Sáng, lán khoa Ngoại vừa ăn điểm tâm xong, thương binh đang chuẩn bị ván bài “tiến lên” thì y tá Nhung thò đầu vào cửa, giọng trung tính:
- Sáng ni eng mổ.
- Đầu hay chân?
- Trôốc. Hì hì.
- Sao không báo từ tối qua?
- Báo để eng không ngủ được à. Tí nữa út tới đắc eng đi.
Ôi, Nhung! Xinh xắn, dễ thương đến cả giọng nói và ngôn từ tiếng địa phương. Cả lán nhìn Hưng nửa mừng nửa ái ngại. Mừng vì chấm dứt những ngày chờ đợi căng thẳng. Ái ngại vì cái chuyện “lên đĩa” bổ sọ không đơn giản, phần trăm sống sót cũng 50/50. Phim chụp còn lưu mảnh trong hộp sọ, thấu não hay không thì một hai tấm phim cũng chẳng nói được, chỉ thấy “vết chột trán trái” thì tay phải chân phải có hơi yếu đi nhưng cũng chưa đến nỗi “bán thân bất toại”. Hôm nay mổ, khắc biết. Hưng còn bị mấy vết thương nữa vào phần mềm ở chân đã kín miệng nhưng mảnh đạn chưa lấy ra. Anh thay quần áo lính, bộ quân phục thấm máu, thủng mấy lỗ đã được chị em y tá mạng lại, nhỡ có hy sinh trên bàn mổ cũng phải cho hoành tráng một chút. Nhung kêu:
- Ai cho eng mặc quân phục? Đổi lại quần áo viện đi!
Hưng cun cút nghe lời, cun cút đi theo Nhung cắt qua một nương ngô để đến phòng mổ. Lúc nãy, định nói vài ba câu từ biệt cho có vẻ lâm li bản lề như kiểu “Kinh Kha qua sông Dịch thủy”, nhưng nhìn chúng nó chúi mũi vào ván bài, nên thôi. Chỉ có lão “Thẩm áp xe” ngẩng lên nháy mắt với Hưng. Toàn những thằng mất dạy, coi chuyện sinh tử không bằng ván bài tiến lên. Nhung bắt đầu xoa bánh xà phòng 72% lên vùng tóc trước trán rồi cạo sạch cả lông tơ lẫn tóc, gượng nhẹ khi con dao lướt qua chỗ “vết chột”. Cô dùng cồn lau qua một lượt, lấy bông kỳ cọ cho thực sạch, lại xoa một lượt cồn 90 độ nữa. Dễ chịu quá. Hưng lim dim mắt những muốn nắm lấy bàn tay nhỏ ấy. Hai mươi mốt tuổi, hai năm đại học hai năm quân ngũ, một chiến dịch dài, chưa có cơ hội cầm nắm tay ai. Mà có cơ hội chăng cũng… nỏ dám. Hưng giật mình, hình như mình bắt đầu lai tiếng khu bốn. Ôi, mà Nhung đang làm gì thế này? Cô đang trói… Cuộn băng quấn nhiều vòng thít chặt hai chân Hưng vào bàn mổ. Hưng cười, trói làm gì? Tôi không cắn đâu! Lại nghĩ, trói cũng tốt, nhỡ trong cơn mê mình có vùng vẫy chăng?! Cứ phải đảm bảo cho chắc. Nhung mở một cuộn băng khác tiếp tục trói chặt hai tay. Thêm một cuộn băng nữa vòng nhiều lần qua cổ, níu xuống. Một nữ y tá cắm kim xiên xiên vào vùng trán. Thuốc nước chảy tràn mặt. Bác sĩ cầm dao mổ, hỏi:
- Xong chưa?
- Xong!
Hưng nhắm mắt để chìm vào cơn mê. Bất chợt Nhung túm chặt mái tóc anh ghì mạnh xuống. Tiếp đó là một cơn đau như xé thịt xiết ngang trán. Hưng thét:
- Khoan, tôi chưa mê! Chưa mê!
Không ai trả lời. Thêm một nhát rạch bỏng như có dùi lửa từ chân tóc kéo xuống. Hưng vùng mạnh bỗng cảm thấy tất cả các vòng dây đều xiết chặt. Hai bàn tay Nhung như hai gọng kìm thép ghì chặt mớ tóc dài của Hưng… Mẹ ơi, thảo nào tuần trước hộ lý cảnh báo không được cắt tóc. Bất giác Hưng hiểu ngay tình huống: Không hề có thuốc mê. Thứ chảy tràn trên mặt là Novocain đã không thể thấm vào da vào xương để giảm đau. Không ai động viên cậu lấy một tiếng. Im lặng đến tàn nhẫn. Chỉ có cơn đau khủng khiếp trên đầu là báo cho biết Hưng còn sống. Có tiếng của bác sĩ: - Khoan! Rồi có tiếng ro ro như ngày xưa ông thợ mộc khoan một cái lỗ trên tấm ván. Để cho đỡ đau thì chỉ có cách nhắm nghiền mắt và ưỡn người vùng vẫy trong tuyệt vọng. Khốn nạn nhất là không hiểu sao anh không ngất đi. Từng lúc từng lúc Hưng cảm nhận được toàn bộ sự hành hạ thể xác. Đau chết đi được. Mãi rồi cũng đến lúc người ta khâu lại. Kể cả cái đau qua từng mũi khâu cũng thật rõ rệt. Khốn kiếp! Nhung không hề báo trước để dự liệu. Cứ thế là lôi lên bàn mổ, tra tấn. Tấm gạc được đắp lên, vết mổ được băng lại, giọng bác sĩ:- “Đưa xuống hậu phẫu!”. Người ta đem băng ca đến. Hưng chồm dậy: - “Không cần!”, rồi chạy ra ngoài. May là không vấp ngã. Hưng hận Nhung, cô gái “Thạch Kim Thạch nhọn”(1) trong thơ.…
*
Sáng, lán khoa Ngoại vừa ăn điểm tâm xong, thương binh đang chuẩn bị ván bài “tiến lên” thì y tá Nhung thò đầu vào cửa, giọng trung tính:
- Sáng ni eng mổ.
- Đầu hay chân?
- Trôốc. Hì hì.
- Sao không báo từ tối qua?
- Báo để eng không ngủ được à. Tí nữa út tới đắc eng đi.
Ôi, Nhung! Xinh xắn, dễ thương đến cả giọng nói và ngôn từ tiếng địa phương. Cả lán nhìn Hưng nửa mừng nửa ái ngại. Mừng vì chấm dứt những ngày chờ đợi căng thẳng. Ái ngại vì cái chuyện “lên đĩa” bổ sọ không đơn giản, phần trăm sống sót cũng 50/50. Phim chụp còn lưu mảnh trong hộp sọ, thấu não hay không thì một hai tấm phim cũng chẳng nói được, chỉ thấy “vết chột trán trái” thì tay phải chân phải có hơi yếu đi nhưng cũng chưa đến nỗi “bán thân bất toại”. Hôm nay mổ, khắc biết. Hưng còn bị mấy vết thương nữa vào phần mềm ở chân đã kín miệng nhưng mảnh đạn chưa lấy ra. Anh thay quần áo lính, bộ quân phục thấm máu, thủng mấy lỗ đã được chị em y tá mạng lại, nhỡ có hy sinh trên bàn mổ cũng phải cho hoành tráng một chút. Nhung kêu:
- Ai cho eng mặc quân phục? Đổi lại quần áo viện đi!
Hưng cun cút nghe lời, cun cút đi theo Nhung cắt qua một nương ngô để đến phòng mổ. Lúc nãy, định nói vài ba câu từ biệt cho có vẻ lâm li bản lề như kiểu “Kinh Kha qua sông Dịch thủy”, nhưng nhìn chúng nó chúi mũi vào ván bài, nên thôi. Chỉ có lão “Thẩm áp xe” ngẩng lên nháy mắt với Hưng. Toàn những thằng mất dạy, coi chuyện sinh tử không bằng ván bài tiến lên. Nhung bắt đầu xoa bánh xà phòng 72% lên vùng tóc trước trán rồi cạo sạch cả lông tơ lẫn tóc, gượng nhẹ khi con dao lướt qua chỗ “vết chột”. Cô dùng cồn lau qua một lượt, lấy bông kỳ cọ cho thực sạch, lại xoa một lượt cồn 90 độ nữa. Dễ chịu quá. Hưng lim dim mắt những muốn nắm lấy bàn tay nhỏ ấy. Hai mươi mốt tuổi, hai năm đại học hai năm quân ngũ, một chiến dịch dài, chưa có cơ hội cầm nắm tay ai. Mà có cơ hội chăng cũng… nỏ dám. Hưng giật mình, hình như mình bắt đầu lai tiếng khu bốn. Ôi, mà Nhung đang làm gì thế này? Cô đang trói… Cuộn băng quấn nhiều vòng thít chặt hai chân Hưng vào bàn mổ. Hưng cười, trói làm gì? Tôi không cắn đâu! Lại nghĩ, trói cũng tốt, nhỡ trong cơn mê mình có vùng vẫy chăng?! Cứ phải đảm bảo cho chắc. Nhung mở một cuộn băng khác tiếp tục trói chặt hai tay. Thêm một cuộn băng nữa vòng nhiều lần qua cổ, níu xuống. Một nữ y tá cắm kim xiên xiên vào vùng trán. Thuốc nước chảy tràn mặt. Bác sĩ cầm dao mổ, hỏi:
- Xong chưa?
- Xong!
Hưng nhắm mắt để chìm vào cơn mê. Bất chợt Nhung túm chặt mái tóc anh ghì mạnh xuống. Tiếp đó là một cơn đau như xé thịt xiết ngang trán. Hưng thét:
- Khoan, tôi chưa mê! Chưa mê!
Không ai trả lời. Thêm một nhát rạch bỏng như có dùi lửa từ chân tóc kéo xuống. Hưng vùng mạnh bỗng cảm thấy tất cả các vòng dây đều xiết chặt. Hai bàn tay Nhung như hai gọng kìm thép ghì chặt mớ tóc dài của Hưng… Mẹ ơi, thảo nào tuần trước hộ lý cảnh báo không được cắt tóc. Bất giác Hưng hiểu ngay tình huống: Không hề có thuốc mê. Thứ chảy tràn trên mặt là Novocain đã không thể thấm vào da vào xương để giảm đau. Không ai động viên cậu lấy một tiếng. Im lặng đến tàn nhẫn. Chỉ có cơn đau khủng khiếp trên đầu là báo cho biết Hưng còn sống. Có tiếng của bác sĩ: - Khoan! Rồi có tiếng ro ro như ngày xưa ông thợ mộc khoan một cái lỗ trên tấm ván. Để cho đỡ đau thì chỉ có cách nhắm nghiền mắt và ưỡn người vùng vẫy trong tuyệt vọng. Khốn nạn nhất là không hiểu sao anh không ngất đi. Từng lúc từng lúc Hưng cảm nhận được toàn bộ sự hành hạ thể xác. Đau chết đi được. Mãi rồi cũng đến lúc người ta khâu lại. Kể cả cái đau qua từng mũi khâu cũng thật rõ rệt. Khốn kiếp! Nhung không hề báo trước để dự liệu. Cứ thế là lôi lên bàn mổ, tra tấn. Tấm gạc được đắp lên, vết mổ được băng lại, giọng bác sĩ:- “Đưa xuống hậu phẫu!”. Người ta đem băng ca đến. Hưng chồm dậy: - “Không cần!”, rồi chạy ra ngoài. May là không vấp ngã. Hưng hận Nhung, cô gái “Thạch Kim Thạch nhọn”(1) trong thơ.…
*
Kết Thúc (END) |
|
|