Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Ngắn » Bên Kia Sông Tác Giả: Bùi Tuấn Minh    
    Đêm chẳng lưu dấu tích. Dòng sông không sóng bạc giật mình ôm lấy người đàn bà muốn quyên sinh. Trăng mờ lắm. Có bàn tay giữ lấy thân thể người đàn bà như nâng niu cành hoa thắm. Cả thiên hà yếu ớt đang lịm tắt bỗng bừng lên. Người đàn bà bật khóc. Hai thân thể nhớp nháp quấn chặt lấy nhau, đôi môi dính chặt đôi môi. Những đám mây trôi vội che lấy bầu trời. Vị ngọt của dòng sông, vị mặn của nước mắt và cả hơi men lăn trên da thịt thơm tho người đàn bà, khi ấy người đàn ông bỗng nghe trong nức nở lời thì thào: “Hãy cho em một đứa con”.
    Sông Đáy mấy hôm nay nước cuộn chảy đục ngàu, cơn bão đầu mùa khiến mực nước sông dâng lên cao, chiếc cầu phao chòng chành, dập dềnh lên xuống chẳng ai dám đi qua. Ông Chiến ngồi trong nhà, chiếc điếu cày trên miệng ông kêu rin rít như thiếu hơi, chẳng kêu sòng sọc giòn tai giống tiếng máy công nông mỗi lần ông lên điếu. Ông hướng đôi mắt đăm chiêu ra phía sông, gió đang thổi tát lên mặt nước làm những thùng phuy như muốn bật tung khỏi cầu phao. Vợ ông đang rầu rĩ góc giường, nãy giờ cứ lải nhải nói với ông phải làm cho ra nhẽ, xem ai là bố cái thai trong bụng con dâu bà.
    *
    Hai bến đò Chiêm. Bên này sông là làng Chiêm, bên kia sông là làng Đàng Trong. Gọi là làng Đàng Trong vì nghe các cụ bảo người dân nơi đây mấy trăm năm trước vốn là dân đàng trong bị quân chúa Trịnh bắt làm tù nhân đưa đến đây đắp đê sông Đáy, rồi xin ở lại khai hoang và lập làng. Dân nơi đây sống khép kín, chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng dâu, nuôi tằm lấy tơ, rồi đổ buôn cho các làng nghề truyền thống. Đứng trên đê, nhìn những bãi dâu mênh mông bát ngát mườn mượt như một dải lụa xanh.
    Đêm buông rất nhanh xuống cánh đồng, những ngọn dâu như hàng trăm cánh tay kéo gió ngã vào lòng mình. Mùa đông ở vùng này lạnh lắm, bờ đê chẳng ngăn nổi hơi lạnh từ sông tràn vào. Trong ngôi nhà nhỏ giữa bãi dâu vẫn lay lắt ánh đèn vàng yếu ớt, Nụ ngồi soạn bài giảng bên chiếc bàn gỗ đã cũ, thi thoảng lại nhói lòng mỗi khi có tiếng ho húng hắng như muốn vỡ vụn lồng ngực của mẹ cô, những cơn ho dài xé toạc cái không gian tĩnh mịch giữa cánh đồng dâu.
    Nụ đi lại bên giường, đôi tay vỗ nhè nhẹ vào lưng mẹ cho dịu bớt cơn ho. Cô thở dài thườn thượt chua xót nhìn mẹ nằm đó mà nước mắt cứ chảy xuống. Năm nay sức khỏe bà đã yếu lắm, căn bệnh viêm phổi hành hạ bà bao nhiêu năm qua bắt đầu chuyển biến rất xấu từ hồi cơn gió mùa đầu tiên năm nay ập đến cánh đồng dâu. Mẹ vẫn chưa ngủ, bà muốn quay người ra ngoài nhưng cảm giác như trở mình cũng thấy khó nhọc, giọng bà thều thào: “Bao giờ chồng con về?”. Nụ im lặng, trong khi bàn tay vội lau nước mắt đã lằng lặng chảy dài trên má.
    Sông Đáy mấy hôm nay nước cuộn chảy đục ngàu, cơn bão đầu mùa khiến mực nước sông dâng lên cao, chiếc cầu phao chòng chành, dập dềnh lên xuống chẳng ai dám đi qua. Ông Chiến ngồi trong nhà, chiếc điếu cày trên miệng ông kêu rin rít như thiếu hơi, chẳng kêu sòng sọc giòn tai giống tiếng máy công nông mỗi lần ông lên điếu. Ông hướng đôi mắt đăm chiêu ra phía sông, gió đang thổi tát lên mặt nước làm những thùng phuy như muốn bật tung khỏi cầu phao. Vợ ông đang rầu rĩ góc giường, nãy giờ cứ lải nhải nói với ông phải làm cho ra nhẽ, xem ai là bố cái thai trong bụng con dâu bà.
    *
    Hai bến đò Chiêm. Bên này sông là làng Chiêm, bên kia sông là làng Đàng Trong. Gọi là làng Đàng Trong vì nghe các cụ bảo người dân nơi đây mấy trăm năm trước vốn là dân đàng trong bị quân chúa Trịnh bắt làm tù nhân đưa đến đây đắp đê sông Đáy, rồi xin ở lại khai hoang và lập làng. Dân nơi đây sống khép kín, chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng dâu, nuôi tằm lấy tơ, rồi đổ buôn cho các làng nghề truyền thống. Đứng trên đê, nhìn những bãi dâu mênh mông bát ngát mườn mượt như một dải lụa xanh.
    Đêm buông rất nhanh xuống cánh đồng, những ngọn dâu như hàng trăm cánh tay kéo gió ngã vào lòng mình. Mùa đông ở vùng này lạnh lắm, bờ đê chẳng ngăn nổi hơi lạnh từ sông tràn vào. Trong ngôi nhà nhỏ giữa bãi dâu vẫn lay lắt ánh đèn vàng yếu ớt, Nụ ngồi soạn bài giảng bên chiếc bàn gỗ đã cũ, thi thoảng lại nhói lòng mỗi khi có tiếng ho húng hắng như muốn vỡ vụn lồng ngực của mẹ cô, những cơn ho dài xé toạc cái không gian tĩnh mịch giữa cánh đồng dâu.
    Nụ đi lại bên giường, đôi tay vỗ nhè nhẹ vào lưng mẹ cho dịu bớt cơn ho. Cô thở dài thườn thượt chua xót nhìn mẹ nằm đó mà nước mắt cứ chảy xuống. Năm nay sức khỏe bà đã yếu lắm, căn bệnh viêm phổi hành hạ bà bao nhiêu năm qua bắt đầu chuyển biến rất xấu từ hồi cơn gió mùa đầu tiên năm nay ập đến cánh đồng dâu. Mẹ vẫn chưa ngủ, bà muốn quay người ra ngoài nhưng cảm giác như trở mình cũng thấy khó nhọc, giọng bà thều thào: “Bao giờ chồng con về?”. Nụ im lặng, trong khi bàn tay vội lau nước mắt đã lằng lặng chảy dài trên má.
    Cuộc đời của mẹ cô bi đát lắm, mẹ vốn là con gái đẹp của làng này, bao người phải nghiêng ngả, thầm thương trộm nhớ. Mẹ kể ngày xưa mới tròn mười tám mà đã có mấy nhà đến đặt trầu, đánh tiếng, giấm cho con nhà họ. Mẹ cũng có thương một người đàn ông bên kia sông, nhưng hồi ấy mẹ nào có quyết được số phận của mình. Bà ngoại bảo: “Không nhận lễ người làng Chiêm”, rồi bà đã chọn cho mẹ làm dâu một gia đình ở vùng khác.
    Lấy nhau mãi nhưng không có con, gia đình nhà chồng nói mẹ không biết đẻ, rồi đay nghiến, chì chiết thậm tệ. Mẹ bảo quãng thời gian bên ấy là quãng thời gian khổ nhất của cuộc đời mẹ, người chồng kia cũng chẳng tha thiết, yêu thương hay bênh vực mẹ. Một đêm, mẹ thấy chồng mình công khai dẫn người phụ nữ khác về nhà, gia đình họ không phản đối mà còn đuổi mẹ đi. Trong đêm hôm ấy, mẹ đã chạy ra khỏi ngôi nhà đau khổ kia. Mẹ chạy… chạy suốt đêm cùng bao điều u uất và oán hận…
    Đôi mắt Nụ buồn rười rượi, chưa bao giờ mẹ nói cho cô biết cha của mình là ai. Trong ký ức của Nụ chỉ có con sông và cánh đồng, chỉ có mẹ và một người con trai bên kia sông. Khi Nụ được sinh ra đôi chân đã không lành lặn, tuổi thơ lớn lên cùng sự tổn thương đầy nước mắt trong sự trêu ghẹo của đám trẻ con, bạn bè cùng lứa. Nhiều lần cô muốn bỏ học vì ở trường, Nụ luôn bị gọi là con hoang, con thọt. Một lần đi học về tới bờ đê, Nụ bị cả đám trẻ trêu đùa, ném bùn vào người. Nụ chỉ biết ngồi thụp xuống bãi cỏ mà khóc lóc, chịu trận.
    Vừa lúc ấy, có một cậu con trai từ đâu tới đuổi đám trẻ kia, rồi đến ngồi bên cạnh Nụ: “Anh đuổi bọn nó rồi, đứng dậy rồi về nhà đi”. Sau lần ấy, họ lớn lên cùng nhau bên dòng sông với bao kỷ niệm, người con trai hơn Nụ tầm vài tuổi, mùa nước cạn, cậu thường đeo giỏ nơm đi dọc bờ sông, mỗi lần thấy Nụ, cậu vẫn chia cho Nụ một nửa số tôm, cá mình bắt được. Rồi những buổi hun khói bắt chuột trên đồng, những lần ngồi bên nhau ngắm những cánh bèo trôi mang bao nguyện cầu của đôi trẻ về phía Hương Tích. Họ yêu nhau lúc nào không hay.
     Nụ học xong sư phạm về làm giáo viên trường cấp 1 của xã, người con trai kia công tác ở một trung đoàn cảnh sát cơ động xa nhà, thi thoảng mới về, còn lại cứ đi biền biệt. Người ấy là Hải, chồng của Nụ bây giờ. Khi hai người lấy nhau, bao lời xì xào, dị nghị và nghi ngờ về hạnh phúc liệu có tồn tại lâu dài vì họ là cặp vợ chồng đầu tiên của hai làng sau mấy trăm năm.
    *
    Bao đời nay, dù các cụ không cấm, cũng chẳng có lời nguyền nào nhưng trai gái hai làng này chưa bao giờ kết duyên được với nhau. Vì thế mà trai, gái hai làng thường không dành thời gian tìm hiểu mà toàn đi đặt mối nơi khác. Cho đến một ngày, chàng thanh niên tên Chiến khỏe mạnh, khôi ngô, con cặp vợ chồng lái đò làng Chiêm trong một lần chở đò đã phải lòng cô con gái gánh dâu làng bên tuổi vừa đôi mươi, xinh đẹp, nết na.
    Chiến nói với bố mẹ, chiều con ông bà cũng nghe theo, lặng lẽ mang cơi trầu sang bên kia sông nhưng bị từ chối vì cô gái đã có nơi có chốn. Chiến buồn lắm, từ ấy không chở đò nữa, gia đình cũng chuyển nghề chèo đò sang đầu tư làm hẳn cái cầu phao, cai thầu chục năm, chỉ ngồi một chỗ mà thu tiền. Mấy tháng sau, có đoàn nhà trai từ đâu đến đón cô gái xinh đẹp ấy về làm dâu, có đi qua chiếc cầu phao ấy, xác pháo nhuộm đỏ cả khúc sông. Nước lặng, xác pháo chẳng trôi đi, cứ quanh quẩn vương đầy bến đò Chiêm như muốn đốt lòng người con trai kia đến kiệt quệ.
    Năm ấy là Mậu Thân, miền nam thiếu quân, dù là con một nhưng Chiến vẫn xung phong đi bộ đội. Mẹ anh khóc cạn nước mắt. Chiến tranh ác liệt, đã đi xác định chẳng mong có ngày về, làng Chiêm năm ấy chưa bao giờ nhận nhiều giấy báo tử đến thế. Cái làng bé nhỏ mà quanh năm tang tóc, xe tang chỉ là những di ảnh. Ông bà tìm vội cho con một mối duyên khác, nhưng Chiến không đồng ý, anh bảo: “Nhỡ không về được, người ta lại thành góa bụa”.
    Huấn luyện tân binh hai tháng, Chiến đã phải vượt Trường Sơn, lăn lộn khắp các chiến trường, nơi đâu cũng có dấu chân. Từ nơi rừng thiêng nước độc đến chiến trường Quảng Trị, Hạ Lào, Xuân Lộc và cuối cùng là Sài Gòn. Trận đánh nào Chiến cũng xung phong lên trước, tiếng hô của anh như át cả tiếng đạn pháo, thôi thúc đồng đội phía sau xông lên. Chả biết có phải may mắn hay do ông bà tổ tiên phù hộ mà đạn pháo cứ tránh người thanh niên ấy, qua bao nhiêu trận đánh, trên người mảy may không có một vết thương nào.
    Sau giải phóng, Chiến xin xuất ngũ, huân huy chương đeo đỏ ngực. Nhà Chiến hôm đó, cả ngày lẫn đêm vui như hội, đám trẻ con nô nức, đám con gái mới lớn e thẹn ngó ngó nghiêng nghiêng, các cụ già cứ đến là sờ nắn chân tay, thân thể người thanh niên dũng cảm và không quên khen nhà này tốt phúc. Trong cuộc vui ồn ào đêm ấy, có mấy lần ánh mắt Chiến lạc vào màn đêm đang tĩnh mịch phía bờ sông.
    Nhờ thành tích trong chiến đấu hồi còn ở chiến trường, Chiến được sắp xếp một chân làm trong Xã đội. Còn đường nhân duyên, ông bà đánh tiếng tìm mối cho cậu con trai mấy chỗ mà Chiến không ưng đám nào. Mấy năm sau Chiến lấy một phụ nữ góa chồng là vợ liệt sĩ. Ngày cưới, cả làng, cả xã đến chia vui. Đám trẻ con nô đùa phấn khởi, đám con gái thầm thì trách nhau tiếc hùi hụi, các cụ già miệng tóp tép miếng trầu đỏ thắm môi, tươi cười lần lượt tới chúc cho đôi vợ chồng trẻ sống đến đầu bạc răng long.
    Làng Chiêm hôm đó vui lắm, tiếng cười nói, chúc rượu đến mãi tận khuya. Đêm ấy, khi tàn cuộc vui, trong chuếnh choáng cơn say, sau khi tiễn mấy ông bạn ra về nơi đầu ngõ, anh chợt thấy bóng một người phụ nữ bước nhanh xuống cầu phao đi sang bên phía bờ làng Đàng Trong. Trong mơ hồ, Chiến lảo đảo vội bước theo bóng người phụ nữ vừa lẫn vào đêm.
    Đêm chẳng lưu dấu tích. Dòng sông không sóng bạc giật mình ôm lấy người đàn bà muốn quyên sinh. Trăng mờ lắm. Có bàn tay giữ lấy thân thể người đàn bà như nâng niu cành hoa thắm. Cả thiên hà yếu ớt đang lịm tắt bỗng bừng lên. Người đàn bà bật khóc. Hai thân thể nhớp nháp quấn chặt lấy nhau, đôi môi dính chặt đôi môi. Những đám mây trôi vội che lấy bầu trời. Vị ngọt của dòng sông, vị mặn của nước mắt và cả hơi men lăn trên da thịt thơm tho người đàn bà, khi ấy người đàn ông bỗng nghe trong nức nở lời thì thào: “Hãy cho em một đứa con”.
    *
    Nụ khuyên Hải đi bước nữa nhưng anh không nghe, anh vẫn nói: “Con cái là của trời cho, trời cho lúc nào hay lúc ấy”, Nụ là người hay nghĩ ngợi, nhiều lúc anh thấy cô khóc một mình, nhất là khi còn ở nhà bố mẹ chồng, họ hàng đến chơi hỏi mấy câu như “đã có gì chưa”, “định khi nào có em bé”, dù gượng cười hay có trả lời thì sau đó cô cũng chạnh lòng. Lâu lâu Hải mới về nhà nên anh hiểu vợ mình thường xuyên khó xử trước những câu hỏi ấy như thế nào. Lại còn mẹ anh, vốn chẳng quý mến gì con dâu, bà chẳng đánh đập gì cả nhưng mẹ anh thường cố không hài lòng với những gì liên quan đến Nụ. Nhất là việc bà đổ lỗi, trách móc con dâu về việc mãi không đẻ cho bà đứa cháu, những lời nói bóng gió của bà còn đau hơn dao cắt.
    Nụ không thể sinh đẻ bằng tự nhiên, hai vợ chồng cũng đã cố gắng chữa trị, đợi năm này qua năm khác. Con sông gội rửa nỗi buồn của Nụ từ mùa nước đầy đến mùa nước cạn. Cho đến một ngày vợ chồng quyết định làm thụ tinh nhân tạo, trải qua bao đau đớn từ việc chọc trứng và cấy phôi, đến khi nhận được kết quả không như mong muốn, Nụ như chết lặng. Hải đã gần bốn mươi nhưng anh vẫn động viên, an ủi rằng “cái duyên với con cái rồi sẽ tới”.
    Trước khi đi miền Nam công tác dài ngày, anh đã xin bố mẹ cho vợ sang bên nhà ngoại, nói là tiện chăm bà đang ốm đau chứ thực ra là để tĩnh dưỡng, tâm lý vui vẻ. Ai ngờ lần đi này lại lành ít dữ nhiều, chẳng khác gì thời chiến, vì tình hình chống dịch căng thẳng và quyết liệt. Khi biết mình nhiễm bệnh, Hải đã gọi điện bảo vợ chủ động chuyển phôi còn trữ đông trong bệnh viện, sau đó là những ngày dài anh mê man chống chọi bệnh tật, giành giật sự sống.
    *
    Cho đến tận bây giờ, bà Nở vẫn thường tự trách rằng kiếp này của bà coi như bỏ đi. Nếu như mấy chục năm trước, bà tìm thầy lang để chữa bệnh cho vợ chồng bà mong có được mụn con, thì giờ bà thường ăn chay, tụng kinh, niệm phật, rồi ngày rằm, mùng một bà hay lên chùa xin lộc, cầu trời khấn phật cho thằng Hải được làm cha. Hồi trẻ, bà hơn ba lần trở dạ, nhưng không giữ được đứa trẻ nào. Cứ sinh ra là đứa nào đứa đấy nuôi được vài tháng lại mất, có đứa mang dị tật, công nghệ y học hồi ấy còn lạc hậu nên chưa biết đến siêu âm. Bà đau khổ lắm, cũng chết đi sống lại bao lần. Chồng đưa bà đi chữa chạy các nơi, cứ nghe nơi nào có thầy tốt là vợ chồng lại dìu dắt nhau tới dù xa xôi đến mấy. Có lần hai vợ chồng đi cả tháng trời nhưng không có kết quả.
    Lâu dần sinh ra chán nản, bà dần chuyển sang mê tín, bà nghe một thầy bói nói ở một tiền kiếp xa xưa vợ chồng bà làm điều ác nên giờ bị báo ứng, không được làm cha mẹ ở kiếp này. Muốn giải hạn phải nhận một đứa trẻ hợp với tuổi vợ chồng làm con nuôi thì mới có cơ hội giải kiếp nạn, thời gian sau tự khắc sẽ sinh đứa con lành lặn. Ông Chiến thì không tin nhưng phần vì muốn có con, phần vì thương bà nên cũng miễn cưỡng chiều lòng. Vợ chồng bà làm thủ tục nhận về một đứa trẻ ở trại mồ côi và được đặt tên là Hải. Cũng trong đợt ấy Chiến được biết mình bị nhiễm chất độc da cam khi còn ở chiến trường. Bác sĩ cho biết đây cũng là lý do những đứa con sinh ra bị dị tật hoặc không sống được lâu sau khi chào đời. Đau buồn, vợ chồng bà quyết định chỉ nuôi thằng Hải khôn lớn nên người.
    Ngày biết con trai bà yêu đứa con gái làng Đàng Trong kia, bà đã phản đối kịch liệt, đã không cha, lại còn bị dị tật, không xứng đáng với con trai bà. Nhưng chẳng cấm được, bà vẫn nghĩ dù gọi là mẹ con nhưng nào phải là máu mủ, nói nó đâu có nghe, hai mẹ con khắc khẩu nên không nói chuyện được với nhau. Lại được ông chồng không ủng hộ bà, còn khuyến khích hai đứa lấy nhau, rồi bênh con dâu chằm chằm, chẳng bao giờ bà thấy ông nặng lời với vợ chồng chúng nó. Lần thằng Hải xin vợ chồng ông bà cho sang nhà ngoại ở để tiện chăm sóc mẹ vợ đang bệnh nặng, việc như thế mà chồng bà cũng chẳng phản đối mặc bà mặt nặng, mày nhẹ. Nhà bao năm đã không có tiếng trẻ con, giờ lại càng cô quạnh, đi ra đi vào chỉ có hai cái thân già.
    Bà nghe nói vợ chồng con trai từng làm thụ tinh nhân tạo khi thằng Hải ở nhà nhưng không thành công. Rồi đùng một cái bà nghe tin Nụ có thai trong khi con trai bà đi công tác những mấy tháng rồi. Tình ngay lý gian, bà định sang bên ấy làm cho ra nhẽ, nhưng nhất định ông Chiến không đi và cũng không cho bà đi, lại còn bảo với bà “con nào chả là con, cháu nào chả là cháu”.
    *
    Mùa xuân, cánh đồng dâu làng Đàng Trong xanh mơn mởn, gió thổi vị non sang bờ sông làng Chiêm. Người dân đi làm đồng ai cũng đeo khẩu trang, từ xa họ vẫn nhận ra nhau, chẳng gần nhưng vẫn rôm rả.
    Mai là ngày đầy tháng con, vợ chồng Hải bế con để ra mắt nhà nội. Ông bà phấn khởi, hớt ha hớt hải chạy ra đón từ cổng. Bà Nở nhẹ nhàng, hơi rụt rè đón cháu từ tay Nụ, cuối cùng sau bao năm chờ đợi, nhà này cũng có tiếng trẻ con. Nghĩ đến đó bà chợt thấy thương đứa con dâu mà mình có thành kiến. Đôi tay bà đung đưa, ánh mắt nhìn âu yếm đứa cháu đang ngủ ngon. Chồng bà cũng đang mỉm cười với cháu. “Nào, bà xong chưa, đến lượt tôi bế nào”, khuôn mặt ông Chiến rạng rỡ, bế cháu nội từ tay bà rồi đi vào trong nhà.
    Bà Nở đứng đó, mỉm cười mãn nguyện, ừ thì cháu nào chả là cháu, con nào chả là con, bà chỉ hơi ngạc nhiên, Hải có phải con đẻ của ông bà đâu mà sao đứa bé lại giống chồng bà đến thế.

Kết Thúc (END)
Bùi Tuấn Minh
» Nơi Bờ Vực Ngoái Lại
» Phía Khuất
» Bên Kia Sông
Những Truyện Ngắn Khác
» Chữ Người Tử Tù
» Quán Chú Mùi
» Đau Gì Như Thể ....
» Làm Mẹ
» Bố Chồng
» Chén Trà Trong Sương Sớm
» Đời Như Ý
» Trên Đỉnh Non Tản
» Người Dưng Làm Má
» Quà Giáng Sinh
» Bông Hồng Vàng
» Bụi Quý
» Mùa Mắm Còng
» Báo Oán ( Khoa Thi Cuối Cùng )
» Đánh Thơ
» Bà hàng Xóm Da Đen
» Đời Khổ
» Bên Bờ Biển
» Bầu Trời Của Người Cha
» Người Thứ 79
» Hoa Học Trò