! Nhà vẫn còn hai hũ " quốc lủi" thượng hạng, nhưng được tin bác về chơi, em phải nhờ thằng hàng ăn trên tỉnh mua mấy chai "châm banh", mấy chai " Na ba ông" này cho sang. Vui thì phải tốn kém chứ bác!
Chúng tôi uống rượu.
- Dạo này em sinh ra thực tế bác ạ. Của thiên trả địa, kiếm được bao nhiêu cứ gửi anh bạn ruột là chắc chắn nhất. Bác còn nhớ cụ đồ Xưôõăng dạy đời "có có không không" không? Ôi dào, đã thế thì không ăn cũng thiệt, không chơi cũng hoài bác nhỉ? Cuối năm nay mà bu nó lại thêm một thị mẹt nữa, nhất định em sẽ lấy vợ hai đấy!
- Cậu là cán bộ, không sợ mang tiếng ư?
- Bác không biết đấy thôi, ở xã ta, ông chủ tịch đã năm tám còn lấy vợ bé vì không có con giai nữa là...Một con một của, bác bảo ai mà từ cho được?
- Nhưng lấy gì mà nuôi được chúng?
- Giời sinh voi ắt giời phải sinh cỏ, bác lo xa làm gì cho già người đi!
- Tớ lại nghĩ khác: đồng ý là trời sinh voi, trời sinh cỏ nhưng voi nhiều thì chỉ có cỏ úa thôi. Cậu có gan nhìn con cái đói khát và rách rưới không?
- Nói bác đừng cho là em ăn to nói nhớn, có hàng tá con em cũng cóc sợ! Cứ đẻ, còn nuôi thì đã có xã hội...
- Xã hội! Cậu gù lưng làm nuôi chúng thì có - Tôi vừa tủm tỉm cười vừa nói.
Dự đập tay xuống sập, vỗ đùi đen đét, cười sằng sặc:
- Bác đừng tưởng em như ếch ngôi đáy giếng nhé! Bác bỏ quá, em cóc cần làm nhưng vẫn thu bằng hàng chục người kia! Thời buổi nào chẳng có thằng còng làm cho thằng ngay ăn hả bác? Có điều thằng còng là thằng ngu! Thằng ngay rõ ràng là xấu rồi! Nhưng, nó là thằng khôn...
Nốc cạn ly rượu, Dự tiếp:
- Thật đã đời, rượu ngon lại có bạn hiền...Em tiếp bác ly nữa nào...Khà, em đang nói chuyện gì nhỉ...
Thấy mặt Dự ngây ra, tay vỗ vào trán bồm bộp, tôi nhắc:
- Cậu đang nói đến kẻ dại, người khôn.
- Vâng, em nhớ ra rồi! Em là một thằng khôn! Khôn lỏi ăn người! Nhưng thời thế thế thời phải thế bác ạ. Khôn mà không biết thời thế thì cũng dễ rũ tù! Cái món khóan sản phẩm theo từng công đoạn sản xuất hay lắm đấy! Nhà nước và hợp tác xã thì lợi đứt đuôi nòng nọc rồi. Còn dân chúng thì sao? Họ hí hửng làm nhiều thì sẽ đầy túi! Nhưng họ không biết rằng vỏ quýt dày thì ắt có móng tay nhọn. Em thấy lúc này là lúc đục nước béo cò nhất. Nhờ ơn trên, mấy năm nay em phất lên như diều gặp gió...
Tôi chưa kịp hiểu đầu cua tai nheo ra sao thì Dự đã bô bô kể:
- Trứớc đây, chưa khoán ruộng cho xã viên, chúng em chỉ dám ăn cò con lén lút thôi. Chủ yếu là lận vào các khoản liên hệ phân bón, tiếp cánh máy cày, đi thuê bơm nước...Chỉ sướng riêng cái lỗ mồm mình! Còn vợ con ư? Vẫn vét niêu sồn sột! Bác bảo như thế thì có gì là vui thú? Nhưng kể từ khi ruộng được khoán, cán bộ đội sản xuất mới thực sự là những ông vua con. Phân bón chúng em chỉ bán chiếu lệ còn thì cho đi ở hết. Nhưng bở nhất vẫn là cái diện tích bác ạ. May mà hòn đất nó không biết nói, chứ không thì em chẳng còn cái răng nào để mà gặm đùi gà hôm nay đâu...
Tôi trố mắt ngạc nhiên:
- Cậu bảo diện tích béo bở là thế nào?
Dự gật đầu, lè nhè:
- Bác không nghĩ ra ngay được cũng đúng thôi, vì đó là xiếc mà lại. Bác biết đấy: nông dân đa số ít học, tính lại đại khái, cả tin. Lúc chia ruộng, em bảo họ: Phải chia ruộng nhỏ ra, nhà nào cũng có chỗ tốt, chỗ xấu mới công bằng các bác ạ! Thế là chia! Có nhà kia, chỉ có ba sào ruộng, cũng phải nhận tới sáu mảnh. Tất nhiên đã chia thì phải làm cho có chỗ dôi ra. Cứ một mẫu em dư ra được nửa sào. Xã viên chỉ cấy chín sào rưỡi, vẫn phải nộp đủ thóc cho cả mẫu. Chỗ thừa em giao cho một người cấy và thu...Cứ vậy, mỗi vụ nhà em chỉ cấy hai sào chiếu lệ, vẫn có cả tấn lúa, vài chục nghìn tiêu rủng rỉnh...
- Thảo nào - Tôi vỡ lẽ - Thế mà hôm bà bác ở quê ra tỉnh chơi, kể chuyện dân làng đồn đại cậu được của, tớ cứ nghĩ là thật...
- Nói thật có mà mất đầu - Dự trợn mắt lên - Có bác là chỗ cố tri, lại không ở quê, em mới dám nói, chứ ngay cả nhà bà bác làm bí thư huyện có gặng hỏi em cũng chỉ đánh trống lảng thôi.
Vợ Dự tiếp thêm giò vào đĩa.
- Bố nó tửu nhập ngôn xuất, nói chả ai tin được! Mong bác bỏ quá cho...
Dự dằn cái ly xuống mặt sập, gầm gư ứ:
- A! Mày dám chặn họng ông à? Láo nhỉ? Mới học đòi được cái thói bình đẳng bình điếc len vào chuyện đàn ông hả? Thôi đi ra, kẻo ông mà cáu...
Dự đổ rượu ồng ộc vào ly. Tôi ngăn lại:
- Tửu bất khả ép! Cậu cũng đã say rồi...
- Cứ uống, cứ uống đi bác! Bác về đây... chỉ có em... Bác làm...ly nữa...ờ...
Dự nhấn tay tôi xuống. Rượu tràn khỏi ly ra mặt sập.
Thấy tôi buông đuã, Dự gọi với vào nhà trong:
- Bu em đâu rồi. Mang đồ đét-se cho bác dùng...
Vợ Dự lật đật chạy ra, chùi chùi tay vào vạt áo, rồi lễ mễ bưng một đĩa cam bổ sẵn thành từng miếng vàng óng:
- Gọi là cây nhà lá vườn, bác dùng tạm...
- Cám ơn! Cứ cho tôi tự nhiên... như người nhà.
- Nhớ mang khăn và nước để bác lau miệng - Dự lại giục.
Chị vợ răm rắp làm theo.
- Đàn bà nó phải thế! Em phải uốn từ lúc mới lấy nhau mới được như vậy! Chứ trước kia, một thời nó đã là bí thư đoàn thanh niên xã cơ đấy! Cũng đáo để ra phết...
- o O o -
Giữ đúng lời hẹn với Dự, nhằm ngày rằm tháng giêng, tôi về quê thắp hương cho tiên tổ và dự đám giỗ cụ đồ Xướng.
Ngoài tôi, Song, Dự là những học trò cuối cùng của cụ đồ còn có cả những đàn anh theo học cụ trong những năm năm mươi. Trong số ấy có bốn ông thầy cúng, bốn ông đã là cán bộ then chốt của nhà nước. Đó là các ông Nguyễn Tuấn, Phó chủ tịch tỉnh ; ông Lã Huy Vịnh, Giám đốc Sở giáo dục; ông Trần Công Tam, Giám đốc nhà máy dệt tơ lụa; ông Phạm Hải, Giám đốc Sở tài chính tỉnh. Cả bốn ông này đều đi xe con. Riêng ông Hải còn cho cả ba đứa con cùng về giỗ thầy cũ.
Dự là người đứng ra tổ chức đám giỗ. Theo chỉ dẫn của cậu, chúng tôi quì trước bàn thờ cụ đồ. Dự thắp mười một nén hương, khỏa trên đầu mọi người một vòng rồi cắm vào bát nhang.
Bốn ông thầy cúng đồng thanh đọc bài văn tế sống thầy do chính cụ đồ làm lúc sinh thời.
Thấy trẻ con kéo đến xem đông nghịt, Song lẻn ra đằng sau, dọa:
- Đứa nào về nhà đứa ấy ngay! Các bác tưởng niệm cụ đồ chứ có gì lạ mà xem nào!
Mấy đứa con gái Dự lấp ló. Đứa nào cũng diện áo len đỏ, tay áo đã đen bóng vì quệt ngang mũi nhiều lần; mỗi đứa cầm một nắm xôi, miệng nhai tóp tép...
Vợ một ông thầy cúng ghé vào tai người đàn bàứ bên cạnh:
- Đấy, người ta sống có thủy có chung cũng khác! Lên ông to bà nhớn rồi vẫn không quên ơn người khai tâm. Thế mới là người có phúc, có đức! Chứ trẻ con bây giờ ấy à, cha mẹ đẻ chúng nó chứ , chưa ăn cháo đã đá bát. Thầy đi trước, đi sau nó đã dứ dứ nắm đấm...
Bà kia bảo:
- Các ông ấy giỗ thầy đồ cũng vì cả lẽ ấy. Ông nhà tôi bảo đám giỗ không phải chỉ dành cho người âm đâu. Cho người sống nhỡn tiền là chính...
Một bà khác chặc lưỡi:
- Các chị bảo cúng giỗ chẳng cho người sống thì cho ai? Người ta chết rồi đều ra đất tất!
Bà kia ngúng nguẩy:
- Cái nhà chị này quen ăn nói bỗ bã, không sợ phải tội chết à ! Người ta chết chứ hồn thì vẫn sống. Nhà chị không nghe các ông ấy đang gọi hồn kia ư?
- Hồn với lại chả vía! Các ông cán bộ ai tin cái duy tâm nhà chị? Tôi nghe bác Vịnh bảo đây là việc giáo dục.
- Này chị, giáo dục là cái gì? Hồi trước chị cũng học bình dân học vụ hết i tờ rồi đấy nhỉ?
- Gớm, bình dân với lại học vụ ! Đội bảo tôi đi thì tôi đi chứ có biết chữ nào dọc, chữ nào ngang đâu? Aà, thế chị bảưo nó là cái gì?
- Rõ vớ vẩn cái nhà chị này! Ông năm mươi hỏi ông năm mốt thì nhà chị lại đi hỏi người ta...
- Chốc nữa hỏi giáo Song ấy. Chắc anh ta biết - Một bà nói.
Dự vẫn ôm mặt, che miệng bằng khăn, kêu như khóc: "Ơ hơ hơ, thương thay! Ơ hô hô...".
Chúng tôi cũng che miệng, cúi đầu, đồng thanh như trẻ con đọc bài: "Thương thay! Ô hô...thương...".
Lễ thầy đồ xong, cơm rượu được bưng xuống. So với hôm tết, các mâm cỗ cúng có vẻ khiêm tốn hơn. Dự cho làm hai mươi mâm để mời xóm làng, chủ yếu là các bậc bô lão. Cậu đề nghị:
- Thưa các cụ, các bác! Cụ đồ Xướng tạ thế cách đây gần hai mươi năm. Cụ không có người nối dõi tông đường hương khói. Song không phải vì thế mà vong linh cụ phải ngậm ngùi nơi chín suối. Chúng tôi, anh em đồng môn được cụ đồ khai tâm, đã coi nhau như anh em một nhà, về đây giỗ cụ! Vong linh cụ đã chứng giám lòng thành của chúng tôi. Bây giờ, tôi đề nghị các cụ, các bác nâng chén mừng cuộc hội ngộ huynh đệ của chúng tôi...
Nghe Dự nói thế, một ông thầy cúng ngăn lại:
- Chú Dự nói nghe không lọt tai. Hồi còn ma cụ đồ, cụ vẫn dạy không nên cá đối bằng đầu...
Mọi người chưa hiểu ông thầy cúng định nói điều gì thì ông đã tiếp:
- Cụ dạy "phú" mới sinh ra "lễ", " qúy" mới sinh ra được "nghĩa". Anh em ta qúy nhau, cũng nên lấy nghĩa mà đáp lễ nhau cho phải phép.
Dự cười xòa:
- Yý bác muốn các bậc đàn anh sẽ ngồi riêng một mâm, còn bọn đàn em..
Ông thầy cúng gật đầu lia lịa:
- Chí phải, chí phải...Chú cũng thông kim bác cổ ra phết đấy.
Dự quay sang hỏi chúng tôi:
- Các bác dạy thế nào ạ?
Ông Huy Vịnh cười mỉm rồi nói:
- Tôi nghĩ, trước anh linh cụ đồ, chúng ta nên bình đẳng vì ai cũng chỉ là học trò. Mà đã là học trò của thầy, ta cứ ngồi chung là hay nhất. Đúng không chú Quốc?
Tôi tán thành:
- Thầy chúng ta vốn xem nhẹ hư danh, ghét các hủ tục. Bác Vịnh nói đúng ý thầy rồi đấy ạ.
Dự hể hả:
- Vô phép các bác, mười một anh em ta ngồi một chiếu mà lại hay. Nếu các bác đồng ý như vậy thì cánh áo ngắn bọn em rất lấy làm vinh hạnh.
Một thầy cúng vỗ đùi cười ha hả:
- Hay, hay! Chú Dự bé là bé hạt tiêu thôi! Chứ khoản ăn nói thì ra dáng trò cụ đồ lắm. Nói các bác để ngòai tai, tôi xem vong linh cụ thiêng lắm; ứng khẩu vào ai là lời lẽ cư tuôn ra như nước chảy ngọc rơi vậy. Nhờ cụ, rồi ai cũng sẽ làm nên cho mà xem.
Dự có vẻ khoaí chí, khen:
- Bác vẫn là người thạo cái môn âm dương địa lý; nói cứ như thánh sống. Như em đây chẳng hạn, dù chưa mở miệng xin xỏ một nhời mà xã vẫn chọn em cho đi học đại học nông nghiệp tại chức...
Ông thầy cúng có chiếc răng vàng giờ mới lên tiếng:
- Con cái lốc nhốc một đàn như chú, tuy chí hướng chưa lụi, nhưng liệu việc học có nên tấm nên miếng được không?
Ông Hải cười vang:
- Sao lại không được? Chú Dự nên khắc phục khó khăn để hưởng quyền lơi cao quí này !
Dự bỗng xua xua tay, nói:
- Nói các bác đừng cho là em thối chí, em cũng lo học hành mà chẳng nên cơm cháo gì...
Ô®g Tam giật giọng, hỏi:
- Sao vậy?
- Chả là - Dự nói - Học bổ túc như em là học cóc nhẩy. Các bác tính xem, có đời thuở nào hai năm học ba lớp không? Thi cử thì tội vịt chưa qua tội gà đã đến. Khổ nỗi em lại là lớp trưởng, năm học nào cũng chỉ lo quà tặng cho các thầy, có được chữ nghĩa nào vào bụng đâu.
Ông Hải nghe Dự nói thì ngạc nhiên ra mặt:
- Thế thì cậu thi hết cấp ra sao?
- Dạ, em cũng đỗ loại khá cơ đấy ạ - Dự cười trừ.
Ông Tam chép miệng:
- Lạ nhỉ!
- Có gì mà lạ bác -Dự phân bua - Cả lớp đỗ loại khá chứ riêng gì em!
- Thật à? Ông Hải hỏi, tỏ ý không tin chuyện Dự vừa nói là thật.
Như đoán được mọi người đang nghĩ gì , Dự giãi bày:
- Chẳng giấu các bác, bài thi thầy đọc cho chép từ đầu đến cuối, không đỗ được, có mà là ma!
Tôi cười nụ:
- Thế thì phải đỗ loại giỏi mới phải chứ ! Sao chỉ đỗ loại khá?
- Vâng, nếu chép đủ lời thầy thì giỏi đứt đuôi rồi. Nhưng thú thật, cả lớp chẳng có tướng nào chép đúng trăm phần trăm cả!
Tất cả ồ lên, cười chảy cả nước mắt. Chỉ có Dự là vẫn tỉnh khô:
- Chuyện các bác bàn em nghe chưa thủng. Nhưng ai mà chẳng cần có thêm tí chữ nghĩa để soi sáng đường đi nước bước cuả mình? Em thấy ngay cả việc ủ phân cũng cần có kĩ thuật cơ đấy!
Bưng cốc rượu bằng hai tay đưa cho tôi, Dự nói khẽ:
- Mấy hôm nữa em lên tỉnh thi đại học, bác cố giúp rập cho nhé...
Tôi nâng cốc:
- Thì cậu cứ đi thi đi...
Dự uống cạn cốc rượu, tươi cười:
- Rồi bác sẽ thấy tên em trong danh sách thí sinh thi đỗ. Vì, nếu em mà trượt, ắt cũng chẳng có ai đỗ được đâu!
- o O o -
Năm ấy, không rõ thi cử như thế nào đấy, Dự có được số điểm vừa đủ đỗ. Rồi bốn năm sau, cậu cũng lấy được tấm bằng tốt nghiệp đại học tại chức. Nghe phong thanh, nhờ sự nâng đỡ cuả ông Tuấn, ông Vịnh, ông Hải, ông Tam... nên Dự cứ tiến lên vù vù; chẳng mấy chốc, cậu ta đã trở thành một giám đốc.
Điều trớ trêu là chức vụ chỉ đem lại bất hạnh cho gia đình Dự. Cuối năm ngoái, vợ Dự hớt hơ hớt hải chạy đến tìm tôi báo tin Dự đã bị bắt vì tội làm thất thoát hàng tỉ đồng cuả nhà nước. Cô van lơn tôi, với tư cách là một thẩm phán trong phiên xử Dự và đồng bọn sắp tới, hãy vì tình họ hàng, tình bạn thời thơ ấu mà cố tìm ra được một cách gì đó để giảm tội cho cậu ta.
Thức trắng nhiều đêm đọc hồ sơ vụ án, tôi biết mình hoàn toàn bất lực trong việc cứu Dự thoát khỏi tù tội. Có những đêm, trong khi nửa mê nửa tỉnh, tôi đã khóc nức nở, cảm thấy hổ thẹn vì những lời nói và việc làm vô tình cuả mình trước đây đã ít nhiều khiến Dự ngộ nhận.
Sáng hôm qua, tôi vào nhà giam thăm Dự. Cậu ta vẫn quả quyết với tôi rằng cậu chỉ nhận tiền biếu mà người vay tiền cuả ngân hàng trích lại; rằng, dù chỉ một đồng xu nhỏ cuả nhà nước cậu cũng chẳng dám tơ hào tới, rằng...
Lúc sắp chia tay tôi, đang thao thao tự biện hộ cho mình,
Dự bỗng hạ thấp giọng, buồn buồn bảo:
- Nói bác bỏ quá cho, thằng em ngã keo này đau lắm! Bị người ta lừa đã là một nhẽ! Đằng này lại vướng chân vào chính cái lưới mẹo vặt mà mình vẫn giăng ngoài đời trong nhiều năm qua! Nên càng nghĩ, càng hận mình...
Tôi ngạc nhiên, kêu lên:
- Ô hay, cậu nói văn hoa như vậy có nghĩa là thế nào, Dự?
Người bị tạm giam không trả lời, chỉ hơi nhếch mép, cười một nụ cười bí hiểm..
Kết Thúc (END) |
|
|