Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Quỳnh Dao » Dưới Ánh Trăng Cô Đơn Tác Giả: Quỳnh Dao    
    Cuộc sống Nghi bắt đầu đi vào qũy đạo. Chàng làm việc cần mẫn và chí thú, chứ không còn mê chơi như trước. Nói vậy không có nghĩa là Nghi đã bỏ chuyện ăn chơi. Nhưng bây giờ chuyện chơi ra chơi và làm ra làm. Ngày hai buổi có mặt ở công tỵ Sau đấy về nhà tắm rửa rồi mới tính đến chuyện trác táng.
    Có điều, kể từ hôm Vương Đại Vỹ lên phi cơ sang Mỹ, Nghi tưởng là Vy rồi rảnh rỗi sẽ thuộc về chàng hơn. Nhưng rồi cả tuần qua, Nghi lại chẳng thấy Vy đến. Vy bận cái gì? Không biết. Chỉ thấy như Vy cố tình lánh mặt chàng. Lúc đầu Nghi cũng tỉnh. Nghi tưởng là... Vy định làm cao. Làm cao vì... sau lần hai người quan hệ với nhau. Vy đã mất giá... nên Vy định lấy lại cái thế của mình... Muốn Nghi phải cầu lụy. Nghi biết và dù đến nay chẳng có một cô gái nào vượt qua được Vy, Nghi vẫn thích Vỵ Phải nói là yêu thì đúng hơn. Nhưng Nghi từng tuyên bố là tay sành sỏi ăn chơi mà? Nghi có đầy kinh nghiệm với gái (ít ra là trên phương diện trác táng. Nghi vẫn là một playboy sừng sỏ). Nghi đâu thể bị khuất phục một cách dễ dàng như vậy? Kinh nghiệm của Nghị Con gái dù thế nào, cũng chỉ là một con người tình cảm yếu đuối. Làm cao chỉ có tính thời gian, bắt chẹt không được cũng xuống nước thôi. Bằng chứng là không có Vy, chung quanh Nghi vẫn không thiếu gái.
    Thế là Nghi tỉnh bợ Mấy hôm đầu hơi khó chịu một chút. Cố tình nghĩ đến người khác. Khi Vy gọi dây nói đến. Nghi định giả vờ bận rộn không nghe. Tỏ ra không sốt sắng lắm, nhưng rồi chẳng được. Nghi nhấc ống nghe lên nhưng thất vọng biết bao? Vy chỉ hỏi thăm qua loa vài câu rồi cúp. Vy cũng chẳng nhắc nhở chút nào đến tình cảm hai người.
    Muốn vậy cũng được thôi! Nghi nghĩ. Chiến thuật thì chiến thuật! Nhưng để xem cuối cùng rồi ai sẽ thua ai. Thế là Nghi lại tiếp tục công việc, cố quên lãng nhưng không được, đầu óc Nghi càng lúc như càng căng ra. Không nghĩ mà bóng dáng Vy lại đầy ấp trong đầu. Vy cười, Vy nói, Vy nhún vai bất cần. Vy đi bên cạnh Đại Vỹ một cách thân mật... Khiến Nghi giận dữ ném bút xuống. Không lẽ ta lại chịu thuạ Không được, phải để Vy đến đây. Vy cần ta...
    Và như trời lúc nào cũng chiều theo ý Nghị Nên ngay lúc đó có tiếng gõ cửa:
    - Ai đấy?
    - Tường Vy đây. Vô không được à?
    - Sao lại không - Nghi mừng rỡ nhưng lại giả làm mặt lạnh. Để dằn bớt cơn cảm xúc, Nghi giả vờ sắp xếp lại giấy tờ trên bàn, rồi hỏi - Vy đến có chuyện gì đấy?
    Rồi Nghi xoa tay vào nhau cười nói:
    - Lúc này bận quá, nên không thể đi đâu được.
    Và Nghi đứng dậy, quen thói cũ bước qua vòng tay ngang người Vy, nhưng Vy đã đẩy ra.
    - Đừng anh, ngồi đàng hoàng nào, tôi có chuyện muốn nói với anh.
    Nghi cụt hứng, ngồi ngã lưng ra sau.
    - Mới cách có mấy hôm mà thay đổi nhanh chóng vậy. Làm gì nghiêm thế? Chuyện gì nói xem?
    - Mấy ngày qua anh có đi khiêu vũ nữa không?
    Vy chẳng trả lời, chỉ hỏi. Nghi lắc đầu:
    - Không có em, anh chẳng thiết làm gì cả, chỉ ngồi nhà uống rượu.
    - Xịa... nghe nói là anh vừa mới quen một cô bé khá xinh mà?
    - Anh đã cho cô ta cài số de...
    Nghi nói, Vy không biết đó là thật hay giả. Yên lặng một chút suy nghĩ, rồi nói:
    - Anh Nghi... tôi không biết có nên nói chuyện này với anh không...
    - Quan trọng lắm à... - Nghi vừa đùa vừa hỏi - Có phải Vy đã có thai rồi không?
    Vy giật mình, nhưng cũng bình thản lại thật nhanh. Vy chỉ nói:
    - Có lẽ tôi... phảin lập gia đình.
    - Lập gia đình à? - Nghi hỏi, rồi tiếp - Vậy thì tôi phải chúc mừng. Thế... chàng rể là ai vậy?
    Tường Vy nhìn thẳng vào mắt Nghi như tìm kiếm cái gì đó, rồi chậm rãi nói:
    - Tôi đang làm thủ tục xuất cảnh.
    - Vậy thì tôi biết rồi - Nghi nói - có phải là Vương Đại Vỹ không? Cuối cùng rồi hắn cũng đạt được mục đích.
    Tường Vy yên lặng. Nàng có vẻ buồn. Vì thấy rõ là Nghi không hề xúc động tí nào cả trước tin Vy đi lấy chồng. Vậy thì anh chàng nào có yêu tả Mấy ngày qua, Vy đã cố ý lánh mặt vì những giằng co tình cảm đó.
    - Tại sao Vy lại có ý định lập gia đình sớm vậy? - Nghi hỏi một cách bàng quan.
    - Tôi nghĩ là... dù có quan điểm sống thế nào thì mỗi người cũng đều phải có những giây phút tính toán riêng cho tương lai mình. Do đó... tôi nghĩ quyết định của tôi là đúng.
    - Đúng! Rất đúng! Chẳng sai đâu! - Nghi lớn tiếng nói - Anh chàng Đại Vỹ là một tay cao thủ chính phái, còn tôi là đại tà... Đàn bà con gái mà gặp tôi chỉ toàn khổ với khổ. Tường Vy là người sáng suốt, có mắt xanh nên chọn người cũng chính xác.
    Nghi nói một lèo. Nói xong lại giật mình không hiểu tại sao mình lại nói vậy.
    Tường Vy chỉ yên lặng, từ nào đến giờ Vy vẫn ngoan cường, Vy không phải là hạng gái bình thường, nên không muốn để rơi nước mắt, dù con tim có thế nào. Vâng, Nghi có thể là đúng. Tình yêu và hôn nhân là hai vấn đề khác nhau. Người tình tuyệt vời chưa hẳn là người chồng lý tưởng...
    Nghi thấy Vy yên lặng lâu, hỏi tiếp:
    - Thế mấy ngày qua, Vy không đến với tôi là để ở nhà suy nghĩ à?
    - Có gì đâu phải suy nghĩ? - Vy giả vờ bình thản nói - Vừa đưa anh ấy lên máy bay, là tôi biết ngay mình cần phải làm gì...
    Vy nói và cười với Nghị Một nụ cười thật ngọt:
    - Anh biết không. Mấy ngày qua tôi vô cùng bận rộn vì phải chạy giấy tờ...
    Nghi hơi bối rối:
    - Thế Vy đã đánh điện báo cho Vỹ biết ý định của Vy chưa?
    Vy lắc đầu:
    - Chỉ viết thơ thôi. Không biết bên ấy đã nhận được thơ chưa, mà không thấy trả lời.
    - Vậy à... - Nghi suy nghĩ, rồi chợt đứng dậy nói - Vậy thì mình ra ngoài kiếm cái gì uống, gọi là chúc mừng đi!
    - Chúc mừng gì? - Tường Vy hỏi - Về chuyện lấy chồng của tôi hay là chuyện anh sắp được giải phóng?
    - Cả hai đều đúng. Thôi ta đi nào!
    Nghi nắm lấy ta Vy kéo đi, nhưng Tường Vy đã đẩy tay ra, nói:
    - Thôi hôm nay không được. Tôi cần phải nghỉ ngơi.
    Nghi ngạc nhiên:
    - Sao vậy?
    - Hai hôm nay chạy tới chạy lui mệt quá, muốn ngã bệnh.
    Nghi nói như quan tâm:
    - Tường Vy này, phải nhớ là chuyện lo lắng dễ làm con người già đi nhé?
    Tường Vy cười:
    - Chuyện đó anh đừng lo, vì anh Vương Đại Vỹ không quan tâm đến chuyện em già hay trẻ đâu.
    Nghi chọc quê:
    - Thế hắn có quan tâm chuyện em còn trinh không?
    Vy đứng dậy:
    - Em chẳng dại gì mà nói chuyện đó ra. Vỹ có quan tâm hay không thì chuyện đó cũng làm em tự ái.
    Nghi nhún vai:
    - Vậy mà anh tưởng hắn là playboy rộng rãi chứ?
    - Anh ấy là người thật thà - Tường Vy nói - Từ xưa đến giờ Vỹ chưa hề có ai ngoài em, nên em tin là Vỹ thật sự yêu em.
    - Thế à? - Nghi lắc đầu nói - Anh thì từ nào đến giờ không tin là có chuyện tình yêu chung thủy... Mọi cô gái đến với anh đều như nhau. Chẳng có gì khác biệt.
    Rồi Nghi lại giục:
    - Sao bây giờ ta đi không?
    Tường Vy nhìn lên:
    - Bắt buộc phải ăn mừng à?
    Nghi cười:
    - Chứ sao? Để không sau này cô lại trách bạn bè gì mà vô tình như vậy.
    - Thế anh lại cho mình là người có tình à?
    Nghi kéo Vy đi:
    - Có chứ! Tình nhân!
    Và rồi họ kéo nhau đến nhà hàng Thống Nhất, ăn một bữa hải sản. Nghi chọn toàn những món mà Vy thích như tôm nướng, cá vò viên, giò heo hầm... nhưng không hiểu sao hôm ấy Vy ăn rất ít, chỉ gắp một vài đũa là dừng lại. Rõ ràng là Vy mệt thật, chứ không phải kiểu cách.
    Nghi ăn chưa xong là Vy đòi về ngay.
    - Thôi được!
    Nghi kêu bồi đến tính tiền, rồi đưa Vy về. Nghi định lên thẳng lầu, nhưng Vy đã ngăn lại:
    - Không được, hôm nay ba mẹ em đều có mặt ở nhà, anh lên đấy không tiện đâu.
    Nghi chần chừ:
    - Nhưng mà... dù gì em sắp lấy chồng... sau này chúng ta vẫn còn có quyền gặp nhau chứ?
    Tường Vy suy nghĩ rồi nói:
    - Được, nhưng lúc nào thuận tiện, em sẽ gọi điện thoại cho anh.
    Nghi cười:
    - Vậy thì anh sẽ chờ. Bắt đầu từ ngày hôm nay, anh phải tỏ ra mình là người lịch thiệp để tạo ấn tượng tốt cho em.
    - Ấn tượng của em về anh mãi mãi sẽ không thay đổi - Tường Vy cũng cười nói - Thôi anh quay về làm việc đi, tôi mong là... sau này anh sẽ thành công lớn.
    Trước khi bỏ đi, Nghi định hôn Vỵ Nhưng Vy đã ngăn lại. Dù gì thì Vy cũng sắp là bà Vương Đại Vỹ. Đâu có thể tùy tiện như vậy được. Nghi nói:
    - Việc giấy tờ của Vy nếu có gặp trở ngại gì, cần tôi giúp, thì cứ nói nhé?
    - Vâng. Cảm ơn anh trước.
    Nghi một mình bước xuống lầu. Trời vẫn còn sớm. Đúng ra thì Nghi phải nhẹ nhõm. Nhưng không hiểu sao Nghi lại cảm thấy có cái gì hoang mang trong lòng. Chàng chận một chiếc taxi, và thay vì quay về văn phòng. Nghi đi về nhà. Nghi cảm thấy thật cần thiết những giây phút yên tĩnh.
    Tường Vy sắp lấy chồng. Một chuyện la... lâu lắm rồi Nghi đã cảm nhận... Vy là đồng loại, là type người sống bất cần đời như chàng. Vậy thì tại sao Vy lại đi lấy chồng? Việc làm này có tính cách bốc đồng hay đã suy nghĩ chín chắn? Vy sẽ hối hận không? Nghi không biết. Nghi chỉ cảm nhận, người mà Tường Vy yêu là mình chứ không phải cái con mọt sách Vương Đại Vỹ kia... Vy cũng còn trẻ quá sao lại chồng... Nóng vội chuyện đó làm gì?
    Lúc nãy nghe Vy thông báo. Nghi cũng chỉ thấy bình thường. Bởi vì, từ nào đến giờ, Nghi không tin tình yêu... dù giữa hai người đã có chuyện chung đụng xác thịt. Nhưng nếu Nghi là Vỹ, dù là dân chơi nhưng Nghi cũng sẽ không cưới một cô gái đã từng ngủ với người khác làm vợ, mặc dù Nghi theo Tây, nhưng Nghi vẫn là người phương Đông cơ mà! Đàn ông bao giờ chẳng ích kỷ?
    Nhưng rồi khi lên xe. Khi mọi chuyện qua đi. Khi cảm thấy con chim nhỏ mình ưa thích... lại sắp sửa vuột khỏi vòng tay mình. Nghi lại thấy bối rối, tiếc rẻ, buồn buồn làm sao đấy.
    Xe vừa qua khỏi con dốc một đỗi. Còn cách nhà một khoảng ngắn, Nghi đã kêu xe dừng lại. Chàng muốn thả bộ một khoảng đường để lấy lại bình thản, lấy lại phong độ. Chuyện Tường Vy bỏ đi lấy chồng, phải chăng là một thất bại? Nghi cũng không biết!
    Đang thả dốc, Nghi chợt thấy Văn Điệt và Tinh Nhược từ hướng đối đầu đi tới. Họ có vẻ thật vội vã.
    Tinh Nhược trông thấy Nghi trước, khoát khoát tay nói:
    - Anh Nghi, bọn em đến nội thành đây!
    Nghi cười:
    - Làm gì gấp vậy? Trời sập tới nơi rồi à?
    Nhưng thái độ của Văn Điệt rất nghiêm túc:
    - Anh Văn Du sẽ mở buổi họp báo lúc ba giờ chiều nay.
    - Vậy có nghĩa là mấy người đến đấy để dự?
    Nghi hỏi. Điệt lắc đầu:
    - Không phải, mà là để ngăn chặn.
    - Ngăn chặn à?
    Nghi ngạc nhiên tưởng mình nghe lầm. Nhưng Tinh Nhược và Văn Điệt đã đi xạ Nghi chỉ nhìn theo. Chàng chỉ thấy hôm nay thế nào đấy. Hết tin Tường Vy đi lấy chồng, lại chuyện Văn Điệt và Nhược đi ngăn chặn một buổi họp báo. Toàn là những tin kỳ cục!
    Nghi về đến nhà, nhốt người trong phòng riêng. Nghi không thiết làm một việc gì cả, lần đầu tiên trong đời Nghi thấy thấm thía thế nào là nỗi cô đơn. Cái trạng thái lạc lõng đó... hình như xuất phát từ con tim chứ không phải từ ngoài đưa vào. Vì khi Nghi nhắm mắt lại là hình ảnh Vy lại hiện ra.
    Tại sao cứ mãi nghĩ đến Vy vậy? Người ta sắp đi lấy chồng? Không còn lệ thuộc về mình nữa thì nghĩ đến làm gì?
    Nghi cố xua đuổi.
    Trong lúc đó thì Tinh Nhược và Văn Điệt lại bước vội về phía trạm xe buýt, thời gian quá cấp bách, phải đến đấy kịp lúc. Vì trước khi đến đấy còn phải ghé qua hỏi chuyện bác sĩ Lưu.
    Một chiếc xe buýt chạy đến. Cả hai phóng lên. Giờ này xe khá vắng khách, nên còn rộng chỗ ngồi.
    - Chúng ta đi một cách không chuẩn bị thế này. Có gì trở ngại không?
    Tinh Nhược lo lắng, nhưng Điệt lắc đầu nói:
    - Chắc có, nhưng phải đến đấy thôi, bằng không mọi thứ sẽ không còn kịp nữa.
    Tinh Nhược không yên tâm:
    - Anh đừng quên là anh Du rất nguy hiểm. Anh ấy đã hại những ba người, bây giờ anh lại can dự vào... anh không sợ bị anh ấy trả thù ư?
    Điệt cứng cỏi:
    - Tôi có lẽ phải, tôi không sợ.
    - Mong là thượng đế sẽ phù hộ cho chúng ta - Tinh Nhược cười nói - Đi với anh thế này, tôi cũng không sợ.
    - Thật à?
    - Vâng. Em đã lây cái niềm tin của anh.
    Nhược nói. Điệt yên lặng một chút nói:
    - Một lúc nữa đến nơi, em nên bám sát theo Mỹ Dung, còn anh, anh sẽ đi tìm anh Văn Du.
    Tinh Nhược lo lắng:
    - Anh định làm gì?
    - Anh thuyết phục anh ấy ngưng lại cái trò họp báo. Bởi vì anh Du không đủ tư cách làm chuyện đó.
    - Nếu anh ấy không chịu?
    Điệt bậm môi:
    - Thì anh sẽ công bố những điều anh ấy đã làm.
    - Anh Du là một bác sĩ nổi tiếng có uy tín - Nhược lắc đầu nói - Anh nói mà không có bằng chứng thì ai tin anh? Tốt nhất là nên tìm một biện pháp khác.
    Xe đã vào đến thành phố. Nhược và Điệt xuống xe ở một trạm gần bệnh viện, và vội vã bước vào. Theo tin tức của báo chí thì vào lúc ba giờ chiều. Du sẽ mượn phòng khánh tiết của bệnh viện để mở cuộc họp báo.
    Văn Điệt nói với Nhược:
    - Em đứng đây, anh vào tìm giáo sư chủ nhiệm khoa. Biết đâu ông ấy sẽ giúp ích được gì cho mình?
    - Em đứng đây một mình à?
    Nhược lo lắng nhưng Điệt nói:
    - Anh vào không lâu đâu. Em phải đứng đây, vì bổn phận em là chờ bao giờ thấy Mỹ Dung vào là em phải bước theo cô ấy vào phòng họp báo.
    Và Điệt suy nghĩ một chút, lại tiếp:
    - Nếu lâu quá mà thấy anh không bước ra, thì em phải đi tìm bác sĩ Lưu ngay, nhờ ông ấy gọi cảnh sát.
    - Gọi cảnh sát à?
    Nhược thấy căng thẳng. Nhưng Điệt đã bỏ đi vào bệnh viện.
    
- o O o -

    Điệt đi thẳng đến phòng của giáo sư chủ nhiệm khoa.
    Giáo sư đã tiếp chàng với nụ cười:
    - à, cậu Văn Điệt! Cậu đến đây để tham dự buổi họp báo của bác sĩ Văn Du à? Hôm nay đối với Du là một ngày rất trọng đại. Cậu biết không? Cậu ấy cũng đã từ bỏ chức vụ Ở bệnh viện này.
    Nhưng Điệt khoát tay nói:
    - Bác sĩ! Xin hãy giúp tôi ngăn cuộc họp báo đó lại!
    - Sao vậy?
    Bác sĩ chủ nhiệm ngạc nhiên, trong khi Điệt giải thích ngắn gọn:
    - Anh Du không đủ tư cách để mở cuộc họp báo đó. Bởi vì anh ấy là một tay sát nhân. Anh ấy đã xô bác sĩ Huỳnh Chấn Bình xuống lầu. Cố ý tạo ra tai nạn xe để giết Trương Vĩnh Quang. Rồi còn mổ chết người nữa...
    Bác sĩ chủ nhiệm trợn mắt:
    - Cậu Điệt, cậu không nói chơi đấy chứ?
    Điệt nghiêm nghị:
    - Chính miệng anh Du đã kể lại cho tôi nghe... Vì vậy bác sĩ cần phải ngăn chận.
    Bác sĩ Lưu yên lặng. Lương tâm nghề nghiệp cần có sự bình thản và nhận định sáng suốt.
    - Thế cậu có bằng chứng không? Nếu có đưa ra đây, tôi sẽ lập tức không để cho họp báo...
    Rồi ông nhìn thẳng vào mắt Điệt, chậm rãi:
    - Nhưng mà... cậu cũng cần biết vu khống là một cái tội không nhỏ đâu nhé.
    Điệt cắn môi. Sự thật rành rành đó nhưng không có bằng chứng cũng chịu thôi. Đó là pháp luật! Thế là Điệt quyết định. Điệt đi về phía cửa, nói:
    - Bác sĩ chờ tôi một chút, tôi đi tìm anh Du và sẽ quay lại ngay.
    Bác sĩ Lưu gọi giật lại:
    - Cậu Điệt, nhưng cậu phải hành động sáng suốt, đừng hàm hồ nhé. Vì những chuyện đó, bệnh viện cũng thấy khả nghi, nên đang mở cuộc điều tra đây.
    Văn Điệt lắc đầu:
    - Vô ích thôi, anh Du sắp sửa mở cuộc họp báo rồi, đáng tiếc thật. Một người ác như vậy, mà lại được lên diễn đàn thuyết giảng chuyện đạo đức, nhân ái, nhiệt tình công ích cho mọi người nghe.
    Nhưng bác sĩ Lưu nhắc lại:
    - Nhưng dù là sự thật thì cũng phải có bằng cớ...
    - Vâng, tôi đi tìm bằng cớ đây.
    Điệt nói và bước nhanh ra ngoài. Ông Lưu nhìn theo lắc đầu. Thái độ khẳng khái của Điệt làm ông cảm phục. Nhưng nhiệt tình là một chuyện, còn phải có bằng chứng. Và với sự việc quan trọng như vậy, Điệt cũng không thể một mình hành động được.
    Thế là ông nhấc ống nghe lên, quay số gọi đến đồn cảnh sát.
    
- o O o -

    Văn Điệt ra khỏi phòng bác sĩ Lưu là đi thẳng đến phòng dành riêng cho Văn Dụ Văn Du đang chuẩn bị họp báo, chắc chắn là Du phải có mặt ở đây.
    Và đúng như điều Điệt dự đoán. Điệt vừa đẩy cửa phòng, đã thấy Du ngồi nơi bàn, tươm tất trong bộ áo vest hợp thời. Hình như đang kiểm tra bài diễn văn sắp đọc.
    Nghe tiếng động, Văn Du nhìn lên, ngạc nhiên:
    - à, thì ra là cậu. Cậu đến đây để làm gì chứ?
    Điệt bước vào, nói thẳng ngay:
    - Anh hãy dẹp cái trò họp báo của anh lại đi!
    Văn Du nhún vai:
    - Cậu biết là chuyện đó không thể làm được cơ mà? Tôi cũng đã từ chức ở cái bệnh viện này.
    - Anh là con người nham hiểm, giả dối. Anh hành động như vậy mà không thấy hổ thẹn với lương tâm ư?
    Điệt giận run nói:
    - Nếu anh mà không cho ngừng lại, thì tôi... sẽ đích thân vạch hết những chuyện anh đã làm.
    - Cậu nói mà không thấy mắc cở - Văn Du lạnh lùng - Cậu làm chuyện đó với bằng chứng đâu? Trong cuộc họp báo này tôi cũng chẳng làm gì khác, tôi chỉ bày tỏ sự cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi, hổ trợ tôi trong cuộc lạc quyên xây dựng bệnh viện từ thiện vừa qua thôi. Cậu muốn quậy, không có gì để tôi phải sợ.
    Văn Điệt trừng mắt:
    - Cái tham vọng của anh khiến cả người anh tanh tưởi mùi máu. Anh thật vô liêm sỉ. Dẹp trò hề họp báo đi là vừa.
    Văn Du không nao núng:
    - Cậu muốn làm màn quyết đấu với tôi ư?
    - Tôi không chống đối anh. Tôi chỉ chống đối lại cái ác. Anh hãy suy nghĩ đi. Anh không thấy hối hận vì cái hành động tội lỗi của mình ư? Từ nào đến giờ tuy mang danh là bác sĩ, nhưng anh chưa hề cầm dao mổ cho bệnh nhân một mình bao giờ. Anh làm gì cũng phải có người trợ giúp. Mổ một mình, anh lại không đủ tài năng. Chỉ có chuyện mổ ruột thừa mà anh cũng làm cho bệnh nhân chết... Vậy thì cái khả năng chuyên môn anh đâu? Làm một bác sĩ bình thường còn không đủ sức thế mà đua đòi, định làm cả giám đốc một bệnh viện.
    Điệt nói một cách không khoan nhược làm Văn Du tái cả mặt:
    - Ai? Ai đã mách lại câu chuyện đó? Mà chuyện đủ hay không đủ tư cách làm bác sĩ cũng nào có liện hệ gì đến chức danh giám đốc bệnh viện đâu? Tôi là người có công lạc quyên được số tiền lớn như vậy, thì đương nhiên tôi sẽ là giám đốc bệnh viện thôi.
    Văn Điệt trề môi:
    - Cái số tiền đó chỉ để mua lại hư danh cho anh thôi chứ chẳng ích lợi gì. Anh còn định giết thêm bao nhiêu người nữa? Hừ... giết chết một người đền hai triệu... Rõ là Lâm Mỹ Dung của anh có quá nhiều tiền.
    - Đừng có nói bậy! - Văn Du hét lên - Tao không cho phép mi được vu khống! Ở đây ai cũng biết tao là một bác sĩ giỏi có tay nghề cao... Tao xứng đáng ở chức vụ giám đốc một bệnh viện lớn... Với số tiền lạc quyên được, chẳng ai có quyền ngăn cản bước tiến của tao, kể cả mày.
    - Nhưng anh có xứng đáng ở cái địa vị đó không? Anh hãy tự vấn lương tâm xem? - Văn Điệt không chịu thua.
    - Đáng chứ sao không đáng? Tao là bác sĩ nổi tiếng cơ mà?
    - Hừ, nổi tiếng! Đó là hư danh chứ không phải thực tài.
    Điệt nói. Và cứ thế hai anh em cứ đứng gờm nhau. Không khí căng thẳng đầy khói súng. Thời gian lặng lẽ trôi quạ Du nhìn vào đồng hồ. Đã sắp đến giờ họp báo. Mọi thứ phải được giải quyết, phải chấm dứt ngay, bằng không sẽ không kịp.
    Du chợt nhích người lại gần Điệt. Tay thọc vào túi quần. Du vừa tiến tới vừa nói:
    - Tao đã từng cảnh cáo mày... tao đã cho biết là... không ai có quyền cản trở bước tiến của tao. Mọi trở ngại sẽ bị loại bỏ. Không cần biết nó đến từ phía nào... Văn Điệt, mày suy nghĩ kỹ đi. Mày muốn sống hay là chết!
    - Tôi biết là anh không dám... - Điệt bình thản nói - Tôi không sợ anh đâu. Nhưng anh cũng đừng quên tôi là gì của anh nhé?
    - Tao không cần biết, vì mày nào có nghĩ gì đến tình cảm anh em đâu? Lúc nào mày cũng cố tình muốn hại tao.
    - Tôi hại anh hay muốn giúp anh?
    - Hành động hôm nay của mày đã rõ.
    Và Văn Du lấy trong túi ra một ống tiêm nhỏ, chứa đầy dung dịch không màu đưa trước mặt Điệt.
    - Mày biết đây là gì không? Tao là bác sĩ. Tao không thể giết người bằng súng. Nhưng tao có ống tiêm. Ha ha! Ống tiêm cũng đủ sức để làm việc.
    Điệt bình thản chờ đợi. Điệt nghĩ là dù gì cũng chung huyết thống, Du sẽ không dám hành động quá lố.
    - Anh Du! Anh nên dừng lại đi. Bao nhiêu tội ác cũng đủ rồi, anh gây thêm chẳng giúp ích được gì...
    Văn Du đã mất hẳn nhân tính, nói:
    - Đơn giản thôi. Tất cả cũng chỉ là để loại trừ những chướng ngại trên đường sự nghiệp. Mày thấy đấy những ai hiểu thấu khuyết điểm, những sai sót của tao đều không đáng sống. Chẳng hạn như Huỳnh Chấn bình. Hắn biết là tao sợ máu, sợ mùi thuốc tẩy trùng, tao không dám giải phẫu cho bệnh nhân một mình, nên hắn làm khó dễ tao, hắn không chịu tiếp tục hợp tác. Hắn muốn lật tẩy... Nhưng đâu dễ dàng như vậy? Chưa lật được tẩy, thì hắn đã thành một thứ vô trị Chẳng tiết lộ được gì cả. Rồi đến thằng Trương Vĩnh Quanh cũng vậy. Làm việc chung với tao mà hắn thông minh quá... Hắn biết hết mọi thứ, hắn lại còn tò mò chuyện tao cho nạn nhân hai triệu đồng. Có phải là hắn đáng chết không? Để những con người nguy hiểm như vậy sống, chỉ phải cảnh giác hoài, không biết một ngày nào mình bị vạch mặt, mệt lắm, chi bằng khử sớm... Và mày thấy đấy... công lao của tao bấy lâu nay muốn có một bệnh viện lớn phục vụ người nghèo đâu phải dễ dàng. Tao không muốn làm dã tràng xe cát. Tao làm được là phải hưởng... xứng đáng được hưởng, mi biết không?
    - Anh điên rồi! - Điệt kêu lên - Anh đúng là thằng điên. Vì danh vọng mà anh nhẫn tâm giết người à? Anh không sợ sự trừng phạt của lương tâm?
    - Có gì đâu phải sợ hở cậu em? - Văn Du vừa cười vừa nói - Tao chỉ mới giết có ba người, nhưng sẽ cứu khổ cho hàng ngàn hàng vạn người, thì sự bù trừ đó đã vượt quá tội lỗi, có gì đâu phải hối hận. Còn pháp luật của con người? Chỉ kết tội được tao khi có đầy đủ chứng cớ, mà điều này thì khó lắm. Ha ha!
    Ngay lúc đó Văn Du chợt ngưng lại, rồi đưa mắt nhìn ra cửa, tái mặt:
    - Xem kìa! Ai bước vào vậy?
    Văn Điệt vừa quay qua, thì chợt có cảm giác đau nhói ở tay... chàng biết mình bị lừa, nhưng không còn kịp nữa, cả người như bị tê cứng. Trước khi gục xuống, Điệt còn nghe Du nói:
    - Thôi bây giờ đã ba giờ, tao phải ra mắt buổi họp báo. Ráng nằm yên ở đây nhé, cậu em không biết vâng lời. Vĩnh biệt!
    Du kéo Điệt nằm yên trên ghế dài, đặt ống tiêm vào tay Điệt, như Điệt tự ý tìm đến cái chết. Rồi lấy tấm bình phong che lại bên ngoài. Đúng ra, Du phải sắp xếp sự việc hợp lý hơn, nhưng vì bận quá, giờ họp đã tới nơi, nên Du phải ra ngoài ngaỵ Du biết mũi tiêm kia chưa thể khiến Điệt chết ngaỵ Nhưng việc đó không quan trọng lắm. Mọi người bận chuyện họp báo. Cái thời gian kéo dài cũng đủ giúp Du thực hiện hành công ý định.
    Du chợt thấy tiếc rẻ. Cái thằng em ngu xuẩn. Đã bảo rồi đừng có chen vào, đừng có cản trở mà không nghe. Du thật tình đâu có muốn như vậy?
    Du nhìn Điệt một lần cuối, rồi dứt khoát. Chỉnh lại tay áo, kéo thẳng cravate và bước ra ngoài.
    Du cố tạo cho mình một dáng dấp thật tự nhiên.
    Hội trường đã đầy ắp ký giả. Du vừa xuất hiện. Những tiếng vỗ tay đã vang lên đón chàng. Du đáp lại bằng một nụ cười thật khoan dung, thật lịch sự của một người trưởng thượng, cao cả.
    Du bước lên bục giảng. Liếc nhanh xuống dưới hội trường, Mỹ Dung và cha mẹ nàng đều có mặt ngồi ở hàng đầu với các mệnh phụ phu nhân, chính khách...
    Nhưng tia mắt của Du cũng quét thấy sự hiện diện của Tinh Nhược. Cô bé đang đứng ở góc hội trường, gần cửa ra vào, Nhược đến đây làm gì vậy?
    Nhưng rồi Du cũng không bận tâm lâu. Vì có thể Nhược đến đây là vì Điệt, nhưng hắn cũng không còn là chướng ngại của chàng, và Du bắt đầu nói, trong khi Nhược cũng rút lui nhanh ra khỏi hội trường.
    Giọng thuyết giảng của Du đầy tình cảm chân thành. Đầu tiên Du cảm ơn sự đóng góp nhiệt tình của các nhà hảo tâm, của bạn bè thân hữu, của báo chí đã cổ động cho công tác từ thiện. Sau đó với giọng nghẹn ngào, Du dẫn chứng một vài thảm cảnh bi thương mà người nghèo khổ gặp phải. Bệnh nằm liệt giường mà không có tiền để chạy chữa, thuốc men... nằm đó chờ chết. Rồi chàng phẫn uất lên án những bất công, những sự chênh lệch của xã hội. Du còn cho biết tất cả những gì Du làm chỉ là cố hàn gắn những đổ vỡ của xã hội, xóa bớt những đau khổ của đồng loại, của đồng bào. Du diễn thuyết như một chính khách từng trải, và từng câu nói của chàng, đều được những tiếng vỗ tay giòn giã động viên.
    Dưới hội trường, Mỹ Dung nhìn lên kiêu hãnh. Cổ động viên của Dung mang đến đang hò reo, còn các ký giả thì ghi chép một cách đầy đủ...
    Hội trường đang ngập đầy không khí thành công, thì chợt nhiên cửa hai bên hội trường lại mở rộng. Rồi giáo sư Lưu xuất hiện. Không những chỉ có giáo sư Lưu mà còn Tinh Nhược, Văn Điệt và cảnh sát.
    Vừa trông thấy Văn Điệt, Du đã giật mình. Sao vậy? Điệt không phải là đã nằm bất tỉnh sau bình phong ở phòng chàng à. Thấy Điệt, Du biết mọi chuyện đã đổ vỡ hết. Bởi vì... phía sau lưng Điệt còn có cảnh sát nữa.
    Do đó đang thuyết giảng nửa chừng, Du đã ngưng lại, tiếng ồn ào ở phía sau làm mọi người ngưng lại. Họ không biết điều gì đã xảy ra. Nhưng nhìn thấy cảnh sát, họ biết là đã có chuyện.
    Mỹ Dung là người hiểu rõ sau Dụ Dung biết chuyện gì sẽ xảy đến, nàng nhanh chóng nhìn lên để nhận lấy cái gật đầu ý nghĩa của Dụ Dù chuyện có xảy ra thế nào. Diễn văn cũng không nên đứt đoạn nửa chừng, nên sau cái tằng hắng lấy giọng, Du lại tiếp tục nói:
    "Kính thưa quý vị.
    Lạc quyên được số tiền to lớn như ngày hôm nay, tôi thấy mãn nguyện lắm rồi... Tôi cố hết sức mình và đã thành công. Bây giờ tôi không có gì để tiếp tục. Tôi lượng sức và xin rút lui. Phần còn lại xin ban tổ chức đề cử người khác lên thay thế. Nhiệm vụ của tôi đến đây là hết, xin cảm ơn quý vi... "
    Rồi Du bước xuống lễ đài. Đám thính giả và ký giả tham dự nhìn nhau ngạc nhiên. Họ không ngờ buổi họp báo lại kết thúc một cách kỳ cục như thế. Bởi vì ai cũng tưởng là cuối cùng bác sĩ Lê Văn Du phải là viện trướng của bệnh viện từ thiện tương lai.
    Có một ký giả đuổi theo hỏi:
    - Sao bác sĩ Du không nhận chức giám đốc bệnh viện từ thiện?
    Văn Du nhìn bác sĩ trưởng khoa rồi nhìn Văn Điệt nói:
    - Bởi vì tôi... còn phải gánh vác cái công tác khác... Vả lại... tôi còn quá trẻ, không thích hợp với vai trò giám đốc để điều hành một bệnh viện.
    Đám ký giả bình luận một lúc. Rồi cuộc họp cũng tan đi. Hội trường chỉ còn lại Văn Du, Mỹ Dung, Văn Điệt, bác sĩ Lưu, Tinh Nhược và ông cảnh sát. Văn Du khá bình tĩnh, anh chàng bước tới trước mặt Mỹ Dung nói:
    - Vở kịch đã hoàn tất, mọi thứ đã khép lại. Vậy mà lạ thật, không hiểu sao anh lại chẳng thấy ân hận một tí nào về việc làm của mình cả... Anh chỉ thấy tiếc là... chưa giúp được gì cho em...
    Rồi Văn Du bỏ đi về hướng của nơi có Văn Điệt đứng. Đám cảnh sát đi theo. Văn Du chựng lại trước mặt Điệt khá lâu, rồi mới lẳng lặng đi ra ngoài.
    Điệt vẫn còn yếu. Tinh Nhược phải đứng bên cạnh.
    Mỹ Dung đi sau Dụ Lúc đi ngang qua Điệt, Mỹ Dung trừng mắt nói:
    - Cậu Điệt. Cuối cùng, chính cậu là người phá vỡ hết tương lai của anh Dụ Nhưng cậu đừng đắc chí. Tôi không buông tha cậu đâu, tôi căm thù cậu.
    Rồi mới bỏ đi theo Du.
    Điệt bàng hoàng, phải tựa người vào cửa, chỉ có bác sĩ Lưu là người ra sau cùng, nắm tay Điệt động viên:
    - Thôi mọi chuyện đã kết thúc... chúng ta về thôi...
    
- o O o -

    Báo chí bao giờ cũng nhạy bén.
    Họ bắt đầu khai thác những chuyện diễn ra chung quanh bác sĩ Lê Văn Dụ Nhưng những bài báo đó chỉ đặt ra những nghi vấn, chớ không dám nói lên sự thật. Vì tất cả đều không có bằng chứng. Vả lại, Du sắp là con rể của tỷ phú Lâm, một tay giàu tiền lại có thế lực lớn trong xã hội. Nói nhiều họ cũng sợ mắc quai chứ?
    Vì vậy mặc dù rất háo tin, nhưng họ chỉ dừng lại ở chỗ "Phải chăng sự từ chức của bác sĩ Du có liên hệ đến cái chết của bác sĩ thực tập Trương Vĩnh Quang?... "
    Hoặc:
    "Bác sĩ Du tự ý thức được trách nhiệm của mình trong tai nạn xe ở đèo Đá, nên không muốn nhận chức giám đốc bệnh viện từ thiện... "
    Họ hoàn toàn không đề cập đến chuyện té lầu mất trí của bác sĩ Huỳnh Chấn Bình. Cũng không đề cập đến chuyện Điệt bị anh ruột chích cho liều Maxiton cực mạnh. Nếu lúc đó bác sĩ Lưu không đến kịp lúc thì có lẽ Điệt đã trở thành người thiên cổ.
    Đương nhiên trong chuyện mặc dù cũng là nạn nhân, nhưng Điệt đâu nỡ truy tố Dủ Dù gì cũng là anh em ruột thịt. Hành động nhất thời của Du có thể chỉ là một hành động thiếu bình tĩnh, hay nói đúng ra một thứ "cuồng" vì quá mê danh vọng.
    Du có tội, tội với lương tâm con người thì khá nặng nề, nhưng đứng trước pháp luật. Những chứng cớ không đầy đủ cũng khó buộc tội Dụ Ngoài ra, có lẽ vì nhờ sức mạnh của đồng tiền, nên mọi thứ gần như một viên sỏi nhỏ rơi tỏm xuống nước. Báo chí có đăng tin đấy, nhưng cũng không đủ để khuấy động dư luận... Nên chuyện của Du không làm xôn xao dư luận cho lắm.
    Nhưng dù gì thì Du cũng không còn hành nghề thầy thuốc và như vậy sẽ không còn có những cái gọi là "tai nạn" bất ngờ nữa. Điệt chỉ mong như vậy. Miễn Du không còn phương tiện để gây tội ác là được rồi. Du dù gì cũng là anh ruột của chàng, Điệt không muốn Du hoàn toàn thân bại danh liệt.
    Cái nông trại của nhà họ Lê ở ngoại ô ngày xưa đã vắng vẻ, bây giờ lại vắng hơn. Vắng đến lạnh người.
    Sau cái chuyện ở bệnh viện hôm ấy. Ông Địch Sanh ngồi nhà nhưng rõ cả. Và ông chỉ yên lặng chứ không lộ rõ một phản ứng gì, nhưng Văn Điệt thấy tóc cha như bạc hơn, trán nhăn hơn. Ông ngồi gần như hàng giờ trong phòng khách, không nói năng gì cả. Điệt không đoán được thái độ của cha như vậy là nghĩa gì? ông buồn vì Điệt đã vạch mặt nạ thằng con mà ông hằng kỳ vọng? Hay là ông thất vọng vì những tin tưởng bấy lâu nay về Du bị sụp đổ? Điệt không dám hỏi. Chàng chỉ sợ câu hỏi mình sẽ khoét sâu thêm vết thương trong lòng cha.
    Thế là Điệt lại giam mình trở lại trong phòng. Ngoài ra cũng còn một lý do khác. Sắp đến ngày thi cuối năm. Điệt phải ôn tập. Nhưng mà... Mỗi lần buông quyển sách ra, Điệt lại cứ nghe câu nói của Mỹ Dung vẳng bên tai: "Cậu Điệt! Tôi căm thù cậu. Cậu đã phá vỡ cả sự nghiệp của anh Du!" Chuyện đó khiến Điệt phải suy nghĩ. Ta đã hành động đúng hay sai? Điệt soát lại và thấy mình đúng, nhưng vẫn áy náy về sự thất bại của anh ruột mình.
    Cái không khí yên lặng gần như ngạt thở ở nhà họ Lê làm cả cô bé hồn nhiên như Tinh Nhược cũng ngại không dám léo hánh đến. Sau cái bữa họp báo của Du, Nhược như lớn hẳn. Hàng động không bốc đồng như xưa nữa.
    Và cả đêm hôm qua, Văn Điệt gần như không chợp mắt. Chuyện ngăn chặn, không để Văn Du tiếp tục gây tội ác đã gần như xong. Nhưng còn chuyện khác. Rồi tương lai sau này của anh Du sẽ thế nào? Du có ý thức được sai lầm của mình mà xóa bỏ thù hận với chàng và quay lại con đường xây dựng sự nghiệp bằng đôi tay chân chính không? Văn Điệt cũng thắc mắc. Trong cái chuyện phá vỡ tội ác của Du vừa quạ Điệt đã hành động vì lương tâm hay có phần nào ganh tị với sự thành công của anh mình?
    Những ý nghĩ đó làm Điệt bứt rứt. Điệt lại nghĩ đến chạ Người cha già nua của chàng bây giờ thật tội, tuổi già rồi hết thất bại này đến thất bại khác. Nhưng cái thất bại vật chất lại không dễ sợ bằng thất bại tinh thần. Rồi Điệt lại nghĩ đến đấng vô hình. Điệt đã từng tò mò đọc thánh kinh. Điệt đã đọc hết cả quyển nhưng chẳng tin tưởng. Điệt nghĩ nếu thượng đế có thật! Thượng đế chủ quản con người thì phải xây dựng một cuộc sống càng ngày càng tốt đẹp hơn, chứ sao xã hội lại đầy rẫy lọc lừa, ganh tị giết hại lẫn nhau? Để cuộc đời không hết cảnh khổ?
    Và Điệt cứ thế trằn trọc không ngủ được, thức đến sáng trắng.
    Khi những tia nắng đầu tiên lọt qua khung cửa sổ. Điệt ngồi dậy với một cơ thể rã rời. Một ngày mới bắt đầu. Phải đón một ngày mới với một tinh thần phấn chấn. Thế là Điệt nhảy vào vào toilet tắm gội. Rồi bước ra vườn hít thở không khí mới.
    Vườn nhà vẫn còn đầy sương mù. Và bất ngờ, Điệt đã nhìn thấy chạ Ông Địch Sanh đang đi dạo trong vườn, ông có vẻ già nhưng cũng thật bình thản.
    Điệt bước tới, cố dằn cảm xúc gọi:
    - Thưa cha!
    ông Địch Sanh quay lại, khác hôm qua, hôm nay ông tươi tắn hơn:
    - Ồ, con cũng đi dạo đấy à?
    Câu hỏi của ông là cả sự khuyến khích. Điệt bước nhanh tới gần cha.
    - Hôm nay cha khỏe chứ?
    - Ờ, rất khỏe. Cảm ơn con!
    ông Địch Sanh nói, Văn Điệt yên lặng đi bên cạnh, một lúc mới nói:
    - Cha à, con có điều này... không biết có nên hỏi cha không?
    - Con cứ nói đi, con trai của ta!
    Lời của ông Địch Sanh rất ngọt, khiến Điệt can đảm hơn. Hai mươi mấy năm quạ Đây là lần đầu tiên Điệt được gọi bằng danh từ êm ả như vậy. Điệt suy nghĩ, rồi nói:
    - Về cái chuyện của anh Du đấy. Con không biết là mình có làm sai không, nếu có xin cha hãy chỉ giúp cho con biết.
    ông Địch Sanh quay sang con trai, chậm rãi:
    - Sao con lại hỏi cha chuyện đó? Con đã lớn rồi, mà đã là người lớn thì một khi đã quyết định làm việc gì thì không có quyền hối hận... Trong cái chuyện vừa qua của con... cha thấy... con chẳng sai... Nếu có, cha là người đầu tiên ngăn chặn con rồi.
    Văn Điệt xúc động, lời của cha là một sự động viên, một sức mạnh khiến bao nhiêu mặc cảm, mâu thuẫn giằng co mấy ngày qua trong lòng Điệt tan biến. Điệt hỏi tiếp:
    - Thưa cha, nhưng mà... cái chuyện con đã chống lại anh Dụ Có phải xuất phát từ sự ganh tị không?
    ông Địch Sanh lắc đầu:
    - Sao con lại nói như vậy? Văn Du ganh tị với con thì có. Bởi vì con biết không, Du nó chỉ có cái bề ngoài cứng rắn, chứ chẳng có cá tính riêng, nó làm cái gì cũng lệ thuộc người khác. Trong khi con lại giống như một cây cỏ hoang. Con đã trưởng thành từ sức mình, không lệ thuộc cả chạ Văn Điệt! Trong khoảng thời gian qua cha vì quá tin tưởng Văn Du, nên cha thiên vị, điều đó có làm cho con buồn không?
    - Không đâu cha! - Điệt nói - Con biết là cha lúc nào cũng thương con.
    - Con làm cha thổ thẹn. Nhưng nếu có thì con cũng nên tha thứ cho lão già lẩm cẩm này chứ.
    - Từ nào đến giờ con không hề dám trách chạ - Điệt nói mà cay cay ở mắt - Và bây giờ chỉ còn có cha và con. Con... con yêu cha không hết.
    - Vậy là tốt lắm!
    ông Địch Sanh nói mà mắt cũng ướt hẳn:
    - Những đứa con ngoan như con, sẽ không bao giờ trời phụ.
    Điệt cắn nhẹ môi, không cầm được nước mắt. Con trai mà khóc thì đáng cười. Nhất là khi đã lớn. Nhưng biết làm sao? Lâu lắm rồi. Điệt nào có được cha biểu lộ tình cảm như vậy? Chàng đã tưởng là vĩnh viễn không có. Vậy mà... không ngờ nó lại nồng thắm hơn nữa.
    Và hai cha con cứ thế yên lặng đi bên nhau. Nắng đã lên, sương mù tan dần. Ông Địch Sanh nói:
    - Hai cha con mình đi lên núi đi con.
    - Lên núi?
    - Vâng - Ông Địch Sanh nói - Cha muốn con cùng cha lên đấy viếng mộ của mẹ con.
    Văn Điệt xúc động hơn. Bao năm qua, chàng như sống giữa tảng băng, bây giờ nắng lên, băng giá tan cả. Nắng ấm làm rung động từng sợi thần kinh mỏng manh trong trái tim chàng. Điệt biết cha chỉ lên viếng mộ mẹ mỗi khi có chuyện buồn. Và mỗi lần lên đấy là ông trầm ngâm cả tiếng đồng hồ, ông như muốn tâm sự với người bạn đời khuất sớm về những tư duy khép kín.
    Mấy lần trước cha chỉ đi với Văn Dụ Đây là lần đầu tiên Điệt được cha gọi cùng đi. Và như vậy có nghĩa là Điệt đã khôi phục được niềm tin yêu của chạ Chính cái ý nghĩ này làm Điệt sung sướng khủng khiếp.
    Điệt nói:
    - Cha đứng đây nhé, con vào trong lấy thêm chiếc áo khoác ngoài cho cha, kẻo lạnh.
    ông Địch Sanh dặn thêm:
    - Nhớ lấy thêm cây gậy cho cha.
    Điệt đi nhanh vào nhà và ba phút sau chàng đã bước ra, Điệt choàng áo lên vai cha, rồi mới đưa gậy. Hai cha con chậm rãi bước về hướng núi.
    Con đường đi qua nông trại sau nhà. Mảnh đất trọc vẫn còn đỏ ối. Ông Địch Sanh nhìn đất rồi thở dài:
    - Con xem đấy, đến một cọng cỏ nó cũng không thèm mọc. Cha đã bỏ ra bao nhiêu công sức, tiền của để rồi coi như hoài công. Cuộc đời cha hình như chỉ gặp thất bại.
    ông nói đến đó chợt dừng lại. Điệt chợt liên tưởng đến Văn Dụ Vâng, có nhiều thứ không qua được thiên mệnh, nhưng Điệt không góp ý. Điệt sợ nói ra chỉ khiến cha buồn thêm.
    Qua khỏi nông trại, con đường bắt đầu lên dốc. Mộ của mẹ Điệt nằm ở lưng chừng núi. Nơi thoáng nhất.
    Đó chỉ là một ngôi mộ đá bình thường, một chiếc mộ bia với tên họ ngày sinh, ngày chết của người mất. Mọi thứ rất giản dị phía trước là một bình hoa, rồi một bờ rào.
    Hai cha con đứng mặc niệm khá lâu trước mộ mẹ. Rồi Điệt nghe cha thở dài, nói:
    - Nếu mẹ con còn sống đến ngày nay, chắc Văn Du không đến đỗi nào.
    Văn Điệt không rõ ý cha định nói gì nhưng cũng gật đầu. Dù gì được đứng cạnh cha trước mộ mẹ, Điệt cũng thấy ấm áp. Rồi chợt nhiên, những ký ức mong manh ngày cũ như hiện ra. Hạnh phúc biết bao cảnh sống gia đình đầy đủ. Điệt còn nhớ, mẹ còn sống, mẹ là tín đồ thiên Chúa giáo, nên thỉnh thoảng Điệt đã được mẹ hát ru bằng những bài thánh cạ Bây giờ Điệt đã lớn, mẹ lại không còn. Điệt không là tín đồ Thiên Chúa. Nhưng mỗi lần nghe bài hát hay, nghĩ đến mẹ và lại thấy tình cảm êm đềm.
    Điệt rơm rớm nước mắt. Ngay lúc đó, có tiếng cô gái gọi:
    - Anh Văn Điệt ơi, Văn Điệt!
    Điệt quay lại, thì ra là Tinh Nhược. Cô nàng trong chiếc áo ngủ dài, tóc buông xõa, chân dép, đang chạy hướng về phía chàng.
    - Ban nãy vừa thức dậy nhìn ra cửa sổ thấy anh và bác lên núi nên vội rửa mặt và chạy ra đây.
    Rồi Nhược quay sang ông Địch Sanh cười thật tươi:
    - Bác Sanh, trước đây bác không thương anh Điệt, cháu thấy bất bình lắm và cháu không muốn chuyện đó tiếp tục xảy ra nữa.
    Văn Điệt giật mình, ngăn lại:
    - Tinh Nhược, em nói gì vậy?
    - Anh để cho em nói chứ? - Và Tinh Nhược tiếp tục nói với ông Sanh - Cháu thấy thì chuyện anh Du đã gây nhân, thì phải gặt quả. Ở đây anh Điệt không có lỗi gì. Anh ấy là người tốt, hành động cho lẽ phải. Anh ấy vạch trần tội của anh Du là đúng. Bác không nên tiếp tục cư xử xấu với anh Điệt nữa, nếu không cháu nghĩ là... rồi bác sẽ mất thêm một thằng con.
    - Tinh Nhược, sao em lại nói vậy? Cha anh nào có...
    - Anh đừng cản, em biết mà. Nếu cái hôm đó Văn Du mà giết được anh thì anh cũng không oán. Con người của anh như vậy. Chẳng căm thù... nhưng mà anh thấy đấy, đời nào có đơn giản... người ta vẫn tàn nhẫn với anh.
    Văn Điệt bước tới cạnh Tinh Nhược:
    - Tinh Nhược, nhưng em lầm rồi, cha rất tốt với anh, chuyện đó cha có trách gì anh đâu?
    Nhưng Tinh Nhược chẳng nghe Điệt, cô nàng tiếp tục nói:
    - Bác Sanh, trong chuyện này bác cùng có phần nào trách nhiệm. Bác cưng chiều lo lắng cho Văn Du quá nên anh ấy mới có thái độ như vậy. Còn với anh Điệt, thì bác ghét bỏ. Bác quá bất công, làm như anh ấy không phải là con ruột không bằng. Chính vì vậy mà việc sai trái của Văn Du, cũng phần nào có trách nhiệm của bác. Bây giờ, mọi thứ đã xảy ra như vậy. Bác cũng nên suy nghĩ, đừng có trút hết trách nhiệm cho anh Điệt, rồi rầy la anh ấy. Bởi vì nếu anh Du hôm qua không bị lột mặt nạ thì ngày khác cũng bị người khác vạch mặt. Bác thử nghĩ xem anh Du có còn nhân tính không, khi mà quyết tâm sử dụng Maxiton liều cao để giết anh Điệt chứ?
    - Tinh Nhược! Em đừng có nói nữa, hoàn toàn hiểu lầm!
    Điệt lớn tiếng. Bấy giờ Nhược mới chịu ngừng. Nhìn cái thái độ khó chịu của Điệt, rồi cái bình thản của ông Sanh. Nhược ngạc nhiên. Sao vậy? Ta đã lầm lẫn ư? Ban nãy ta nói cho hả hơi, chứ không để ý gì cả... bây giờ...
    - Nhược này... anh rất cảm ơn em, nhưng cha anh đã rõ hết mọi sự thật, người không hề trách mắng gì anh chuyện đó cả.
    Tinh Nhược tròn mắt, quay sang ông Sanh:
    - Thật vậy hở bác?
    ông Địch Sanh chỉ cười, nụ cười khoan dung, trìu mến. Nhược thắc mắc:
    - Thế thì... hai người tại sao lại đến đây?
    Điệt đặt tay lên vai Nhược.
    - Lâu quá, cha không có đi viếng mộ mẹ, nên muốn anh cùng đi, vậy thôi, chứ đâu phải là cha bắt anh lên đây để thề thốt hay phải hứa hẹn gì?
    - Cha anh không còn ghét bỏ anh?
    - Làm gì có chuyện đó - Điệt nói - Cha vẫn yêu anh. Có điều bây giờ thì yêu nhiều hơn.
    - Vậy à? - Tinh Nhược bẽn lẽn quay sang ông Sanh - Con không biết nên... con xin lỗi bác...
    ông Địch Sanh cười:
    - Chẳng có gì đâu. Nhưng mà ở giữa trời gió lộng thế này mà con chỉ mặc chiếc áo mỏng như vậy, coi chừng cảm lạnh đấy.
    - Dạ, con về thay áo ngay.
    Nhược đáp và ông Địch Sanh quay sang Điệt:
    - Thôi con đưa Nhược về nhà đi. Cha muốn đứng đây với mẹ con một chút, rồi sẽ về sau.
    - Nhưng mà...
    Điệt ngập ngừng, ông Sanh khoát tay.
    - Không sao đâu. Một lúc cha sẽ về một mình. Cha cũng thường ra đây thế này mà. Đi đi...
    Điệt nhìn cha, chàng hiểu ý cha, nên không dám cãi. Điệt đưa Nhược xuống đồi.
    Nắng đã lên khá cao. Nhưng đường vẫn còn ẩm vì sương.
    Tinh Nhược nhìn Điệt nói:
    - Tối hôm qua cha em từ thành phố quay về nói nhờ chị Lâm Mỹ Dung giàu có nên chuyện của anh Văn Du đã được giảm nhẹ. Chị ấy chỉ cần tung tiền ra mướn một trăm luật sư cãi cho anh Văn Du là mọi chuyện xong hết.
    Điệt gật đầu:
    - Vâng, bên cạnh đó cũng phải thấy là chứng cớ cũng không rõ ràng. Và anh cũng mong anh Du chỉ bị luật pháp khiển trách, hù dọa thôi. Chớ anh cũng không muốn anh ấy bị tù tội. Sự kết án của tòa án lương tâm là quá đủ.
    Tinh Nhược lo lắng:
    - Nhưng anh không sợ họ được tự do rồi sẽ tìm cách báo thù anh ư?
    - Sao em lại quan trọng hóa chuyện đó như vậy? Nếu sợ, anh đâu đã lột mặt nạ anh Du làm gì - Điệt nói - Anh làm việc vì lẽ phải. Anh chỉ muốn anh Du dẹp bỏ cái tham vọng lớn đó đi. Dẹp bỏ cái ý tưởng đạt mục đích bằng mọi phương tiện. Anh chỉ muốn anh ấy thành công bằng thực tài của mình.
    Tinh Nhược lắc đầu:
    - Nhưng mà sau vụ này... người ta đã tước cái quyền làm bác sĩ của anh ấy rồi.
    Điệt quay qua:
    - Nhưng để thì cũng chẳng có ích lợi? Anh Du không thích hợp với nghề thầy thuốc nữa.
    Tinh Nhược ngơ ngác:
    - Vậy thì anh ấy phải làm gì? Khi mà cái học ngày xưa của anh Du là nghề y?
    - Anh nghĩ là với sự tính toán giỏi, với tài suy luận của anh ấy thì rồi có làm gì, anh Du cũng sẽ thành công.
    - Ngoài cái nghề thầy thuốc?
    - Vâng... Chẳng hạn như nghề buôn chẳng hạn.
    - Anh khi nào cũng thích pha trò - Nhược bất bình nói, khi nghĩ đến công việc hiện tại của cha mình - Em thấy thì con người anh có vẻ khinh thế ngạo vật làm sao. Anh cần phải có đức tin.
    - Đức tin?
    - Vâng... chủ nhật tới anh cùng đến nhà thờ với em nhé?
    - Đến nhà thờ? Chi vậy? Anh không tin Chúa.
    - Thì đi một lần thử xem.
    - Anh thấy con đường đến địa ngục coi bộ dễ hơn là đến thiên đàng... Mà có thiên đàng không nhỉ.
    - Muốn biết có hay không, hôm ấy anh cùng đi với em đến nhà thờ thì biết ngay - Tinh Nhược lại dụ khị.
    - Ờ thì đi thử - Điệt nói - Chứ để một thắc mắc không giải đáp được, ấm ức trong lòng cũng không nên.
    Và chẳng hiểu sao, Tinh Nhược chợt quay qua, ôm lấy Điệt, hôn mạnh lên má chàng một cái, rồi tiếp:
    - Anh Điệt. Cảm ơn anh. Anh đã giúp em tìm thấy giải đáp rồi.
    - Giải đáp? Của chuyện gì?
    - Chuyện cành nho trong thánh kinh đó!
    Ngay lúc đó... có tiếng xe gắn máy chạy ngoài đường, tiếng xe vespa của Nghị Nhược buột miệng nói:
    - Tội nghiệp!
    Điệt thắc mắc:
    - Em nói ai tội nghiệp?
    - Anh Nghi đấy!
    - Sao vậy?
    - Thì chuyện của anh ấy với chị Tường Vy - Nhược quay qua - Anh biết chị Tường Vy không?
    - Phải cô ký giả có cặp chân dài, thường đi với Nghi đấy phải không?
    - Vâng đúng rồi... chị ấy yêu anh Nghi, mà anh Nghi cũng yêu chị ấy. Vậy mà bây giờ chị Vy sắp lấy chồng.
    - Lấy Nghi?
    - Nếu vậy thì có gì đáng nói... đàng này không phải.
    - Vậy thì với ai? Tại sao yêu nhau mà không lấy nhau.
    - Chị Vy sắp lấy Vương Đại Vỹ, một sinh viên du học ở Mỹ. Em cũng thích chị Vy, em thấy anh Nghi và chị Vy mới xứng đôi với nhau.
    - Vậy sao không thuyết phục họ?
    - Chỉ tại anh Nghi cả thôi. Con người gì mà kỳ cục. Lúc nào cùng quan niệm hôn nhân là gông cùm, là tù ngục. Anh Nghi quá yêu cái tự do cá nhân của mình, nên phải hy sinh tình yêu.
    Điệt tò mò:
    - Thế ban nãy ông ấy lấy xe đi đâu vậy?
    Tinh Nhược nhún vai:
    - Tối qua nghe ông ấy nói là sáng nay sẽ đi giúp chị Tường Vy sắm sửa đồ cưới. Trên đời này, chưa thấy ai lạ như vậy. Thà hy sinh hạnh phúc, chứ không để mất tự dọ Năm nay ông ấy cũng đã ba mươi. Em không hiểu ông ấy định sống độc thân đến bao giờ?
    Điệt cười:
    - Anh Nghi của Nhược là dân chơi cơ mà...
    Nhưng Nhược nói:
    - Thế anh không thấy lúc gần đây anh Nghi gầy đi thấy rõ ư?
    - Em có vẻ thương anh ruột nhiều đấy. Vậy thì sao không nói giúp dùm, năn nỉ chị Tường Vy chẳng hạn.
    - Nói gì được? - Nhược trợn mắt, rồi học theo điệu bộ của Nghi - "Cái gì, mầy muốn tao cưới vợ ư? Tao còn trẻ quá? Mày định hại đời tao chắc?"
    Điệt cười nói:
    - Có nhiều người họ chỉ nói cứng khi chưa đụng chuyện. Còn khi sự việc xảy ra trên bản thân họ, thì họ hối hận. Nhưng lỡ mạnh miệng rồi, há miệng mắc quai sao?
    - Anh nói vậy là thế nào?
    - Anh Nghi của em bây giờ có nỗi khổ tâm của anh ấy. Có lẽ em cần giúp đỡ anh ấy thôi.
    
- o O o -

    Mười lăm ngày sau buổi họp báo của Văn Dụ Chỉ còn hai tuần nữa là tết. Trời giá lạnh. Nhà nhà bắt đầu đốt lò sưởi. Trường học cũng chuẩn bị cho học sinh nghỉ tết.
    Vụ án của Văn Du, được đưa ra tòa sơ thẩm.
    Khác với những vụ án trước, lần này chỉ có một bản tin nhỏ trên báo. Nhỏ đến độ nếu không để ý sẽ không nhìn thấy... Có lẽ vì giữa Du và các ký giả săn tin đã có một sự quan hệ đặc biệt, nên Du được che chở ư? Xã hội bây giờ như vậy đó. Người có vây có cánh. Có ô dù hoặc cảm tình có thế nào cũng được dư luận chở chẹ Mọi cái cùng lắm là chuyện đưa cao đánh khẽ... để rồi một thời gian khi mọi thứ đã nhạt nhòa. Không ai nhắc đến thì rồi cũng quên lãng.
    Hôm tòa xử. Điệt và cha đều không ra hầu. Mà nghĩ cũng lạ. Họ là những nhân chứng chánh. Vậy mà tòa cũng quên tống đạt cả lệnh gọi hầu. Nhưng như vậy cũng tốt. Điệt nghĩ, như vậy sẽ tránh được cảnh khó khăn, tẽn tò khi gặp lại Mỹ Dung và những đồng nghiệp của Du.
    Vụ án đã qua, chẳng ai khiếu tố. Mọi người cố quên lãng, không nhắc đến nữa. Để thời gian trôi qua... sóng gió tan dần. Mặt hồ trở lại cái phẳng lặng cố hữu đầu thu.
    Điệt cũng chỉ mong như vậy. Sự bình anh sẽ giúp nhiều cho cha chàng - Ông Địch Sanh trong những ngày còn lại của cuộc đời.
    Tất cả đã được sang trang.

Xem Tiếp Chương 10Xem Tiếp Chương 10 (Kết Thúc)

Dưới Ánh Trăng Cô Đơn
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Xem Tập 8
  » Đang Xem Tập 9
  » Xem Tiếp Tập 10
 
Những Truyện Quỳnh Dao Khác
» Đừng Quên Đêm Nay
» Song Ngoại
» Hậu Hoàn Châu Cát Cát
» Vội Vã
» Tình Buồn
» Cánh Nhạn Cô Đơn
» Mùa Thu Quen Nhau
» Nắng Thôn Đoài
» Ái Quả Tình Hoa
» Mùa Thu Lá Bay
» Chim Mỏi Cánh
» Bản Tình Ca Muôn Thuở
» Cánh Hoa Chùm Gửi
» Hoàn Châu Cát Cát
» Trôi Theo Dòng Đời
» Người Về
» Mây Trắng Vẫn Bay
» Lá Rụng Chiều Thu
» Biết Tỏ Cùng Ai ?