Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Khóc Lên Đi, Ôi Quê Hương Yêu Dấu ( Phần I ) Tác Giả: Alan Paton    
    Ngồi trên xe về Sophiatown, Msimangu bảo:
    - Tôi nghĩ huynh hãy nên nghỉ ngơi ít bữa.
    Kumalo ngó bạn đáp:
    - Làm sao tôi có thể nghỉ ngơi bây giờ?
    - Tôi hiểu huynh muốn nói gì rồi.Tôi biết rằng huynh đang lo lắng, nhưng người Anh trong trại cải huấn tìm kiếm có kết quả hơn chúng ta nhiều. Hôm nay thứ ba; ngày mốt tôi lại phải làm lễ ở Ezenzeneli, nơi có trại nuôi người mù xong rồi tôi lại phải săn sóc tín đồ nữa. Tôi phải nghỉ đêm tại đó, hôm sau mới về được. Tôi sẽ kêu điện thoại hỏi viên Giám đốc trại xem tôi có thể dắt huynh theo được không. Trong khi tôi làm việc huynh có thể nghỉ ngơi. Nơi đó phong cảnh đẹp; có một tiểu giáo đường, đất thoai thoải đưa xuống thung lũng ở dưới sâu. Nhìn thấy công trình của người da trắng xây cất cho những người mù của chúng ta, lòng huynh sẽ thấy phấn khởi. Rồi chúng ta sẽ trở về, đủ sức mạnh tinh thần để làm mốt công việc của chúng ta.
    - Thế còn công việc của huynh?
    - Tôi đã thưa với bề trên rồi. Bề trên đã cho phép tôi và tôi phải giúp huynh cho tới khi nào tìm được cậu đó mới thôi.
    - Các vị bề trên quả là nhân từ. Vâng, tôi sẽ đi cùng với huynh.
    Ở hội Truyền giáo, không khí buổi tối đó rất vui vẻ. Cha Vincent, vị mục sư má hồng hào như trẻ em đó, hôm đó cũng có mặt và người ta chuyện trò về miền Kumalo sinh trưởng và làm việc. Rồi người da trắng đó kể chuyện về quê hương của mình cho mọi người nghe, tả các hàng rào cây, các cánh đồng, tu viện Wesminter và các giáo đường danh tiếng rải rác khắp nơi. Nhưng nỗi vui đó cũng không hoàn toàn vì một mục sư da trắng ở châu thành lại, chìa tờ Evening Star, chỉ cho họ một hàng tít lớn: GIẾT NGƯỜI Ở PARKWOLD, MỘT KỸ SƯ RẤT CÓ DANH VỌNG Ở CHÂU THÀNH CHÚNG TA BỊ BẮN CHẾT TRONG NHÀ, NGỜ RẰNG KẺ SÁT NHÂN LÀ NGƯỜI BẢN XỨ.
    Vị mục sư da trắng nói:
    - Thật là một sự thiệt hại lớn cho Nam Phi. Vì ông Arthur Jarvis đó là một thanh niên rất can đảm, hăng hái chiến đấu cho công lý. Mà cũng là một cái tang lớn cho Giáo hội nữa vì ông ta một trong những thanh niên đáng quí nhất trong số những người không theo đạo (1)
    Msimangu bảo:
    - Ông Jarvis ư? Quả thực tin này ghê gớm quá. Ông ấy làm hội trưởng câu lạc bộ Thanh niên Phi, ngay ở Claremont này, tại đường Gladiolus.
    Cha Vincent nói với Kumalo:
    - Có lẽ ông không biết ông ta? Trong báo bảo rằng ông ta là người con trai duy nhất của ông James Jarvis, ở High Place, Carisbrooke.
    Kumalo rầu rĩ đáp:
    - Tôi biết người cha. Còn người con, tôi biết tên, biết mặt nhưng chưa nói chuyện với nhau lần nào. Trại ông ta ở trên đồi, phía trên Ndotsheni và đôi khi ông ta cưỡi ngựa đi qua giáo đường. Hồi đó tôi nhớ là một cậu bé đẹp trai, nhưng không nhớ rõ lắm.
    Nói xong, Kumalo lại im lặng vì làm sao không im lặng được khi hay tin một người mới chết, mà người đó trước kia làm một cậu bé rực rỡ đẹp trai.
    Cha Vincent bảo:
    Tôi đọc tin đó cho ông nghe nhé?
    “ Hồi một giờ rưỡi trưa hôm nay ông Arthur Jarvis ở đường Plantation, Parkwold, bị một kẻ xông vào nhà bắn chết, người ta ngờ rằng kẻ sát nhân là một kẻ bản xứ. Bà Jarvis với hai người con đi vắng, nghỉ ngơi ít bữa, và ông Jarvis đã kêu điện thoại cho các hội viên hay rằng sẽ ở nhà vì bị cảm nhẹ. Người ta đoán rằng một người bản xứ chắc cùng với hai kẻ đồng loã, từ phía sau bếp mà lên nhà, tưởng trong nhà không có ai. Người đầy tớ bản xứ ở trong bếp bị đánh thình lình té bất tỉnh; và ông Jarvis chắc là nghe thấy tiếng động bất thường, xuống coi xem có chuyện gì. Ông ta bị bắn ngay một phát trong hành lang đưa từ cầu thang xuống bếp, hình như súng dí gần sát người ông. Không thấy một dấu vết gì tỏ ra có sự chiến đấu.
    “ Người ta thấy ba thanh niên bản xứ đi dọc theo con đường Plantation vài phút trước khi án mạng đó xẩy ra, và người ta đã phái ngay một đội thám tử hùng hậu lại tại chỗ. Cuộc điều tra rất kỹ lưỡng đương tiến hành và các đồn điền ở Parkwold Ridge đương được lục soát. Người đầy tớ bản xứ Richard Mpiring còn nằm bất tỉnh ở dưỡng đường cho những người không phải Âu, và người ta hy vọng rằng khi chú ta tỉnh lại rồi sẽ có thể cho Ty cảnh sát biết được nhiều điều quan trọng. Nhưng hiện thời tình trạng của chú ta nghiêm trọng.
    “ Một ông hàng xóm, ông Michael Clarke nghe thấy tiếng súng nổ vội vã chạy sang và thấy cảnh bi thảm đó. Chỉ sau vài phút cảnh sát tới liền. Trên chiếc bàn kê ở đầu giường nạn nhân người ta thấy một bản thảo viết dở nhan đề là: Sự thật về tình trạng phạm pháp của người bản xứ và hình như ông đương viết thì đứng dậy đi tới chỗ chết. Cảnh sát thấy ống điếu của ông đặt trên bàn còn nóng.
    “ Ông Jarvis để lại một bà vợ goá, một cậu con trai chín tuổi, và một cô con gái năm tuổi. Ông là con trai duy nhất của ông James Jarvis ở trại High Place, Carisbrooke; Natal, và là hội viên của hãng chế tạo máy móc Davis, van der Walt và Jarvis. Nhiều người biết tiếng ông, vì ông quan tâm tới các vấn đề xã hội, gắng sức cải thiện đời sống của những giới không phải gốc Âu trong châu thành ”.
    Mọi người đều lặng thinh. Phòng im phăng phắc. Không phải là lúc nói về hàng rào cây, cánh đồng, về cảnh đẹp của mỗi xứ nữa. Buồn rầu, sợ hãi, oán hận, những nỗi niềm đó nổi lên trong lòng và trong óc ta mỗi khi ta mở những trang tin tức về chết chóc. Khóc than đi cho cảnh bộ lạc bị tan rã, cho những luật pháp tục lệ bị bỏ quên. Ôi! Khóc lớn lên đi, vì người chồng đã chết, vì người vợ goá và lũ con côi. Khóc lên đi, ôi quê hương yêu dấu, những chuyện như vậy chưa hết đâu. Ánh mặt trời tuôn xuống mặt đất, lên trên cái xứ đẹp đẽ này mà con người không biết hưởng. Trong lòng con người chỉ còn có nỗi sợ hãi thôi.
    Kumalo đứng dậy, bảo:
    - Tôi xin cáo biệt và chúc các ông yên giấc.
    - Tôi cùng đi với huynh.
    Họ đi tới cái cổng căn nhà nho nhỏ của bà Lithebe. Kumalo ngửng lên nhìn bạn và Msimangu thấy vẻ rất đau khổ trên mặt ông ta. Ông ta bảo:
    - Cái đó. Cái đó. Trong tim tôi đây nè, chỉ có niềm sợ hãi, không có gì khác. Sợ, sợ, sợ….
    - Tôi hiểu. Tuy nhiên, thật là điên mà sợ rằng chính cái điều đó xảy ra trong châu thành lớn có cả ngàn, cả ngàn người này.
    - Không phải là chuyện sáng suốt hay điên khùng. Chỉ là chuyện sợ thôi.
    - Ngày mốt chúng ta sẽ lại Ezenzeleni. Có thể lại đó huynh sẽ tìm được cái gì nó làm cho huynh bình tĩnh lại.
    - Chắc vậy, chắc vậy. Nhưng điều tôi mong mỏi nhất thì tôi sẽ không tìm thấy được ở đó.
    - Huynh đi cầu nguyện đi.
    - Trong lòng tôi không còn lời cầu nguyện nào nữa. Thâm tâm tôi như câm rồi. Tôi không còn tiếng nào để cầu nguyện.
    - Chúc an giấc.
    - Chúc an giấc.
    Msimangu nhìn Kumalo lên con đường dốc nho nhỏ. Ông ta có vẻ già sọm. Msimangu quay trở lại hội Truyền giáo. Phải, có những lúc mà Thượng Đế như không còn ở trên trái đất này nữa.
    1. Đọc những chương sau chúng ta thấy song thân Arthur Jarvis theo đạo và làm lễ táng cho Arthur ở giáo đường. Bản tiếng Pháp dịch là “ theo đạo ”.
    

Xem Tiếp Chương 10Xem Tiếp Chương 17 (Kết Thúc)

Khóc Lên Đi, Ôi Quê Hương Yêu Dấu ( Phần I )
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Xem Tập 8
  » Đang Xem Tập 9
  » Xem Tiếp Tập 10
  » Xem Tiếp Tập 11
  » Xem Tiếp Tập 12
  » Xem Tiếp Tập 13
  » Xem Tiếp Tập 14
  » Xem Tiếp Tập 15
  » Xem Tiếp Tập 16
  » Xem Tiếp Tập 17
 
Những Truyện Dài Khác
» Liêu Trai Chí Dị
» Pie Đệ Nhất
» Thiên Thần Và Ác Quỷ
» Tuyết Bỏng
» Cuộc Đời Của Pi ( Phần II )
» Mao: The Unknown Story
» Con Lừa Và Tôi
» Trái Tim Không Cần Lý Lẽ
» Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
» Cuốn Sổ Lớn
» Chuyện Tình New York
» Những Kẻ Điên Rồ Phải Chết