Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Ngắn » Chí Chòe Than Tác Giả: Sưu Tầm    
    Ông là Tú - diễn giả Hoàng Minh Tú. Mấy năm gần đây ông xuất hiện trên truyền hình, trên báo chí của địa phương với tần suất tương đối dày. Tài dẫn giải, biện luận vào hạng nhà hùng biện.
    5
    Lĩnh vực nào cũng thông thái, kiến thức sâu rộng, uyên thâm, phong cách diễn đạt đầy tính nghệ sỹ không lẫn với ai được. Những buổi đăng đàn diễn thuyết của ông đã trở thành thương hiệu. Mấy tay quay phim quảng cáo không bỏ sót một buổi nào. Dư luận khen, chê bùng lên từng đợt có hề gì, ông vẫn là diễn giả, là cộng tác viên số một của giới truyền thông một số báo đài.
    Rồi một ngày không định, nhân viên bưu điện đưa đến tư gia nhà hùng biện một gói quà chuyển phát nhanh nhưng giấu tên người gửi. Một bức tranh vẽ bằng mực nho trên toan nõn nà. Một bó hoa bọc trong nilon trắng muốt. Một tấm thiệp phủ nhũ vàng óng ánh: “Kính chúc nhà hùng biện kiệt xuất của công chúng”.
    Nhận gói bưu phẩm, Hoàng Minh Tú nửa vui, nửa ngờ. Ai nhỉ? Quà tặng trang trọng thế này, tại sao phải giấu tên?...Chắc hẳn phải là tao nhân mạc khách, phan hâm mộ cuồng nhiệt nào đó mới bày vẽ ra chuyện này. Văn hóa! Rất có văn hóa…Ngẫm nghĩ mãi cũng không thấy có gì bất thường hay ác ý ở bên trong. Mình là người của công chúng, quang minh chính đại, có gì uẩn khúc mà phải lăn tăn. Nghĩ đến những buổi đón tiếp, những tràng pháo tay kéo dài mỗi khi kết thúc buổi nói chuyện, Hoàng Minh Tú lại thấy rạo rực trong lòng. Thôi thì ai cũng được. Người có thiện chí hâm mộ nhân tài ở đâu mà chẳng có. Tương tác, tựu tác ta làm một cuộc gặp mặt vừa quảng bá danh hiệu, vừa thẩm định thăm dò, cũng là một ý tưởng không đến nỗi tồi. Nhưng mà mời ai nhỉ? Phải rồi, nhất định là những đối tượng có máu mặt trọng giới chính khách và nghệ sỹ.
    Một ngày cuối thu, trong khuôn viên của căn nhà vườn rợp mát trên thảm cỏ xanh. Ngồi quanh bộ bàn ghế đá rất tự nhiên mà lại hóa cầu kỳ. Chủ nhân của bữa tiệc là một quý ông lịch lãm, trán cao, cằm rộng, mái tóc muối tiêu. Cặp kính trắng dày cộp, giọng nói khá trầm. Khách tới dự không đông nhưng toàn những người ít nhiều có danh tiếng, đã có thể gọi là “nhà” được rồi:
    Nhà văn; nhà báo; nhà thơ; nhà đạo diễn; họa sỹ; nhạc sỹ và mấy cô cậu ca sỹ trẻ trung của đài truyền hình, truyền thanh tỉnh.
    Bánh kẹo, bia rượu, hoa quả, ly chai bày la liệt trên bàn, toàn thứ đặc sản hảo hạng mà chi những bữa tiệc đặc biệt mới xuất hiện. Phục vụ là mấy cô áo dài đồng phục thướt tha, mắt xanh, môi đỏ bước đi dịu dàng. Hoàng Minh Tú hắng giọng rồi mở đầu bằng một câu nói trịnh trọng không kém phần văn hoa:
    - Thưa cử tọa! Tôi rất cảm động vì tấm thịnh tình của các bậc, cũng có thể gọi là tao nhân mạc khách của tỉnh nhà, có mặt trong cuộc hội ngộ đầy ngẫu hứng hôm nay. Ta cũng là “hoa vàng trên cỏ xanh”, xin các vị thật tự nhiên cho vui hết mình, thoải mái không có giới hạn. Nào tất cả xin mời nâng ly…ông chủ sự cảm động ngừng lại một chút, rồi tiếp tục mạch diễn thuyết:
    Vừa rồi tôi có nhận được quà tặng và thiếp chúc mừng của một phan hâm mộ nào đó giấu tên. Nhân cuộc vui hôm nay, xin thỉnh cầu cao kiến của các vị. Cũng là một cái “tét” nho nhỏ cho cuộc chơi thêm phần sinh động.
    Ông chủ sự gật đầu ra hiệu, hai cô gái trong bộ trang phục rực rỡ bước ra. Trên tay là một bó hoa tươi: hồng nhung, cúc vàng và sen trắng. Một bức tranh vẽ ngôi nhà vườn ẩn hiện. Một chú bé khôi ngô tay cầm cuốn sách vỡ lòng, mắt hướng vào chiếc lồng chim đang phát ra một chuỗi nốt nhạc. Giọng ông mỗi lúc một sôi nổi dần lên:
    - Nào! Mời các vị thưởng ngoạn rồi cho ý kiến, tôi đoán mãi chưa cảm nhận chắc chắn điều gì. Trí tuệ tập thể bao giờ cũng sáng suốt.
    Cử tọa trầm trồ thán phục rồi đưa mắt cho nhau. Sau vài tuần chạm ly, ông nhà thơ lên tiếng trước.
    - Phan hâm mộ này cũng vào loại tầm cỡ đây, chọn loại hoa tiêu biểu đặc sắc nhất. Hoa hồng nhung là biểu hiện cao đẹp của tình yêu, cúc vàng là sắc thu đầy lãng mạn. Gió thu, mưa thu, trăng thu, rừng thu, suối thu. Thu ẩm, thu điếu, thu vịnh. Cảnh sắc nào cũng đậm hồn thi ca cả.
    Ông nhà văn nói chen vào:
    - Ở xứ ta tìm được bông sen trắng vào mùa này là hiếm lắm. Bạch liên hoa cơ mà. Sen tượng trưng cho sự thanh khiết tao nhã, đậm tính hương đồng gió nội. Nhiều người muốn chọn sen làm quốc hoa đấy. Nói chung cả ba loài hoa này đều đặc biệt trọng thế giới loài hoa. Không phải tay chơi sành điệu, không thiết kế được bó hoa này đâu các vị ạ!
    Đến lượt mấy ông họa sỹ thì ý kiến càng sôi nổi khúc triết hơn:
    - Bức tranh vẽ bằng mực nho, nét bút thật phóng khoáng. Ngôi nhà đẹp hơi xiêu xiêu một tý! Giản dị mà vẫn gần gũi ấm áp còn hạnh phúc nào hơn tổ ấm gia đình. Cánh nghệ sỹ chúng tôi là như thế, khi cảm xúc thăng hoa là vung bút chấm phá ngay. Đứng hay xiêu chẳng cậu nệ gì, cứ hư hư, thực thực, ảo mờ như giấc mơ ấy.
    Ông họa sỹ chưa hết ý kiến thì ông đạo diễn đã tiếp lời:
    - Bức tranh không màu mè mà vẫn có thần. Cậu bé con hồn nhiên cầm cuốn sách vỡ lòng, mắt hướng vào lồng chim đang “nhảy nhót hót chơi”, sinh động quá còn gì.
    Những câu bình luận có cánh, vang như tiếng chuông, Hoàng Minh Tú mắt lim dim lắng nghe, chí lý lắm: tầm cao văn hóa, hạnh phúc gia đình. Trí tuệ thời đại. Ba đỉnh cao của thời đại, có trong một con người. Không mãn nguyện sao được. Chỉ tiếc không được trực tiếp tri ân tác giả của món quà chúc mừng độc đáo này. Không sao, sự kiện hôm nay sẽ tạo một làn gió mới thổi vào quần chúng. Diễn giả Hoàng Minh Tú sẽ là nhân vật không thể thay thế ít ra là nửa đầu của thế kỷ này. Con đường đi lên phía trước đang rộng mở. Nhà hùng biện cứ ngây ngất với những câu tán dương của cử tọa và ý nghĩ bay bổng tự mãn của chính mình.
    Trong lúc chủ khách của bữa tiệc hội ngộ đang say xưa cao hứng, có một người lặng lẽ lắng nghe, chờ đợi, ấy là người đi mua ve chai. Chiếc khăn che gần kín gương mặt, chẳng thể đoán được già hay trẻ. Trước một đám đông toàn người lịch lãm, chị có vẻ rụt rè, e ngại. Sau cuộc truy hoan này là đống vỏ bia, vỏ chai, hộp giấy tha hồ mà thu. Ngồi chỗ khuất cách chỗ bàn tiệc không xa, người mua ve chai đã nghe hết câu chuyện đàm đạo. Các ông nhà văn, nhà thơ toàn quan chức cả. Ông nào nói cũng hay, nhưng nửa phần là rượu bia nói, nửa phần là tung hô nhau. Ngày còn công tác ở cơ quan, chị đã quá biết những cuộc ăn nhậu như thế này. Hết hơi men rồi lại nhạt như nước lã.
    Chừng như rượu bia đã đủ ngấm, ông chủ sự ngất ngưởng nói lời tri ân:
    - Rất hân hạnh cảm ơn các chư huynh, chư đệ đã có lời khích lệ động viên. Minh Tú tôi xin ghi nhớ làm lòng. Nhân buổi hội ngộ này, có chút quà nhỏ gửi các vị để tỏ tấm lòng thành:
    Theo cái phất tay của nhà hùng biện, hai cô phục vụ áo dài thướt tha đặt vào trước mặt khách những hộp giấy vuông vắn, buộc ruy băng và nơ hồng rất lịch sự.
    - Cảm ơn! Cảm ơn, chu đáo quá, vừa được ăn, vừa được nói lại được…gói mang về thì cảm động…hơn cả cảm động…
    Câu pha trò không thể làm át ý kiến của một nhà báo cao tuổi, giọng lè nhè:
    - Anh em ta đã bão hòa cả tinh thần và vật chất, nhưng không thể ra về mà để lại món nợ với ông chủ được.
    - Lão này lại bét nhè rồi, giọng không chuẩn, nợ nần gì ở đây?
    - Có…gì đấy, tôi chưa say đâu. Cái con chim gì ở trong lồng mà hót hay đến thế! Chỉ nhìn vào cải mỏ nó tuôn ra một chuỗi âm thanh đã mê li rồi. Nó là con chim gì các vị nói rõ đi. Họa mi hay sơn ca? Mà vành khuyên, chào mào nó cũng hót hay lắm đấy.
    Cử tọa vỗ đùi cười phá lên:
    - Lão này càng say nói càng chuẩn…khá…khá lắm…, có khi nó là con vẹt xanh đấy nhà nghệ sỹ ạ! Khà khà…ông nhạc sỹ phanh cúc áo, mặt đỏ phừng, tay chém gió:
    - Xin thứ lỗi, các vị ngồi đây là dân làm nghệ thuật cả. Há không biết thơ, nhạc, hoa có quan hệ thế nào ư? Thơ là tiếng lòng của tác giả. “Thi trung hữu họa” nghĩa là trong thơ có họa; “Họa trung hữu thi” trong họa lại có thơ. “Họa là thơ câm, thơ không lời”. “Thơ là họa mù”, họa khiếm thị. Thơ – họa đều là nghệ thuật gợi mở, khái quát, không cần chính xác, chi li cụ thể, miễn là chạm vào giác quan, vào trái tim người thưởng ngoạn là thành công. Còn con gì ở trong lồng mà chả được. Họa mi hay chào mào, sáo sậu? Ông thích giọng điệu gì thì nó là con ấy, cứ chăm hót, véo von là vui rồi… kệ mẹ nó…còn…con gì chả được…
    Tung ra một tràng lý lẽ, ông nhạc sỹ toát cả mồ hôi, ngồi xuống lấy tay quạt quạt cho hạ nhiệt. Thính giả có vẻ khoái trá: Cha này lý sự lọt tai đấy, cũng “cao đàm khoát luận” ra phết. Thưởng ngoạn nghệ thuật mà cứ toạc móng heo ra cả thì còn gì là tinh tế, hàm xúc nữa. Con chim gì hót hay là được, xin các vị đừng mất thì giờ…
    Từ lúc nào người mua ve chai sán lại gần để nghe cho rõ. Bỏ chiếc khăn bịt mặt ra, chị ta chăm chú như nuốt lấy từng lời. Quên mình là người ngoại đạo, khách không được mời, cứ tưng tửng nhấp nha nhấp nhổm. Nhân lúc các quan khách đang cao hứng, chị ta giơ tay ấp úng:
    - Cháu xin… xin có ý kiến, nghe các bác nói hay quá, gánh hàng rong như cháu còn sướng tai nữa là. Nếu được nói thì cháu xin ý kiến thế này.
    Ông chủ sự Hoàng Minh Tú như bừng tỉnh khỏi giấc mơ, đứng phắt dậy:
    - Hay! Hay quá! Mời vị đại biểu đặc biệt này phát biểu. Thưa các vị, đây là cô mua hàng quen thuộc của gia đình, nào mời cô.
    - Chả biết nghệ thuật thơ ca vẽ vời là thế nào, nhưng cháu cam đoan con chim trong lồng trên bức tranh là con chích chòe than. Ở nhà thằng cháu nó cũng nuôi một con, sáng sáng nhảy nhót ríu ran hay lắm các bác ạ. Nghe chích chòe khai giọng là cả nhà bừng tỉnh, người nào việc ấy. Ông hàng xóm mê quá trả hai triệu mà cháu nó không bán. Chích chòe than hót hay lắm, hơn hẳn đám chào mào. Các bác cũng kiếm một con mà chơi.
    Nghe người phụ nữ hồn nhiên khẳng định là con chích chòe, ông đạo diễn tròn mắt quàng vai hai người ngồi cạnh thì thầm to nhỏ:
    - Chết cha rồi! Con mẹ này nó đã mở được khóa mã của vấn đề… cứ xâu chuỗi lại mà xem: “Chúc mừng NHÀ SIÊU BA HOA CHÍCH CHÒE- HỌC”. Rõ ràng chưa, có thế mà các thầy cứ tán hươu tán vượn mãi. Biết vậy thôi nhé, Minh Tú nó đang cao hứng. Lộ ra bây giờ là lão tụt huyết áp, gây “sốc” cực kỳ nguy điểm. Kết thúc được rồi, bấm nhau mà rút cho êm, cuộc hội ngộ đã đi vào hồi kết, đang vui là thế bỗng như bản đàn bị đứt dây. Ông chủ dự định đáp từ gì đấy, thì có người nắm áo kéo lại: “Các vị ấy ngấm bia rượu cả rồi, tốt nhất là cứ để “tùy nghi di tản”.
    Đám quan khách rỉ tai nhau điều gì đó, rồi từ từ dời ghế. Đi qua chỗ người mua ve chai, họ nhẹ nhàng thả gói quà vào hai giỏ xe: “Xin tặng lại bà người phụ nữ thông thái… chị mới là người xứng đáng nhất nhận quà hôm nay. Cảm ơn! Cảm ơn! Điều bất ngờ thú vị nhất của cuộc vui…” cứ thế, cứ thế, mỗi người thả gói quà vào giỏ xe lại có một câu triết lý. Người mua ve chai đứng ngây ra chẳng hiểu chuyện gì mà lắm gương mặt khôi hài thế này. Những chùm hoa nắng lấp loáng trên thảm cỏ xanh, một ngày vui vẻ và may mắn.
    
- o O o -

    Đã gần tám giờ sáng mà Minh Tú chưa rời khỏi giường nằm. Đêm qua ông mất ngủ. Những gì đã xảy ra trong bữa tiệc còn như mũi kim châm thấu vào tim gan. Đau quá! Thành trò cười, ngô nghê trước sự việc quá đơn giản. Lâu nay ông ngộ nhận mình là nhà diễn thuyết tầm cỡ, là pho từ điển sống của giới học thuật. Buổi đăng đàn nào cũng đầy ắp khán giả. Nào ghi âm, nào camera, phỏng vấn tại chỗ… và những tràng vỗ tay tán thưởng như sấm. Mấy kíp quay phim quảng cáo bám riết không sót một cuộc diễn thuyết nào. Vậy mà một chút chủ quan đã hóa thành trò lố! Chuyện này loang ra dư luận còn nhìn mình như một thần tượng chăng? Lãnh đạo nghĩ thế nào? Những lời tâng bốc trong bữa tiệc được bao nhiêu phần trăm thực lòng? Những câu hỏi cứ thi nhau quẫy đạp trong đầu thì làm sao mà chợp mắt đi được, chợt có tiếng gọi của vợ:
    - Anh Tú ơi! Dậy đi, ông ngoại đã sang.
    Hoàng Minh Tú vùng dậy, cơn mệt mỏi dường như qua nhanh. Trước mặt ông là vị giáo sư đáng kính, là ông bố vợ rất cưng con gái. Cụ đã nghỉ hưu nhưng không quên viết lách và nghiên cứu. Mái đầu trắng như tơ, chòm râu bạc và dài, nước da hồng hào, bước đi khoan thai đĩnh đạc như một tiên ông.
    - Ba sang thăm các cháu sớm thế ạ! Minh Tú hỏi.
    - Buổi sáng nhẩn nha làm một cuộc đi bộ cũng là thử thách độ dẻo của đôi chân. Nghe nói hôm qua anh chị có một cuộc tiếp khách, mấy đứa cháu nó kể lại, chắc là anh kém vui.
    - Dạ! Ba ở nhà mà chuyện gì cũng biết, con hơi bị bất ngờ, dư luận quần chúng là phức tạp thế.
    - Anh bị bất ngờ, nhưng tôi thì không. Gặp trường hợp ấy không “sốc” mới là lạ, người rộng lượng cao kiến thì coi đó là một cơ may. Sự cảnh báo nhắc nhở, hình thức nào cũng cần thiết, không bao giờ là thừa cả. “Thuốc đắng dã tật” mà. Bao nhiêu năm anh đăng đàn diễn thuyết đã quen với sự khen ngợi tung hô. Đã ai một lần góp ý phản biện chưa? Hình như anh chỉ thấy nhiều fan hâm mộ. Sự thật không hoàn toàn như thế. Theo dõi các buổi đang đàn diễn thuyết của anh, các em nó cũng có nhận xét: “Bác Tú nhà mình được mùa diễn thuyết, đến đâu cũng được tán thưởng rầm rầm, cô em út nó bảo nghe lần đầu sướng tai, lần sau thì nhạt! Sao bác ấy cứ mượn lý luận để dạy dỗ giáo hóa thiên hạ thế nhỉ?”. Anh có nhận ra nhược điểm đó không?
    Đặt tách trà nóng lên môi hít hà thưởng thức, vị giáo sư già nhìn con rể vo tóc cúi đầu, ngừng lại một chút, ông nói tiếp:
    - Không hoàn toàn nghĩ như các em, nhưng ba cũng thấy có cái gì đó thật sự không ổn. Một lời nói trước quần chúng không giống một bài giảng trước sinh viên. Họ là đối tượng rất đa dạng, nhiều lứa tuổi, nhiều trình độ, gắn bó với thực tiễn hàng ngày. Kinh viện quá, giáo khoa quá dễ rơi vào sáo mòn khô cứng, sính ngoại quá cũng là điều không nên. Nước ngoài họ có nền văn hóa lịch sử và điều kiện xuất phát khác ta. Tiếp biến văn hóa thế giới là một cuộc thử thách, sàng lọc quyết liệt. Dễ dãi một chút có khi phải trả giá cả thế hệ. Tầm chương, trích cú thao thao bất tuyệt dễ sáo mòn giáo điều. Họ phong cho anh là “Nhà siêu ba hoa học” không phải là vô cớ. Họ không có lỗi, họ muốn anh thay đổi. Phải coi đó là vũ khí phản biện và phê phán mới đúng.
    Nghe bố vợ truyền giảng cho con rể, phu nhân của nhà hùng biện tủm tỉm cười:
    - Nhà con chuyên đi rao giảng cho người ta mà ở nhà các con nó có chịu nghe đâu. Hôm nay giáo sư nói chắc cả cha con đều thấm thía.
    Hơn mười giờ rồi, mời ba đi xơi cơm, có món nộm hoa chuối vừng lạc, ba kiểm tra xem con làm có được ngon bằng bà ngoại không.
    Giáo sư cười:
    - Ừ! Con gái vẫn nhớ món ăn sở trường của bố, không có ý định đề đạt việc gì đấy chứ?
    - Gớm bố cứ cảnh giác! Đề nghị nhiều quá bây giờ cũng phải tạm ngừng thôi. Hôm nay có rượu sa kê, sa chu anh Tú mở ra cho bố thưởng thức.
    - Vậy à? Rượu Nhật Bản, Hàn Quốc nổi tiếng thế giới đấy. Còn rượu thuốc, cuốc lủi cũng mang cả ra đây, ai uống thứ gì thì dùng thứ đó.
    Chuyện gia đình vui vẻ là thế, mà hình ảnh con chích chòe than cứ ám ảnh tâm trí nhà hùng biện. Họ muốn mình đổi thay ư? Cuộc chạm ly với vị giáo sư mới nhiều ý nghĩa.

Kết Thúc (END)
Sưu Tầm
» Vẫn Biết Rằng
» Lời Tình Không Dám Nói
» Dạ Khúc Tình Yêu
» Tìm Chút Ân Tình
» Thà Rằng
» Lời Cuối Cho Anh
» Mảnh Tình Sầu
» Cho Tôi Xin
» Đom Đóm Và Giọt Sương
» Cho Cuộc Tình Lỡ
» Khóc Cho Kỷ Niệm
» Một Thoáng Yêu Đương
» Khóc Cho Những Cuộc Tình
» Người Ấy
» Con Trai VS Con Gái
» Thư Bố Gửi Con
» Ba Giỏ Khoai Lang
» Crazy Fan!!!!
» Vở Kịch Câm Và Chai Nước
» Mơ Xuân
» Tiêu Sầu
» Ly Hôn
» Con Trai Của Vova
» Thổn Thức Dây Tơ
» Vẫn Chưa Đâu 1