Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Ngắn » Tình Nghĩa Xương Rồng Tác Giả: Sưu Tầm    
    Kể từ ngày chồng đi Nam Cali thăm bạn trở về, thím Năm bỗng linh cảm con người chú có cái gì là lạ, đáng nghi lắm ! Chú trầm ngâm buồn rười rượi, đôi khi lại còn buông tiếng thở dài não ruột nữa. Thím ngấm ngầm theo dõi biến chuyển tâm tư chồng "sát nút", đoán già đoán non đủ mọi chuyện. Cuối cùng, thím nhận thấy không lý do nào đứng vững hết, ngoại trừ chuyện tình cảm. Chú vừa được tin buồn của người yêu nào đó ngày xưa và bị chấn động bởi mối tình cũ nghĩa xưa chăng? Nghĩ đến đó bỗng dưng thím cảm thấy nghèn nghẹn khó thở ! "Cái gì kỳ vậy, chẳng lẽ già đến từng tuổi nầy mà mình lại còn ghen bóng ghen gió sao?", thím bối rối tự hỏi lòng mình. Mấy năm nay, thím tự hào mình tu dưỡng tâm tánh tiến bộ, không còn đổ ghè tương nữa, té ra, máu ghen của thím vẫn còn nguyên vẹn, ngấm ngầm và mãnh liệt như xưa. Thím lau dọn bếp mà không bỏ sót "nhứt cử nhứt động" nào của chú. Chú mở truyền hình mà lòng dạ chú thẩn thơ chuyện đâu đâu, rồi chú chợt buông tiếng thở dài, ngâm nga nho nhỏ: "Ví dầu, tình bậu muốn thôi ! Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra…" Rõ ràng là nhớ nhung người tình cũ nào, rồi thở than đây mà. Thím hết chịu nỗi, bỏ dở vụ dọn bếp, cố gắng giữ bình tĩnh tối đa, vậy mà thím cũng run giọng, cười gằng nói nửa chơi nửa thiệt với chồng: - Chà, con nào bảnh quá ! dám gieo tiếng dữ cho chồng tui, rồi bỏ rơi vậy cà ! Chú Năm cười ngặt nghẽo: - Ối giời ơi ! nghe nói độ rày tu tập hạnh xả ly, mà sao lại trổ mòi ghen rồi! - Ơ ! ai thèm ghen ! thấy chuyện đáng nghi thì hỏi chơi cho biết vậy thôi ! - Hay quá há ! vợ tui tu thiền mà canh cánh "đại nghi", vậy thì chắc sắp "đại ngộ" tới nơi rồi đa ! Chú cười giỡn mà nhìn mặt mụ vợ thấy "nường" mặt mày xanh dờn như tàu lá, không nỡ đùa dai, nên vội vã trấn an: - Thôi xin can bà ơi ! tôi than thở đây là than thở cảnh ngộ đớn đau của thằng Hoàng. Nó qua sau, lờ khờ nghèo đói thất nghiệp, vợ nó khinh khi hất hủi mà không thẳng thắn nói thật lòng mình, lại bới tìm chuyện cũ hai mươi năm về trước, để trách móc tạo cớ bỏ nhau, lòng dạ đàn bà thật là… ngoắt ngoéo lạ lùng… Đàn bà vốn chịu khó ngồi lê đôi mách, bàn tán chuyện người. Thím đã được bạn bè báo cáo từng biến chuyển của mối tình Hoàng Mai, với đầy đủ tình tiết éo le gây cấn. Thím dấu biệt chồng chuyện nầy, vì sợ chồng nghe rồi sẽ buồn lây vô ích. Thím đã quá rành vụ đó, nhưng đang lỡ cỡ quê quê với cơn ghen bóng gió tào lao, nên thím bèn giả vờ "ngây thơ cụ", mở mắt tròn xoe như con nai vàng ngơ ngác: - Trời ơi ! không lẽ chị Mai tệ bạc như vậy sao anh? - Nếu anh không đích thân nghe anh Hoàng kể, anh cũng khó tin con người nổi tiếng là mẫu mực, "đức hạnh khả phong" như chị ấy lại hành động như vậy ! Trầm ngâm thật lâu để hồi tưởng buổi hội ngộ với bạn vừa qua, chú Năm bùi ngùi tiếp lời: "Khuya hôm đó, anh lần mò tìm đến cây xăng Exxon, tại Santee, đậu xe xa xa rồi lẳng lặng đi bộ đến gần quan sát hắn. Bao năm trời lao động cải tạo đã biến đổi con người đường bệ, sang trọng ngày xưa thành một kẻ lụ khụ, gầy gò, khắc khổ. Anh xúc động rưng rưng nước mắt, chờ vắng khách mới bước tới quầy tính tiền lên tiếng: - Hoàng ! sao mầy lánh mặt anh em ! khiến tao phải trầy vi tróc vảy mới tìm được mầy ! Hoàng cũng lạc giọng: - Thật không ngờ có ngày mình lại gặp nhau ! tao trốn hết mọi người vì xấu hổ chuyện nhà, chớ đâu có trốn tránh riêng mầy ! Mới nói mấy câu, thì lại có khách hàng đến, Hoàng vội nói: - Nơi nầy nói chuyện hơi bất tiện ! Ngày mai mình gặp nhau tại quán phở Hòa lúc 8 giờ sáng được không ! - Không ! tao ở đây chờ mầy xong "ca" làm việc, rồi theo mầy về chỗ trọ, nói chuyện bên nhau trọn ngày đêm mới hả dạ ! - Không tiện lắm đâu ! chỗ tao ở chật hẹp lôi thôi lắm ! - Hoàng ! tụi mình là bạn chí thiết, đã từng đói rách ăn ngủ bụi đời với nhau. Sao mầy lại trở chứng khách sáo với tao như vậy ! Hoàng còn muốn chống chế, nhưng nhìn vẻ quyết liệt của anh đành chịu thua. Thế rồi, Hoàng bối rối đưa anh về chỗ trú ngụ, một chung cư tồi tàn dành cho người lợi tức kém, phòng khách vừa là phòng ngủ chỉ vỏn vẹn có chiếc nệm đơn đặt dưới đất và cái bàn con, vừa để ăn uống vừa viết lách. Hoàng ngượng ngập nói: - Như vậy, kể ra đã sang trọng quá sức, so với thời học tập cải tạo rồi !… Mầy nghĩ coi ! tao làm đồng lương tối thiểu thì chỉ đủ trả tiền nhà, ăn uống tiện tặn và gởi chút đỉnh tiền về cho gia đình là sạch trơn, đâu còn tiền mua sắm gì nữa! - Rồi mầy ăn uống ra sao Hoàng? - Ối ! thì tao nấu nồi thịt kho, ăn hoài hoài suốt tuần. Hết thì nấu nồi khác. Đi cải tạo ăn độn, ăn cơm muối hột thì sao? Hai anh em nằm gối đầu bên nhau tâm sự như thời trai trẻ ngày xưa. Anh nhắc nhở những kỷ niệm học trò để "hâm nóng" lại tình bạn xa vắng bấy lâu, rồi mới yêu cầu Hoàng thuật lại thời tù cải tạo. Nghe Hoàng từ từ kể lể quãng đời khổ nhục, một cách nhẹ nhàng, không chưởi bới sân hận, không than van oán trách, anh cảm phục lên tiếng: - Mầy bị như vậy, mà không lộ chút thù hằn, hay thiệt ! Hoàng mỉm cười giải thích ! - Thuở nhỏ đến chùa Xá Lợi nghe thuyết pháp, rồi lãng quên không nhớ nghĩ gì đến. Thế mà, khi lâm cảnh tội tù, thì thời pháp về giáo lý tứ diệu đế, lại hiện về, tạo thành thứ hành trang vô giá cho tao trong tháng ngày cùng khổ. Tao chiêm nghiệm "chân lý khổ", nhận chân được bộ mặt thực của cuộc đời, nên đã đón nhận niềm đau như người bạn đồng hành, suốt đời kề cận chẳng rời, nhờ vậy không còn cảm thấy khổ cũng không thấy có kẻ hành hạ mình nữa. Thân thể tao bị giam giữ mất tự do, mà tinh thần tao, nhờ ơn mưa móc của Phật Pháp, lại thênh thang không ràng buộc, tao tìm được những giây phút thanh thản, an vui…, mà nảy sanh lòng thương xót cho những kẻ, tuy thân thể được tự do, nhưng chính ra họ đang bị lưu đày chung thân trong ngục tù chủ nghĩa rỗng tuếch, trong hận thù ảo tưởng, trong si mê dốt nát triền miên. Thời gian tù tội nầy, tao sống an phận ngày qua ngày, chẳng thèm lo lắng, ưu tư gì hết, nào ngờ, khi được phóng thích, thì đầu óc tao lại rối ren trăm mối: chộn rộn sanh kế, phập phòng sợ hãi công an, bâng khuâng tương lai mù mịt, nhung nhớ vợ con khôn nguôi… Tao đôn đáo chạy lo hồ sơ đoàn tụ, "tiền mất tật mang", để rồi chán ngán đếm từng ngày lê thê đợi chờ vô vọng. Cuối cùng, nhắm không đủ sức chịu đựng nỗi, tao quyết định vượt biên. Tao móc nối với một tổ chức đi chui ngả Phan Thiết, và vào ngày giờ đã định tao đi xe đò ra tỉnh lỵ nầy, đến điểm hẹn tại quán ăn đường Lê Lợi, ăn uống cầm chừng mà chờ đợi. Đúng sáu giờ chiều, người hướng đạo xuất hiện, ra dấu cho tao bước theo sau, ước hẹn giữ khoảng cách chừng mười lăm thước, để theo ra Bến Đò, tại đây, như đã được sắp xếp trước, tao sẽ được đưa lên thuyền chèo để chuyển sang tàu đánh cá. Đi bộ chừng nửa giờ, khi Bến Đò vừa ló dạng thì bỗng nghe nhiều tiếng súng nổ, rồi có tiếng hò hét đuổi bắt những tên vượt biên phản động. Tao lo sợ cuống cuồng tìm người hướng đạo cầu cứu, nhưng chỉ mới thoáng đó là y đã biến dạng đâu mất rồi. Tao quày quả trở lại, lang thang trên những đường phố đông người qua lại mà chẳng biết phải giải quyết cách nào. Xứ lạ không một người quen, biết tìm đâu ra chỗ dung thân qua đêm? Tao lầm lũi tìm đến một con lộ vắng vẻ, định chui vào một góc tối om, nằm im chờ sáng… thì có tiếng chó sủa, người nhà vác gậy gộc ra đối phó với phường trộm cắp. Tao luýnh quýnh xin lỗi, rồi vội vã bước nhanh mà vẫn còn nghe được tiếng lầm bầm chưởi bới thô tục của gia chủ. Tao đổi hướng đi, theo những con đường sáng sủa, và bất ngờ, tao lạc bước đến ga tàu hỏa Phan Thiết. Nhà ga đông cả ngàn người, phần lớn là dân buôn bán hàng lậu, họ ngủ đêm để sẵn sàng xếp hàng mua vé đi chuyến xe lửa khởi hành lúc năm giờ sáng. Được lẫn lộn trong đám đông cũng đỡ lo, nhưng họ ngủ đêm tại nhà ga thì đã chuẩn bị chiếu hoặc tấm nylon để nằm, còn tao thì trụi lủi chẳng mang theo thứ gì, nên đi tới đi lui, ngồi gần đám nào cũng sợ họ nghi ngờ. [Bạn đang đọc truyện trên Truyen186.Com - Website đọc truyện dành cho Mobile] Cuối cùng, tao khám phá ra một cái nền tráng xi măng, người ta nằm thành hai hàng, và tao cũng chen nằm theo họ. Tưởng đã thoát nạn, nào ngờ chừng một giờ sau, thì có hai chiếc xe công an, bao vây nhà ga, inh ỏi dùng loa phóng thanh, kêu gọi đồng bào giữ trật tự để họ lùng bắt bọn phản động lẫn trốn trong nầy. Họ chia từng toán lục soát rất kỹ. Tao nghĩ đời tao kể như tiêu rồi, tao muốn bình tĩnh không sợ hãi, mà vẫn cảm giác rõ rệt tóc gáy tao dựng đứng lên, trong khi mồ hôi lạnh ngắt toát ra từng hồi. Một toán ba tên công an trách nhiệm khu sân xi măng tao nằm, một tên chận phía ngoài, giữ những kẻ tình nghi, hai tên còn lại mỗi tên phụ trách một hàng, lần lượt tra xét giấy tờ từng người. Tao thấp thỏm chờ đợi tới phiên tao, như một tử tội chờ máy chém rơi xuống cắt đầu. Từ thuở giờ, tao chủ trương tự lực, gieo nhân nào thì lãnh quả nấy, nghiệp mình mình chịu, và do đó, chẳng mấy đồng ý với pháp môn niệm Phật hay niệm Quán Âm. Nhưng đến lúc đó, không còn cách nào khác, tao chỉ biết tập trung tinh thần niệm "Nam mô cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát". Khi công an xét giấy tờ

Kết Thúc (END)
Sưu Tầm
» Vẫn Biết Rằng
» Lời Tình Không Dám Nói
» Dạ Khúc Tình Yêu
» Tìm Chút Ân Tình
» Thà Rằng
» Lời Cuối Cho Anh
» Mảnh Tình Sầu
» Cho Tôi Xin
» Đom Đóm Và Giọt Sương
» Cho Cuộc Tình Lỡ
» Khóc Cho Kỷ Niệm
» Một Thoáng Yêu Đương
» Khóc Cho Những Cuộc Tình
» Người Ấy
» Con Trai VS Con Gái
» Thư Bố Gửi Con
» Ba Giỏ Khoai Lang
» Crazy Fan!!!!
» Vở Kịch Câm Và Chai Nước
» Mơ Xuân
» Tiêu Sầu
» Ly Hôn
» Con Trai Của Vova
» Thổn Thức Dây Tơ
» Vẫn Chưa Đâu 1