Nhà tôi có khu vườn trồng nhiều hoa, quyến rũ bọn ong bướm và cả bầy chuồn chuồn. Tôi thường hay chạy theo bọn chuồn chuồn quần thảo trên đám cải, màu nắng, màu hoa hòa nhau chói chan khiến đôi mắt rượt theo không kịp bọn chúng chứ đừng nói đến chuyện sẽ nắm được chiếc đuôi xinh xắn màu ớt đỏ.
Vậy mà có lần tôi may mắn chạm vào cái màu đỏ ấy, chỉ chạm vào thôi, nó bay vút lên trời nhưng cũng đủ làm cho tôi sướng mê suốt buổi chiều.
(truyenngan.com.vn - Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Những câu chuyện cuộc đời - Lần 2")
- o O o -
Tôi mười sáu tuổi, cái tuổi biết cảm nhận cái đẹp, biết rung động chỉ bởi một hạt sương, một cánh bướm bay qua, biết tha thẫn một mình trong vườn hoa cải, không như bọn trẻ con trong xóm hay tụ tập chơi trò đánh nhau. Điều này khiến cho mẹ tôi an lòng, và cũng có thể rất lạ với nhiều người chung quanh bởi cái tính lãng mạn nhưng nhút nhát.
Bên trái khu vườn là ngôi nhà ngói khá rộng, có nhiều phòng của người hàng xóm, nhiều chị gái trẻ trung làm việc và ở lại đây, họ đến từ những thành phố xa xôi tận trong nam. Người Bạc Liêu, người Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ.. Bà chủ là người Saigon nên người ta gọi là bà Saigon, họ nói giọng miền nam, ấm áp
Người phụ nữ không giống như những người đi buôn chuyến ngồi đầy trên xe kia suy nghĩ gì về tôi, một gã thương binh mặc áo lính mà thương cảm hay có thể coi thường, nhưng đôi mắt chị rất buồn.
Trở về nhà tôi quên hết, quên chiến trường Campuchia, quên những ngày êm đềm no ấm trước đây sống bên cha mẹ, quên hết để bắt đầu cuộc sống mới, tôi lao động vất vả để tồn tại.
Tám năm sau tôi cưới vợ.
4/
Chuyến tàu giáp tết xình xịch thét khói giữa đêm khuya, còn vài chục cây số nữa là về đến ga.
Gã đàn ông đồng hương nằm giường bên cạnh nhìn ra cửa sổ tối hù. Một tiếng nữa tôi và gã sẽ chia tay nhau, câu chuyện gã kể chẳng hấp dẫn lắm nhưng cũng xua hết mấy tiếng mệt nhọc trên tàu. Tôi hỏi gã.
" Ông chưa kể hết cho tôi nghe về người phụ nữ trên xe đò.."
" À..à..tôi không nhớ chị ấy là ai, thực đó. Chiến trường tàn khốc, sống chết từng giờ, trí nhớ tôi tồi tệ quá, quên hết, có thể là một người quen "
" Tôi cũng nghĩ là một người quen cũ của ông "
"Đúng vậy, chị Dung đó, mãi sau này, gần ba mươi năm sau tôi mới biết, chị kể lại "
" Ông gặp chị ấy à? "
" Ồ, không ! Con gái chị ấy tìm tôi. Chị Dung đã mất bên Mỹ. Khi còn sống có dặn cô con gái lúc nào về Việt Nam hãy tìm đến tôi. May mắn là gia đình tôi vẫn ở chổ cũ. Con bé mang theo cuốn hồi ký " Một đời hồng nhan " của mẹ, cho tôi đọc những trang liên quan đến mình "
" Một trang chị viết " Người thương binh còn trẻ ngồi dưới sàn xe, khuôn mặt gầy gò, tóc tai bù xù có vẻ an phận.."
" Chắc chắn là cậu ấy, không thể khác được. Tôi muốn gật đầu chào nhưng không thể "
" Phải đi với gã đàn ông người Tàu này, tôi cần gã để lên chuyến tàu vượt biên vào tối mai, không thể nói gì với cậu ấy. Trời ơi ! Cậu ấy có còn nhớ nhánh hoa cải khô đã tặng cho mình không? "
" Còn cái địa ngục với cô em gái là sao, ông có biết không? "
" Biết, người cha độc ác, cuồng dâm đó mà "
Tôi hỏi, ông kể chị ấy mù chữ, sao viết được hồi ký, ông bịa câu chuyện phải không? Gã nhăn mặt
Không ! Người phụ nữ trẻ ấy là con gái tôi, nó viết hồi ký giúp mẹ "
Tàu xình xịch về ga, tiếng còi hét vang giữa đêm khuya, câu chuyện kết thúc, tuy rằng còn nhiều điều gã chưa kể
Kết Thúc (END) |
|
|