Ngày…tháng…năm..
20-11 ghé qua!
Đó là một buổi tối mùa đông lạnh giá, những rặng tre rì rào đem hương gió bay đi xa mãi. Trên bầu trời chỉ toàn màu đen, như chỉ muốn nuốt chửng hai con mắt, rồi màu của tiếng lá rụng nhiều … tôi nghiêng người cạnh cửa sổ, vo ve trên tay tờ giấy viết cho thầy mà thấy nó cứ thô ráp, cứng đờ ra như cái cảm giác của tôi lúc này vậy, năm đầu tiên cũng như năm cuối cùng tôi được học một người thầy mà chưa bao giờ chúng tôi gọi một tiếng thầy giáo. Tôi là con gái đấy nhưng tính cách lại không hề ”con gái” chút nào. Vì thế những cảm xúc ngọt ngào của tôi chỉ giấu kín trong tim, hễ viết ra là bị lũ bạn gán cho cái ngôn ngữ thời thượng: ”max sến”,chả vậy con người tôi nhạt nhẽo lắm thế rồi tôi bắt đầu thay đổi kể từ phút đó,chẳng phải do một cảm xúc nào quá mãnh liệt át đi cái vẻ hời hợt trong tôi hay bị tác động từ một lời lẽ hoa mĩ nào … mà chỉ là …
”8h,20-11
Mới đến ngưỡng cửa nhà thầy tôi đã rụt rè, chùn chân về phía sau: ”thật ngại quá!” … Với một đứa trẻ khuyết tật về cảm xúc như tôi chả bao giờ trao cho ai tình cảm để bộc bạch ra ngoài hết vậy mà giờ … ”vụt!!” cô bạn thân kéo tay tôi vào trong, canh cánh bên tai là tiếng gió chạy đua cùng thời gian. Ánh đèn sáng và tiếng nói cười đã hiện dần trong căn nhà nhỏ. Bỗng có tiếng nói trong trẻo và những lời chúc tụng, gọi là ”những”nhưng tính ra thật quá ngắn, chỉ vẻn vẹn trong năm từ – Năm từ của tấm lòng …
Ẵm trên tay những bông hoa xuyến chi nhị vàng với năm cánh trắng, có lẽ bởi cái vẻ đẹp giản dị của một loài hoa đồng nội và những gì nó gửi vào cuộc sống, thầy tôi mới thích đến như vậy. Một cách nhẹ nhàng, chúng bạn bước đến trao tay thầy, ánh mắt người cha nhen lên niềm hạnh phúc … Ai cũng cười trong ấm áp như thể mới có một ngọn lửa được cháy sáng, sưởi ấm cả những gì lạnh lẽo nhất ngoài kia – Ngoài đường đời xô bồ tấp nập … Còn trong cái không khí lúc này ,phải nói rằng: “Nước sôi cũng phải reo lên niềm hạnh phúc … Thế
nhưng chỉ riêng có tôi cười trong ánh mắt, nhoẻo miệng nhưng lại tắt ngay…
Rồi thầy ân cần trải chiếc chiếu, chúng tôi lần lượt ngồi xuống khoanh chân ngay ngắn, thầy cũng vậy,ngồi kế bên học trò tạo thành một vòng tròn bao lấy bó hoa và những chén nước ấm. Thầy bảo có thể ngồi bàn lịch sự hơn nhưng nó lại tạo một khoảng cách nào đó không có vẻ gì gần gũi để mọi người trò truyện, giao cảm.
Cả căn phòng ngập trong tiếng lòng. Thầy bắt đầu kể cho chúng tôi về cuộc đời, trải qua mấy chục năm tuổi xuân thầy đã nếm trọn cái vị chua chát ngọt đắng ngoài kia, nhưng thầy chưa bao giờ đưa mình ra làm mẫu để học trò dập khuôn mà từ nhiều khía cạnh thầy gửi vào đó. Thầy kể vềthời xưa – thời kì thiếu thốn đầy rẫy khó khăn..
Rằng ngày ấy, trên chếc xe đạp cũ anh trò kia cầm vội nắm cơm gói lá, chỉ dám ăn dè vì phía trước anh là cả một đoạn đường dài hun hút, ngày nào cũng vậy – Trải qua hàng chục cây số lên tỉnh, sách vở thiếu thốn, đường đất trơn nhầy sau những cơn mưa thời gian, gió đông lạnh giá ướp bụi đường … hơn tất cả bánh xe của anh vẫn miệt mài in dấu trên những con đường gồ ghề, đạp lên mọi khó khăn, anh ôm trong mình nghị lực sắt đá và cuối cùng ôm cả tấm bằng thủ khoa đại học …
Ai hỏi chứ thầy tôi ưa nhất những bài toán cổ uyên bác, lồng cả vào những bài học thâm thúy về cuộc đời và rằng toán học không hề khô khan, mà ”con nên nhớ khi đi thi hãy làm sao để mình trở thành một thầy giáo”
Rồi có cả những điều đơn giản vềcuộc sống tưởng chừng như quá đỗi quen thuộc nhưng lại chứa đựng những triết lý sâu xa; Đặc biệt giới trẻ chúng ta ngày nay ít ai nhận ra điều đó mà chỉ mải chạy theo những điều xa tít tắp để rồi lại vướng vào những cái vòng vèo,chùng chình của cuộc đời … Thầy kể chuyện mà nước mắt ai cũng lăn dài trên gò má, rồi cũng chẳng biết từ khi nào những giọt lệ tuôn chảy trong trái tim tôi và tràn cả ra bên ngoài, lúc đầu tôi quay đi như không để ai nhìn thấy vẻ yếu đuối của tôi; Nhưng không … ! Đây không phải yếu đuối mà là … sự trưởng thành!
Thầy đang dẫn tôi đi trên xúc cảm cuộc đời, dạy tôi biết yêu thương rung động và thể hiện ra ngoài, cứđể nó trôi đi như chính tâm hồn mình vậy …. hơn tất cả thầy đã trao cho chúng tôi động lực trồng cây và hái quả.
Thế rồi cả bọn ra vềvới niềm xúc động nghẹn ngào. Tôi cười tươi và nhận ra rằng trong lúc mắt mình nhòe đi vẫn thấy mãi hình ảnh người thầy đứng đó ”vượt lên” căn bệnh ung thư giai đoạn cuối bằng tấm lòng của vị danh y hiền tài.”
Cảm xúc của tôi vềngười thầy chưa một lần nhấn gót trên bục giảng không bao giờ diễn tả hết trong một trang văn.
Chỉ biết rằng trong tôi người thầy là người cho đi và còn mãi.
Kết Thúc (END) |
|
|