Này, Chim Sẻ, năm nay thầy trò mình chắc chắn sẽ được chiêm ngưỡng lưỡi bướm. Đã lâu chúng tôi vẫn chờ Bộ Giáo dục gửi tới chiếc kính hiển vi họ từng hứa. Ông giáo giải thích rằng nhìn qua dụng cụ đó những vật thể bé tí tẹo, nhỏ tới độ gần như vô hình, sẽ được phóng to cho dễ xem.
Ông nói nhiều tới độ bọn trẻ con chúng tôi hình như đã nhìn thấy những vật thể nhỏ xíu ấy thật.
- Lưỡi bướm giống như vòi voi cuộn tròn. Nếu con bướm thích bông hoa nào đó, nó liền duỗi thẳng lưỡi, chích vào đài hoa hút mật. Khi các em thò ngón tay ướt vào lọ đường, các em liền cảm giác ngón tay mình chính là đầu lưỡi. Đúng không nào? Lưỡi bướm cũng như ngón tay của các em vậy.
Dạo đó chúng tôi đâm ra ghen tị với lũ bướm. Chúng sống sướng như tiên! Được mặc sức bay khắp cõi trời trong bộ cánh hội hè, bay chán lại đậu lên những luống hoa, hệt như người ta ghé quán ăn. Ở đấy, những thùng gỗ đầy tràn mật hoa đang chờ đợi chúng.
Tôi rất thích ông giáo dạy tôi. Ban đầu, cha mẹ tôi không dám tin chuyện đó. Chính xác hơn, ông bà không thể hiểu tại sao tôi lại có thể thích ông giáo. Từ hồi tôi học nói còn chưa sõi, người ta đã đem trường học ra để hù tôi:
- Mai mốt đi học, rồi mày sẽ biết!
Mới lên sáu tuổi tôi đã có biệt danh Chim Sẻ. Ở quê tôi trẻ con tuổi ấy đã phụ cha mẹ kiếm ăn. Nhưng cha tôi làm thợ may, ông không hề có đất đai hay gia súc. Ông lại không thích tôi quanh quẩn dưới chân trong xưởng may chật chội. Tôi nên tránh xa chỗ ông làm thì tốt hơn - cha tôi muốn vậy. Thế là ngày qua ngày tôi chạy rông khắp ngôi làng ven thị trấn Alameda. Bác hốt rác Cordeiro là người nghĩ ra biệt danh của tôi. Vừa cào lá khô rơi thành đống, bác vừa lầm bầm: “Chú mày giống hệt con se sẻ vậy”.
Hình như chưa khi nào trong đời tôi chạy nhiều như trong cái mùa hè trước khi lần đầu tới trường. Tôi chạy lồng lên như thằng điên, thỉnh thoảng lại vượt khỏi ranh giới thị trấn. Tôi chạy xa hơn nữa, phóng tầm mắt lên đỉnh núi Sinai và ao ước mọc đôi cánh để tôi có thể bay tới tận Buenos Aires. Nhưng rốt cục tôi vẫn chưa một lần đến được đỉnh núi thần kỳ đó.
- Mai mốt đi học, rồi mày sẽ biết!
Nếu cha tôi muốn dọa tôi thì ông đã thành công quá mức. Suốt đêm trước ngày đầu tiên đi học tôi không nhắm mắt nổi. Tôi nằm co quắp trên đống chăn nệm, lắng nghe tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo tường vẳng lại từ gian phòng khách với nỗi buồn của kẻ tử tội. Và rồi ngày đầu tôi đi học - một ngày đầy ánh sáng trắng bạch tang tóc như chiếc tạp dề của bác hàng thịt - đã tới. Nếu tôi khai với cha mẹ rằng tôi ngã bệnh thì quả tôi đã không hề nói dối.
Nỗi khiếp sợ, giống như con chuột, gặm nhấm bên trong cơ thể tôi. Và tôi đã tè ra quần, không phải ở nhà mà ở trường. Sau ngần ấy năm nhưng tôi vẫn nhớ cảm giác ướt át và nóng hổi của dòng nước chảy dọc hai ống chân. Lúc đó, tôi ngồi sau chiếc bàn học cuối lớp, gục mặt xuống và cố nín thở, hi vọng không ai nhận ra sự có mặt của tôi cho tới khi tôi thoát khỏi nơi này đến với tự do và mặc sức chạy rông trên mảnh đất Alameda.
- Nào, mời trò đứng lên.
Thế là chẳng chạy đâu cho thoát khỏi số phận. Tôi ngước mắt lên và dù cho toàn thân đang chết cứng vì sợ hãi, may thay tôi vẫn còn hiểu được rằng lệnh vừa ban ra nhắm vào tôi. Ông giáo - trông xấu xí thậm tệ, hệt như con bù nhìn gác vườn rau - cầm cây thước chỉ vào tôi.
- Tên trò là gì?
- Chim Sẻ.
Cả lớp cười khúc khích, còn tôi như bị ngọn roi quất vào mặt.
- Chim Sẻ?
Tôi đã quên ráo mọi thứ, kể cả tên của chính mình. Tôi là gì trước đây đều đã bay sạch khỏi đầu tôi. Cha mẹ tôi biến thành hai mảng mây lờ mờ trong trí nhớ của tôi và hình như chúng cũng đang tan vỡ. Tôi nhìn ra cửa sổ, cố dùng ánh mắt tuyệt vọng tìm lại những xóm nhỏ của Alameda.
Đúng lúc đó tôi tè ra quần.
Khi bọn con trai phát hiện sự cố với tôi, tiếng khúc khích to hơn và trong đó tôi nghe thấy tiếng rít gió của ngọn roi.
Tôi bỏ chạy. Tôi lao đi như thể lưng tôi đã mọc ra đôi cánh. Tôi chạy, chạy bán sống bán chết, giống như bị ma đuổi trong mộng. Tôi tin là ông giáo đang dí theo tôi. Tôi cảm thấy hơi thở của ông ta sau gáy tôi, tôi cảm thấy hơi thở của lũ con trai cùng lớp - như bầy chó săn đang bám theo con cáo. Nhưng khi chạy đến sân khấu ngoài trời dành cho các ban nhạc rong biểu diễn mỗi khi họp chợ, tôi ngoảnh cổ lại và chợt hiểu sau lưng không có ai hết. Chỉ có mình tôi với nỗi sợ hãi thấm đẫm mồ hôi và nước tiểu. Sân khấu vắng tanh. Có lẽ không ai xung quanh chú ý đến tôi, dù chỉ một mảy may, thế nhưng tôi có cảm giác là người ta giả vờ, còn thực tế là hàng chục con mắt từ sau những ô cửa sổ đang theo dõi tôi và những cái lưỡi ác độc sẽ hối hả tố cáo chuyện xấu hổ này với cha mẹ tôi.
Hai chân tôi đang tự chọn đường đi. Chúng rảo bước quả quyết hơn bao giờ hết về hướng rặng núi Sinai. Lần này tôi chắc chắn phải tới được Coruna và bí mật trốn xuống tàu vượt biển qua Buenos Aires.
Trên rặng Sinai không thể nhìn thấy biển, chỉ thấy những đỉnh núi cao hơn, vách đá của chúng giống những ngọn tháp quanh các pháo đài bất khả xâm phạm. Bây giờ nhớ lại kỳ tích của mình, tôi vừa ngạc nhiên vừa nuối tiếc. Dưới bầu trời sao đêm chi chít, tôi ngồi chễm chệ trên một phiến đá to bên sườn ngọn núi cao nhất, như thể một ông vua ngự trên ngai vàng. Tít mãi phía dưới xa thấp thoáng ánh lửa. Đấy là người lớn đang đi tìm tôi. Trong đêm tối tiếng gọi tên tôi bay lập lờ trên nền tiếng chó tru từng hồi. Nhưng tôi bất cần. Tôi dường như đã bước qua ranh giới của sợ hãi. Vì thế tôi không khóc cũng không chống cự khi cái bóng khổng lồ của Cordeiro bất ngờ mọc lên cạnh tôi. Ông trùm áo khoác của ông lên người tôi và nắm lấy tay tôi.
- Yên nào, Chim Sẻ, chuyện đã qua rồi.
Đêm đó, như một đứa con ngoan ngoãn, tôi rúc sát vào lòng mẹ ngủ ngon lành. Không ai mắng mỏ tôi cả. Cha tôi ngồi rất lâu trong bếp hút thuốc, ông chống hai tay lên mặt bàn trải tấm vải sơn, con ốc biển dùng làm chiếc gạt tàn đầy mẩu thuốc cháy dở. Ông từng ngồi hệt như vậy khi bà nội tôi qua đời.
Tôi có cảm tưởng là cả đêm mẹ không hề buông tay tôi. Sáng hôm sau, bà xốc nách lôi tôi như lôi một bó củi tới trường. Và chỉ lúc đó, khi đã bình tĩnh lại, tôi mới ngắm kỹ ông giáo. Mặt ông giống con cóc.
Con cóc mỉm cười. Còn ông giáo vỗ nhẹ má tôi.
- Ta thích cái tên Chim Sẻ của cậu.
Nghe ông giáo nói vậy, một cảm giác cay cay ứa trong miệng tôi. Nhưng điều bất ngờ nhất xảy ra ngay sau đó: trong sự yên lặng khó ngờ của lớp học, ông giáo nắm tay dắt tôi tới bàn học và ấn tôi ngồi xuống ghế. Đứng ngay cạnh tôi ông nói với cả lớp:
- Chúng ta có bạn mới. Đây là niềm vui lớn. Nào, chúng ta vỗ tay chào mừng bạn ấy.
Tôi lo sợ sẽ lại làm ướt quần nhưng may thay chỉ có mắt tôi ướt nhem.
- Tuyệt. Bây giờ chúng ta đọc thơ. Đến lượt ai? Romualdo? Mời trò Romualdo bước lên. Trò nhớ kỹ nhé: đừng vội, cứ đọc thong thả và to giọng.
Romualdo mặc chiếc quần ngắn cũn cỡn nên trông nó rất buồn cười.
- Chiều đông u ám và lạnh lẽo...
Tôi biết rõ Romualdo. Như mọi cậu bé khác xuất thân từ vùng Altamira, suốt đời nó sẽ phải đi nhặt quả thông. Nhưng giờ đây nó đang đằng hắng như một ông già nghiện thuốc lá trước khi cất giọng hay chưa từng thấy - có thể nhầm là giọng đó phát ra từ một máy thu thanh đang phát chương trình của Manolo Suares, một indiano của xứ Montevideo.
Chiều đông u ám và lạnh lẽo
Lũ học trò ngồi sau những dãy bàn
Mưa rơi tí tách ngoài cửa sổ
Giờ học đang trôi. Trên bức tranh
Cain đang chạy bên xác Abel
Vệt máu đó...
- Rất tốt, Romualdo. Theo ý trò, nên hiểu “Mưa rơi tí tách” ra sao?
- Thưa thầy Grigorio, nghĩa là đừng mong được mùa, nếu mưa rơi kiểu đó.
° ° °
- Ở trường con vẫn cầu nguyện đấy chứ? - mẹ tôi hỏi trong lúc bà ủi món đồ cha tôi vừa kịp may xong trong ngày.
- Hẳn rồi - tôi đáp chắc như đinh đóng cột - bọn con còn đọc sách viết về Cain và Abel nữa ấy chứ.
- Thế mà người ta đồn ông giáo mới là kẻ vô thần.
- Kẻ vô thần là sao, mẹ?
- Là không chịu tin Chúa - mẹ tôi lộ vẻ bất bình và bà đè mạnh chiếc bàn ủi dọc theo lằn xếp trên ống quần.
- Thế còn quỉ sứ? Quỉ sứ có thật hả mẹ?
- Cố nhiên là thế.
Nắp vung đậy chiếc nồi trên bếp nhảy múa tưng tưng. Từ miệng nồi trông giống mõm con quái vật đang sùi bọt mép, hơi nước bốc lên cuồn cuộn. Một con bướm đêm bay chập choạng dưới trần nhà quanh chiếc đèn móc vào sợi dây thép xoắn. Thường thì mẹ tôi vẫn càu nhàu mỗi khi bà phải ủi đồ. Mặt bà căng ra khi ủi đường khâu của chiếc quần. Nhưng hôm nay giọng mẹ tôi dịu dàng, hơi buồn, như thể bà đang bảo ban cho một kẻ ít học.
- Quỉ sứ cũng từng là thiên thần, hiềm nỗi về sau lại trở chứng.
Con bướm đụng vào chiếc đèn làm nó lúc lắc và những cái bóng trong phòng cũng nhảy nhót theo.
- Hôm nay ông giáo giảng rằng bướm cũng có lưỡi. Nó mảnh, dài và cuộn lại
hư cái lò xo đồng hồ. Khi nào ở Madrid người ta gửi cái máy tới, ông ấy sẽ chỉ cho bọn con xem lưỡi bướm. Thật không, mẹ? Bướm cũng có lưỡi à?
- Ông giáo đã nói vậy nghĩa là có thật. Trên đời này vô khối chuyện khó tin nhưng lại có thật. Thế con đã thích đi học chưa?
- Con thích lắm. Ông giáo không đánh ai cả. Ông giáo không đánh...
Ông giáo Grigorio không đánh ai cả, ngược lại cái miệng rộng như miệng cóc của ông luôn cười vui vẻ. Nếu trong giờ ra chơi có hai thằng con trai đánh nhau, ông kêu hai đứa lại, gọi chúng là “hai con cừu đực non”, buộc chúng bắt tay nhau trước khi chuyển chúng sang ngồi chung một bàn. Nhờ bị phạt lối đó nên tôi làm quen với Dombodan - một thằng cao to, vụng về nhưng hiền lành, về sau trở thành bạn nối khố của tôi. Rồi thêm một thằng nữa, thằng Eladio, có mụt ruồi mọc ngay trên má. Tôi muốn choảng nó một trận cho ra trò nhưng không dám, vì tôi sợ bị ông giáo ra lệnh bắt tay nó và sợ phải xa Dombodan. Cần phải nói thêm là ông giáo sẽ im lặng nếu ông muốn cho chúng tôi biết ông đang giận.
- Nếu các trò còn làm ầm ĩ thì ta đành im lặng vậy.
Ông bước đến bên cửa sổ, giả vờ ngó lên đỉnh núi Sinai. Sự im lặng kéo dài của ông khiến chúng tôi hoảng sợ đến tuyệt vọng. Chúng tôi cảm thấy bơ vơ đơn độc giống như bị bỏ rơi giữa một vương quốc xa lạ. Tôi chợt hiểu ra rằng sự im lặng của ông giáo là hình phạt đáng sợ nhất trên đời, bởi bất kỳ điều gì ông nói ra đều như những câu chuyện cổ tích tuyệt vời. Câu chuyện đó có thể bắt đầu từ lịch sử phát minh ra giấy viết, rồi nhảy cóc qua rừng nhiệt đới Amazon và quay trở về với lời giải thích cách cơ tim co thắt. Những câu chuyện mạch lạc, nối tiếp nhau và đầy ý nghĩa. Khi ông giáo tiến tới trước tấm bản đồ thế giới, cả lớp lặng đi, nôn nóng chờ đợi, giống như lúc màn ảnh trong rạp Rex nhấp nháy lóe sáng, bởi vì nhờ ông chúng tôi được nếm thử nỗi kinh hoàng của thổ dân châu Mỹ lần đầu tiên nghe tiếng súng hỏa mai. Nhờ ông giáo, chúng tôi như được cùng với Aníbal de Cartago cưỡi voi vượt qua rặng Alpes tuyết phủ tiến về Rome, dùng gậy và đá hộc đánh giáp lá cà với lính của Napoleon ở Ponte-Sampaio. Không chỉ đánh nhau, ở Incia chúng tôi đập búa trong các lò rèn biến những cục sắt thành liềm và lưỡi cày. Có mặt ở Provenza hay bên bờ biển Vigo, chúng tôi nghĩ ra những bản tình ca. Chúng tôi xây Cổng Tụng Ca, trồng khoai tây mà chúng tôi mang từ châu Mỹ về. Rồi sau đó vào thời “dịch khoai tây” , chúng tôi lại di cư sang châu Mỹ.
- Té ra người ta mang khoai tây từ tận châu Mỹ về, mẹ ạ - tôi hoan hỉ khoe như vậy trong bữa ăn tối, khi bà đặt đĩa xuống trước mặt tôi.
- Từ châu Mỹ? Thế mà cũng nói. Ở đây lúc nào không có khoai tây? - mẹ tôi phản đối bằng giọng không để cho ai cãi lại.
- Không đâu, mẹ. Ngày xưa tổ tiên chúng ta ăn hạt dẻ, chưa có khoai tây. Bắp cũng được mang từ châu Mỹ về.
Lần đầu tiên tôi nhận thức rành rọt rằng nhờ có ông giáo tôi biết thêm nhiều điều quan trọng về thế giới mà cha mẹ tôi không biết.
Những giờ học thú vị nhất là khi ông giáo giảng về lũ sâu bọ. Nào là nhện nước biết chế tạo tàu ngầm, kiến trồng nấm và chăn rệp để lấy sữa. Nào là ở Úc có loài chim dùng lá và nhựa cây làm ra sơn có nhiều màu dùng để trang trí tổ của chúng. Làm sao bạn quên được những chuyện ông kể? Có một giống chim tên là Tilonorrinco, con đực của loài này mỗi khi xây xong một chiếc tổ mới lại bỏ vào đó một bông hoa lan để chiêu dụ chim mái tới ở.
Tôi đâm ra mê mẩn với những giờ học và xung phong đi bắt côn trùng cho ông giáo, còn ông coi tôi là đứa học trò giỏi nhất lớp. Hễ có dịp, thường vào thứ bảy hay những ngày lễ, ông lại ghé rủ tôi đi dạo - những chuyến đi đối với tôi gần như là những cuộc thám hiểm. Chúng tôi lội dọc hai bờ sông ngập trong những vạt cỏ dại, sau đó chúng tôi vào rừng, leo lên đỉnh Sinai. Với tôi, mỗi cuộc dạo chơi là một chuỗi khám phá. Trở về nhà, thể nào chúng tôi cũng khuân theo kho báu: bọ ngựa, chuồn chuồn voi, bọ dừa, và lần nào cũng có một loài bướm mới, mặc dù bây giờ tôi chỉ còn nhớ được một loài mà ông giáo gọi tên nó là iris. Khi con iris đậu xuống mô đất hay đống phân bò, đôi cánh nó lấp lánh rất đẹp.
Trên đường về nhà, như hai người bạn già, chúng tôi cùng nhau hát váng lên. Qua ngày thứ hai, đến trường ông giáo nhắc tôi lôi kho báu ra:
- Nào, Chim Sẻ, bây giờ chúng ta sẽ nói chuyện một chút về mấy anh bạn mới.
Cha mẹ tôi coi sự ưu ái của ông dành cho tôi là một vinh dự lớn. Hễ chúng tôi đi dạo, thế nào mẹ tôi cũng chuẩn bị sẵn bữa lót dạ sáng cho hai thầy trò.
- Không dám, không dám. Tôi đã dùng bữa rồi - ông giáo từ chối.
Thế nhưng khi chúng tôi trở về, ông lại nói:
- Cảm ơn bà, bữa sáng ngon lắm.
- Có lẽ ông giáo cũng sống bữa nay lo bữa mai - mẹ tôi nhận xét.
- Ở nước ta chẳng có ông giáo nào được đối đãi xứng đáng - cha tôi hùng hồn tuyên bố - nhưng chính họ làm nên văn hóa của nền cộng hòa đấy.
- Ôi dào, cộng hòa với chả cộng hòa! Để rồi xem nền cộng hòa của các ông ra sao! Nó sẽ dẫn tất cả chúng ta tới đâu đây?
Cha tôi ủng hộ chế độ cộng hòa, mẹ tôi thì không. Nói cách khác, mẹ tôi thuộc số những phụ nữ chăm chỉ đi lễ mỗi ngày, còn những người cộng hòa như cha tôi nổi tiếng là kẻ thù của giáo hội. Khi có mặt tôi, cha mẹ tránh không cãi nhau về chuyện này nhưng dù sao ít nhiều ý kiến của họ cũng lọt vào tai tôi.
Một lần, khi ông giáo ghé nhà rủ tôi đi bắt bướm, cha tôi xin ông cho phép đo ni để may áo khoác.
- May áo khoác à?
- Vâng, thưa ông giáo. Xin ông chớ giận. Tôi rất muốn làm điều gì đó cho ông vui. Cũng là để cảm ơn ông. Tôi lại chỉ biết may vá chứ đâu biết làm gì khác.
Ông giáo chớp mắt bối rối.
- Đấy là nghề của tôi - cha tôi cười, nói thêm.
- Nghề nào tôi cũng kính trọng cả, ông ạ - ông giáo đáp sau thoáng im lặng.
Suốt cả năm trời ông giáo mặc chiếc áo khoác ngoài cha tôi may. Ông đã mặc chính chiếc áo đó vào cái ngày tháng sáu năm 1936, khi tôi trông thấy ông trên đường tới hội đồng thành phố.
- Sao rồi, Chim Sẻ. Năm nay thầy trò mình chắc chắn sẽ được chiêm ngưỡng lưỡi bướm nhỉ.
Xung quanh đang xảy ra chuyện gì đó bất thường. Ai nấy đều tỏ vẻ vội vã nhưng kỳ thực chẳng ai nhúc nhích khỏi chỗ của mình. Những người đang nhìn về phía trước, đột nhiên quay lưng đi ngược trở lại. Những người đang ngó sang phải, lại bất ngờ rẽ trái. Bác hốt rác Cordeiro làm một việc tôi chưa từng thấy bao giờ: bác chịu khó ngồi lặng trên ghế, mà lại là ghế trước sân khấu hòa nhạc. Bác nhìn lên trời, khum bàn tay che mắt cho khỏi chói. Thông thường, bác Cordeiro nhìn trời kiểu đó và nếu như lũ chim im bặt thì có nghĩa là trời sắp nổi cơn dông.
Tôi nghe tiếng vọng bình bịch đơn độc của một chiếc môtô. Rồi nó xuất hiện, do một người vệ binh cầm lái, một cây cờ cắm vào yên xe sau lưng. Gã chạy xe ngang tòa thị chính, quăng ánh mắt sắc lạnh lướt trùm lên đám đông tụ tập dưới mái hiên của tòa nhà đang lo lắng thì thầm với nhau. Hắn thét: “Tây Ban Nha muôn năm!” và rồ máy chạy tuốt, bỏ lại sau đuôi một làn khói đen và tiếng ì ầm.
Các bà mẹ vội vã réo gọi con về. Cả nhà tôi ủ rũ như lúc bà nội tôi qua đời. Cha tôi ngồi trước cái gạt tàn đầy ụ mẩu thuốc, mẹ tôi vừa chùi nước mắt vừa loay hoay làm những việc vô nghĩa: bà mở vòi nước rửa chồng đĩa đã sạch bóng và cất đống đĩa dơ vào tủ chén.
Có ai đó gõ cửa. Cha mẹ tôi nín thở dõi theo vòng quay của quả đấm. Té ra bà hàng xóm Amelia. Bà ta đang đi ở cho gia đình Suares.
- Đang xảy chuyện gì vậy hả? Ở Coruna người ta thiết quân luật, rồi lại bắn cả vào dinh tỉnh trưởng nữa.
- Xin Chúa cứu giúp chúng con - mẹ tôi làm dấu thánh giá.
- Còn ở đây - hạ giọng thì thào như thể sợ vách tường có lỗ tai, Amelia nói tiếp - nghe đồn ngài thị trưởng triệu cảnh sát trưởng tới nhưng ông này cáo bệnh để khỏi phải có mặt.
Ngày hôm sau, cha mẹ không cho phép tôi ra khỏi cửa. Nhìn qua cửa sổ tôi thấy hết thảy người đi đường đều lặng lẽ như những cái bóng, làm như mùa đông bất ngờ sụp xuống và những cơn gió lạnh đã đuổi sạch lũ chim sẻ của Alameda - giống như thổi những chiếc lá khô - đi đâu mất.
Binh lính được điều từ thủ đô tới đã chiếm tòa thị chính. Mẹ tôi đi lễ nhà thờ nhưng mới được một lát thì trở về, miệng câm lặng, mặt trắng bệch. Chỉ trong nửa giờ dường như bà đã già thêm vài tuổi.
- Ramon, có chuyện chẳng lành rồi - mẹ tôi sụt sùi nói với cha tôi.
Cha tôi cũng già đi trông thấy. Tệ hơn, ông dường như đã đánh mất nốt chút ý chí cuối cùng. Ông ngồi bất động, lưng còng, lọt thỏm trong chiếc ghế bành, không chịu hé miệng nói năng mà cũng chẳng chịu ăn.
- Mau đốt sạch những thứ gây nguy hiểm cho ông đi, Ramon. Báo, tạp chí, sách. Đốt tất.
Trong những ngày ấy, mẹ tôi nhảy lên làm bà chủ nhà. Một buổi sáng bà ra lệnh cho cha tôi ăn mặc tươm tất và dẫn ông đi lễ nhà thờ. Trở về tới nhà, mẹ tôi nói:
- Nghe này, Moncho. Bây giờ đi với mẹ lên Alameda.
Bà lôi bộ đồ mà tôi chỉ được mặc vào dịp lễ ra, tự tay thắt nơ cổ cho tôi và dặn dò nghiêm khắc:
- Nhớ cho kỹ, Moncho. Cha con không phải là người cộng hòa, chưa từng là bạn của thị trưởng. Cha không khi nào báng bổ linh mục. Còn một chuyện quan trọng nữa, Moncho, cha con không hề tặng áo cho ông giáo Grigorio.
- Nhưng cha có tặng...
- Không, Moncho. Không tặng. Hiểu chưa? Không tặng!
- Vâng. Không tặng.
Rất nhiều người tụ tập ở Alameda, tất cả đều diện những bộ cánh ngày lễ. Có cả dân từ các xóm núi đổ xuống: đàn bà con gái mặc đồ đen, các lão nông khoác áo chẽn, đội nón vành rộng. Lũ trẻ con vừa sợ hãi vừa thích thú đeo bám đám đàn ông áo chàm, súng ngắn xệ bên hông. Hai hàng lính đứng rải từ chân tam cấp dẫn lên tòa thị chính ra tới mấy chiếc xe tải đóng song sắt mà người ta thường dùng chở súc vật đến hội chợ phiên. Nhưng hôm nay ở Alameda không hề có tiếng hò la vui vẻ của hội chợ, trái lại sự tĩnh lặng như dưới mồ đang ngự trị khắp nơi. Người ta không chào hỏi nhau, làm như chẳng hề quen biết. Ai nấy đều căng thẳng ngóng nhìn về mặt tiền tòa thị chính.
Một gã vệ binh thò đầu khỏi cánh cửa mở hé nhìn bao quát đám đông. Sau khi mở toang hai cánh cửa, hắn khoát tay ra hiệu. Từ trong vòm tối của tòa nhà, những người bị bắt bước ra. Họ bị trói tay, trói chân và bị xiềng dính với nhau. Một toán vệ binh đi áp giải họ. Có những người trong số họ tôi không biết tên nhưng đã nhiều lần thấy mặt. Này là ông thị trưởng, mấy người thủ lĩnh công đoàn, rồi thủ thư của câu lạc bộ văn chương “Tia sáng công nhân”, ca sĩ đơn ca của nhóm “Mặt trời và cuộc sống”, anh thợ đẽo đá có biệt danh Hercules, cả cha của Dombodan nữa... Người cuối cùng bị xiềng là ông giáo Grigorio của chúng tôi, lưng khòm, mặt mũi xấu xí như cóc.
Tiếng khẩu lệnh nhát gừng, tiếng thét chát chúa vang lên và bay tản khắp bầu trời Alameda giống như tiếng đại pháo. Dần dà, đám đông bắt đầu lặp lại những lời rủa xả đám vệ binh xổ vào mặt những người bị bắt:
- Đồ phản bội. Kẻ cướp Đỏ.
Chợt tôi nghe tiếng cha tôi thốt lên, bằng giọng the thé lạ tai:
- Đồ phản bội! - rồi tiếng của ông to hơn và to hơn nữa - Đồ kẻ cướp!
Cha tôi bứt khỏi tay mẹ tôi, sán tới sát hàng lính, cả người ông run rẩy vì giận dữ và phẫn nộ. Ông nhìn trừng trừng vào ông giáo:
- Kẻ giết người. Thằng vô chính phủ. Đồ ác độc chết tiệt.
Giờ lại tới lượt mẹ tôi cố xoa dịu cha tôi, bà giật áo ông, nhưng dường như cha tôi đã đánh mất lý trí:
- Đồ khốn kiếp. Đồ chó chết.
Chưa bao giờ tôi nghe thấy cha tôi gán cho người khác, thậm chí cả ông trọng tài đá banh mà cha tôi rất ghét, những từ xấu xa như thế. Ông thường dạy tôi:
- Mẹ của người ta đâu có lỗi mà lôi họ ra chửi, đúng không, Moncho? Con nhớ cho kỹ điều đó nhé.
Nhưng hiện thời cha tôi đã phát điên, ông quay lại và thúc giục tôi bằng ánh mắt đỏ ngầu những tia máu:
- Mày cũng la đi chứ, Moncho. Hét vào mặt nó!
Và khi những chiếc xe tải chở đám người bị bắt chuyển bánh, tôi đã có mặt trong số những đứa trẻ chạy đuổi theo xe để ném
như cái lò xo đồng hồ. Khi nào ở Madrid người ta gửi cái máy tới, ông ấy sẽ chỉ cho bọn con xem lưỡi bướm. Thật không, mẹ? Bướm cũng có lưỡi à?
- Ông giáo đã nói vậy nghĩa là có thật. Trên đời này vô khối chuyện khó tin nhưng lại có thật. Thế con đã thích đi học chưa?
- Con thích lắm. Ông giáo không đánh ai cả. Ông giáo không đánh...
Ông giáo Grigorio không đánh ai cả, ngược lại cái miệng rộng như miệng cóc của ông luôn cười vui vẻ. Nếu trong giờ ra chơi có hai thằng con trai đánh nhau, ông kêu hai đứa lại, gọi chúng là “hai con cừu đực non”, buộc chúng bắt tay nhau trước khi chuyển chúng sang ngồi chung một bàn. Nhờ bị phạt lối đó nên tôi làm quen với Dombodan - một thằng cao to, vụng về nhưng hiền lành, về sau trở thành bạn nối khố của tôi. Rồi thêm một thằng nữa, thằng Eladio, có mụt ruồi mọc ngay trên má. Tôi muốn choảng nó một trận cho ra trò nhưng không dám, vì tôi sợ bị ông giáo ra lệnh bắt tay nó và sợ phải xa Dombodan. Cần phải nói thêm là ông giáo sẽ im lặng nếu ông muốn cho chúng tôi biết ông đang giận.
- Nếu các trò còn làm ầm ĩ thì ta đành im lặng vậy.
Ông bước đến bên cửa sổ, giả vờ ngó lên đỉnh núi Sinai. Sự im lặng kéo dài của ông khiến chúng tôi hoảng sợ đến tuyệt vọng. Chúng tôi cảm thấy bơ vơ đơn độc giống như bị bỏ rơi giữa một vương quốc xa lạ. Tôi chợt hiểu ra rằng sự im lặng của ông giáo là hình phạt đáng sợ nhất trên đời, bởi bất kỳ điều gì ông nói ra đều như những câu chuyện cổ tích tuyệt vời. Câu chuyện đó có thể bắt đầu từ lịch sử phát minh ra giấy viết, rồi nhảy cóc qua rừng nhiệt đới Amazon và quay trở về với lời giải thích cách cơ tim co thắt. Những câu chuyện mạch lạc, nối tiếp nhau và đầy ý nghĩa. Khi ông giáo tiến tới trước tấm bản đồ thế giới, cả lớp lặng đi, nôn nóng chờ đợi, giống như lúc màn ảnh trong rạp Rex nhấp nháy lóe sáng, bởi vì nhờ ông chúng tôi được nếm thử nỗi kinh hoàng của thổ dân châu Mỹ lần đầu tiên nghe tiếng súng hỏa mai. Nhờ ông giáo, chúng tôi như được cùng với Aníbal de Cartago cưỡi voi vượt qua rặng Alpes tuyết phủ tiến về Rome, dùng gậy và đá hộc đánh giáp lá cà với lính của Napoleon ở Ponte-Sampaio. Không chỉ đánh nhau, ở Incia chúng tôi đập búa trong các lò rèn biến những cục sắt thành liềm và lưỡi cày. Có mặt ở Provenza hay bên bờ biển Vigo, chúng tôi nghĩ ra những bản tình ca. Chúng tôi xây Cổng Tụng Ca, trồng khoai tây mà chúng tôi mang từ châu Mỹ về. Rồi sau đó vào thời “dịch khoai tây” , chúng tôi lại di cư sang châu Mỹ.
- Té ra người ta mang khoai tây từ tận châu Mỹ về, mẹ ạ - tôi hoan hỉ khoe như vậy trong bữa ăn tối, khi bà đặt đĩa xuống trước mặt tôi.
- Từ châu Mỹ? Thế mà cũng nói. Ở đây lúc nào không có khoai tây? - mẹ tôi phản đối bằng giọng không để cho ai cãi lại.
- Không đâu, mẹ. Ngày xưa tổ tiên chúng ta ăn hạt dẻ, chưa có khoai tây. Bắp cũng được mang từ châu Mỹ về.
Lần đầu tiên tôi nhận thức rành rọt rằng nhờ có ông giáo tôi biết thêm nhiều điều quan trọng về thế giới mà cha mẹ tôi không biết.
Những giờ học thú vị nhất là khi ông giáo giảng về lũ sâu bọ. Nào là nhện nước biết chế tạo tàu ngầm, kiến trồng nấm và chăn rệp để lấy sữa. Nào là ở Úc có loài chim dùng lá và nhựa cây làm ra sơn có nhiều màu dùng để trang trí tổ của chúng. Làm sao bạn quên được những chuyện ông kể? Có một giống chim tên là Tilonorrinco, con đực của loài này mỗi khi xây xong một chiếc tổ mới lại bỏ vào đó một bông hoa lan để chiêu dụ chim mái tới ở.
Tôi đâm ra mê mẩn với những giờ học và xung phong đi bắt côn trùng cho ông giáo, còn ông coi tôi là đứa học trò giỏi nhất lớp. Hễ có dịp, thường vào thứ bảy hay những ngày lễ, ông lại ghé rủ tôi đi dạo - những chuyến đi đối với tôi gần như là những cuộc thám hiểm. Chúng tôi lội dọc hai bờ sông ngập trong những vạt cỏ dại, sau đó chúng tôi vào rừng, leo lên đỉnh Sinai. Với tôi, mỗi cuộc dạo chơi là một chuỗi khám phá. Trở về nhà, thể nào chúng tôi cũng khuân theo kho báu: bọ ngựa, chuồn chuồn voi, bọ dừa, và lần nào cũng có một loài bướm mới, mặc dù bây giờ tôi chỉ còn nhớ được một loài mà ông giáo gọi tên nó là iris. Khi con iris đậu xuống mô đất hay đống phân bò, đôi cánh nó lấp lánh rất đẹp.
Trên đường về nhà, như hai người bạn già, chúng tôi cùng nhau hát váng lên. Qua ngày thứ hai, đến trường ông giáo nhắc tôi lôi kho báu ra:
- Nào, Chim Sẻ, bây giờ chúng ta sẽ nói chuyện một chút về mấy anh bạn mới.
Cha mẹ tôi coi sự ưu ái của ông dành cho tôi là một vinh dự lớn. Hễ chúng tôi đi dạo, thế nào mẹ tôi cũng chuẩn bị sẵn bữa lót dạ sáng cho hai thầy trò.
- Không dám, không dám. Tôi đã dùng bữa rồi - ông giáo từ chối.
Thế nhưng khi chúng tôi trở về, ông lại nói:
- Cảm ơn bà, bữa sáng ngon lắm.
- Có lẽ ông giáo cũng sống bữa nay lo bữa mai - mẹ tôi nhận xét.
- Ở nước ta chẳng có ông giáo nào được đối đãi xứng đáng - cha tôi hùng hồn tuyên bố - nhưng chính họ làm nên văn hóa của nền cộng hòa đấy.
- Ôi dào, cộng hòa với chả cộng hòa! Để rồi xem nền cộng hòa của các ông ra sao! Nó sẽ dẫn tất cả chúng ta tới đâu đây?
Cha tôi ủng hộ chế độ cộng hòa, mẹ tôi thì không. Nói cách khác, mẹ tôi thuộc số những phụ nữ chăm chỉ đi lễ mỗi ngày, còn những người cộng hòa như cha tôi nổi tiếng là kẻ thù của giáo hội. Khi có mặt tôi, cha mẹ tránh không cãi nhau về chuyện này nhưng dù sao ít nhiều ý kiến của họ cũng lọt vào tai tôi.
Một lần, khi ông giáo ghé nhà rủ tôi đi bắt bướm, cha tôi xin ông cho phép đo ni để may áo khoác.
- May áo khoác à?
- Vâng, thưa ông giáo. Xin ông chớ giận. Tôi rất muốn làm điều gì đó cho ông vui. Cũng là để cảm ơn ông. Tôi lại chỉ biết may vá chứ đâu biết làm gì khác.
Ông giáo chớp mắt bối rối.
- Đấy là nghề của tôi - cha tôi cười, nói thêm.
- Nghề nào tôi cũng kính trọng cả, ông ạ - ông giáo đáp sau thoáng im lặng.
Suốt cả năm trời ông giáo mặc chiếc áo khoác ngoài cha tôi may. Ông đã mặc chính chiếc áo đó vào cái ngày tháng sáu năm 1936, khi tôi trông thấy ông trên đường tới hội đồng thành phố.
- Sao rồi, Chim Sẻ. Năm nay thầy trò mình chắc chắn sẽ được chiêm ngưỡng lưỡi bướm nhỉ.
Xung quanh đang xảy ra chuyện gì đó bất thường. Ai nấy đều tỏ vẻ vội vã nhưng kỳ thực chẳng ai nhúc nhích khỏi chỗ của mình. Những người đang nhìn về phía trước, đột nhiên quay lưng đi ngược trở lại. Những người đang ngó sang phải, lại bất ngờ rẽ trái. Bác hốt rác Cordeiro làm một việc tôi chưa từng thấy bao giờ: bác chịu khó ngồi lặng trên ghế, mà lại là ghế trước sân khấu hòa nhạc. Bác nhìn lên trời, khum bàn tay che mắt cho khỏi chói. Thông thường, bác Cordeiro nhìn trời kiểu đó và nếu như lũ chim im bặt thì có nghĩa là trời sắp nổi cơn dông.
Tôi nghe tiếng vọng bình bịch đơn độc của một chiếc môtô. Rồi nó xuất hiện, do một người vệ binh cầm lái, một cây cờ cắm vào yên xe sau lưng. Gã chạy xe ngang tòa thị chính, quăng ánh mắt sắc lạnh lướt trùm lên đám đông tụ tập dưới mái hiên của tòa nhà đang lo lắng thì thầm với nhau. Hắn thét: “Tây Ban Nha muôn năm!” và rồ máy chạy tuốt, bỏ lại sau đuôi một làn khói đen và tiếng ì ầm.
Các bà mẹ vội vã réo gọi con về. Cả nhà tôi ủ rũ như lúc bà nội tôi qua đời. Cha tôi ngồi trước cái gạt tàn đầy ụ mẩu thuốc, mẹ tôi vừa chùi nước mắt vừa loay hoay làm những việc vô nghĩa: bà mở vòi nước rửa chồng đĩa đã sạch bóng và cất đống đĩa dơ vào tủ chén.
Có ai đó gõ cửa. Cha mẹ tôi nín thở dõi theo vòng quay của quả đấm. Té ra bà hàng xóm Amelia. Bà ta đang đi ở cho gia đình Suares.
- Đang xảy chuyện gì vậy hả? Ở Coruna người ta thiết quân luật, rồi lại bắn cả vào dinh tỉnh trưởng nữa.
- Xin Chúa cứu giúp chúng con - mẹ tôi làm dấu thánh giá.
- Còn ở đây - hạ giọng thì thào như thể sợ vách tường có lỗ tai, Amelia nói tiếp - nghe đồn ngài thị trưởng triệu cảnh sát trưởng tới nhưng ông này cáo bệnh để khỏi phải có mặt.
Ngày hôm sau, cha mẹ không cho phép tôi ra khỏi cửa. Nhìn qua cửa sổ tôi thấy hết thảy người đi đường đều lặng lẽ như những cái bóng, làm như mùa đông bất ngờ sụp xuống và những cơn gió lạnh đã đuổi sạch lũ chim sẻ của Alameda - giống như thổi những chiếc lá khô - đi đâu mất.
Binh lính được điều từ thủ đô tới đã chiếm tòa thị chính. Mẹ tôi đi lễ nhà thờ nhưng mới được một lát thì trở về, miệng câm lặng, mặt trắng bệch. Chỉ trong nửa giờ dường như bà đã già thêm vài tuổi.
- Ramon, có chuyện chẳng lành rồi - mẹ tôi sụt sùi nói với cha tôi.
Cha tôi cũng già đi trông thấy. Tệ hơn, ông dường như đã đánh mất nốt chút ý chí cuối cùng. Ông ngồi bất động, lưng còng, lọt thỏm trong chiếc ghế bành, không chịu hé miệng nói năng mà cũng chẳng chịu ăn.
- Mau đốt sạch những thứ gây nguy hiểm cho ông đi, Ramon. Báo, tạp chí, sách. Đốt tất.
Trong những ngày ấy, mẹ tôi nhảy lên làm bà chủ nhà. Một buổi sáng bà ra lệnh cho cha tôi ăn mặc tươm tất và dẫn ông đi lễ nhà thờ. Trở về tới nhà, mẹ tôi nói:
- Nghe này, Moncho. Bây giờ đi với mẹ lên Alameda.
Bà lôi bộ đồ mà tôi chỉ được mặc vào dịp lễ ra, tự tay thắt nơ cổ cho tôi và dặn dò nghiêm khắc:
- Nhớ cho kỹ, Moncho. Cha con không phải là người cộng hòa, chưa từng là bạn của thị trưởng. Cha không khi nào báng bổ linh mục. Còn một chuyện quan trọng nữa, Moncho, cha con không hề tặng áo cho ông giáo Grigorio.
- Nhưng cha có tặng...
- Không, Moncho. Không tặng. Hiểu chưa? Không tặng!
- Vâng. Không tặng.
Rất nhiều người tụ tập ở Alameda, tất cả đều diện những bộ cánh ngày lễ. Có cả dân từ các xóm núi đổ xuống: đàn bà con gái mặc đồ đen, các lão nông khoác áo chẽn, đội nón vành rộng. Lũ trẻ con vừa sợ hãi vừa thích thú đeo bám đám đàn ông áo chàm, súng ngắn xệ bên hông. Hai hàng lính đứng rải từ chân tam cấp dẫn lên tòa thị chính ra tới mấy chiếc xe tải đóng song sắt mà người ta thường dùng chở súc vật đến hội chợ phiên. Nhưng hôm nay ở Alameda không hề có tiếng hò la vui vẻ của hội chợ, trái lại sự tĩnh lặng như dưới mồ đang ngự trị khắp nơi. Người ta không chào hỏi nhau, làm như chẳng hề quen biết. Ai nấy đều căng thẳng ngóng nhìn về mặt tiền tòa thị chính.
Một gã vệ binh thò đầu khỏi cánh cửa mở hé nhìn bao quát đám đông. Sau khi mở toang hai cánh cửa, hắn khoát tay ra hiệu. Từ trong vòm tối của tòa nhà, những người bị bắt bước ra. Họ bị trói tay, trói chân và bị xiềng dính với nhau. Một toán vệ binh đi áp giải họ. Có những người trong số họ tôi không biết tên nhưng đã nhiều lần thấy mặt. Này là ông thị trưởng, mấy người thủ lĩnh công đoàn, rồi thủ thư của câu lạc bộ văn chương “Tia sáng công nhân”, ca sĩ đơn ca của nhóm “Mặt trời và cuộc sống”, anh thợ đẽo đá có biệt danh Hercules, cả cha của Dombodan nữa... Người cuối cùng bị xiềng là ông giáo Grigorio của chúng tôi, lưng khòm, mặt mũi xấu xí như cóc.
Tiếng khẩu lệnh nhát gừng, tiếng thét chát chúa vang lên và bay tản khắp bầu trời Alameda giống như tiếng đại pháo. Dần dà, đám đông bắt đầu lặp lại những lời rủa xả đám vệ binh xổ vào mặt những người bị bắt:
- Đồ phản bội. Kẻ cướp Đỏ.
Chợt tôi nghe tiếng cha tôi thốt lên, bằng giọng the thé lạ tai:
- Đồ phản bội! - rồi tiếng của ông to hơn và to hơn nữa - Đồ kẻ cướp!
Cha tôi bứt khỏi tay mẹ tôi, sán tới sát hàng lính, cả người ông run rẩy vì giận dữ và phẫn nộ. Ông nhìn trừng trừng vào ông giáo:
- Kẻ giết người. Thằng vô chính phủ. Đồ ác độc chết tiệt.
Giờ lại tới lượt mẹ tôi cố xoa dịu cha tôi, bà giật áo ông, nhưng dường như cha tôi đã đánh mất lý trí:
- Đồ khốn kiếp. Đồ chó chết.
Chưa bao giờ tôi nghe thấy cha tôi gán cho người khác, thậm chí cả ông trọng tài đá banh mà cha tôi rất ghét, những từ xấu xa như thế. Ông thường dạy tôi:
- Mẹ của người ta đâu có lỗi mà lôi họ ra chửi, đúng không, Moncho? Con nhớ cho kỹ điều đó nhé.
Nhưng hiện thời cha tôi đã phát điên, ông quay lại và thúc giục tôi bằng ánh mắt đỏ ngầu những tia máu:
- Mày cũng la đi chứ, Moncho. Hét vào mặt nó!
Và khi những chiếc xe tải chở đám người bị bắt chuyển bánh, tôi đã có mặt trong số những đứa trẻ chạy đuổi theo xe để ném
Đồ khốn kiếp. Đồ chó chết.
Chưa bao giờ tôi nghe thấy cha tôi gán cho người khác, thậm chí cả ông trọng tài đá banh mà cha tôi rất ghét, những từ xấu xa như thế. Ông thường dạy tôi:
- Mẹ của người ta đâu có lỗi mà lôi họ ra chửi, đúng không, Moncho? Con nhớ cho kỹ điều đó nhé.
Nhưng hiện thời cha tôi đã phát điên, ông quay lại và thúc giục tôi bằng ánh mắt đỏ ngầu những tia máu:
- Mày cũng la đi chứ, Moncho. Hét vào mặt nó!
Và khi những chiếc xe tải chở đám người bị bắt chuyển bánh, tôi đã có mặt trong số những đứa trẻ chạy đuổi theo xe để ném đá. Tôi cố tìm bằng mắt cho ra gương mặt của ông giáo để hét to “Đồ phản bội, đồ kẻ cướp”, nhưng đoàn xe tải đã biến mất sau đám bụi ở phía xa. Còn lại mình tôi đứng giữa đường, hai tay nắm chặt, ngạt thở vì giận dữ và bất lực, miệng thì thầm:
- Cóc! Tilonorrinco! Iris! g
Quang Toàn dịch theo bản tiếng Nga trên tạp chí Văn Học Nước Ngoài số 11-2003. Có đối chiếu với bản dịch tiếng Anh The butterfly’s tongue của Jonathan Dunne (từ Vermeer’s Milkmaid and other stories, Manuel Rivas, - Đồ khốn kiếp. Đồ chó chết.
Chưa bao giờ tôi nghe thấy cha tôi gán cho người khác, thậm chí cả ông trọng tài đá banh mà cha tôi rất ghét, những từ xấu xa như thế. Ông thường dạy tôi:
- Mẹ của người ta đâu có lỗi mà lôi họ ra chửi, đúng không, Moncho? Con nhớ cho kỹ điều đó nhé.
Nhưng hiện thời cha tôi đã phát điên, ông quay lại và thúc giục tôi bằng ánh mắt đỏ ngầu những tia máu:
- Mày cũng la đi chứ, Moncho. Hét vào mặt nó!
Và khi những chiếc xe tải chở đám người bị bắt chuyển bánh, tôi đã có mặt trong số những đứa trẻ chạy đuổi theo xe để ném đá. Tôi cố tìm bằng mắt cho ra gương mặt của ông giáo để hét to “Đồ phản bội, đồ kẻ cướp”, nhưng đoàn xe tải đã biến mất sau đám bụi ở phía xa. Còn lại mình tôi đứng giữa đường, hai tay nắm chặt, ngạt thở vì giận dữ và bất lực, miệng thì thầm:
- Cóc! Tilonorrinco! Iris!
Kết Thúc (END) |
|
|