Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Mùa Thu Vàng Tác Giả: Hoàng Thu Dung    
    Thủy Tiên và Hải Yến rồi cũng vượt qua vòng chung kết để bước vào chung kết xếp hạng.
    Hoàng Tin muốn tạo sự bất ngờ và tặng cho Hải Yến một món quà đặc biệt trong đêm đăng quang. Anh ra tận khách sạn Hoàng Gia ở thị xã Phan Thiết.
    Nơi mà bà Hải Triều đang tạm nghỉ.
    Một con ngựa sắt, một máy ảnh. Cũng như bao lần săn tin khác Hoàng Tín một mình dong ruỗi ra tận Phan Thiết. Anh xin quản lý được gặp bà Hải Triều.
    – Anh chờ một chút. Chúng tôi đến lên phòng hỏi ý kiến của bà. Hình như từ lúc đến đây bà ta không hề tiếp xúc với ai cả.
    – Được! Tôi sẽ chờ.
    – À! Mà tôi phải nói như thế nào với bà về anh.
    – Anh cứ bảo tôi là người biết được tin tức của Hải Yến con bà.
    – Vậy hả? Tôi nghe nói bà ở đây là để chờ tin con gái và mẹ của bà đó.
    Người quản lý nhấc máy lên phòng bà Hải Triều với tin nhắn ấy. Không biết bà nới gì ông ta chỉ gật đầu:
    – Bà xuống ngay nhé.
    Rồi ông quay sang bảo Hoàng Tín:
    – Anh ngồi đi! Bà ta sẽ xuống ngay. Anh uống gì? Để chúng tôi phục vụ.
    Hoàng Tín chưa biết gọi món giải khát gì thì người quản lý đã cười nói:
    – Cứ cho tôi một ly cam vắt.
    – Ai? Ai muốn gặp tôi?
    Hoàng Tín ngước lên. Một người đàn bà xinh đẹp hiện ra trước mắt anh.
    Chính Hoàng Tín cũng ngẩng người:
    – Bác! Bác đúng là mẹ của Hải Yến rồi.
    Bà Hải Triều bước đến bên Hoàng Tín hỏi:
    – Dựa vào lý do nào mà cậu khẳng định như thế hả?
    – Hải Yến giống hác như khuôn đúc vậy?
    – Cậu! Cậu biết Hải Yến ở đâu hả?
    – Dạ biết!
    Bà Hải Triều hỏi dồn dập:
    – Hải Yến ở đâu? Cậu hãy chỉ dùm tôi. Bao nhiêu tôi cũng xin hậu tạ.
    – Không! Cháu đến đây không phải vì tiền.
    – Vậy thì lý do gì mà cậu giúp mẹ con tôi.
    – Vì hạnh phúc của Hải Yến.
    – Vì hạnh phúc của Hải Yến.
    – Phải.
    – Vậy cậu là ai?
    – Con là người yêu của Hải Yến.
    – Người yêu của Hải Yến.
    – Dạ!
    – Con tôi đã lớn rồi sao? Trước mắt tôi vẫn còn hình ảnh của một con bé bụ bẫm, dễ thương. Cậu! Cậu đưa tôi đi gặp nó ngay nghe.
    – Bác ...sẽ được gặp Hải Yến, nhưng không phải bây giờ.
    – Tại sao lại không phải bây giờ? Tôi đã chờ đợi ngày được gặp con tôi suốt mười mấy năm rồi. Cậu! Cậu đừng chia cách mẹ con tôi.
    – Không phải thế bác đừng hiểu lầm. Nhưng trước khi gặp Hải Yến con muốn đưa bác đi gặp một người.
    – Ai? Cậu muốn tôi gặp ai hả cậu?
    – Bà Năm.
    – Má của tôi.
    – Phải. Con nghĩ bác cũng muốn gặp bà Năm.
    – Tại sao má tôi và Hải Yến không cùng sống chung với nhau? Cậu! Cậu nói nhanh lên đi! Tôi hồi hộp quá!
    – Hải Yến đi học Sài Gòn.
    – Nó được đi học hả?
    – Hải Yến đang học ở trường dạy cắt may thời trang ở Sài Gòn.
    – Con tôi. Ôi con tôi đã trưởng thành rồi.
    Bà Hải Triều ôm lấy lòng ngực của mình như cô đè nén niềm xúc động:
    – Còn má tôi? Má tôi ở đâu hả cậu?
    – Dạ! Bà Năm đang ở ngoài khu du lịch Mũi Né.
    – Tại sao má tôi lại bỏ quê mà đi ra ngoài ấy chứ?
    – Điều này thì con không biết. Bác có đi cùng cháu ra ngoài ấy không?
    – Đi! Đi ngay đi cậu!
    – Dạ!
    Bà Hải Triều chợt nhớ đến ông Nhật Quang:
    Bà cũng cần nhắn lại với ông để ông ở lại đây chờ tin tức của bà.
    – Cậu! Cậu hãy chờ tôi một chút nghe.
    – Dạ!
    Bà Hải Triếu vội lên phòng lấy một ít đồ dùng cá nhân. Bà viết một mảnh giấy cho ông Nhật Trung.
    “Anh Trung! Em vừa nhận được tin tức của mẹ và con em không thể chờ anh được em đi rồi sẽ nhắn lại cho anh biết tình hình. Nhớ chờ em ở đây.
    Hải Triều”.
    Bà Hải Triều xuống đất thúc giục Hoàng Tín:
    – Mình đi đi cậu.
    – Dạ!
    – Nhưng chúng ta đi bằng gì?
    – Chiếc xe của con kìa.
    Hoàng Tín chỉ con ngựa sắt của mình.
    Bà Hải Triều lo ngại:
    – Có tiện không hả cậu?
    Bác yên tâm. Con đã dùng nó để đi khắp đất nước của mình đó.
    – Cậu làm nghề gì?
    – Dạ! Phóng viên.
    – Phóng viên:
    – Dạ! Sao bác ngạc nhiên dữ vậy?
    – Không! Không! Nghề phóng viên cũng tốt mà.
    – Mời bác lên xe.
    Nóng lòng muốn gặp mẹ, bà Hải Triều không ngần ngại gì. Bà vội lên xe cho Hoàng Tín chở đi.
    Lên xe rồi bà Hải Triều mới thấy lo lắng. Tại sao bà lại vội tìm một người lạ như vậy? Lỡ như anh ta là kẻ xấu, anh ta lường gạt bà thì sao?
    Nhìn kỹ Hoàng Tín với gương mặt hiền lành. Bà tạm trấn an mình:
    – Chắc là không đâu. Bởi vì anh ta không có đòi hỏi tiền bạc gì cả. Còn bà, bà đâu có đem theo tiền bạc gì đâu. Cũng không sợ bị cướp.
    Yên lòng với ý nghĩ đó, bà Hải Triều bám chặt lấy trên xe để cho Hoàng Tín vượt băng băng trên đường.
    – Một tiếng, hai tiếng, ba tiếng rồi cô cũng nhìn thấy đồi hồng đang nằm ngắm biển.
    – Mẹ tôi đâu hả cậu?
    – Tới rồi bác. Bác đừng gấp quá.
    Xe dừng lại trước một căn nhà nhỏ. Hoàng Tín dừng lại:
    – Tới nhà rồi.
    – Má tôi. Má tôi ở một nơi xa lại nghèo thế sao? Trời ơi! Chắc má tôi vất vả lắm vậy mà mà tôi vẫn cố gắng nuôi con tôi ăn học. Má ơi! Con có lỗi với má nhiều lắm.
    – Bác không định gặp bà Năm sao?
    – Tôi sợ đột ngột quá mình không chịu nổi cái cảm xúc mạnh mẽ này.
    – Vậy thì bác cứ đây. Con sẽ vào gặp bà Năm trước để bác được nhìn bà Năm rồi mới gặp sau.
    – Cũng được.
    – Bà Triều cũng muốn đứng ngoài xa để nhìn lại người mẹ thân thiết. Mười mấy năm xa cách không biết mẹ thế nào?
    – Bà Năm ơi!
    Hoàng Tín ới gọi. Tiếng bà Nâm vang lên yếu ớt:
    – Ai? Ai gọi tôi vậy?
    – Cháu đây bà! Bà không nhận ra cháu sao?
    Bà Năm nheo mắt nhìn Hoàng Tín rồi cười vui:
    – Ôi! Cái thằng phóng viên bà con với thằng Trọng Phúc chứ gì?
    Bà ngoại thật là tài.
    – Sao mới gọi bà Năm bây giờ thoáng một chút đã gọi bà ngoại rồi?
    – Dạ! Tại con thích được làm cháu của bà ngoại mà.
    – Thích cháu tui hả? Nè! Nói cho biết đừng chọc ghẹo nó. Hãy để nó học hành rồi về với tui nghe! Đừng có léng phéng làm khổ nó là tui không tha đầu nghe.
    – Má!
    Không thể chịu đựng được nữa, bà Hải Triều lao về phía mẹ:
    – Má! Má ơi!
    – Chưa nhìn được gương mặt.của người gọi nhưng bà Năm vẫn có thể nhận ra tiếng nói của con gái.
    – Hải Triều. Là con phải không Hải Triều?
    Bà Hải Triều ngước gương mặt đẫm nước mắt lên nhìn mẹ:
    – Má! Con đây! Hải Triều của má đây.
    – Hải Triều! Con còn sống hả Hải Triều?
    – Má ơi! Con vẫn sống và tìm về với má đây.
    – Con ơi! Đúng là con rồi. Hải Triều ơi!
    – Tại sao con bỏ mà và Hải Yến mà đi suốt mười mấy năm vậy hả con?
    Bà Hải Triều kể cho mẹ nghe đêm mình bị sóng cuốn và may mắn được ông Nhật Trung cứu thoát. Ông đã đưa bà sang Úc. Bà Năm gạt hước mắt nói:
    – Tạ ơn trời đất đã cứu con.
    – Má! Tại sao má lại rời Phan Thiết?
    Để suốt mười mấy năm nay con không có cách nào liên lạc với mà.
    Lúc đó, má sợ thằng Huỳnh nó bắt con Hải Yến nên nắm con Hải Yến ra ngoài đây sinh sống.
    – Thảo nào mà không aí biết mà đi đâu hả?
    – Năm rồi Hải Yến muốn học may. Ôi! Nó nói cái gì lung tung. Nào là muốn học may để sau này làm một thiết kế thời trang.
    Nó sẽ về đây mở một siêu thị thời trang gì đó. Nó khéo tưởng tượng lắm con ơi.
    – Con sẽ giúp nó thực hiện ước mơ của mình.
    – Ôi! Mẹ con tụi bây muốn làm gì thì làm. Má già rồi.
    Nhớ đến Koàng Tín bà Năm quay sang hỏi:
    – Mà tại sao cháu lại gặp được Mẹ Hải Yến vậy?
    – Con xem tin nhắn trên báo.
    – Cũng may mắn là con gặp được. Hoàng Tín. Nếu không thì làm sao con được gặp má?
    Hoàng Tín thưa:
    – Con muốn rước bà ngoại và bác vào Sài gòn.
    Bà Năm hỏi:
    – Để làm gì? Bà nghĩ là chỉ cần nhắn Hải Yến về gặp mẹ nó là xong thôi.
    – Dạ không! Hải Yến không thể về được.
    – Tại sao?
    – Hải Yến đang dự cuộc thi tuyển chọn MC. Cô ấy và Thủy Tiên đang bước vào vòng chung kết xếp hạng. Cô muốn dành cho côấy mợt sự bất ngờ nên ra đây rước bà và bác.
    – Má! Má con mình cũng nên vào đấy để cổ vũ Hải Yến đi.
    – Ừ! Thì đi! Nhưng nhà cửa không biết gởi cho ai nữa.
    – Mình cứ đóng cửa đi mà. Mai mất về có mất gì con sẽ đền cho má.
    – Ôi! Nhà có gì đáng giá đầu. Chỉ có cái bàn thờ của ba mầy và.
    Bà Năm ngập ngừng. Bà Hải Triều cũng cười:
    – Của con phải không?
    Bà Năm nói trong nước mắt:
    – Để má đẹp tấm hình của con. Ai đời còn sống sờ, sờ đó mà má cứ thờ cúng suốt Bà Hải Triều nhìn lên bàn thờ của ba.
    Bà ngậm ngùi thắp một nén nhang:
    – Ba ơi! Đứa con bất hiếu của ba đã trở về.
    Câu chuyện “Người chết trở về” chắc sẽ là một đề tài nóng bỏng cho giới phóng viên. Nhất là khi Hải Yến đăng quang, được trùng phùng với mẹ.
    – Dạ! Xin phép bà và bác cháu qua nhà Thủy Tiên rồi sẽ về thành phố liền.
    – Cháu đi ban đêm hả?
    – Nguy hiểm lắm!
    Hoàng Tín cười hiền:
    – Nghề phóng viên của cháu mà bác. Nơi nguy hiểm sẽ là nơi an toàn nhất Bà Năm lác đầu chào thua giới trẻ. Sáng mai mẹ con bác sẽ vào Sài Gòn – Dạ con xin phép đi trước.
    "Bà Năm và bà Hải Triều nhìn theo Hoàng Tím rồi nói với nhau:
    – Mong rằng cuộc đời Hải Yến sẽ không chịu nhiều sóng gió.
    Hai mẹ con cùng nhau vui niềm vui trùng hoan. Tâm tình suốt một đêm với mẹ.
    Bà Hải Triều cảm thấy mình thật vui. Có lẽ chứng bệnh trầm cảm của bà sẽ chóng khỏi thôi.
    “ ...Trước mắt mọi người lại hiện lên một vùng biển xanh. Trên bãi biển tấp nập thuyền ghe và những chiếc thùng tròn. Những chú cá nục, mực tua giãy dụa trong lưới. Những người dân làng chài đua nhau ra biểu lựa cá”.
    – Bà ngoại tôi mái tóc điểm một màu sương trắng. Đôi vai gầy run run trước gió. Trên vai bà chất đầy quang gánh nặng. Một bên là những chiếc lá lực vàng ươm. Còn một bên là đứa cháu ngoại cút côi của mình. Mồ hôi bà nhiều như nước biển. Đôi vai gầy của bà oằn nặng giữa nắng trời. Bà thì nhọc nhăn mà tôi vẫn cười tươi rao hàng.
    – Mực đây! Khô mực đây! Mua vô! Mua vô!
    – Tuôi thơ của tôi đã qua đi như thế. Tôi lớn lên trong vòng tay của bà.
    Ngày đầu tiên tôi đi học bà dắt tay tôi từng bước băng qua ngọn đồi để đến trường. Bà là người mẹ hiền của tôi:
    Bà đã dạy dỗ dắt dìu tôi từng bước trong cuộc đời. Bà đã hy sinh cho tôi tất cả để tạo cho tôi cuộc sống mà không quản nhọc nhằn. Tôi nguyện sẽ suốt đời khắc ghi và đền đáp công ơn của bà. Dù tôi có thành đạt, dù cuộc sống của tôi có thay đổi tôi cũng không thể nào quên được đôi quang gánh của bà:
    Hình ảnh của bà đôi vai nặng oằn quang gánh sẽ mãi là hành trang trong suốt đời tôi. Đôi quang gánh của bà sẽ là niểm vui, là sức mạnh giúp tôi vượt qua những cám dỗ của cuộc đời để sống tốt, sống đẹp hơn”.
    Phần thuyết trình của Hải Yến đã chấm dứt mà cả hội trường vẫn còn im phăng phắt:
    Đến khi nghe giọng của MC vang lên:
    – Xin cảm ơn phần thuyết trình của thí sinh Nguyễn Hải Yến. Bây giờ để tiếp tục chương trình chúng tôi xin mời thí sinh ...
    Cả hội trường bỗng ào ạt tiếng vỗ tay cổ vũ. Đến mức MC không thể tiếp tục giới thiệu, cô quay xuống mỉm cười nhìn khán giả. Đợi cho làn sóng lắng dịu MC mới cất giọng:
    Xin cảm ơh quý khán giả đã cổ vũ và ủng hộ cho thí sinh Nguyễn Hải Yến.
    Bây giờ xin mời quý vị ....
    Bà Hải Triều bồn chồn:
    – Má! Nó ...là Hải Yến! Là con của con đó hả má?
    – Ừ! Nó đó.
    – Ôi nó lớn và xinh đẹp quá.
    – Nó giống con hồi đó vô cùng.
    – Mong rằng cuộc đời của nó sẽ không giống như con để người ta khỏi chê cười là mẹ nào con nấý – Hải Yến rất có bản lĩnh. Má tin rằng nó sẽ thành công, sẽ vững bước trên đường đời.
    – Con cũng cầu mong như vậy.
    Chợt nhớ một điều, Hải Triều hỏi mẹ:
    – Má! Sao mà không cho con đến nhìn. Hải Yến mà phải đợi cho đến khi tàn cuộc thi hả má?
    Bà Năm nhìn bà Hải Triều thông cảm:
    – Má biết con nôn nóng muốn gặp con của mình. Nhưng con hãy bình tĩnh Dục tốc bất đạt" mà. Từ nhỏ Hải Yến đã đinh ninh là mình không có mẹ. Nay con xuất hiện đột ngột giữa lúc Hải Yến căng thẳng bước vào cuộc thi, con sẽ làm nó rất phần tâm. Như thế không tốt đâu con.
    Bà Hải Triều hiểu được ý mẹ:
    – Má thật là chí lí quả là rất chu đáo. Còn còn phải học hỏi nhiều ở má mới được.
    – Đâu có gì. Chỉ là kinh nghiệm sống mà thôi.
    – Con theo dõi đi. Đã đến giờ công bố kết quả rồi đó.
    – Con hồi hộp quá. Không biết Hải Yến có đạt kết quả cao hay không?
    Dù không đạt đi nữa nhưng lọt vô đây thì tốt lắm rồi.
    Trên khán đài cô MC đã cất giọng:
    – Xin mời ông Trần Duy Thanh Trưởng ban tổ chức cuộc thi lên công bố kết quả.
    Ông Trần Duy Thanh bước lên khán đài trịnh trọng tuyên bố:
    – Kính thưa quý vị! Sau bốn đợt thi tài các thí sinh đã trổ hết tài năng của mình để đến với vòng chung kết xếp hạng hôm nay. Tôi xin công bố kết quả cuộc thi hôm nay. Giải ba thuộc về Ngô Thủy Tiên số báo danh l39. Giải nhì thuộc về Nguyễn Tố Lan số báo danh 257, xin mời hai thí sinh bước lên sân khấu nhận giải thưởng:
    Trái tim bà Hải Triều như muốn thoát khỏi lồng ngực:
    – Má ơi! Vậy là Hải Yến đoạt giải nhất rồi má ơi.
    – Má mừng quá!
    – Xin mời thí sinh Nguyễn Hải Yến số báo danh 123 lên sân khấu để nhận giải nhất của cuộc thi.
    Hải Yến bước lên sân khấu trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt của khán giả. Cô như đang dõi mắt tìm kiếm ai.
    Bà Hải Triều lay vai mẹ:
    – Má! Nó kiếm mình kìa má.
    Bà Năm cười hiền:
    – Nó có biết mình có mặt ở đây đâu mà kiếm chứ.
    – Quái lạ! Sao Hoàng Tín hẹn với mình mà sao không thấy đến.
    – Chắc nó bận chụp ảnh săn tin nên không kịp tiếp đón chúng ta chứ gì.
    – Có lẽ yậy.
    Hải Yến đưng trên sân khấu nhận lấy phần thưởng vinh dự cho sự nổ lực của mình. Nhưng sao cô không vui. Đôi mắt cô lặng lẽ, u buồn. Tiếng lòng cô thầm gọi:
    – Hoàng Tín ơi! Đêm đăng quang này anh ở đâu sao không đến với em.
    – Hải Yến! Chúc mừng con.
    Mắt Hải Yến bỗng sáng lên.
    – Bà!
    Cô ôm chầm lấy bà, nước mắt trào tuôn. Cô sung sướng quá khi có bà bên cạnh.
    Phóng viên mặc tình mà chụp ảnh. Thì ra người bà mà cô chọn làm đề tài để thi không phai là người bà trong ý tưởng mà chính là ngườí bà thật sự trong cuộc đời mình.
    – Sao bà lại có mặt ở đây hả bà?
    – Chuyện dài lắm. Con đưa bà xuống sân khấu đi rồi bà kể cho con nghe.
    – Dạ!
    Hải Yến cúi chào tất cả khán giả rồi nói:
    – Hải Yến xin chân thành cám ơn sự ủng hộ của quý vị khán giả cùng tình cảm của ban giám kháo. Như đã trả lời ở phần ứng xử Hải Yến sẽ đem hết tài năng và sức lực của mình công hiến cho quê hương. Để Hải Yến được đền đáp ơn của bà và sự nhiệt tình ủng hộ của quý khán giá. Xin trân trọng kính chào quý vị. Từng tràng pháo tay lại nổ giòn. Hải Yến đưa bà đến một góc cửa hậu trường.
    – Bà! Bà ngồi xuống đây đi bà.
    – Ừ!
    Bà Năm đưa tay ngoắc Hải Triều.
    – Lại đây con.
    Hải Triều ngạc nhiên hỏi bà:
    – Bà ơi! Ai vậy bà?
    Bà Năm nghẹn ngào:
    – Hải Yến! Đây là mẹ của con, con lại nhìn mẹ đi con.
    Hải Yến sửng sốt:
    – Mẹ của con.
    – Phải. Đây chính là mẹ của con đó.
    – Mẹ con đã chết rồi mà bà ngoại.
    – Hải Yến! Con bình tĩnh nghe bà nói.
    Mẹ con đã thoát được tử thần trở về với bà cháu ta. Đó là hạnh phúc lớn lao nhất của con vì con đã có mẹ.
    Rồi bà Năm kể lại cho Hải Yến nghe toàn bộ câu chuyện. Bà Hải Triều khóc nức nở:
    – Hải Yến! Chỉ vì có biến cố chớ không phải mẹ bỏ con đâu Yến ơi!
    – Thế tại sao suốt mưới mấy năm nay mẹ không tìm con và bà?
    – Vì mẹ ở nước ngoài chưa có điều kiện về nước. Vả lại bà con đã thay đối chỗ ở nên mẹ không có cách nào liên lạc được. Hải Yến?
    Con đừng giận mẹ nữa. Mẹ đã qtlá nhiều đau khổ rồi Con đừng giận mẹ Hải Yến ơi.
    – Mẹ!
    Bà Hải Triều ôm chầm lấy đứa con gái thân yêu của mình.
    – Con! Con gái của mẹ.
    Suốt mười mấy năm thương nhớ, bà đã chịu đựng bao nổi đau. Nay ông trời đã bù đắp cho bà, để bà được gặp lại người thân của mình. Ôi, bà hạnh phúc biết bao.
    – Hải Triều!
    Bà Hải Triều giật mình ngẩng đầu lên bởi tiếng gọi quen thuộc của một người đàn ông:
    – Trần Huỳnh!
    Ông Trần Huỳnh cũng xúc động không kém.
    – Anh đây! Hải Triều? Anh rất mừng khi được gặp lại em và con.
    Dĩ vãng ngày xưa bỗng bừng sống lại trong lòng bà. Bà nói trong uất nghẹn:
    – Tất cả đã không còn gì để nói. Gần hai mươi năm tôi đã chịu quá nhiều đau khổ.
    Xin anh đừng khuấy động thêm một mặt biển đã lắm phong ba.
    – Anh biết tội lỗi của mình chất chồng như núi. Anh không dám xin em tha thứ. Anh chỉ xin em cho anh nhìn nhận đứa con của chúng mình.
    – Tôi đâu có quyền gì mà bắt nó phải quên đi nguồn cội. Dù tôi hận anh đã gây bao sóng gió cho cuộc đời tôi. Nhưng tôi đâu thể phủ nhận tình thâm phụ tử được. Hải Yến! Con đến với cha con đi con:
    Hãi Yến sau bao nhiêu hờn giận lòng cũng đã nguôi ngoai. Cô cũng muốn chuộc lại lỗi lầm của mình. Cô đến bên ông Trần Huỳnh.
    – Ba! Con xin lỗi.
    Ôm con gái trong lòng ông Trần Huỳnh rưng rưng nước mắt.
    – Con gái của ba! Chính ba mới là người có lỗi. Con tha thứ cho ba là ba hạnh phúc lắm rồi.
    – Ba yên tâm! Bây giờ con đã có mẹ. Con không còn côi cút nữa.
    Ông Trần Huỳnh hỏi Hải Triều.
    – Hải Triều! Em có dự định gì cho ngày mai không?
    – Em sẽ xin định cư ở Việt Nam. Em sẽ cùng Hải Yến thực hiện ước mơ của mình.
    – Sẽ xây một siêu thị trên vùng biển và Hải Yến sẽ có một cửa hiệu thời trang do mình tự thiết kế. Lúc đó nó tha hồ mà phát huy cái khiếu MC của nó với khách du lịch trong và ngoài nước.
    – Anh ủng hộ em.
    Bà Hải Triều reo lên:
    – Anh Nhật Quang! Anh đến đây lúc nào?
    – Nhận được điện thoại của em là anh đến đây ngay. Anh sẽ dốc hết tài lực và tài lực ra xây cho em một siêu thị để em quản lí. .. – Anh tốt với em quá!
    – Không! Anh đang tốt với mình đó chứ:
    – Có thể anh mới có cơ hội về Việt Nam mà thăm em thường xuyên.
    – Cám ơn anh.
    – Sao lại cám ơn? Chúng ta là người nhà cả mà.
    Bà Hải Yến nói với con:
    – Đây là bác Nhật Quang! Người đã cứu mẹ thoát chết đó con.
    Hải Yến vòng tay:
    – Cháu cám ơn bác.
    – Cháu ngoan và xinh đẹp quá. Bác ước gì có một, đứa con gái dễ thương như cháu.
    – Thì cháu cũng đã là con của bác rồi.
    – Đó là do cháu nói đó nghe.
    Một phóng viên bỗng chạy lại gọi Hải Yến:
    – Hải Yến! Anh Hoàng Tín bị tai nạn rồi.
    Hải Yến kinh hoàng:
    – Hả? Anh nói sao?
    Đêm qua ảnh gấp lút về thành phố nên bị tai nạn giao thông.
    – Bây giờ anh ấy ở đâu?
    – Bệnh viện chợ Rẫy. Nghe nói ảnh bị thương nặng lắm nên xe cấp cứu đã đưa ảnh về Sài Gòn.
    – Sao anh không nói cho em biết sớm.
    – Tôi cũng vừa biết tìn tức này thôi.
    – Tôi phải đến với anh ấy ngay.
    Hải Yến vụt ngay đi. Mọi người nhìn theo cô lòng đầy thương cảm.
    Bà Hải Triều cũng thở than:
    – Tội nghiệp cho Hải Yến. Niềm vui chưa trọn vẹn đã gặp phải đau sầu. Cầu mong cho Hòang Tín thoát khỏi cơn tai biến để nụ cười mãi nở trên môi Hải Yến.

Xem Tiếp Chương 10Xem Tiếp Chương 10 (Kết Thúc)

Mùa Thu Vàng
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Xem Tập 8
  » Đang Xem Tập 9
  » Xem Tiếp Tập 10
 
Những Truyện Dài Khác
» Liêu Trai Chí Dị
» Pie Đệ Nhất
» Thiên Thần Và Ác Quỷ
» Tuyết Bỏng
» Cuộc Đời Của Pi ( Phần II )
» Mao: The Unknown Story
» Con Lừa Và Tôi
» Trái Tim Không Cần Lý Lẽ
» Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
» Cuốn Sổ Lớn
» Chuyện Tình New York
» Những Kẻ Điên Rồ Phải Chết
» Đau Thương Đến Chết ( Phần I )
» Hai Chị Em
» Giữa Cơn Gió Lốc
» Chỉ Một Lần Yêu
» Đi Qua Hoa Cúc
» Tình Trên Đỉnh Sầu
» Tôi Có Thể... Nói Thẳng Với Anh