Cái tin thấy giáo Thịnh tìm được một hũ vàng khi đào móng làm nhà gây xôn xao trong khu tập thể của trường. Cái tin ấy loang ra thì trước hết là các bà vợ đi làm về chưa nấu nướng vội nhao sang hàng xóm do hỏi, chán cũng chẳng có thông tin gì chính xác nên các bà lại quay sang hỏi các đức ông chồng. Các óng bị vặn hỏi cứ ú a ú, không nhận là đúng, không nói là không. Ông nói có lập tức lại bị vặn hỏi có là bao nhiêu cây, bao nhiêu lạng? Nào ai biết được, bị vặn vẹo mãi ông đâm khùng quát tháo ầm ĩ, chuyện nhà mình chẳng lo, toàn lo chuyện đẩu chuyện đâu, dễ ông ấy đào được vài tràm cây, ông ấy sẽ cho bà à? Nhưng các bà chẳng chịu thua, điều gì không hỏi được ngọn ngành đâu có yên, bữa cơm tối hôm ấy nhà nào cũng ăn muộn... Chuyện đào được vàng chắc l à có thật, chẳng thế mà ông ta xây ngôi nhà to đùng, thay thế gian nhà cấp bốn cũ nát, tiền xây dựng phải hàng trăm cây chứ ít, vả lại chẳng ai dại có bao nhiêu vàng bán đem xây nhà hết, xây được ngôi nhà xong thì bó gối hay nằm khoèo ngắm ngôi nhà hay sao? Có bà còn phóng lên khi đào được hũ vàng, ông ấy dẹp hết đám thợ xây, hai vợ chồng đóng chặt cửa, cài then hay khoá trái hẳn hoi mới dinh cái hũ ra đồ dốc xuống, vàng ơi là vàng, vàng rơi ra loang xoảng, là các bà nói thế chứ vàng thì làm sao mà rơi xoảng xoảng được? Ừ thì gọi là trút ra chiếu đầy một đống như đống bã mía của cô bán nước mía ngoài cồng, cứ chói cả mắt. Lại nghe nói bà giáo sướng quá đến ngất lịm, ông giáo định gọi xe cấp cứu thì bà lại choàng dậy nhổm lên ôm lấy đống vàng. Cứ thế, bao nhiêu huyền thoại được mọc ra từ cái hũ vàng. Rồi tin tức trong khu tập thể được các bà, chính các bà, truyền ra bên ngoài đường phố khiến mấy ngày liền những kẻ lạ mặt lảng vảng chung quanh dòm dòm ngó ngó, nhiều nhất vẫn là đám mua sắt vụn, mua phế thải, mua sách báo cũ. Anh thì xe đạp, chị thì tòng teng quang gánnh ra vào rộn dịp. Nhà thầy giáo Thịnh lúc nào cũng đóng cửa im ỉm, ngoài cửa sắt, trong cửa gỗ, lại thêm con chó béc-giê sủa ông ổng trong nhà, ngôi nhà mới xây rất vang. Ban bảo vệ của khu phải họp bất thường để ra phương án canh gác và huy động thanh niên tuần tra ban đêm...
Khu tạp thể mấy hôm nay, chỉ có hai nhà là đóng chặt cửa, mỗi khi đi ra đi vào, mắt trước mắt sau. Đó là nhà thầy Thịnh và nhà liền kế, nhà thầy Sang. Hai nhà đều có liên quan về cái hũ vàng này. Theo dư luận thì chính thầy giáo Thịnh là người đào được vàng nói rằng cái hũ vàng ấy nằm giữa ranh giới hai nhà, nhà thầy Thịnh và nhà thầy Sang nên thầy Thịnh sau khi thấy hũ vàng đã tự nguyện chia cho thầy Sang nửa hũ, nửa là bao nhiêu thì chẳng ai biết. Có bà đã mạnh bạo hỏi thầy Thịnh khi thầy đi dạy qua, chỉ thấy thầy mỉm cười, không nói gì hết. Còn vợ chồng thầy Sang thì lại im như thóc, vợ thầy nghe người hỏi chỉ sa sầm mặt bước thẳng, còn thầy Sang thì lắc đầu lia lịa, chẳng ra nhận chẳng ra không... Điểu đó càng làm cho nỗi tò mò của các bà sôi lên...
Buổi sáng đầu giờ, giáo sư tiến sĩ hiệu trưởng trường đại học thành phố có hai cú điện thoại liền. Một là của bên Ngân hàng, họ hỏi về chuyện cái hũ vàng, hỏi khá tỉ mỉ, bao nhiêu lượng, bao nhiêu nén bởi theo họ, tất cả của nả nằm dưới lòng đất: vàng, bạc, đá quý là thuộc sở hữu của Nhà nước do Nhà nước quản lý, ví như đất đai thuộc công điển công thổ không ai có quyền sở hữu. Vì thế mà các vị quan chức địa phương cứ dựa vào đấy để chiếm đất của dân, gây nên tình trạng khiếu kiện dai dẳng... Lại bên Sở Văn hoá cũng hỏi về cái hũ vàng, họ muốn biết tỉ mỉ và tận mắt nhìn hiện vật rồi nghiên cứu, kể cả dùng đến máy móc để tính niên đại mà họ nghe nói nguyên cái hũ đã là cổ vật từ ngàn năm nay, chưa nói đến trong ruột có bao nhiêu là đổ trang sức, thấy nói từ thời tiền sử, nếu mới cũng từ thời Lê, Trần. Bởi cái khu đất tập thể của “quý trường” xưa kia nhân dân đã chôn nhiều châu báu vì đất đó luôn gặp cảnh loạn ly. Thế thì nhất định là giáo sư phải tạo điều kiện cho các chuyên gia khảo cổ học đến tận nơi nghiên cứu... Cái hũ vàng đào được ở nhà thầy giáo Thịnh cứ làm loạn dư luận, nếu không giải quyết ngay rồi cả Trung ương cũng mò xuống.
Giáo sư tiến sĩ Hiệu trưởng bấn tứ túc, thằng cha Thịnh nó làm rầy rà quá. Lẽ ra đào được vàng thì cứ ỉm đi cho xong. Đằng này nó lại báo cáo giữa Hội đồng nhà trường thành ai cũng biết, gây dư luận ầm ĩ, ra cả thành phố và bây giờ các cơ quan chức năng cứ nhè ông mà hỏi. Ông là một phó giáo sư trước kia mới chỉ là phó tiến sĩ, mãi gần đây mới được cắt bỏ cái đuôi phó lên chức tiến sĩ. Tất nhiên mọi ngườ. đều được như ông, nhưng ớ cái trường này chưa có ai là giào sư tiến sĩ như ông. Cả thành phố này, cái chức danh ấy cũng không nhỉều, ngoài vị chủ tịch chính quyền thành phố, cái tay này mà đòi là tiến sĩ thì loạn thật. Hắn học hành chưa hết cấp ba trước kia rồi vào làm lái xe cho xí nghiệp vận tải, rồi làm bí thư đoàn của xí nghiệp, sau lên làm bí thư đoàn của quận rồi thành bí thư đoàn của thành phố, cơ cấu mà vào thành uỷ. Mấy năm sau trở thành thường vụ rồi chủ tịch Hội đồng Nhân dân, thoắt cái đã thành Chủ tịch chính quyền thành phố. Cái thằng lái cái xe cũng chưa nổi mà bây giờ cầm lái cho bao nhiêu vạn dân thành phố kể cũng giỏi. Vậy mà cũng là tiến sĩ điều đó đáng kinh ngạc, hắn học tại chức bữa đực bữa cái, bài vở đã có người học hộ và làm hộ, tốt nghiệp trung học là quá rồi thế mà đến đại học cũng xong lại thành giáo sư. Nước mình thật vui. Xưa kia thì chuộng những người lao động ít học, là thành phần cốt cán. Bây giờ thất thế giới toàn những tiến sĩ là tiến sĩ, lại chuyển sang bắt các quan chức phải có được học vị tiến sĩ, thế nên mới đua nhau đi kiếm cái học vị đó... Ông là người khác hẳn, bằng sắc của ông do học hành mà có ông học trong nước chán rồi học ở nước ngoài gần chục năm tuy có buôn bán đôi chút nhưng về nước có bằng cấp hắn hoi tuy không phải bằng đỏ. Rồi được cử tham gia Ban giám hiệu trường Đại học này khi nó mới thành lập để đào tạo các cử nhân và kỹ sư cho các ngành, các thầy cô giáo cho các huyện, các bác sĩ cho các bệnh viện mà bác sĩ nếu không kiểm tra cẩn thận thì giết người như không... Ông lên hiệu trưởng khi hiệu trưởng cũ về nghỉ hưu, trong ba hiệu phó chỉ có ông lọt vào mắt xanh của thành phố vì ông trẻ, lại có học hàm học vị trước hai vị kia nhưng điểu quyết định là ông phụ trách tổ chức của trường, bao giờ công tác Tổ chức cán bộ cũng là khâu quan trọng. Ông lên hiệu trưởng ít lâu thì được cắt hai chữ phó: phó giáo sư và phó tiến sĩ, trần thùi lụi chỉ còn giáo sư tiến sĩ mà kẻ hay trêu đùa thường gọi là “Gà sống thiến sót (GSTS)”. Ông “Gà sống thiến sót” này quyết định tối thứ bảy tới sẽ đến trực tiếp kiểm tra cái hũ vàng ở nhà thầy giáo Thịnh để còn báo cáo lên cấp trên cùng các cơ quan chức năng vào đầu tuần sau trong cuộc họp Hội đồng Nhân dân thành phố mà ông là thành viên cơ cấu...
Buổi tối hôm đó, ông đi xe hơi vào khu tập thể của các giáo viên nhà trường. Lối vào hẹp nên xe đỗ ngoài đường ông xuống đi bộ. Không ngờ chỉ hơn năm ông không vào đây mà cái khu nhà cấp bốn đã đổi khác quá, nhiều nhà đã xây lên ba bốn tầng ngất nghểu và cũng nhiều nhà chưa xây vì có lẽ chủ nhân chưa chạy nổi tiền hay vì sợ thành phố nay mai vào quy hoạch bắt chuyển đi nơi khác thì rắc rối. Do đó nhà nào muốn xây thì cứ việc xây chỉ yêu cầu viết giấy cam đoan là nếu thành phố bắt di rời nơi khác thì không được đòi bổi thường gì hết v.v... Cho nên nhà nào cũng vừa xây vừa lo, anh liều thì cứ xây, một anh xây thì dăm anh khác bắt chước, anh có tiền xây đã đành, mà anh chưa có tiền hay không có tiền cũng đi vay mượn để xây hoặc bán bớt đi một nửa diện tích, lấy tiền xây cho mình theo phương châm “lấy mỡ nó rán nó”, tiện quá. Khi ông hiệu trưởng đi vào thấy ngay sự xây dựng lổn nhà lổn nhổn nhà xây, nhà chưa xây, khấp khểnh như răng bà lão. Tuy nhiên phải công nhận nhờ có những ngôi nhà mới xây mà cái khu tập thể cấp bốn này sang trọng hẳn lên tuy đường đi có như bị thu hẹp lại, ánh sáng tối tăm hơn vì nhà mới xây bao giờ cũng đóng chặt cửa nhà nào cũng hai cửa, cửa sắt bên ngoài cửa gỗ bên trong, gia đình chui cả vào nhà, đóng chặt cửa, cho nên những luồng gió thổi cứ vằn vèo như đang chui trong các ngõ ống, nghe vu vu vu vu. Giáo sư phải đứng lại một lát mới nhận ra ngôi nhà mà ông định tới, một ngôi nhà bốn tầng sừng sững bên cạnh ngôi nhà ba tầng khác xây trước. Ông nhận ra đó là ngôi nhà của thầy Thịnh. Ông đến trước cửa nhà thầy Thịnh, vừa định với tay bấm chuông đã nghe tiếng chó sủa ông ổng, loại chó bée giê xưa kia chỉ canh gác cho các nhà quyền quý, làm ông giật mình, mãi mới ấn được nút chuông điện. Rồi ánh điện bật lên, sáng bừng và tiếng mở cửa, những hai cửa nên cũng mất một lúc, giáo sư mới lọt vào đôi mắt chủ nhà. Chủ nhân, thầy giáo Thịnh cung kính chào ông và mời ông vào nhà. Chà, phòng khách của hắn mới sang trọng làm sao, một bộ bàn ghế chạm khắc kiểu Tầu, những đôn sứ, tượng sứ và chậu cảnh, trên tường treo bức tranh Thái bên trong lòe sáng vì ánh điện nên mọi hình ảnh cứ lập lòe, lập lòe. Đúng là một nhà đại gia, nhà này, phòng khách này có lẽ hơn đứt cả phòng khách của Tiến sĩ Chủ tịch uỷ ban chính quyền thành phố. Tiếng ro ro của máy điều hoà nhiệt độ bật lên, căn phòng mát lạnh tuy đang giữa mùa hè. Chủ nhân mang ra chai rượu ngoại nhưng, giáo sư lắc đầu, lại đem ra gói trà, ông cũng lắc đầu, chỉ nhấp chai nước khoáng La Vie, và hai người vào chuyện. Hiệu trưởng đề nghị chủ nhân nói lại tỉ mỉ về cái hũ vàng và muốn được nhìn tận mắt cái hũ ấy... Chủ nhân lúng ta lúng túng, ấp a ấp úng mãi mới nói được:
- Xin báo cáo thật với anh là tôi có đào được gì đâu ạ!
- Thì chính anh đã tuyên bố trước hội đồng nhà trường lại còn đưa ra tờ giấy biên nhận vàng của anh Sang mà? Sao bây giờ lại bảo không có vàng bạc gì cả, nghĩa là làm sao?
- Xin anh cứ để tôi trình bày đầu đuôi câu chuyện...
Và thầy Thịnh thuật lại cái hũ vàng mả thầy công bố cách đây hai tuần. Đó là mối quan hệ giữa thầy Sang và thầy Thịnh. Năm kia, thầy Sang làm nhà thầy tuy chỉ xây hai tầng thêm cái “tum”, coi như hai tầng rưỡi. Nhà thầy Thịnh sát bên bị chấn động nên tường nhà nứt, mái ngói bị xô dột lung tung. Thầy Thịnh sang gặp thầy Sang yêu cầu bồi thường thiệt hại, thày Sang buộc phải đền cho thầy Thịnh mười triệu đồng là tiền chi phí cho việc sửa chữa ngôi nhà của thầy Thịnh bởi thầy Thịnh doạ nếu không bồi thường sẽ đưa việc này ra chính quyền quận. Thầy Sang xây nhà không có giấy phép, nếu mình không giải quyết êm thấm ắt sẽ lôi thôi với các cấp chính quyển mà các cấp này chi chờ nhà nào bị kiện cáo là cho quân xuống làm rầy rà, nếu ngoan cố thì buộc đình chỉ xây dựng, trả lại nguyên dạng cũ. Mà cái đám này nó mà dò xuống thì không biết bao nhiêu tiền cúng chưa chắc nó đã để yên, tiến độ thi công đang tiến triển, nó bắt đình chỉ thì bao nhiêu là rắc rối, cho nên tốt nhất là bồi thường cho thầy Thịnh đúng như yêu cầu của thầy. Tiền đưa ra mà như mình móc họng mình. Hai nhà tuy ngoài mặt vẫn bình thường nhưng vợ chồng thầy Sang ôm ấp mối hận quyết tâm trả đũa. Rồi sau một năm, nhà thầy Thịnh cũng được phá dỡ để xây nên ngôi nhà mới cao hơn nhà thầy Sang một tầng, nguy nga tráng lệ vượt hẳn ngôi nhà thầy Sang. Ngôi nhà thầy Thịnh xây gần xong, đang trong giai đoạn hoàn thiện thì thầy Sang sang gặp thầy Thịnh. Thầy nói rằng, hai nhà trước kia được phân chia bằng bức tường chung, khi thầy Sang xây nhà, thầy đã không đụng đến bức tường ấy, nay thầy Thịnh sử dụng tất cả bức tường chung ấy, bức tường mỏng chỉ xây có mười phân, nghĩa là mỗi nhà chia đôi, mỗi bên hưởng năm phân tường, thày Thịnh đã sử dụng tất cả nghĩa là chiếm toàn bộ bức tường, dôi ra năm phân tường của thầy Sang. Bức tường chạy dài mười mét, từ trong ra ngoài, tính ra là năm mét vuông thầy Thịnh đã chiếm của thầy Sang, bây giờ thầy Sang yêu cầu thầy Thịnh phải hoàn trả, tính theo thời giá, mỗi mét vuông một cây vàng, năm mét vuông là năm cây vàng. Thầy Thịnh há miệng chẳng biết nói sao, rõ ràng là mình có lấn chiếm của nó nhưng khi thợ đào móng xây tường nó cứ tỉnh như không để mặc mình muốn làm gì thì làm, giá như nó bảo trước, mình làm lui lại, trả nó bức tường chung ấy. Đằng này, ngôi nhà của mình đang hoàn thiện, chẳng lẽ phá dỡ đi? Mà phá tường còn móng thì phá làm sao? Điều đình chán, thầy Thịnh buộc phải chi trả cho thầy Sang hai mươi triệu đồng, nghĩa là gấp đôi số tiền mà nó bồi thường cho mình năm ngoái năm kia, cũng là sự ăn miếng trả miếng. Mà không trả cho nó không xong, trước kia mình nuốt của nó, bây giờ nó móc họng mình. Thầy Thịnh ức quá không làm sao được và thầy nghĩ ra độc kế mới. Thầy đưa cho thầy Sang hai mươi triệu nhưng buộc thầy Sang phải ký giấy biên nhận là đã nhận của thầy Thịnh năm cây vàng... Thầy Thịnh nắm lấy mảnh giấy biên nhận ấy, và đợi dịp “chơi lại” ông hàng xóm. Và dịp ấy đã tới, cái chơi lại của thầy quả thật gây nên nhiều phiền toái cho cả nhà trường lẫn thầy Sang...
- Tại sao anh lại diễn trò ấy? Giáo sư hiệu trưởng hỏi.
- Chính tôi cũng không hiểu tại sao, tôi cũng không có ý định từ trước nhưng trong túi tôi lúc nào cũng để sẵn giấy biên nhận vàng của anh Sang và lúc đó là sự bột phát của lòng mong muốn trả hận cũng giống như anh Sang đã để tôi xây gần hoàn thành ngôi nhà mới buộc tôi phải đền bức tường chung của hai nhà... Tôi không thể từ chối được đành phải bỏ ra một khoản tiền lớn cho nó xong đi... Nhưng đâu có xong, thưa anh?
Ông hiệu trưởng lắc đầu, thấy câu chuyện nhảm nhí ấy đã gây ra cho ông nhiều phiền hà.
Bây giờ làm sao trả lời các cơ quan chức năng vào thứ hai tuần tới. Họ đã hẹn sẽ tới làm việc. Ông giận các thày giáo của ông... Rồi ông nói:
- Cái việc trả đũa của anh phiến tôi rất khó xử, đã đưa tôi vào tình thế khó xử. Tôi sẽ ăn nói với cấp trên ra sao? Tôi sẽ trả lời bên ngân hàng và bên văn hoá thành phố ra sao? Họ sẽ coi trường chúng ta là trường trẻ con, đem nhau ra mà đùa bỡn ư?
Thầy Thịnh buồn rầu:
- Tôi xin thành thật xin lỗi anh về việc này, chẳng qua nó do thời thế tạo ra, chứ tôi cũng chẳng có lòng dạ nào.
- Thời thế, thời thế nào?
- Cái thời thế mà người ta quên hết nghĩa tình, toàn xử lý nhau bằng đồng tiền...
Giáo sư buồn rầu chấm dứt câu chuyện, trước khi ra về, ông nói:
- Tôi sẽ trao đổi với Đảng uỷ và Ban giám hiệu để xử lý vụ này. Nói trước là sẽ có án kỷ luật anh cũng như anh Sang. Riêng anh, tôi báo trước: đợt để nghị Nhà nước phong tặng học hàm Phó giáo sư cho anh sẽ bị gác lại. Anh sẽ không bao giờ là phó giáo sư chủ nhiêm khoa nữa mặc dù anh rất có năng lực và uy tín với sinh viên... Thôi chào anh...
Thầy Thịnh tiễn giáo sư tiến sĩ hiệu trưởng ra về. Thầy nhìn ra ngoài đường thấy ánh đèn nhập nhòe, trong ánh sáng ấy, vị giáo sư tiến sĩ duy nhất của nhà trường bước đi thập thỏm. Thầy nghĩ ngợi điều gì, chẳng ai biết, khắc không phải là cái hũ vàng của thầy. Bởi cái hũ vàng đã bị hai thầy vứt bỏ mất.
Tháng 11 năm Con Rắn
Kết Thúc (END) |
|
|