Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Quỳnh Dao » Trôi Theo Dòng Đời Tác Giả: Quỳnh Dao    
    Ngoài trời đổ mưạ
    Khu bệnh viện thật yên tĩnh. Văn nằm dài trong phòng lắng nghe tiếng mưa tí tách bên ngoàị Thức dậy từ lâu, nhưng chàng không muốn mở mắt ra mà cứ nằm nghĩ ngợi vẩn vợ Văn thấy yêu đời vô cùng, không cần mở mắt, không cần sờ soạng Văn cũng biết Khâm đang ngồi cạnh mình. Chàng thở thật nhẹ, thật êm, khẽ nhích sang bên sợ tiếng động làm Khâm giật mình. Không có cảnh nào đẹp và đáng say như hiện tại!
    Len lén mở hé mắt, quả thật Khâm đang ngồi yên bên ghế như pho tượng. Quyển sách mở trên gối nhưng Khâm chẳng buồn để ý đến, đôi mắt đẹp mơ màng nhìn ra khung cửa như vương vấn một điều gì.
    Văn xoay người lại, mở to mắt ra nhìn người yêụ Khâm đang nhìn chìm đắm trong cơn mộng, nàng không hay biết gì cả. Văn hướng mắt theo Khâm, bên ngoài mưa vẫn rơị Màn mưa mờ nhạt cả khung trờị
    Văn giả vờ ho một tiếng, Khâm giật mình quay lại, quyển sách trên gối rơi xuông đất. Nàng thẹn thùng:
    - Ủa! Anh thức rồi đấy à? Hôm nay anh ngủ ngon quá!
    - Em đang nghĩ gì thế?
    Văn chìa tay ra nắm tay Khâm, những ngón tay thon dài lạnh ngắt.
    - Em có nghĩ gì đâu!
    Khâm đáp, nàng cúi người xuống lượm quyển sách lên như để che dấu những ý tưởng đang thành hình trong đầụ Nhìn quyển sách, chàng không tin rằng nãy giờ Khâm đang xem sách, vì chàng biết, quyển An Na Kha Lệ Ninh này Khâm đã đọc rất nhiều lần rồị
    - Khâm!
    - Hửm??
    - Em phải chăm sóc anh mãi thế này em có bực không?
    Khâm mở to mắt:
    - Ai bảo anh em bực? Nằm trên giường bệnh hoài khiến anh thành con người đa nghi rồị Đừng nghĩ thế, hãy ráng tịnh dưỡng cho mau lành. Nhớ là từ nay anh đừng đòi đi săn nữa nhé!
    - Anh vẫn cảm thấy đi săn là nó thú làm sao ấy!
    - Sao anh bị thương thế này mà anh vẫn vui được vậỷ
    Văn xiết chặt tay Khâm âu yếm:
    - Được em kề cận suốt ngày không rời, được một dịp như thế này đâu phải dễ!
    Khâm mỉm cười, nụ cười vương vấp một tâm sự nào đó khiến Văn nghi ngờ. Kéo người yêu đến gần, đặt tay lên vai Khâm, Văn chất vấn:
    - Khâm, sao em có vẻ thay đổỉ
    Khâm dướm người muốn đứng lên:
    - Thay đổỉ Thay đổi như thế nàỏ
    Văn giữ người yêu lại:
    - Đừng đi, hãy ở lại đâỵ Em đã thay đổi nhiều lắm, giống như quyển sách viết bằng chữ Latin khó hiểụ
    Khâm lẩm bẩm trong miệng:
    - Đến bao giờ anh mới hiểu được lòng tôỉ
    Văn nghe không rõ hỏi lại:
    - Em nói gì?
    Khâm lại dướm người đứng lên.
    - Không có chi cả anh ạ!
    Văn vẫn níu chặt, rồi kéo Khâm đến gần. Chàng tìm môi của người tình:
    - Thế tai sao em muốn trốn lánh? Khâm, anh yêu em, nhớ em đến phát điên lên được.
    - Đừng anh ạ, coi chừng động vết thương bây giờ.
    - Dù bị đau anh vẫn thấy vuị
    Văn đáp, cánh tay vòng quanh thân Khâm thêm chặt, mái tóc dài của người con gái đã che kín cả hai gương mặt. Khâm chẳng có vẻ gì là cuồng nhiệt, nhưng nàng cũng không chống đốị
    Môi trên nhau mà chẳng có một cảm xúc, đôi mắt nàng vẫn giương ra nhìn Văn.
    Có tiếng cửa mở. Viễn tay xách giỏ quýt bước vào, người chàng ướt như chuột lột. Vừa bước vô cửa chàng đã phải lùi vội lại ngạy, đóng cửa lại rồi đứng ngoài nói vọng vào:
    - Xin lỗi tôi đã đến không phải lúc, thôi thì tôi đứng đây chờ vậỵ
    Văn cười:
    - Thôi xong rồi Viễn, còn chờ gì mà chưa vào chứ?
    Viễn bước vào, đặt giỏ quýt lên bàn, mặt vẫn hằn nét cười đùa mắt quét nhanh qua Văn với Khâm. Nét mặt của Văn tươi hẳn, đôi má xanh xao ngày nào giờ hồng hào trông như con gáị Khâm ngược lại, đôi mắt xa vời, mặt vẫn lạnh lùng..
    - Saỏ Hôm nay khỏe không Văn?
    - Khỏe lắm, tao thấy cao lắm khoảng năm ngày nữa là có thể về nhà được rồị
    - Khi nào mày về nhà, tụi tao sẽ tổ chức một tiệc vui nhỏ, lúc đó mày sẽ có một món quà.
    - Gì thế?
    Viễn ngồi xuống ghế cạnh giường lột quýt:
    - Không thể cho biết trước được, tao muốn surprise mày, nói sớm mất haỵ
    - Mày đừng có bày vẽ lôi thôi, tao biết tình trạng kinh tế của mày cũng ...
    Viễn cắt ngang:
    - Bỏ chuyện đó đi, tiền là một vật khôeng đáng kể. Viễn vỗ nhẹ vai Văn, giọng hối tiếc- Tai nạn vừa rồi tao thật ân hận.
    - Mày đinh nói bao nhiêu tiếng ân hận nữa mới bỏ đâỷ
    Viễn nhét một múi quýt vào miệng mình, rồi khẽ liếc sang Khâm:
    - Nói thật, đối với mày thì chả sao, nhưng nhìn sự lo lắng bồn chồn của ông bố mày, tao thấy bứt rứt quá! Cô Khâm! Sao cô không nói gì cả thế?
    Khâm cười nhẹ:
    - Các anh đang nói chuyện tôi chen vào làm gì?
    - Thì cứ nói vào cho vui! Nhìn quyển sách trên bàn, rồi nhìn Văn, Viễn hỏi - An Na Kha Lệ Ninh, Văn mày đang đọc quyển này à?
    - Khâm đang xem đấy!
    Viễn quay sang nhìn Khâm với ánh mắt thật bén, rồi quay lại bảo Văn:
    - Mày nên để cô Khâm ra ngoài chứ, tối ngày cứ ru rú mãi trong bệnh viện thế này mệt chết. Ở đây gần nửa tháng rồi, cô ấy có lẽ sụt khoảng vài ký lô, mày không thấy saỏ Dừng ích kỷ như vậy chứ!
    Văn ngắm Khâm, ngần ngừ:
    - Thế à? Vậy mà tao cứ tưởng ...
    Khâm vội vàng cắt lời Văn, cười gượng gạo:
    - Không có đâu, anh Viễn nói chơi đấy, anh sao hay tin quá. Em thế này mà ai dám bảo em ốm. Vả lại, em thích ở đây hơn ...
    - Nhưng dù sao em cũng chẳng nên ở suốt ngày trong bệnh viện, cứ vì anh mà nghỉ học mãị Bây giờ anh khỏe rồi, bắt đầu ngày mai em đi học đi, chắc cũng gần đến kỳ thi cuối năm rồị Anh năm nay chắc phải thi lại rồị
    Khâm trấn an:
    - Anh không cần phải thi cuối năm, để sau đó thi khóa đặc biệt bổ túc. Chỉ cần sau khi ra khỏi bệnh viện anh cố học, với sức học của anh có gì đáng lo ngại đâu! quay sang Viễn, Khâm nói - anh Viễn áo của anh ướt hết rồi kìạ
    Viễn lơ đãng:
    - Hiển nhiên rồi, trời mưa mà!
    - Thế sao mày chẳng mặc áo mưả Văn nói
    - Nếu có thì tao đã mặc rồị
    - Sao không muả
    Viễn ngần ngừ một lúc mới đáp:
    - Nếu có tiền thì nói làm gì ... Nhưng mà lúc có tiền chưa chắc tao sẽ dùng tiền đó để mua áo mưạ
    Khâm chen vào:
    - Anh sẽ phí số tiền đó để mua những món không cần thiết!
    - Cần hay không là tùy theo quan niệm mỗi người, biết đâu món hàng đối với cô không cần thiết còn đối với tôi lại là vấn đề khác?
    - Như giỏ quýt này đây phải không?
    Khâm vừa nói xong là Văn vuốt đuôi:
    - Tao thấy mày cùng không cần phí tiền để mua giỏ quýt này làm gì.
    Viễn cười:
    - Các bạn đừng cố tình diễn trò phu xướng phụ tùy để bắt chẹt tôị Nói thật nhìn thấy hạnh phúc của hai người tôi ghen quá ... Còn riêng cái giỏ quýt này, đối với tao, tao thấy cần thiết vô cùng, vì tao nghĩ rằng hôm nào tao cũng đến với mày mà chẳng có gì cho mày vui, hôm nay mang đến đây vừa có tiếng là cho mày nhưng đồng thời tao cũng được ăn, một công hai chuyện thì còn gì hơn.
    Nói xong, Viễn lại tiếp tục ăn ngon lành, Khâm chìa tay ra:
    - Cho tôi một múi đi anh!
    Viễn đưa sang. Vừa mới cho vào miệng là Khâm lấy ra ngay;
    - Trời ơi! Sao chua quá vậy!
    Viễn đứng dậy
    - Chua à? Quýt của tôi thì bao giờ lại chẳng chuả Rồi đi luôn ra cửa, không quay lạị
    - Văn tao về nhé, mai tao đến.
    Khâm vội nói:
    - Anh Viễn, đợi chút được không? tôi cũng muốn về bây giờ, cho tôi quá giang với! quay sang Văn, Khâm có vẻ bứt rứt - Bây giờ gần năm giờ rồi, em về nghe anh, hôm nay em phải ôn bài thị Sáng mai có giờ học, chiều mai em mới đến anh nhé anh?
    Văn miễn cưỡng gật đầu, tuy lòng còn quyến luyến không tiện nói ra, anh chàng có vẻ buồn, Khâm vội an ủi:
    - Tối nay có Tường Vi ghé thăm, anh nhớ tiếp đãi cô ấy đàng hoàng nhé!
    - Bạn của cô thì khỏi phải dặn với dò.
    - Thôi đừng làm bộ ân với nghĩạ Hôm anh bị thương chính tay người ta rịt vết thương cho anh, thấy máu chảy nhiều người ta cũng vì anh mà ngất xỉụ Vậy thì anh phải mang ơn người ta mới phải chứ?
    - Chuyện đó em cứ nhắc đi nhắc lại cả trăm lần rồi còn gì.
    - Tại em sợ anh quên. Khâm cười bước tôi ngạch cửa, nàng vẫy taỵ - Mai nhé anh!
    Bên ngoài mưa đan thật dầy, bầu trời ảm đạm vô cùng. Đường phố được rửa sạch bóng đang phản chiếu ánh đèn leo lét của buổi chiềụ Màn đêm dần dần quyện lấy hơi mưa đục. Viễn với Khâm sánh bước bên nhau, họ đi thật chậm. Chiếc dù nhỏ màu đen của Khâm được Viễn giương caọ Mưa lất phất, một phần vai rộng của Viễn lộ ra ngoài dù.
    Đường rất xa nhưng rất yên tĩnh và thơ mộng. Họ cứ điềm nhiên đi không buồn gọi xẹ Mưa rơi trên mái ô, tạo nên những dòng nươc nhỏ chảy dàị Một tay nắm chặt lấy dù, một tay cho vào túi áo, mặt Viễn thờ thẫn, môi mím chặt lại như đang nghĩ ngợị
    - Tôi với Văn quen nhau từ thuở bé. Đột nhiên Khâm lên tiếng, tiếng nói êm đềm khoan thai như đang kể một chuyện đời xưa thật xưạ - Theo lời mẹ tôi kể lại, trước ngày mẹ tôi lấy chồng, gia đình ông bà ngoại tôi rất giàu có còn gia đình Văn hãy còn nghèo khó. Ngoại tôi thấy tội mới mang cha Văn về nhà nuôi cho ăn học, rồi khi lớn lên, cha Văn đột nhiên bỏ nhà ra đị Đến Thượng Hải người lăn xả vào thị trường hối đoái kinh tàị Việc làm ăn may mắn nên giàu to rất chóng. Còn ngoại tôi, vì cuộc đầu tư khai thác hầm mỏ thất bại nên bị phá sản. Đến lúc mẹ tôi đi lấy chồng thì gia đình đã nghèọ Khi ngoại chết, cha tôi nhận được bức thư của bác Cân, là cha Văn, mời đến Thượng Hải để người giúp việc làm. Chúng tôi đã đến và đó là lần đầu tiên tôi biết Văn. Lúc bấy giờ tôi được bốn tuổi, Văn sáu tuổị
    Mưa vẫn rơi không ngớt trong gió lạnh.
    - Đến Thượng Hải, nhà chúng tôi ở cạnh nhau, vì thế tôi với Văn luôn luôn chơi chung đá cầu, nhảy dây, chơi nhà chòi ... và bác Đỗ Cân bảo với cha tôi là hãy kết thông gia với nhau vì chúng rất xứng đôị Lúc bấy giờ cha tôi đang đảm nhận chức giảng sư ở trường đại học, nên cuộc sống gia đình tôi rất đạm bạc và luôn luôn nhận được sự giúp đỡ của nhà Văn.
    Hơi cúi mặt xuống Khâm tiếp:
    - Cuộc kháng chiến chống Nhật xảy ra, cả hai gia đình cùng di cư đến Trùng Khánh, tất cả chi phí của cuộc di chuyển này đều do bác Cân đài thọ. Cha tôi là một học gỉa, chỉ biết đến sách vở mà không chú ý đến những việc xảy ra chung quanh, trong khi mẹ tôi linh cảm thấy có sự không ổn.
    Văn mất mẹ từ thuở nhỏ, nên mẹ tôi xem anh ấy như con của mình. Mẹ tôi thường ôm Văn vào lòng bảo, Văn, con chịu làm con rể của mẹ không? Con rể cũng được mẹ thương như con ruột vậy! Và mẹ tôi cũng bảo tôi, con nên ngoan ngoãn học hành, ngoan ngoãn với Văn, vì sau này mẹ sẽ cho con làm dâu nhà họ Đỗ. Tôi với Văn càng khắng khít nhau hơn. Trong trí óc non nớt của tôi một sự thật đã hình thành từ bấy giờ - Kể từ đây đời tôi sẽ hoàn toàn dính liền với Văn.
    Viễn vẫn bước đều trong yên lặng, Khâm tiếp tục kể:
    - Rồi từ Trùng Khánh chúng tôi di cư sang Đài Loan, ở đây sự nghiệp của cha tôi có vẻ phát triển, sự qua lại giữa hai gia đình lạnh nhạt dần, nhưng tình cảm của tôi với Văn vẫn không thay đổi và càng đậm đà hơn theo tháng năm. Bất cứ chuyện gì Văn cũng kể hết cho tôi nghe và ngược lạị
    Một ngày hè năm tôi 16 tuổi, tôi đón nhận nụ hôn trộm đầu tiên của Văn, hôm ấy là một buổi chiều tuyệt đẹp ...
    Khâm nói đến đây chợt mỉm cười, nụ cười phảng phất vẻ thê lương:
    - Vâng, đó là một buổi chiều đẹp, nơi hành lang nhà Văn, chúng tôi run rẩy để môi chạm môi, chẳng hiểu là phải làm thế nào nhưng việc đó cũng đủ làm tôi đỏ mặt suốt mấy hôm liền và chúng tôi bắt tay nhau thề nguyền là nếu không lấy nhau được, thì suốt đời sẽ ở vậy nhớ đến nhau thôị Văn ngắt một chiếc lá dừa thắt thành chiếc nhẫn nong vào tay tôi và bảo rằng để buộc chặt lấy cuộc đời của tôị
    Một chút yên lặng, tiếp nối tiếng thở dài, sung sướng? Vuỉ Buồn? Chán nản? Tiếng nói của Khâm lại vang lên:
    - Khi cha tôi mất đi, bác Cân lại lo mai táng và từ đó tôi thấy sự qua lại giữa mẹ tôi và bác Cân thưa dần. Theo tôi biết thì cha Văn với mẹ tôi có chuyện đổ vỡ trong quá khứ. Nói đến chuyện đổ vỡ chắc anh cũng hiểu rằng đấy là sự đổ vỡ tình cảm chứ? Nhưng dù sao thì mẹ tôi cũng mong chuyện tôi với Văn sẽ sớm thành, Khâm lại thở thật dài - chúng tôi không muốn để mẹ tôi phải lo lắng mãi, vả lại trong tim tôi không có bóng người đàn ông nào ngoài Văn. Văn cũng thế, chàng không biết một người con gái nào khác ngoài tôị Tình yêu đến tự nhiên như giấc ngủ bình thường hàng ngàỵ
    Mưa to hơn, những hạt mưa rơi mạnh trên mái ô tạo nên những âm thanh đục đục khàn khàn. Đèn đường theo màn đêm sáng dần phản chiếu trên những vũng nước đọng bên lề.
    - Văn là người dễ xúc động rất yếu đuối lúc nào cũng cần được che chở và an ủị Đó là bản tính của người thiếu tình mẫu tử từ bé. Ngoài ra Văn rất ngoan cố, cái ngoan cố của một đứa bé được nuông chiều từ nhỏ. Chàng không thể chịu nổi những xúc động mạnh, và cũng không dám thay đổi, nhất là trên phương diện tình cảm, đó là điều tôi thấy an tâm nhất. Mỗi khi tôi có cử chỉ gì khác lạ là Văn đau khổ suôt mấy ngày liền. Một hôm, đang lúc chơi trong vườn hoa ...
    Khâm đột nhiên ngưng lại, ngẩng đầu lên nhìn Viễn, gương mặt bàng hoàng như chợt tỉnh.
    - Tôi kể lể chuyện riêng tư thế này, anh chán không?
    - Không. Đây là lần đầu tiên từ lúc bước ra khỏi bệnh viện Viễn mới mở miệng, đôi mắt từ khoảng trời mông lung sa mù trở về - Nhưng tại sao cô lại kể với tôi những kỷ niệm này, để làm gì?
    - Tại sao à? Khâm ngơ ngác, ánh đèn đường chiếu nhẹ trên gương mặt nhợt nhạt - Tôi cũng không biết, có thể là ... là vì Anh Văn là bạn thân của anh. Ngưng lại một chút, Khâm lại nói:
    - Anh không bực mình thực chứ?
    - Nghe vui nữa là khác. Viễn đáp, chàng đứng lại nhìn thẳng vào mắt Khâm - Bây giờ đã tới đầu hẻm nhà cô rồi, thời gian qua nhanh thật, cô có mời tôi vào nhà không?
    Mắt Khâm chợt sáng:
    - Anh thích thế không chứ?
    Viễn cười:
    - Thôi để lần khác, lúc nào cô với Văn làm lễ cưới xong mỗi ngày tôi sẽ mỗi đến để làm thực khách nhà cô, được không?
    Khuôn mặt Khâm biến đổi, ánh mắt ưu tư lạ lùng. Cả hai đứng lặng ở đầu ngõ, không ai nói với nhau lời nàọ Một lúc Viễn nhún vai khẽ cười:
    - Thôi chào cô!
    Khâm hấp tấp:
    - A ... anh Viễn, ngày mai anh đến bệnh viện không?
    - Đến chứ!
    - Lúc nàỏ
    - Cũng như ngày hôm naỵ
    Khâm mím môi:
    - Vậy mai anh cũng đưa tôi về nhé, thả bộ như thế này tôi thấy thật dễ chịụ
    - Để lại nghe chuyện tình của cô với Văn à?
    - Nếu anh thích nghẹ
    - Thích lắm chứ!
    - Vậy thì anh sẽ nghe không bao giờ dứt!
    Viễn gật đầụ
    - Đồng ý nhưng bây giờ thì tôi phải về.
    - Vâng chào anh!
    Khâm đưa tay đỡ lấy cây dù trong tay Viễn. Viễn Bước nhanh trong bầu trời mưa, đôi vai rộng không hề quay lạị Cầm chắc cây dù trong tay, Khâm chậm rãi bước. Đến trước cổng, mở khóa bước vào sân. Mùi thức ăn bên trong bay ra thơm lừng.
    - Con về rồi đấy à? Bà Nhã Trân hỏi - Có gì lạ không con? Văn khỏe chưả
    Khâm bỗng dưng lúng túng:
    - Anh ấy khỏe rồi mẹ ạ. Khoảng tuần nữa là có thể về nhà. Ngày mai con bắt đầu đi học trở lạị
    Bà Nhã Trân linh cảm điều gì khác lạ trong ánh mắt và cử chỉ của Khâm:
    - Nhưng ...
    - Sao hả mẹ?
    - Thôi, không có gì cả. áo của con ướt cả rồi kìa, đi thay áo rồi dùng cơm. Mà ... con đi bộ về à?
    - Vâng!
    - Đường dài thế mà con chẳng đi xe, không khéo lại ốm cho bây giờ.
    Khâm chạy vào phòng mình, thở phào nhẹ nhõm. không buồn thay áo nàng bật đèn nhìn vào khung hình trên bàn học: Đỗ Gia Văn! Ngồi xuống ghế, chống tay lên cằm, bao nỗi bâng khuâng đang xáo trộn tâm tư nàng.

Xem Tiếp Chương 10Xem Tiếp Chương 27 (Kết Thúc)

Trôi Theo Dòng Đời
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Xem Tập 8
  » Đang Xem Tập 9
  » Xem Tiếp Tập 10
  » Xem Tiếp Tập 11
  » Xem Tiếp Tập 12
  » Xem Tiếp Tập 13
  » Xem Tiếp Tập 14
  » Xem Tiếp Tập 15
  » Xem Tiếp Tập 16
  » Xem Tiếp Tập 17
  » Xem Tiếp Tập 18
  » Xem Tiếp Tập 19
  » Xem Tiếp Tập 20
  » Xem Tiếp Tập 21
  » Xem Tiếp Tập 22
  » Xem Tiếp Tập 23
  » Xem Tiếp Tập 24
  » Xem Tiếp Tập 25
  » Xem Tiếp Tập 26
  » Xem Tiếp Tập 27
 
Những Truyện Quỳnh Dao Khác
» Đừng Quên Đêm Nay
» Song Ngoại