Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Ngắn » Những Vì Sao Tác Giả: Alphonse Daudet    
    Hồi chăn cừu trên núi Luybơrông ( luburon ), tôi sống thui thủi một mình giữa đồng cỏ với con chó Labri và đàn con chiên của mình, hàng tuần lễ liền không thấy một bóng người. Dăm thì mười họa, có thầy tu ẩn ở núi Luya qua đây kiếm lá cây làm thuốc hoặc tôi gặp một bộ mặt đen nhẻm của một anh thợ đội than xứ Piemông; nhưng họ là những con người chất phát quen lâu ngày sống hiu quạnh nên đâm ra lầm lì, mất hẳn khiếu nói năng và chẳng biết mô tê gì về các chuyện trong làng ngoài tỉnh mà người ta đang bàn tán dưới kia. Vì vậy cứ mười lăm ngày một lần, hễ nghe thấy ở phía đường lên núi tiếng nhạc của con la trại nhà mang lương ăn nữa tháng đến cho tôi và trông thấy hiện lên dần dần trên đầu dốc mặt láu lỉnh của thằng bé Miarô (thằng nhỏ của trại) hoặc chiếc khăn trùm màu đỏ hoe của thím Narát là tôi lại thật sướng như bắt được vàng. Tôi đòi họ kể cho nghe chuyện làng trên xóm dưới, chuyện lễ rửa tội, chuyện cưới xin; Nhưng điều tôi quan tâm hơn cả là tin tức con gái ông bà chủ, tiểu thư Xtêfanét của chúng tôi, cô thiếu nữ xinh đẹp nhất vùng xung quanh mười lăm dặm này. Làm ra vẻ vô tình như vui miệng hỏi chơi, tôi hỏi thăm nàng có hay đi đội không, có còn nhiều chàng trai tới dòm ngó không; và nếu ai bảo cái thân phận chăn cừu nghèo hèn trên núi như tôi thì hỏi những chuyện ấy làm gì, tôi sẽ trả lời rằng tôi đang tuổi hai mươi mà đối với tôi thi nàng Xtêfanét lại là người đẹp nhất trần đời.
    Thế rồi một chủ nhật nọ, tôi chờ chuyến tiếp phẩm nữa tháng lần này nó tới muộn quá. Sáng ra tôi nghĩ bụng: “tại cái lễ chính misa đây”; rồi đến trưa một cơn giông lớn ập đến, tôi lại cho rằng đường xấu, con la chưa thể ra đi được, mãi cho đến ba, trời quang mây, sườn núi lấp loáng nước mưavà ánh nắng mặt trời, giữa tiếng nước nhỏ giọt trên cành lá và tiếng suối lũ dâng trào bờ, bỗng vẳng đến tai tôi tiếng nhạc la, sao mà nó vui, nó rộn ràng đến thế, chả khác nào tiếng chuông nhà thờ reo đổ hồi trong ngày lễ Phục sinh. Nhưng không phải là thằng bé Miarô, cũng chả phải là thím Norát đi la lên. Mà là.. xin thử đoán ai nào? Là tiểu thư nhà ta anh em ạ! Tiểu thư đích thân mang đến, ngồi ngay ngắn trên mình la, giữa những chiếc giỏ mây, da dẻ ửng hồng vì gió núi và khí trời mát sau trận mưa giông. Thằng nhỏ bị ốm, còn thím Norát thì nghỉ phép về thăm con. Nàng Xtêfanét xinh đẹp từ trên mình la tụt xuống, báo cho tôi như vậy; nàng còn nói thêm rằng vì lạc đường cho nên đã tới chậm. Nhưng cứ xem nàng ăn mặc diêm dúa như thế kia: nào băng tết hoa trên đầu, nào váy láng bóng và những dãy đăng ten thì nàng có vẻ đang vui trong đám nhảy múa nào hơn là dò dẫm tìm đường qua bụi rậm. Ôi, người đâu mà xinh làm vậy! Tôi nhìn nàng không chán mắt. Thực tình mà nói, tôi chưa bao giờ được nhìn nàng như thế. Về mùa đông, khi cừu đã lùa xuống đồng bằng, tôi về trại ăn cơm chiều, thỉnh thoảng thấy nàng đi ngang qua phòng chúng tôi, chân bước thoăn thoắt, chẳng mấy khi nói với kẻ ăn người ở, lúc nào cũng diện ngất, và hơi ra vẻ kiêu kỳ… Thế mà bây giờ nàng đứng kia, ngay trước mặt tôi, dành riêng cho mình tôi, vậy thì bảo tôi không bối rối làm sao được? Xtêfanét trút hết lương thực đẻ trong giỏ ra rồi tò mò đưa mắt ngó xung quanh. Nàng khẽ vén chiếc váy đẹp mặc ngày chủ nhật lên cho khỏi lấm, bước vào sân lán nhốt cừu; nàng muốn xem tôi ăn ở: chiếc ổ rơm với tấm áo cừu, chiếc áo tơi rộng thùng thình trên vách, chiếc gậy, khẩu súng kíp. Cái gì nàng cũng thấy hay hay.
    - Thế mục đồng ăn ngủ ở đây à, rõ khổ thân. Sống một thân một mình mà như thế này thì buồn lắm nhỉ. Hàng ngày mục đồng làm gì? Mục đồng nghĩ gì? Tôi những muốn thưa: “Nghĩ đến cô, cô chủ ạ” và nói như thế mới chẳng dối lòng mình; nhưng bối rối quá nên tôi không nghĩ ra được một lời nào. Chắc hẳn nhận thấy như vậy nên cô nàng tai áp lấy làm thú vị, trêu chọc cho tôi luống cuống thêm.
    - Mục đồng ơi, thế cô bạn vàng của mục đồng có hay lên đây thăm không? Cô ấy chắc hẳn như con nai vàng hay nàng tiên Extêrel chỉ quen nhón chân qua các đỉnh núi thôi nhỉ. Nhưng trong lúc nói chuyện với tôi, chính cô mới nom hệt nàng tiên Extêrel với cái điệu cười duyên dáng, đầu ngoẹo ra sau và cái vẻ vội vã ra về làm cho cuộc tới thăm của cô khác nào một nàng tiên hiển hiện. “Tôi mục đồng nghỉ nhé” - Xin chào cô chủ. Thế là nàng đi mất, mang theo những chiếc giỏ rỗng. Khi nàng đã khuất vào con đường dốc nhỏ, tôi cảm thấy đá sỏi lăn dưới móng chân la, lại như đang từng viên một rơi vào trái tim tôi. Tôi còn nghe thấy mãi, thấy mãi tiếng sỏi rơi rơi và, cho đến trọn ngày hôm ấy, tôi cứ bâng khuâng không dám cất nhắc một việc gì, chỉ sợ tan mất giấc mộng vàng. Về chiều, khi lòng thung lũng đã ngả màu lam và đàn vật kêu be be chen lấn nhau về chuồng, tôi bỗng nghe thấy ai gọi tôi ở phía dưới dốc rồi thấy tiểu thư của chúng tôi hiện ra nhưng không phải tươi cười như hồi nãy mà run lên cầm cập vì rét, vì sợ, vì ướt. Đâu như xuống hết chân rồi, nàng đã gặp con suối Xoócgơ nước lũ dâng to sau trận mưa giông và nàng muốn qua bằng được nên đã suýt chết đuối. Gay một nỗi đêm hôm khuya khoắt vào giờ này không hòng gì về trại được nữa vì đi đường tắt thì tiểu thư chẳng thể một mình tìm ra lối, còn tôi không thể bỏ đàn cừu mà đi được. Nghĩ đến chuyện phải ở lại đêm trên núi, lòng nàng rất bồn chồn, nhất là sợ bố mẹ ở nhà lo lắng. Tôi cố lựa lời an ủi:
    - Đêm tháng bẩy ngắn thôi cô chủ ạ… Chỉ chịu khó thoáng một lúc là hết thôi.
    Tôi vội nhóm một đống lửa to để nàng hơ chân và hong bộ áo bị ướt sũng nước suối Xoócgơ. Sau đó, tôi mang sữa và một ít bánh pho mát ra đặt trước mặt nàng; nhưng cô bé tội nghiệp chẳng còn bụng nào nghĩ đến sưởi, đến ăn, ngó đôi mắt nàng đẫm lệ, bản thân tôi cũng muốn khóc theo nàng. Trời tối hẳn. Vầng dương chỉ còn để vương lại chút bụi vàng trên đỉnh núi, một làn ánh sáng long lanh phía mặt trời lặn. Tôi rải một tấm da cừu đẹp, mới tinh xuống cái ổ rơm mới, tôi chúc nàng ngủ ngon rồi ra ngoài cổng…Có trời chứng giám, ngọn lửa tình rừng rực dốt cháy lòng mà tôi không hề có một ý nào mờ ám, chỉ thấy xốn xang niềm tự hào vô hạn khi nghĩ rằng ở góc lán kia, ngay sát bên đàn cừu đang ngơ ngác nhìn nàng, cô con gái của ông bà chủ tôi - như một con cừu non quý giá nhất, trắng ngần nhất trong đàn - đang nằm nghỉ, trao cho tôi canh giấc ngủ cho nàng. Chưa bao giờ trời thăm thẳm và sao sang như đêm nay… Bỗng cánh cửa liếp che lán xịch mở và nàng Xtêfanét xinh đẹp hiện ra. Nàng đã không chợp mắt được. Cừu cựa mình làm rơm sột soạt hoặc ngủ mê kêu be be. Nàng thích ra ngồi cạnh đống lửa hơn. Thấy vậy, tôi choàng lên vai nàng tấm da cừu của tôi, thổi lửa bốc to hơn và hai chúng tôi cứ thế ngồi bên nhau, chẳng nói một lời. Nếu đã có lần nằm ngoài trời suốt đêm, hẳn bạn thừa biết lúc chúng ta ngủ thì cả một thế giới huyền bí bừng dậy trong cảnh cô quạnh và u tịch. Lúc ấy suối reo rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ. Mọi hồn thiêng của núi rừng được thả tự do, đi mây về gió, và văng vẳng trong không gian những tiếng sột soạt, những tiếng rung khe khẽ, tưởng đâu đây cành cây đang vươn dài và cỏ non đang mọc. Ban ngày là cuộc sống của chúng sinh còn ban đêm là cuộc sống của cỏ cây. Không quen thì dễ sợ… Cho nên tiểu thư của chúng ta cứ mỗi lần nghe thấy một tiếng động nhỏ là đã run lên và nép sát vào người tôi. Một lần, từ phía mặt đầm lấp lánh dưới kia nổi lên một tiếng kêu kéo dài, não ruột, ngân vang rền rền đến chỗ chúng tôi ngồi. Cũng vừa lúc một vì sao rực rỡ đổi ngôi, lướt trên đầu chúng tôi về cùng một hướng đó, dường như tiếng than vãn mà chúng tôi vừa nghe thấy kia đã mang theo một luồn ánh sáng.
    “Cái gì thế? - Xtêfanét khe khẽ hỏi.
    “Có một linh hồn lên thiên đàng, cô chủ ạ” - nói rồi tôi làm dấu thánh. Nàng cũng làm theo và cứ ngồi ngửa cổ như thế một lát, vẻ rất trầm ngâm. Sau, nàng hỏi:
    - Mục đồng ơi, hoá ra bọn các anh đều là phù thuỷ cả đấy à? - Đâu phải thế ạ, thưa tiểu thư.
    Chả là ở đây chúng tôi sống gần trăng sao hơn người dưới đồng bằng nên biết rõ hơn những chuyện xảy ra ở trên trời. Nàng vẫn ngước mắt lên cao, tay đỡ lấy đầu, vai khoác tấm da cừu, nom nàng như chú mục đồng của nhà trời.
    - Nhiều sao quá! Đẹp quá kìa! Chưa bao giờ tôi thấy nhiều sao như thế này. Mục đồng có biết tên các ngôi không?
    - Dạ có, thưa cô chủ. Đây này, ngay trên đầu chúng ta là Con đường thánh Jắc (sông Ngân Hà). Nó xuyên thẳng một mạch từ Pháp sang Tây Ban Nha. Chính là thánh Giắc đơ Galix đã vạch ra nó để chỉ đường cho Sáclơmanhơ dũng cảm tiến đánh giặc Xaradanh. Xa hơn một chút là chiếc linh xa (đại hùng tinh) với bốn trục xe sáng rực. Ba ngôi đi trước là ba con vật kéo xe và ngôi nhỏ tí tẹo ở sát ngôi thứ ba là người đánh xe. Tiểu thư có thấy khắp xung quanh đám mưa sao đang rơi xuống kia không? Đó là những linh hồn mà đấng thượng đế anh in đã cấm cửa…Phía dưới một chút là ngôi sao Bừa cào hay còn gọi là Ba ông vua (Oriông). Mục đồng chúng tôi coi chùm sao này như chiếc đồng hồ. Cứ nhìn vào đấy là tôi biết bây giờ đã quá nửa đêm. Phía dưới một chút nữa, vẫn theo hướng nam sáng rực ngôi sao chàng Jăng xứ Milăng, ngọn đuốc của muôn ngàn tinh tú (Xuriuytx). Dân mục đồng thường kể chuyện ngôi sao ấy như thế này: Hình như có một đêm, Chàng Jăng xứ Milăng cùng Ba ông Vua và sao Rua (Plêiađ) được mời đến ăn cưới một sao bạn. Sao Rua ý chừng sốt ruột - người ta kể như vậy - nên vội theo con đường phía ở trên đi trước. Tiểu thư nhìn lên mà xem, ngôi sao ấy ở chỗ cao tít phía cuối trời kia. Ba ông Vua đi tắt đường nên đuổi kịp; riêng Chàng Jăng xứ Milăng lười biếng thì ngủ quên, bị tụt lại đằng sau liền mình quăng chiếc gậy đẻ cản đường họ. Bởi thế người ta gọi chòm sao Ba ông Vua là Chiếc gậy của chàng Jăng xứ Milăng. Nhưng cô chủ ạ, ngôi sao đẹp nhất trong thế giới những vì sao là ngôi sao của chúng tôi, Ngôi sao mục đồng, nó soi đường cho chúng tôi lùa cừu ra bãi lúc rạng đông và xua chúng về chuồng lúc chiều tà. Chúng tôi còn gọi ngôi sao ấy là Magơlon, nàng Magơlon, nàng Magơlon xinh đẹp theo chàng Pie xứ Prôvăngx (sao Thổ) và cứ bảy năm một lần lại kết hôn với chàng.
    - Thế nào cơ, hả mục đồng, lại có cả chuyện các vì sao cưới nhau nữa cơ à?
    - Có chứ, thưa cô chủ.
    Và trong khi tôi cố giảng cho nàng thế nào là đám cưới sao thì tôi cảm thấy như có một cái gì mát rượi và mịn màng đè nhẹ xuống vai tôi. Thì ra đầu nàng đã nặng trĩu vì buồn ngủ đã ngả vào tôi với tiếng sột soạt êm ái của những dãy đăng ten và làn tóc mây gợn sóng. Nàng cứ ngồi yên như thế, không nhúc nhích cho đến khi ngàn sao trên trời mờ dần nhoà đi trong buổi ban mai đang rạng. Còn tôi, nhìn nàng ngủ, đáy lòng hơi xao xuyến nhưng vẫn giữ được mình vì đêm sao sáng kia bao giờ cũng đem lại cho tôi những ý nghĩ cao đẹp. Quanh hai chúng tôi, ngàn sao vẫn tiếp tục cuộc hành trình trầm lặng ngoan ngoãn như một đàn cừu lớn; và đôi lúc, tôi tưởng đâu một trong những ngôi sao kia, ngôi sao thanh tú nhất, ngời sáng nhất lạc mất đường đi đã đậu xuống vai tôi mà thiêm thiếp giấc nồng…
    

Kết Thúc (END)
Alphonse Daudet
» Những Vì Sao
» Dọn Đến Nhà Mới
Những Truyện Ngắn Khác
» Chữ Người Tử Tù
» Quán Chú Mùi
» Đau Gì Như Thể ....
» Làm Mẹ
» Bố Chồng
» Chén Trà Trong Sương Sớm
» Đời Như Ý
» Trên Đỉnh Non Tản
» Quà Giáng Sinh
» Người Dưng Làm Má
» Bông Hồng Vàng
» Bụi Quý
» Mùa Mắm Còng
» Báo Oán ( Khoa Thi Cuối Cùng )
» Đánh Thơ
» Bà hàng Xóm Da Đen
» Bầu Trời Của Người Cha
» Đời Khổ
» Bên Bờ Biển
» Người Thứ 79
» Hoa Học Trò
» Tuyết