Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Ngắn » Ánh Mắt Trong Queo Tác Giả: Châu Quỳnh    
    Câu chuyện bắt đầu từ một trường hợp đánh địch của các chiến sĩ an ninh biệt động trong nội thành Sài Gòn, vào những tháng năm đánh Mỹ, nhưng truyện lại không sa đà vào tình tiết li kỳ câu khách như các tác phẩm văn học hình sự, trinh thám. Châu Quỳnh lái người đọc vào hành trình đi tìm sự mách bảo của linh tính từ một ánh mắt bí mật...
    Truyện làm cho người đọc tin ở sự đã có thật ở lối kể, ở không khí truyện, ở các chi tiết đời thường sau chiến cuộc. Và, sự không thể xác định “ánh mắt” kia của ai, là ai, gắn với điều có thật trong cuộc chiến: biết bao chiến sĩ an ninh đã hy sinh thầm lặng và mãi mãi vô danh.
    Ánh mắt trong veolà tên truyện, cũng là một chi tiết ảo huyền nhưng không hoang đường, bởi nó gắn vào nhiều chi tiết thật, tải một sự thật trong cuộc chiến giành độc lập thống nhất: mỗi chiến công của một cá nhân đều có sự đóng góp của đồng đội. Truyện nhẹ nhàng nhưng vẫn tải được một thông điệp nữa, quan trọng cho nhiều thế hệ, khi người cha đã đi qua chiến tranh nói với con mình “Dưới chân con là lịch sử”.
    Lời bình của Nhà văn NGUYỄN VĂN THỌ
    Những ngày ngắn ngủi ở chiến khu với Khải lại là một kỷ niệm khó quên.
    Đội biệt động của anh được tập huấn để nhận nhiệm vụ mới. Cuộc đời hoạt động của Khải như có một giác quan mách bảo, trước sự bình an hay hiểm nguy, anh nhận ra rất nhanh. Một tích tắc thôi, sự mách bảo, cảm nhận của giác quan thứ bảy, nhưng điều đó quan trọng biết bao để thoát khỏi sự vây bọc của kẻ thù và hoàn thành nhiệm vụ.
    Lần này, linh cảm cho biết anh gặp một việc quan trọng, nằm ngoài dự kiến.
    Anh phải cẩn thận với điều đó. Nhưng nó là gì? Anh chưa biết được.
    Khải nằm lại ở một gia đình ngoại thành chờ ra Củ Chi. Anh nhâm nhi điếu thuốc vấn, nghĩ ngợi đủ điều, suốt đêm chỉ chớp mắt được chút xíu. Hôm sau, trong vai người đi mua củ mì, anh lên chiếc xe của cơ sở đi ra Củ Chi. Tới địa đạo, anh được bố trí nghỉ ngơi và dự cuộc họp bàn về tình hình địch tăng cường đàn áp người yêu nước, nhiệm vụ của đội là bàn kế hoạch để trừng trị tên Năm, một tên Việt gian trong quận.
    Dù nhiều lần bắn tin cảnh cáo với vợ của y, nhưng tên này thường xuyên gây nhiều tội ác để lập công, kiếm tiền chơi bời bài bạc. Vốn là kẻ không chịu được gian khổ, đã chiêu hồi đầu hàng địch nên tên này biết nhiều hoạt động của ta. Điều tệ hại hơn là để lập công, hắn đã chỉ điểm cả những người vô tội, những người không cung cấp tiền bạc để hắn tiêu xài, dù họ không phải là người hoạt động. Vợ y cũng đã bỏ y để về ở với ngoại đã mấy tháng nay.
    Những phương án được bàn thảo kỹ, cuối cùng, Khải chọn phương án đánh trực diện, nguy hiểm nhất, nhưng cũng an toàn nhất. Khải sẽ tiếp cận tên Việt gian ngay tại nơi ăn chơi cờ bạc của y trong một ngôi nhà ở cuối khu cư xá sĩ quan vốn được bảo vệ nghiêm ngặt. Chính tại đây, tên Năm thường chủ quan, nhất là khi thua bạc.
    Cuộc họp trong phòng tối, theo nguyên tắc, mọi người đều bịt mặt.
    Ánh đèn mờ mờ chỉ đủ xác định vị trí chỗ ngồi của chủ tọa. Khi cuộc họp kết thúc, tổ của Khải được giao nhiệm vụ, mọi người ra về theo các đường hầm khác nhau.
    Bất chợt ngẩng lên, Khải nhìn thấy một đôi mắt rất sáng, xanh biêng biếc, cuối đường hầm. Anh lặng cả người đi.
    Đôi mắt nhìn anh, nghiêm nghị, như một lời nhắc nhở:hãy thận trọng.
    Người ta thường linh cảm trước cái chết của mình, tên Năm cũng vậy. Điều đó anh đã không đề cập đến. Phải, hắn đã chuẩn bị cái chết cho chính hắn.
    Khải đứng lặng. Anh không thể biết ánh mắt nhìn anh là của ai. Cô là người của cứ, hay từ thành phố đến? Người bắc vào, hay người Nam Bộ? Anh chỉ biết đôi mắt như nhìn thấu tâm can của con người. Từ góc khuất nhất, đôi mắt nói lên mọi điều. Bao dung, nhưng cũng nghiêm khắc quá.
    Bất giác, Khải cũng nhìn vào đôi mắt kia. Điều anh ít khi làm. Họ nhìn nhau và cả hai đều hiểu rằng phải chấp nhận mạo hiểm, cuộc sống không có gì là hoàn hảo và thuận buồm xuôi gió.
    Khải trở về thành phố. Anh lưu giữ ánh mắt lạ trong ký ức của mình, như một kỷ niệm, một lời tâm tình không bằng lời nói.
    Không phải ánh mắt tình yêu. Ánh mắt không nói gì về chuyện riêng tư.
    Anh cũng không nghĩ tới chuyện yêu đương gia đình trong giờ phút sinh tử.
    Khải chỉ biết đôi mắt trong góc hầm sẽ đi theo anh trong những ngày khó khăn sắp đến.
    
- o O o -

    Cơ sở điều nghiên, cung cấp cho Khải tên và địa chỉ của đối tượng tên Năm, kẻ cần thi hành án. Thông tin chỉ rõ, mỗi khi tham gia vào chiếu bạc, Năm thường sạch túi. Hắn trở về nhà trong khu cư xá muộn hơn ngày thường chừng vài tiếng đồng hồ. “Lúc này, khúc quanh trong khu cư xá rất vắng” - cơ sở nói.
    Mọi tính toán của Khải và kế hoạch hoàn tất. Giờ đánh trận đã điểm. Mọi lần, Khải không nghĩ ngợi gì nữa mà tập trung vào trận theo kế hoạch vạch ra. Lần này, đôi mắt trong hầm tối như nhìn vào giữa tâm hồn anh, tựa ánh trăng xuyên qua đám mây mờ mịt.
    Ánh trăng vẫn cố sáng một điều gì đó anh vẫn còn chưa nhìn thấy hết.
    Khải mở bản đồ, xem lại lần nữa.
    Anh nhận ra một cái bẫy.
    Khi Năm rời khỏi chiếu bạc về nhà, cũng là lúc đội tuần tra của địch bắt đầu đi tuần trên con đường cách khu cư xá một con phố! Thoạt tiên, mọi việc tưởng không liên quan gì nhau, bởi nơi xảy ra trận đánh còn cách xa con đường kia một con phố.
    Song, nếu có tiếng súng trong cư xá lúc nửa đêm, đội tuần tiễu của địch sẽ nghe thấy ngay và lập tức chúng chặn con phố trước khu cư xá. Con phố là đường một chiều.
    Trận đánh đã diễn ra đúng theo thời gian đã tính toán, ngoài trừ một sự điều chỉnh ở phút cuối.
    Khải nổ súng và rời khỏi khu cư xá sĩ quan bằng cách vượt tường rào ra ngoài, lên chiếc xe máy đợi sẵn. Khải hoàn thành nhiệm vụ và thoát đi trên con đường ngược chiều.
    Tên Năm đền tội sau khi gây ra nhiều tội lỗi. Hắn kịp rút súng ra khi thấy động trên mái nhà, nhưng Khải còn nhanh hơn thế. Cùng lúc ấy, tiếng súng nổ ở con phố bên cạnh.
    Tên Năm nhìn Khải, sợ hãi và tuyệt vọng. Hắn hiểu người đứng trước hắn đã nắm lấy chiến thắng trong cuộc đấu cuối cùng.
    
- o O o -

    Chiến tranh kết thúc, Khải về thăm lại chiến khu. Đội biệt động của anh người còn kẻ mất, cảnh quan cũng đổi thay sau bao tháng năm.
    Anh không thể tìm được căn hầm nơi diễn ra cuộc họp.
    Nhiều đồng đội và lãnh đạo của anh đã hy sinh. Anh không biết cả bí danh lẫn tên thật của họ. Những ai có mặt trong cuộc họp đêm hôm ấy? Sẽ không ai trả lời được cho Khải điều này. Một người con gái ư? Anh dám chắc cuộc họp chỉ một người con gái hay không? Tên họ ư? Điều ấy rõ là chỉ người trong lưới của cô mới biết được.
    Suốt mấy năm trời, anh đã đi khắp Củ Chi, vừa thăm lại chiến trường vừa đi tìm người ân nhân của mình. Khải tin rằng, anh đã hoàn thành nhiệm vụ khó khăn nhờ sự nhắc nhở của người con gái ấy. Anh không thể quên.
    Các cô gái Củ Chi thật khỏe khoắn, vui vẻ. Họ đều có những đôi mắt sáng, nhân hậu. “Làm gì mà anh nhìn kỹ thế!” - họ thường xấu hổ nói với Khải như vậy. Anh cứ đi tìm, cứ hỏi.
    Thậm chí anh hỏi luôn cô phó bí thư xã: “Có cuộc họp như thế, em có dự không nhỉ?”. Cô cười và bảo anh rằng cô chưa bao giờ làm giao liên, chưa bao giờ xuống hầm. Người ta lại bảo: “Cô ấy nằm hầm chục năm, anh không tin sao”. Cô ấy chồng con rồi.
    Chuyện cũ nhắc lại làm chi.
    Khải thanh minh. Anh chỉ muốn biết ánh mắt đó của ai. Trong đêm tối ấy, anh nhớ mãi. Anh muốn nói lời cảm ơn. Một lời nhắc nhở trong trận chiến ở nơi cách đây mấy chục cây số. Anh không muốn làm chồng cô.
    Chẳng lẽ một lời cám ơn cũng không được sao. Anh làm điều gì sai chứ.
    Liên, một cựu tù binh Côn Đảo, bảo anh: “Tôi dự cuộc họp ấy, tôi chính là cô gái ấy, anh tin không?”. Khải bảo: “Cuộc họp ấy như thế nào?
    Cô đứng ở đâu?”. Liên nói vanh vách.
    Khải cười: “Cuộc họp nào chẳng như thế”.
    Thú thật, Liên không dám chắc mình có phải người con gái đó hay không. Cô cũng thường nhắc nhở các đồng đội mình trước các trận đánh.
    Dĩ nhiên, chỉ bằng ánh mắt thôi. Họ ít khi để lộ giọng nói của mình. Liên không ngờ ánh mắt của mình lại để ấn tượng sâu đậm trong Khải đến thế.
    Đám cưới diễn ra trong sự vui mừng của bạn bè. Khải nghĩ cuộc tình của họ kéo dài hàng thập kỷ để đến được ngày cuối cùng. Liên nói “Em yêu anh, thế thôi”. Khải tin cả hai: tình yêu hôm nay và ánh mắt hôm qua.
    Liên phải uống 50 thang thuốc bổ để đủ sức đứng vững trong đám cưới. Cô bị địch tra tấn thảm khốc và với cô được trở về thành phố cũng đã là điều mơ ước lớn nhất rồi. Liên thấy chồng mình thật đáng yêu. Anh không sợ hy sinh, gian khổ, giản dị, chân thực. Từ lâu, từ trong ngục tù, cô đã hình dung ra anh đúng là người như thế.
    Khải thường nhìn vào mắt vợ mình rất lâu. Anh chìm đắm trong tháng ngày gian khổ và như tìm thấy dòng suối mát của năm tháng hòa bình. “Anh còn nghi ngờ gì không?” - vợ anh hỏi. Khải bảo: “Đúng là em rồi.
    Anh chẳng bao giờ nhầm lẫn điều gì”.
    Liên nói: “Anh đừng bao giờ nhìn cô gái khác như đã nhìn em nhé”.
    Đám cưới xong, anh đưa nàng đi tuần trăng mật ở Đà Lạt, ở Mũi Né.
    Chiến tranh đã kết thúc. Họ hướng về ngày mai. Khải nói: “Anh thật may mắn”. Liên gật đầu: “Em cũng thế. Em đã có được anh”.
    Nhiều đồng đội của họ hy sinh.
    Một số người thậm chí còn không xác định được tên tuổi thật. Người đồng đội lái hon-đa chở anh đi hôm ấy, được tăng cường từ lưới khác, sau này ngã xuống, mà người ta chỉ biết gọi anh bằng bí danh. Khải kể với vợ: “Thậm chí anh ấy không biết tên lưới của mình là gì. Không muốn biết nhiều, sợ sau bị bắt, lỡ lại khai ra thì sao. Cẩn thận đến thế”. Người lái xe hon-đa chỉ tin những đồng đội của mình, họ sẽ không bao giờ quên anh.
    Liên cười bảo: “Biết tên anh chạy xe hon-đa thì đứa con đầu lòng mình sẽ đặt tên của anh ấy, dù gái hay trai”. Hãy gọi anh ấy là Thông đi. Cây Thông trên đồi cao. Thông cũng có nghĩa là giao thông đó. Vợ anh đồng ý, dầu đó lại cũng chỉ là một bí danh.
    
- o O o -

    Thông đã 20 tuổi, học giỏi, ngoan.
    Cu cậu không thích xem phim chiến tranh, chỉ thích đọc tiểu thuyết lãng mạn, đánh cờ vua.
    Thỉnh thoảng, vợ chồng Khải đưa con về lại Củ Chi chơi. Họ đưa con đi dạo quanh những đồi mì.
    Khải bảo: “Dưới chân con là lịch sử”.
    Cậu con trai ngơ ngác. Liên bảo: “Dưới chân con là những căn hầm bí mật và địa đạo”. Cậu muốn xuống coi, nhưng mẹ bảo: “Đã gọi bí mật, sao coi được chứ”.
    Tháng vừa rồi, theo các bạn cựu chiến binh ở ngoài Hà Nội vào, Khải đi lên Củ Chi. Một vài nhà văn muốn đi thực tế chiến trường xưa.
    Vài người trong số họ từng ở địa đạo, viết những bài thơ, bài phê bình đầu tiên của sự nghiệp. Họ ngạc nhiên thấy mầu xanh đã phủ xanh vùng đất chết năm xưa. Một nhà văn bút danh Trang Dương thậm chí đã viết bút ký dài đưa tên của Khải vào trong đó như một nhân chứng quan trọng! Khải ngại quá: “Củ Chi này ai chẳng là nhân chứng cơ chứ”.
    Chuyến đi ấy, Khải bất ngờ thấy một ngôi mộ nhỏ. Ngôi mộ được sơn vôi ve đẹp và hương khói không dứt.
    Khải ngồi trước tấm bia và đọc dòng chữ ngắn gọn: “Một nữ giao liên người thành phố bí danh Phương (không rõ tên thật) hy sinh trong trận bom ngày... năm 1968”.
    Một nữ nhà văn tên Hải hỏi Khải: “Có cách nào tìm được tên thật của cô giao liên này không?”. Anh trả lời: “Liệu các nhà văn có thể tìm được tên thật của các nhân vật của mình hay không?”.
    Mọi người lại bảo: “Nhân vật văn học là hư cấu, còn ngôi mộ này có thật cơ mà”. Khải bảo: “Cho dù sự hy sinh là có thật, nhưng tất cả chúng tôi đều mang bí danh, và tên họ của một người nào khác”. Ôi cuộc đời và văn học đều phức tạp nhỉ. Mọi người kêu lên.
    Trên chuyến xe trở về thành phố, Khải trầm tư mãi. Lần đầu tiên anh mới biết sau ngày anh rời khỏi cứ đã có trận đánh lớn diễn ra. Nhiều người hy sinh. Trong đó có một cô giao liên bí danh Phương, người thành phố.
    Hẳn vị cán bộ đi cùng biết cô tên gì ở đâu, giả sử thế đi, nhưng ông ấy cũng đã hy sinh trong trận bom rồi.
    Mọi chuyện đã qua rồi. Mà sao tự dưng Khải bất chợt thấy một câu hỏi cứ như mầm cây mọc trong anh: “Liệu có phải Phương đã đứng trong góc hầm hôm đó không nhỉ?”.
    Chẳng nhẽ Phương đã hy sinh chỉ một ngày sau khi họ gặp nhau.
    Ánh mắt cuối cùng của cô đấy sao?
    Cô đã linh cảm thấy điều gì đó bất ổn.
    Cô dành linh cảm đó cho Khải, giúp anh vượt qua giây phút sinh tử. Ánh mắt chia ly thực sâu đậm. Họ đứng đối diện nhau, trên đầu máy bay địch quần thảo, căn hầm tối đen, ánh đèn dầu leo lét. Họ như hai người bạn thân từ lâu, cũng có thể như những người yêu cố dành cho nhau ánh sáng của hy vọng và sự thân thương trong lúc chia ly.
    Về đến nhà, Liên hỏi: “Anh đi với bạn bè vui chứ?”. Khải gật đầu. Liên lại hỏi: “Anh có tìm thấy gì mới không?
    Trong đoàn có cô nào xinh không!”.
    Khải bảo: “Em đi bao lần rồi, có gì mới đâu. Trong đoàn có vài cô xinh lắm, để anh mở máy tính cho xem hình nhé”.
    Họ ngồi bên nhau xem từng bức ảnh. Liên trách chồng: “Vui thế này mà không bảo em đi cùng”. Anh bảo: “Họ mời mình anh, xe hết chỗ”.
    Bất giác, Khải nhìn vào mắt vợ. Liên bảo: “Thấy em già rồi phải không?” Khải nói: “Không phải! Anh nhìn thấy lửa ấm trong mắt em”.
    Bỗng nhiên từ đâu thăm thẳm lại hiện lên trong anh đôi mắt trong veo năm nào và Khải thấy lòng anh ấm áp. Anh nhẹ nhàng ôm lấy vợ và họ cùng yên lặng...
    

Kết Thúc (END)
Châu Quỳnh
» Ánh Mắt Trong Queo
Những Truyện Ngắn Khác
» Chữ Người Tử Tù
» Quán Chú Mùi
» Đau Gì Như Thể ....
» Làm Mẹ
» Bố Chồng
» Chén Trà Trong Sương Sớm
» Đời Như Ý
» Trên Đỉnh Non Tản
» Người Dưng Làm Má
» Quà Giáng Sinh
» Bông Hồng Vàng
» Bụi Quý
» Mùa Mắm Còng
» Báo Oán ( Khoa Thi Cuối Cùng )
» Đánh Thơ
» Bà hàng Xóm Da Đen
» Đời Khổ
» Bên Bờ Biển
» Bầu Trời Của Người Cha
» Người Thứ 79
» Hoa Học Trò
» Tuyết
» Xác Ngọc Lam