Năm 1964.
Năm ấy chị được sinh ra, là con cưng, cháu cưng của ba mẹ, của ông bà.
Gia đình khi ấy sống ở vùng cao nguyên – Buôn Mê Thuộc.
Đến tuổi ăn dặm sữa ngoài, ba mẹ đau đầu vì chị không uống được bất cứ nhãn hiệu sữa nào bán ở đó, uống vào liền ói ra hết. Ông nội sống ở Sài Gòn nghe nói liền gửi hộp sữa hiệu ‘Bông trắng’ bằng đường máy bay cho cháu gái uống thử. May thay chị chịu, uống vào không ói và còn có vẻ thích, uống hết ba mẹ đánh điện nhờ ông nội mua gửi thêm.
Em ra đời sau chị một năm nhưng chị không phải trông coi hay chơi cùng vì đã có ba mẹ, ông bà trông nom tốt. Bạn cùng trang lứa ai ai mặt mũi cũng lấm lem như mèo, họ phải trông em nhỏ và làm những công việc vặt trong nhà, đâu có như chị ở không chạy nhảy vui chơi thế này.
Mỗi ngày qua nhà ngoại chơi, muốn chị giúp xếp lá trầu thì phải trả tiền công mới được. Một cây trầu bán kính tám mươi xentimet, cao một mét ngoại phát tiền công là mười đồng, nữa cây được phát năm đồng, mỗi ngày ít nhất chị có năm đồng bỏ túi ăn bánh.
Năm sáu tuổi chị và em theo ba mẹ về Vũng Tàu định cư vì công việc của ba điều chuyển về đó, ông bà ngoại vẫn ở Buôn Mê, ông bà nội vẫn ở Sài Gòn.
Những chiều rỗi rãnh ba liền dắt hai chị em ra bờ biển dạo, em nhớ khi ấy chị em mình tranh nhau nhặt vỏ sò xem ai nhặt nhiều vỏ sò đẹp nhất hay thi đắp lâu đài cát hoành tráng nhất thật vui chị nhỉ?
Năm chị tám tuổi, ba bất ngờ qua đời vì một căn bệnh lạ phát mà không có thuốc gì chữa trị được, mẹ quá đau buồn chẳng để tâm mọi việc xung quanh, quên cả việc báo tử cho ông bà ngoại. Khi ông hay tin đến nơi thì thân thể ba đã nằm yên dưới ba tấc đất mà khi ấy những tài sản đáng giá trong nhà đều không cánh bốc hơi mất luôn tăm tích. Trông cảnh thảm hại ông ngoại liền đón mẹ cùng hai chị em mình về sống ở Buôn Mê.
Dưới sự bảo bọc của ông ngoại, cuộc sống hai chị em vẫn phây phây như ngày nào mà không phải vướng bận sầu lo.
Năm chị lên chín ông ngoại quyết dọn nhà về Tam Hà – Sài Gòn sinh sống vì đất Buôn Mê này không trồng lúa nước được, đất đai dù màu mỡ nhưng thích hợp trồng cây ăn quả thôi. Cứ trông vườn cây trái ông trồng là biết, từ sầu riêng, mít, măng cầu xiêm... khi bổ ra đều mê người. Khi ấy lúa từ miền xuôi chuyển lên là một vấn nạn khó, ăn mãi cơm độn hay các loại ngũ cốc mãi mà không có cơm trắng ăn chẳng khác nào phán ông ngoại án tử hình. Cuối cùng ông quyết định về xuôi khi bản thân ở tuổi ngũ tuần, không cần sơn hào hải vị miễn ngày ngày có cơm trắng ăn.
Chuyển nhà được ba năm, cuộc sống vừa yên ổn ông ngoại nhẹ nhàn qua đời luôn trong lúc ngủ vì bị trúng gió mà không ai biết, một tháng sau mẹ nhiễm bệnh sốt xuất huyết cũng đi theo.
Từ đây, cuộc sống chị không khẳng khái, vô tư mà tất bật với bao việc nặng nhọc. Mấy năm trước ông bà chuyển nhà chỉ mang theo vài thứ quý giá còn bỏ tất ở lại, đến đây xem như làm lại từ hai bàn tay trắng. Ông ngoại là trụ cột duy nhất trong nhà, ông ra đi trong nhà chỉ còn bà ngoại, dì hai và hai trẻ nhỏ, chị liền trở thành một trong những người trụ cột chính trong gia đình.
Ngày mùa, nhà người ta có tiền mướn trâu bò kéo cày, nhà ngoại dùng sức người mà lật đất, xới cỏ trồng lúa. Lần đầu chị cầm cuốc, lòng bàn tay không khỏi bồng rộp, đau rát nhưng vẫn phải làm cho đến khi lòng bàn tay hằn vết chai mới không đau nữa.
Bà ngoại trước giờ đau ốm liên miên, việc lớn nhỏ đổ xống vai dì hai cùng chị.
Có lẽ sức trẻ xung mãn nên khi ấy chị làm việc rất trâu, cùng dì lấy củi mà gánh củi chị đem về chụm được một tuần trong khi gánh củi của dì chụm được ba ngày là hết sạch, từ đó việc lên núi lấy củi đều giao chị còn dì yên tâm làm việc khác kiếm tiền.
Qua ngày mùa chị cùng em gánh củi thuê nhà bác Lý kiếm chút tiền còm phụ tiền chợ. Khi em cùng dì đi lưới tôm cá thì một mình chị gánh củi kiếm tiền mà không nề hà cực khổ.
Tuổi mười lăm chị làm việc đồng án chẳng khác đấng mày râu nào, đôi lúc họ thấy khiếp vì chị quá trâu bò mà kính nể.
Có lẽ mấy năm ấy chị quá vất vả nên năm mười tám một đợt bệnh quấn thân, tưởng rằng thần chết muốn rước luôn chị.
Thật may chị vẫn sống, có lẽ ông trời nhậm lời nguyện cầu của em chăng?
Bây giờ sức khỏe chị sút giảm không thể làm việc nặng nữa nhưng không sao, em đã lớn, đã có thể thay chị gồng gánh, che mưa, che gió cho cả nhà nên chị hãy yên tâm và cũng đừng nghĩ mình trở thành gánh nặng cho em chị nhé.
Kết Thúc (END) |
|
|