Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Ngắn » Mẹ Con Chú Vá Tác Giả: Bùi Tự Lực    
    Ở tuổi 50, Bùi Tự Lực mới cầm bút viết văn làm thơ. Và anh nhanh chóng gặt hái thành công: Đoạt Giải B của Nhà xuất bản Kim Đồng với tập truyện thiếu nhi “Nội tôi”, được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Bùi Tự Lực viết truyện thiếu nhi dung dị hồn nhiên với những chi tiết bất ngờ thú vị, tỷ như “Con chim lạ” và “Mẹ con chú vá”.
    Một tiếng kêu “Ăng... Ẳng...” vang lên như cầu cứu rồi tắt lịm cùng lúc với tiếng nẹt ống pô xe máy hối hả rồi mất hút trong khói bụi. Đúng là lũ cướp ngày! Mất liền con Vện! Tiếc đứt ruột!
    Tôi rất thích nuôi chó. Tin tôi mất con chó một cách oan uổng động lòng bạn bè.
    Có người khuyên tôi không nên nuôi nữa, vì nếu không biết chọn lựa kỹ càng thì dễ nuôi phải con chó dữ, mà “chó dữ mất láng giềng”. Tôi nghĩ: chó hiền hay dữ là do dòng, giống và cũng còn do cách nuôi dạy của chủ nữa.
    Một người bạn chơi chó kiểng hứa cho tôi một con chó giống Nhật Bổn, tên là Yu-ki-mi, chân lùn chạy lủn đủn, lông dài mướt rượt trắng phau phau trông như con chó bông chưng trong tủ kính. Nhìn đẹp mã thật đấy, nhưng không phù hợp với khu vườn ngoại ô và ngôi nhà dưới cấp bốn, nền đầm đất đỏ của gia đình tôi.
    Một người bạn khác làm công tác ở trại giam có nhã ý cho tôi con chó Béc-giê giống Huê Kỳ, tên là Jôn-smít, tai xừng, mồm rộng, cao dàn, chạy nhảy săn mồi thiện nghệ như làm xiếc. Trông dáng vẻ oai phong như hổ vằn, nhưng hiếu chiến và dữ dằn quá; nếu nuôi nó thì bọn trẻ con trong khối phố không đứa nào dám bén mảng tới chơi với tôi nữa, cảnh vườn rộng rào thưa của nhà tôi sẽ vắng lặng như sân chùa. Mà nghe đâu giống chó ấy ăn uống cũng phải thịt cá chả nem, bơ sữa sang như Tây. Cảnh nhà tôi đào đâu ra để cung phụng hằng ngày cho nó.
    Tôi thích nuôi chó không phải để trang điểm, không phải để giữ nhà giữ cửa mà muốn có thêm một con vật để làm bạn. Mỗi lần chủ đi đâu về, bất kể buồn vui, hờn giận, tỉnh táo hay say sưa... con chó là “người” đầu tiên chạy ra nhảy cẫng lên, vẫy đuôi mừng rối rít, một sự vui mừng vô tư và chân tình của riêng loài chó.
    Tôi phải tìm một con Vá, con Vàng, con Mực... hoặc con Đớm. Phải là loại chó ta để thay con Vện.
    Nhân dịp ngày giỗ tộc, tiện thể tôi ôm chồng sách thiếu nhi do Nhà xuất bản Kim Đồng vừa mới tặng, về quê làm quà cho các cháu. Được cho sách, mấy chị em thằng cu Ri trong quê sướng hơn cho bánh kẹo.
    Khi biết chuyện tôi bị mất con Vện và đang muốn có con chó con, cu Ri rủ rỉ vào tai tôi:
    - Nhà thằng cu Thôi ở xóm bên có con Vàng khôn và hiền lắm, vừa mới đẻ con, không biết đã có ai xí phần chưa!
    - Chú cháu mình sang nhà nó đi!
    Cu Ri đồng ý liền. Giữa trưa nó dẫn tôi băng qua Gò Dưa sang nhà cu Thôi. Trước khi đi, nó chọn quyển truyện tranh “Dế Mèn phiêu lưu ký” khổ to, in màu rất đẹp cắp theo. Tôi nghĩ rằng, chắc là để che nắng thay cái nón. Đến nhà cu Thôi, tôi mới hiểu ra, thằng cháu mình nhỏ mà láu lỉnh đáo để. Nó khoe với cu Thôi rằng, chú nó là nhà văn và cho cu Thôi quyển truyện trước rồi mới nói chuyện xin con chó con.
    Chắc là quý quyển sách đẹp và cũng nể chú Tự là nhà văn, nên cu Thôi mới đồng ý cho tôi bắt con chó vá bụ bẫm, đẹp nhất trong đàn chó con vừa mới biết ăn. Cu Thôi lấy cái bịt bò bỏ con chó vào rồi xé lá chuối che kín chung quanh. Vừa làm nó vừa dặn dò:
    - Đem đi mà chú để nó nhìn thấy là nó nhớ đường, sẽ tự tìm đường trở về nhà đấy.
    Tôi sướng quá vì xin được con chó đẹp; đem về chèn, giấu cẩn thận vào góc nhà thờ, chờ cho đình
    ám xong là đem về thành phố.
    Xong xuôi mọi việc, chuẩn bị ra về, tôi quay lại góc nhà thờ lấy con chó. Hỡi ôi...! Chỉ còn cái bịt không? Thế là lại bị mất trộm nữa rồi. Tôi cùng bọn trẻ nháo nhác chạy đi tìm. Một lúc sau, tiếng cu Ri réo
    goài ngõ:
    - Chú Tự ơi...! Con chó kia kìa.
    Tôi chạy nhào ra. Theo hướng chỉ tay của cu Ri, tôi nhìn thấy chó mẹ lặng lẽ đi trước, dẫn chó con lủn củn chạy theo sau trở về lại nhà cu Thôi.
    Tôi đứng lặng im, chạnh lòng nhìn theo hai mẹ con con chó.
    Tôi trở lại nhà cu Thôi. Cu Thôi bồng chó con đợi sẵn ở bậc thềm, đứng bên cạnh là chó mẹ. Cu Thôi ngồi xuống vỗ về khuyên nhủ chó mẹ như tâm tình với một người bạn:
    - Chú Tự thương và nhận nuôi con mày, mày cứ yên lòng cho nó về ở với chú ấy đi!
    Chó mẹ nhìn tôi chăm chăm, xa lạ, nhưng không hề có cử chỉ giận dỗi bản năng. Tôi đưa tay đón chó con; chó mẹ nhẹ nhàng tiến lại gần, đi quanh đưa mũi ngửi ngửi vào chân tôi, rồi ngước mắt nhìn lên. Tôi thấy trong đôi mắt của nó hình như có ngấn nước. Nó lại đi quanh một vòng nữa, rồi khe khẽ ve vẫy cái đuôi, ngước mõm “ư...ử...” mấy tiếng. Chắc nó muốn nói với tôi một đôi điều để gửi gắm núm ruột của mình về nơi xứ lạ.

Kết Thúc (END)
Bùi Tự Lực
» Mẹ Con Chú Vá
Những Truyện Ngắn Khác
» Chữ Người Tử Tù
» Quán Chú Mùi
» Đau Gì Như Thể ....
» Làm Mẹ
» Bố Chồng
» Chén Trà Trong Sương Sớm
» Đời Như Ý
» Trên Đỉnh Non Tản
» Người Dưng Làm Má
» Quà Giáng Sinh
» Bông Hồng Vàng
» Bụi Quý
» Mùa Mắm Còng
» Báo Oán ( Khoa Thi Cuối Cùng )
» Đánh Thơ
» Bà hàng Xóm Da Đen
» Đời Khổ
» Bên Bờ Biển
» Bầu Trời Của Người Cha
» Người Thứ 79
» Hoa Học Trò
» Tuyết
» Xác Ngọc Lam