Một hôm, nhà có giỗ, làm thịt lợn mời khách khứa đông lắm. Thấy Quỳnh hay nghịch, ai cũng chòng ghẹo chơi.
Đương lúc Quỳnh xem làm thịt lợn, có một ông Tú tên lá Cát thường tự phụ hay chữ chạy đến béo tai, bảo:
- Tao ra một câu đối, đối được tao tha cho:
- Lợn cấn ăn cám tốn (1)
Quỳnh đối ngay:
- Chó khôn chớ cắn càn (2)
Ông Tú lại ra một câu nữa, câu này có ý tự phụ mình là ông Tú:
- Trời sinh ông Tú Cát (3)
Quỳnh lại đối:
- Đất nứt con bọ hung
Ông Tú phải lỡm, tịt mắt. Mọt người cười ầm cả lên.
(1) Cấn là quẻ cấn, Tốn là quẻ tốn trong bát quái. Đây lấy nghĩa lợn cấn (chửa) mà ăn tốn cám.
(2) Khôn là quẻ khôn, Càn là quẻ càn cũng trong bát quái, đây lấy nghĩa con chó khôn chớ cắn càn, cắn bậy.
(3) Cát còn có nghĩa là tốt; hung còn có nghĩa là xấu.