Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài Học Trò » Bãi Gió Cồn Trăng Tác Giả: Hồ Trường An    
    Ông Huyện Khải, trong thời gian chờ đợi ngày đám cưới, thường từ Tiểu Cần lên thăm cô Hai Túy Ngọc và ông Bác vật Cảnh. Cùng đi với ông có Đốc học Hạnh, vốn là anh em chú bác của người vợ trước ông, cũng là cháu kêu ông Bang biện Hưỡn bằng chú. Thiệt ra, ông Cai tổng Chất, tía cô Ba Kim Chưởng (vợ trước ông Huyện Khải) và ông Chánh bái Chơn, tía ông Đốc học Hạnh, đều là anh một cha khác mẹ với ông Bang biện Hưỡn. Ông nội của họ là phường mãi quốc cầu vinh, tía và chú họ đều là cường hào ác bá, anh em con nhà chú nhà bác họ nếu không là thứ đâm heo thuốc chó thì cũng là phường giá áo túi cơm.
    Tuy nhiên cây đắng vẫn trổ trái ngọt. Ông Đốc học Hạnh từ nhỏ vốn bịnh hoạn èo uột nên bà mẹ ông liền ký bán ông cho gia đình người chị con nhà cô của bà. Nhờ sống trong gia đình hiền đức lẫn đạo hạnh của di họ mà ông nhiễm được hai đức tánh cao quý đó. Ông càng lớn càng bất mãn cách ăn ở khắc bạc của thân tọc mình đối với kẻ nghèo hèn cô thế nên ông ít đi lại với họ. Nội trong vòng bà con, ông chỉ thấy cô Ba Kim Chưởng là hiền lành thùy mị nên ông có bụng thường yêu nể vì. Sau đó cô Ba sánh duyên với ông Huyện Khải, ông cũng thường giao thiệp với người em rể họ của mình. Nhận thấy ông Huyện thanh liêm, khiêm tốn, cách ăn nói mềm mỏng nên ông mến thương ông Huyện còn hơn em ruột. Từ khi cô Ba Kim Chưởng qua đời, ông Huyện Khải và ông Đốc học Hạnh vẫn giữ tình em rể anh vợ như cũ.
    Ông Đốc học Hạnh hóa vợ hồi hai mươi lăm tuổi. Năm nay ông đã bốn mươi. Cậu con trai độc nhất của ông năm nay mười tám tuổi, đã đậu bằng tú tài bán phần và hiện học tại trường Chasseloup Laubat ở Sài gòn để chuẩn bị thi tú tài toàn phần.
    Mỗi khi ông Huyện Khải đi thăm gia đình hôn thê của ông đều có ông Đốc học Hạnh tháp tùng theo.
    Cô Út Ngọc An từ khi hết bịnh đàng dưới cũng thường lui tới nhà ông Năm Tảo. Ai dè cô lọt vào mắt xanh ông Đốc học Hạnh. Năm nay cô đã ba mươi hai tuổi, coi như lỡ thời. Còn ông thì tuổi đã bốn mươi mốt. Song ông còn tươi, còn trẻ nhờ năng vận động. Cô thì về sau nầy nhờ bầu tâm cảnh sáng làu làu nên mặt mày cô rạng rỡ, vóc vạc uyển chuyển. Thiệt tình, thuở chưa bị nạn, cô không xấu gái. Hiềm vì lòng cô không an ổn, tánh cô đầy sân hận nên mặt cô dữ dằn u ám. Giờ thì cô sống thảnh thơi tự tại nên mặt cô trở nên hiền hậu dịu dàng, thần sắc cô sáng như gương nga đêm rằm.
    Khi nghe ông Đốc học Hạnh muốn cưới cô Út Ngọc An thì cả nhà ông Năm Tảo mừng rỡ lắm. Bà Chín Thẹo cũng mừng, nhưng lại lo vì bà nghĩ rằng con gái mình lòng dạ thưa thớt, sợ cô không rành lễ nghi phong cách để làm vợ một bực tân học.
    Bà Năm Tảo trấn an:
    - Con Út thông minh lắm. Khi nó về với ông Đốc học rồi thì nó sẽ thích ứng với ổng, chị Chín chớ lo! Vả lại chắc chắn ổng sẽ chỉ vẽ cho nó cách ăn ở của dân tỉnh thành tân tiến.
    Cô Hai Túy Ngọc cười chúm chím:
    - Bác Chín chưa biết đâu! Chị Út con giờ đây yểu điệu mỹ miều chớ đâu phải như chầu xưa. Ông Đốc học cưới chỉ về, cưng chỉ không hết chớ lý đâu xét nét để chê đè chỉ xuống!
    Ông bà Bang biện Hưỡn được tin đó, tỏ ra bất mãn lắm. Bà vỏ vảnh cái miệng nói với chồng:
    - Thằng cháu ông có thể cưới hạng đờn bà có tiền của, có ăn học. Ai dè y ta lại mê say đứa con gái hạ tiện, lỡ thời đó. Gia tộc ông có lẽ hết thời hay sao rồi nên mới có người rước thứ cùng đinh mạt hạng đó về!
    Ông Huyện Khải và ông Đốc Hạnh cứ mỗi tháng hai lần, lui tới xóm Chuồng Gà thăm vị hôn thê. Vì ông Chánh bái Chơn đã qua đời, mà ông Đốc Hạnh trên không có anh chị đứng làm chủ hôn nên ông phải nhờ dì dượng họ của mình. Dù sao hai ông bà nầy cũng đã nuôi dưỡng ông lúc ông còn thơ dại. Ông cũng cậy vợ chồng người bác của ông Huyện Khải đứng làm mai nhơn. Lễ hỏi được tổ chức trong vòng thân mật.. Ông Đốc Hạnh có mời ông bà Bang biện Hưỡn, ông bà Bác sĩ lê Thạnh Mậu và cậu Hai Kinh lý Luyện, nhưng họ kẻ kiếm cớ nầy, người kiếm cớ nọ, không đi.
    Đàng trai đi sính lễ gồm một đôi bông hột xoàn năm ly, một cặp vòng chạm phụng giao đầu, một cây kiềng vàng chạm nặng cỡ một lượng, một chiếc cà rá hột xoàn, một sợi dây chuyền nạm tám hột xoàn, mỗi hột cỡ ba ly, một cặp cà rá vàng chạm cửu khúc liên hườn. Nữ trang có kiểu xưa, có kiểu kim thời.
    Bà Chín Thẹo hôm đám hỏi mời đủ mặt họ hàng bên bà lẫn bên ông trong lãnh thổ tỉnh nhà. Xong xuôi, bà may sẵn cho cô dâu tương lai nột cái áo dài gầm đại hồng hoa bạc hình mặt nguyệt, mốt áo dài nhiễu màu đọt chuối, một áo dài lụa mỏng trắng. Ba chiếc áo đó để hôm đám cưới, cô dâu sẽ mặc áo cặp ba.
    Bà Bang biện Hưỡn bảo cậu Hai Luyện:
    - Ông anh con nhà bác con không chịu kiếm phấn giồi mặt cho bà con họ hàng đâu! Nó kiếm máu hòe, bùn, cứt, để trây trét lên mặt cả dòng cả họ nhà mình đó đa con!
    Cũng vậy, từ hôm ông Huyên Khải đi coi mát cô Hai Túy Ngọc, bà Bang biện Hữn tỏ ra lợt lạt với ông. Riết rồi khi ông tới viếng Cầu Đào, bà Bang biện bẹo hình cho ông thấy rồi quày quả vào trong buồng để mặc ông chồng bán thân bất toại nằm trên ghế trường kỷ tiếp khách.
    Ông Huyện Khải than thở với ông Đốc Hạnh.
    - Thím Bang biện có vẻ ghét bỏ tụi mình lắm, anh Đốc à. Cho nên từ rày sắp tới, tui hết dám tới Cầu Đào.
    Ông Đốc Hạnh hít một tiếng bất bình:
    - Cầu cho bả ghét! Cái thứ bả càng lui tới thân mật với mình, càng làm mình bận rộn thêm!
    Cậu Hai Luyện cũng bắt chước tía má mình, tỏ vẻ lợt lạt với ông Huyện Khải và ông Đốc Hạnh. Không hiểu cậu vì lo việc hay vì lười biếng mà cứ ở miết Mỹ An. Nếu có rảnh thì cậu đi An Hương, đi Hòa Mỹ. Bà Bang biện Hưỡn bao phen nhắn nhe cậu về thăm nhà mà cậu chỉ hứa hẹn cầm chừng. Thì ra cậu vừa chài bẩy được hai cô thôn nữ. Cô thứ nhứt là Ba Hửng, con gái chú Thường Xuyên Hiếu, ỡ Hòa Mỹ. Cô thứ hai là Hai Thiều, con chú Hương nhứt Điêu ỡ An Hương. Khéo làm sao hai cô cùng có thai một lượt. Dì ruột cô Ba Hưởng là bà Tư Nghệ, một hôm đi Mỹ An tìm tới cậu Hai báo tin.
    - Cậu ôi,, cậu dụ con cháu tui cách nào không biết mà giờ đây nó mang bầu rồi!
    Cậu Hai Luyện trợn mắt:
    - Bà chớ nói xàm! Cháu của bà lấy ai mang bầu rồi bà đổ hô tui dụ dỗ! Cô cháu bà là hạng người nào mà tui phải tò tí với cổ? Bà liệu hồn đi khuất mắt tui cho sớm, nếu bà còn lảng vảng ở đây tui sẽ sai thầy Hương quản Mít còng đầu bà với cô cháu gái bà đem ra nhà việc đóng trăn cho mang nhục! Tui là quan Kinh lý, ai cho phép bà kêu tui bằng cậu?
    Bà Tư Nghệ đành nuốt hận ra về. Cô Ba Hưởng buồn tủi nhục nhã liền bỏ làng xóm đi lên chợ Vãng sanh con. Sau đó cô gặp chú Chệt Woòng Coóng bán tiệm chạp phô ở Cầu Lầu. Y ta chịu cưới cô và nhận con cô làm con. Nhưng đó là chuyện về sau.
    Riêng cô Hai Thiều, khi nghe đồn cậu Hai Luyện dùng oai quyền để chối phắt việc làm tác tệ của mình với cô Ba Hưởng thì đành chịu nhịn, không dám tìm tới cậu. Cô uống lọ xạ chồn hương để phá thai và bị băng huyết dầm dề. Khi ra khỏi nhà thương, tóc cô rụng nhiều. Cô đành tìm đến Sơn Thắng thí phát quy y. Nhưng đó cũng là chuyện về sau.
    Chuyện bây giờ là công việc cậu Hai Kinh lý Luyện đo đất để đào con rạch Mỹ An. Dài theo phần đất của ông Hương sư Chiêm cũng bị lọt vào trong vùng đất bị đào. Cậu Hai Khiết, trưởng nam ông Hương sư Chiêm một hôm bưng mâm trà, bánh và rượu đến nhà trọ cậu Hai Luyện, khúm núm thưa:
    - - Bẩm quan Kinh lý, đây là phẩm vật của tía tui kính lên quan để quan dùng lấy thảo. Tía tui là ông Hương sư Chiêm.
    Cậu Hai Luyện cười::
    - Tui có nghe ông Hương sư hiếu khách lắm nên cũng tính sẽ có ngày đến viếng ổng. Dè đâu ổng lại sai chú tới đây tặng phẩm vật để mở đầu cuộc giao hảo. Vậy khi về nhà, chú nhớ chuyển lời cám ơn của tui nghe!
    Cậu Hai Khiết dạ dạ. Còn cậu Hai Luyện giở tấm vải hồng điều đậy trên mâm quà tặng thì thấy hai chai rượu cỏ- nhác, một họp trái vải, một hộp bánh bích qui, hai hộp trà Thiết quan âm, một chục trái cam tàu và một phong bao giấy hồng. Cậu liền hỏi cậu Hai Khiết:
    - Cái gì vậy chú.
    Cậu Hai Khiết thưa:
    - Bẩm quan Kinh lý, tía tui nhờ quan đo đất lấn qua ranh cuộc đất chú Xã Miễn và cuộc đất thầy Hương hào Liệt để đào kinh. Có vậy phần đất của tía tui mới giữ nguyên vẹn. Nếu được vậy, tía con tui đội ơn quan Kinh lý vô cùng. Sau vụ nầy, tía tui sẽ đền ơn thêm cho quan lớn.
    Cậu Hai Luyện cười hề hề:
    - Được rồi, để tui tính. Chú cũng nên thưa với ổng, chiều mai tối sẽ đến nhà ổng bàn bạc thêm.
    Tối hôm đó, cậu Hai Luyện cứ loay hoay với tấm địa đồ. Cậu dùng biết chì đỏ vạch lấn qua phần đất của Xã Miễn và Hương hào Liệt để đào kinh và quyết định chiều mai sẽ đến nhà Hương sư Chiêm, kèo nài ông ta đưa thêm hai lượng nữa.
    Mãi tới đầu canh ba, công việc xong, cậu trở về buồng và lên giường. Cậu thở dài khoan khoái. Thấy chưa! Nhờ phá được trinh cô Ba Hưởng và cô Hai Thiều mà tiền bạc tự dưng tới cậu. Hèn chi tụi phú thương Huê Kiều rất chuộng phá trinh con gái để được ăn nên làm ra.
    Đến giữa canh ba, cậu Hai Luyện mới ngủ được. Trong chiêm bao, cậu thấy một người đờn ông da đen như da người Chà và, mặt đầy mụn, miệng rộng, răng lởm chởm. Y ta mặc bộ đồ xám nổi vảy như vảy cá sấu. Y ta bảo:
    - Kính chào quan Kinh lý. Tui là thần Hắc Giao đại vương nằm trong cuộc đất nầy. Đầu tui ló gần tới ranh giữa đất của Xã Miễn và của Hương sư Chiêm. Nếu quan lớn cho đào kinh y theo bản đồ đã vạch thì đầu tui không bị đứt, tui sẽ yên lòng tu niệm để chừng năm mươi năm sau, tui thoát kiếp con sấu vảy đen mà biến thành con xích long bay về Nam Hải. Nếu quan lớn ăn tiền hối lộ, đào kinh lấn qua phần đất Xã Miễn thì đầu tui bị đứt còn đâu mà kể! Xin quan Kinh lý giữ đức hiếu sanh, đứng để tui bị tán mạng bởi mấy lượng vàng do ông Hương sư Chiêm lo lót. Khi tui tu thành chánh quả rồi, sẽ có ngày tui tìm được cách trả ơn quan lớn.
    Vía cậu Hai Luyện hỏi:
    - Đào kinh là việc của tui, mắc mớ gì tới ông? Có phải ông ăn hối lộ đồ cúng của Xã Miễn rồi cản trở tui đó chăng?
    Người đàn ông bảo:
    - Đó là cuộc đất theo thế Hắc Giáo Vọng Hải, có nghĩa là con sấu đen ngóng ra biển. Tuy là đất, nhưng nó là cái thịt xương, cái thể chất của một vị thần như tui. Quan lớn khi đào kinh phá hỏng nó tức là giết một sanh mạng vậy.
    Tới đây cậu Hai Luyện giựt mình tỉnh đạy. Cậu bần thần suy nghĩ:
    - Mình mà giết thần sấu đen trong khi đào kinh tức là giết một kẻ không thù không oán với mình. Nhưng bất quá đó cũng chỉ là thứ quỉ thứ ma, chẳng phải tiên thánh gì đó. Mình đã lỡ nhận quà biếu và hai nén vàng của ông Hương sư Chiêm rồi, không lẽ trả lại. gày mai mình tới nhà ông hương sư Chiêm, kèo nái ổng đưa thêm sáu lượng nữa. Nếu ổng thuận thì mình cho đào qua phần đất Xã Miễn.
    Nghĩ vậy cậu an lòng ngủ tiếp.
    Sáng hôm sau, cậu Hai Luyện sai bạn chèo ghe trương buồm đưa mình về chợ tỉnh. Ông Bang biện Hưỡn tuy nói được nhưng giọng ú ớ, cổ họng như bị trám nghẹt, cho nên khi nói ông phải gồng cổ hét lớn, vậy mà tiếng nói cũng không vang lộng được bao nhiêu. Ông vẫn nằm trong lòng ghế bành có thành dựa kê chiếc gối, mặt ông mệt mỏi, mắt ông trõm lơ.
    Bà Bang biện Hưỡn vừa thấy mặt cậu trưởng nam, quở:
    - Con dựa vô chuyện nhà nước, đi hoang đàng chi địa suốt cả tháng nay, giờ mới mò về nhà. Tía con giờ thành phế nhân rồi, việc nhà con không chịu coi sóc thì bỏ cho ai đây? Nhà mình có tiền có ruộng, nếu con chăm chỉ mần ăn thì có thể sống dư dả ngỏa nguê suốt đời. Má chỉ muốn con từ chức để ở nhà hú hí với tía má và trông coi mọi việc trong ngoài. Con lớn rồi, cứ chạy theo mấy con lành thuộc phường hạ lưu hạ tiện thì còn non nước gì?
    Hôm đó cô Ba Cẩm Tú từ bến Xầu Lộ qua chi. Trời mưa sùi sụt. Khu vườn chung quanh ướt loi ngoi lóp ngóp. Hàng chuối bên hông nhà đâm ra nhiều chồi chuối con. Mấy bụi tre mạnh tông ở cuối vườn, mụt măng trỉ tua tủa. Cô Ba Cẩm Tú nhìn hàng câu đu đủ trồng trên vồng đất cao gần sát hàng rào tre, nói:
    - Mưa hoài mưa hủy, không khéo mấy cây đu đủ úng thủy thúi gốc cho mà coi.
    - Cậu Hai Luyện bảo mẹ:
    - Con về đây trước là thăm bệnh tình tía con, sau nữa là để nhờ thầy Mười Khói tìm thầy ếm trấn mấy vong hồn đất đai trước khi cho đào kinh. Má biết đó, hễ mình đào mương, đào ao, đào kinh là thế nào cũng phạm tới mạch thổ địa, mạch sấu, mạch kỳ đà nằm trong đất. Bởi vậy con phải nhờ thầy pháp ếm trấn trước cho chắc ăn.
    Bà Bang khen ngợi:
    - Con cẩn thận như vậy là tốt. Má đợ con về đây cũng là để bàn việc đó. Con nói ra má mới yên bụng. Để má lo việc nầy cho.
    Bà sai con Lý giết con gà mái dầu làm thịt để dọn cơm, sai con Lài pha trà, pha cà phê và dọn mâm bánh nếp nhưn thịt để ba mẹ con bà điểm tâm.
    Sau đó, cậu Hai Luyện xin phép mẹ ra chợ mua sắm. Đợi thằng con trai đi ra tới ngõ, bà Bang biện Hữn mới cằn nhằn cô Ba Cẩm Tú:
    - Tao nghe đồn lúc rày vợ chồng mầy tới thứ bãy nào cũng đắt nhau vô dinh quan Chánh tham biện để nhảy đầm.
    Cô Ba Cẩm Tú cười mơn:
    - Con đi với ảnh, chớ có đi mình ên đâu mà má lo! Nếu ảnh không rủ rê thì con đời nào dám vô mấy chỗ đó.
    Ba Bang biện nguýt:
    - Tao còn nghe mày ưa lui tới con mèo quan Chánh tham biện là con Ba Thuận và con mèo của quan Cò mi là con Năm Định nữa. Trời ôi, thấy mặt hai con chơi bời đó tao muốn thượng thổ hạ tả rồi chớ huống hố nói năng giao thiệp vời tụi nó! Nghe nói quan Chánh tham biện và quan Cò mi thân nhau, mượn vợ đổi vợ với nhau hà rầm. Chồng mầy mà bày đặt giao thiệp với hạng Phiên tặc Phiên tướng đó, có ngày nhiễm thói hư tật xấu của họ cho mà coi.
    Cô Ba Cẩm Tú cười hăng hắc:
    - Má thiệt! Chồng con có sạn trong đầu có sỏi trong óc, đời nào ảnh làm chuyện dại dột như vậy! Má cứ lo bao đồng nên má hao tâm tổn trí, ăn ngủ không ngon là vây đó.
    Bà ngó chăm bẳm con gái:
    - Thời buồi nây đờn bà thiệt khó hiểu! Không chịu lấy chồng cùng gióng họ, dám cặp xách với tụi ngoại bang dị chủng. Như quan Chánh tham biện kia râu rìa, mắt ốc bươu, miệng cá chẽm, mũi mỏ két, lưng lớn như tấm đi- quăng, tướng tá ô dề cục nịch, vậy mà có đứa nhà vô lấy cho được! Chắc là nó mê tiền tham dâm chớ gì?
    Cô Ba Cẩm Tú đỏ mặt ú ớ toan nói điều gì nhưng lại thôi. Bà Bang biện Hữn sai thằng Xiêm, thằng Đực đi đòi nợ. Thằng Xiêm ra Cầu Dài, đến nhà chị Tám Thiệt; còn thằng Đực thì quẹo qua dãy phố Khương Hữu Phụng để tới nhà thím Bảy Định. Bà nói vói:
    - Bây dặn cái quân trây nợ đó, tháng nầy mà tụi nó không trả lời trả vốn cho tao là tao cào nóc nhà, đạp nàm thờ tụi nó đó!
    Bà kêu Bửu lại dặn:
    - Mầy đến nhà thầy Mười Khói, nói với thẩy tối nay tới đây có việc cần. Đi xong rồi về liền để giã cho tao hai cối gạo, đừng có đi một chút lút một ngày mà chết với tao.
    Bỗng có người phát thơ đến ngoài cổng, gọi ơi ới. Cô Ba Cẩm Tú lật đật chạy ra. Người phát thơ chìa bức thơ ra:
    - Thưa cô Ba, đây là thơ từ Sài gòn về.
    Cô Ba Cẩm Tú nói "cám ơn" rồi bắt lỗi liền:
    - Chú Năm à, sao chú thưa thớt vậy? Giờ tui là vợ ông quan thầy thuốc rồi, chớ có còn son giá gì nữa đâu mà chú kêu tôi bằng cô Ba hoài vậy?
    Cô nguýt dài rồi ngoe ngoảy vào nhà, bảo mẹ:
    - Có thơ con Tư gửi về.
    Bà Bang biện Hưỡn bảo:
    - Con đọc cho má nghe đi. Không chừng nó đập bầu rồi viết thơ báo tin chớ gì!
    Cô Ba Cẩm Tú xé phong bì, moi thơ ra đọc:
    Sài gòn, ngày...
    Kính thưa tía má,
    Trước hết con xin vấn an tía có bớt bịnh hay không? Còn má có được xuôi chèo mát mái trong việc làm ăn sanh lợi hay không?
    Tới nay con cũng chưa đạp bầu. Không chừng con mắc chứng chửa trâu, nên con có đến nhà lũ bạn xin mỗi đứa một nhúm gạo về nấu cháo ăn cho mau đẻ. Hễ con đập bầu xong thì con sẽ nhờ chồng đánh gây thép về cho tía má mừng.
    Sở dĩ con biên thơ này cốt là báo cho tía má rõ: thằng chồng khốn nạn của con lóng rày ưa chà lết ở nhà tía má vợ trước của nó. Con cho người dò la biết rằng, em con nhà chú của mụ Tư Thục là con Hai Tố Trinh mấy tháng nay từ Cái Răng lên nhà hai bác nó là ông bà Huyện Tịnh ở trọ để học làm bánh và thêu đan. Nghe đâu con nọ đã có bằng thành chung, lại có bóng sắc. Đằng ông bà Huyện Tịnh muốn câu thằng chồng oan gia của con nên bắt con nọ nhởn nha quần hàng áo lụa, tô son trét phấn để chưng bươm bướm trước mặt thằng chồng trâu tria rắn rít của con.
    Giờ đây con mang bầu, vóc mình lệch lạc, sắc mặt chao vao, tướng đi ột ệt, chuyện vợ chồng chẳng những không nồng mặn như xưa mà thằng khốn khiếp đó còn sanh sự với con luôn. Thế nào mà bà Huyện Tịnh chẳng nói vô nói ra. Chưa hết đâu! Hễ má chồng con có dịp về Sài gòn là ở miết bên bà Huyện Tịnh, tình nghĩa đôi bên ra vẻ mặn nồng lắm. Bấy lâu nay, cái bà mẹ chồng ó đâm đó đời nào chịu xuống Vĩnh Long thăm tía má? Càng nghĩ chừng nào, con càng buồn tủi, càng run sợ chừng nấy. Biết đâu họ đang toa rập nhau hất con ra? Bấy lâu nay con muốn theo lẽ thường: đờn bà hễ sanh con đầu lòng thì phải về nhà cha mẹ ruột. Song con cứ nơm nớp lo sợ hễ con mà rời nhà rồi thì khó mà bồng con trở về lắm. Vậy má có kế chi giúp con với. Giờ đây con bồi rồi, không biết tính toán lo liệu ra sao!
    Cuối thơ con chúc tía má, anh Hai, chị Ba, anh Ba được an khương.
    Kính thư
    Tư Cẩm Lệ
    
    Cô Ba Cẩm Tú sượng trân khi nghe mẹ mình xóc xỉa bon Tây tà. Thiệt ra cô không ngoại tình tư ước với quan Chánh tham biện Jean Delarue. Cô hiện đang dan díu với tên Thierre Lemur, chủ đè bô rượu Tây, nước ngọt, la- de, nước đá trong tỉnh. Qua vài lần gặp gỡ và nhảy nhót với hắn nơi các buổi dạ hội trong dinh quan Chánh tham biện, cô bị tên Pháp kiều nầy dụ dỗ vào con đường quấy. Lúc đầu cô chê hắn là thứ ngoại bang dị chủng, tròng mắt xám như mắt đui, thân to lớn dềnh dàng thô kệch. Vậy má hắn tán tỉnh cô ngọt ngào du dương quá, cọ quẹt cô sành điệu quá nên cô động tình. Một phần cô buồn vì đường chửa nghén của cô kể như đứt tuyệt sau lần xảo thai kia, một phần chồng cô lợt lạt với cô về chuyện hương lửa, và một phần lớn do oan nghiệt đẩy đưa nên cô muốn tìm cách giải trí.
    Giữa lúc cô Ba Cẩm Tú lén lút cắm sừng lên đầu chồng; giữa lúc cô Ba Cẩm Lệ phập phồng lo sợ mình bị chồng bỏ; giữa lúc nhà ông Bang biện Hưỡn lung lay nền móng thì gia đình ông Năm Tảo sống hòa thuận, được lân lý thương mến, các đạo hữu tin cậy tới lui. Vì hốt thuốc coi mạch mát tay nên ông Năm Tảo có nhiều thân chủ, tiền của vô nườm nượp, quà cáp biếu xén đến ông dập dìu.
    Lật bật mà sắp tới rằm tháng bảy. Cô Hai Túy Ngọc bơi xuồng ra chợ mua đường, đậu, nếp, bột nếp, bột gạo ê hề đem về làm xôi bánh. Bà Năm Tảo mở gói đừng cát trắng, bảo cô trưởng nữ:
    - Mình gói bánh ếch, đúc bánh bò chẳng cần đường cát trắng làm chi. Bánh ếch ngon nhờ dẻo, bánh bò ngon nhờ xốp, con dùng đừng thẻ cũng đủ rồi. Nhưng má đã thủ sẵn đường om thơm hơn. Cái om đất đựng đường má treo trên giàn bếp.
    Cô Ba Túy Nguyệt nhắc nhở
    - Còn phải chuẩn bị làm gà làm vịt để làm mâm cỗ cúng cô hồn các đẳng nữa. Ông bà mình thường nói: Trời Phật ở xa, quỉ ma ở gần. Câu đó coi vậy chớ lẩm rẩm mà đúng y chang.
    Bà Năm Tảo liếc xéo cô thứ nữ:
    - Ngày rằm tháng bảy, Diêm Vương xá tội vong nhơn, tất nhiên mình cũng phải cúng cô hồn các đẳng. Nhưng mình là Phật tử thuần thành mà giết gà giết vịt để cúng sao phải! Cúng họ bằng cháo trắng đựng trong các bồ đài mo cau là được rồi!
    Bên bà Chín Thẹo thì làm bánh cúng rằm đơn giản hơn. Bà đặt chị Bảy Thia làm một chục bánh bò đường đỏ, một chục bánh bò bông nõn nà để cúng đường cho chùa Long Đức. Còn bà đợi trước rằm một ngày sẽ nấu một nồi chè đậu cùng một trả xôi nghệ để cúng đất đai viên trạch.
    Bởi rảnh rang, cố Út Ngọc An cùng hai cô Kim Liên và Kim Huệ, em bạn dì của cô, qua bên bà Năm Tảo làm giúp. Từ sàng nước thoáng gió cho tới căn bếp rực hồng ánh lửa, kẻ đãi đậu xanh cho sạch vỏ, người vút nếp cho hột nếp trong ngọc trắng ngà, người khác nạo dừa vắt lấy nước cốt, người khác nữa nhồi bột gạo cho mịn và nhồi nếp cho dẻo. Tiếng cưới nói vui vẻ, lạc quan...
    Giữa lúc các cô khác đía dốc, lòng cô Bà Túy Nguyệt mang trăm mối ngổn ngang. Lóng rày, Bác vật Cảnh không được vui, sắc mặt luôn luôn đăm chiêu, nụ cười gượng gạo. Hai cánh tay, mu bàn tay ông thường dán thuốc dán. Có thể là bịnh cùi đang phát tác, cho nên da thịt ông lở lói chăng? Mà đáng sợ thay, da mặt ông trở thành dầy và sần sùi như vỏ trái cam sành, lại còn đỏ ửng như vỏ trái chuối cau lửa. Mái tóc ông thưa thớt, đôi mày rậm và sắc như nét mực Long Tể cũng rụng bớt đi nhiều.
    Thật tình cô Ba Túy Nguyệt chẳng mấy tin tưởng lời báo mộng của dì Út Thoại Huê cô về cuộc chung thân mai sau của mình. Biết đâu hồn ma tiên đoán lầm lạc. Bịnh tình Bác vật Cảnh chẳng những không bớt mà còn có mòi phát tác mạnh. Những thang thuốc do ông Năm Tảo sắc, Bác vật Cảnh uống như uống nước lã. Còn vàng lá mà ông mài ra uống cũng không làm căn bịnh chai lì. Cái trớn lao tới của bịnh sao mà mau lẹ khủng khiếp. Không khéo trong tương lai không mấy xa, các ngón tay ngón chơn của ông rụng từng lóng chớ không chơi!
    Có đêm trăng tròn cô Bà mở cửa rào qua bên khuôn viên ông để coi ông có đọc hay tụng kinh không. Nhưng vừa tới bên hè, cô chợt nghe tiếng ông rên rỉ thống thiết. Ông nói một mình:
    - Trời ôi, tui sống không được mà chết cũng không được! Sao mà bịnh hành tui quá quắt, thiệt khó kham khó nhẫn!
    Trong giây phút đó, cô Ba Túy Nguyệt không dám đường đột gõ cửa vào thăm. Cô đứng chết lặng bên hè nhà, mà ướt đẫm nước mắt. Nơi tấm lòng trắc ẩn của cô, tình yêu đang mọc nảy mầm mà cô không hay. Cô không biết mình đã yêu Bác vật Cảnh mà chỉ nghĩ rằng mình tiếc cho một nhân vật lỗi lạc, có chí hướng mà bị vướng bịnh oan nghiệt.
    Hôm nay là ba mươi tháng bảy âm lịch. Mấy khóm bông tang đỏ, trang trắng, trang hường trổ thôi ê hề, từng chùm lún phún như pháo bông. Và dễ thường chưa, cây diệp tơ bên hông nhà cũng đơm bông đỏ rực. Rồi mắc mớ chi không biết, lũ chim rẻ quạt, chim chèo bẻo cùng bay về xẻo lá dừa nước kế nhà hót thôi véo von! Bông trổ thạnh như vầy, chuyên về huyên náo như vậy, có phải đây là điềm đất phước trổ bông, đất lành chim đậu đó chăng? Bỗng cô Ba thoáng bàng hoàng bởi ý nghĩ: Trước khi mưa tạnh thường trút mạnh. Bịn ổng trước khi rút lui, phải hành thân hoại thể ổng cho đã nư? Ừ, biết đâu đó! Không lẽ một người nhơn đức, biết tin theo Phật pháp như ổng lại đoản mạng hỏi căn bịnh gớm ghiếc ấy?
    Nghĩ tới đây, cô Ba Túy Nguyệt lau gào- mên múc canh, đơm cơm, đồ kho, đò xào váo bốn ngăn. Cô cũng không quên đặt ấm thuốc vào chiếc giỏ mây, rồi tay xách giỏ, tay xác gào- mên, cô xâm xâm đi về phía cổng rào. Cửa lúc nào cũng mở sẵn. Cô men theo con đường rải vỏ hến bên hè nhà Bác vật Cảnh. Coi kìa, con chim khách đậu trên cành cậy bông công chúa hót lăng líu một tràng dài. Vách trái của căn nhà chỉ cách cô chừng năm thước. Sát bên hè là đống cây vụn mà ông Nam Tảo chưa bê về nhà bửa hôm làm củi chụm. Bỗng, cô Túy Nguyệt rụng tời. Từ trong đống cây, một con rắn dài cỡ một sải tay bò ra, mình lớn cỡ cườm tay cô, vảy nó màu nâu chạy một vạch bạc lấp lánh và một vạch vàng rực rỡ như vàng diệp.
    Người và rắn nhìn nhau. Côi như bị thôi miên, đứng tê liệt như trời trồng. Còn rắn chong cặp mắt hung cữ dò xét. Nhưng sau đó, nó chui vào đống cây vụn kia. Một chặp sau sô Ba mới hoàn hồn. Cô bước vào mái hiên, gọi:
    - Thưa Bác vật, có em đem cơm qua đây
    Bác vật Cảnh giọng yếu ớt:
    - Tui đã dậy rồi, đang chờ cô đây.
    Cô Ba Túy Nguyệt đặt gào- mên và chiếc giỏ mây xuống bàn, dịu dàng hỏi:
    - Chẳng hay ông có được khỏe không?
    Bác vật Cảnh sắc mặt sật sừ, uể oải bảo:
    - Nhờ ông Năm cho uống thuốc an thần nên tui đỡ đau, nhưng thuốc đó làm tui bễ nghễ trong người, tay chơn bải hoải.
    Cô Ba Túy Nguyệt bày cơm canh ra mâm, rót thuốc ra tô như thường lệ. Nhìn vẻ mặt ủ ê của ông, cô chạnh lòng, bảo:
    - Để em nấu nước pha trà cho ông uống cho tỉnh người.
    Cô xách chiếc ấm nhôm ra hiên mú c nước mưa rồi đốt rề- sô nấu nước. Cô bỏ trà vô ấm, soạn khay chén và bảo:
    - Ở trong đống cây vụn bên hè có con rắn, ông chớ nên ra đó đi tiểu. Để em về nhà lấy rượu hùng hoàng phun vô đống cây cho con rắn bỏ đi.
    Bác vật Cảnh uể oải ăn cơm như ăn sỏi sạn. Hơn lúc nào hết, ông bi quan tuyệt vọng. Bịnh này khi thì hành đau nhức, khi thì hành ngứa ngáy. Lúc ngứa, ông lấy khăn lông quấn quanh gậy hơ lên lủa than cho nóng rồi áp vô chổ ngứa. Nhưng lúc đau, ông phải nhờ thuốc an thần. Thuốc nầy làm ông dịu được cơn đau đôi chút thì lại làm tinh thần ông mệt mỏi, nỗi bi quan vọt lên cao. Những lúc đó ông chỉ đọc thần chú Dược Sư Quán Đảnh chớ không thể tụng kinh tràng giang đại hải được.
    Cô Ba Túy Nguyệt ra về, bảo cha:
    - Có con rắn trong đống cây vụn bên nhà ông Bác vật Cảnh, xin cha cho con rượu hùng hoàng để con phun vô đống cây đuổi rằn đi.
    Ông Năm Tảo lật đật đi lấy hũ rượu. Cô Ba liền bưng hũ bương bả qua bên khôn viên nhà Bÿc vật Cảnh. Cô bước lại đống cây, hớp từng ngụm rượu phun đều khắp. Chưa yên tâm, cô còn phun rượu chung quanh nhà. Mùi rượu nồng ngát bay tới chỗ Bác vật Cảnh uống trà. Ông than:
    - Công ơn cô săn sóc tui như vậy, nếu tui không hết bịnh mà chết đi thì tui chỉ nguyện kiếp sau đầu thai trả ơn cô.
    Cô Ba Túy Nguyệt chỉ cười, nhưng cặp mắt cô sáng mọng nước mắt. Cô không thèm lau, chỉ cuối xuống thu dọn bàn ăn rồi te tái đi một mạch ra khỏi nhà, không cất tiếng giả từ ông như mọi khi.
    Khi cô Ba đi rồi. Bác vật Cảnh nhìn theo, nước mắt chảy ròng ròng. Lúc ươn yếu trong người, ông nhạy cảm hẳn lên, lòng mếm đi. Ông liền đánh răng súc miệng để sửa soạn nghi thức tụng kinh Dước Sư. Bên ngoài, trang sáng vằng vặc. Dưới sông, ghe thương hồ qua lại, tiếng đối đáp văng vẳng.
    Khi ông tụng kinh xong, trăng đã tuột khỏi đỉnh ngọ, tà tà ngả về tây. Ông liền tắt đèn đi ngủ. Song chén trà ông uống hồi chiều khá mạnh, khiến ông trằn trọc mãi. Không lẽ cứ nằm lăn trở trên giường, ông liền chỗi dậy thắp nén nhang ngọc quế trên bàn Phật và thắp ngọn đèn huê kỳ để đọc lại quyển kinh Viên Giác. Vào thời khắc nầy, tư bề yên lặng. Ngoài kia trăng sáng mênh mông. Tiếng mõ ở điếm canh chốc chốc nổi lên văng vẳng. Tiếng dơi ăn trái chín kêu chóe bên vườn.
    Càng đọc kinh, Bác vật Cảnh càng sanh hứng, quên đi cơn đau âm ỉ ở thể xác. Con đường tu của các bậc Bồ tát trong kinh mở cho tâm ông biết bao cánh cửa để ông nhìn thấp thoáng vô số góc cạnh của chân giác ngộ. Thần trí ông lăng tăng. Ông tạm xếp kinh lại, tìm cái ấm nhom đem ra hiên múc nước. Giây phút nầy mà uống một tách cà phê thì ngon phải biết! Ngoài hiên gió từng đợt thổi qua, cuốn thốc một mớ là vàng rồi hất vào hiên Ánh đèn huê kỳ từ trong hắt ra chỗ lu nước mưa. Và trời đất quỉ thần ơi, dưới chơn lu, một con rắn vảy nâu có vạch hoàng kim và vạch ngân bạch đang nghểnh cổ nhìn ông. Và không để ông phản ứng, nó phóng tới, cắn vào trên mắt cá chơn ông làm ông đau điếng. Niềm kinh hoàng làm miệng lưỡi ông tê liệt. Cơn xây xẩm làm ông suýt ngất đi. Ông cố gượng lê vào divan và ngã người trên đó, thần trí chìm dần vào cơn hôm mê dầy đặc. Bỗng một bà già hiện ra, mặt mày tuy vẫn xấu xí nhưng không hung ác. Bà ta cười:
    - Cung hỉ ông Bác vật. ừ đây ông sẽ lần hồi lành bịnh, cũng tỉ như cây khô trổ bông, rau héo gặp mưa vậy.
    Vía Bác vật Cảnh bảo:
    - Tui bị rắn cắn, chắc phải chết, lành bịnh mà chi?
    Bà già vẫn tươi cười:
    - Trong sách Đông y có viết rằng nọc độc của loại rằn Kim Ngân Hoa Xà có thể trị được bịnh cùi. Bởi trước kia tuy ông có phỉ báng Trời Phật, nhưng ông biết làm việc thiện, biết tụng kinh sấm hối, giốc lòng tin tưởng Trời Phật nên các đại tướng Dược Xoa động tâm, sai con rắn Kim Ngân nầy cắn ông. Nọc rắn bắt đầu phát tác để tiêu diệt các mầm mống phung hủi trong thân ông. Sáng mai rồi ông sẽ rõ:
    Bác vật Cảnh chỉ biết chấp tay niệm Phật.
    - Trong mấy tuần nay, ông bị bịnh hành dữ dội. Bịnh cùi đâu có phát mau dữ vậy. Đây chỉ là cái quả báo hiện hành gấp rút để ông mau trả hết oan gia nghiệp chướng đó thôi. Lại nữa, mới nãy đây rắn cắn ông, chưa chi mà ông đã xây xẩm hôn mê. Đó là do tui dùng phép mọn để ông bất tỉnh nhơn sự, không thể kêu cứu. Nếu ông tri hô kêu cứu, ông Năm Tảo cũng là tay giỏi trị rắn cắn, sẽ dùng thuốc hóa giải hết nọc rắn thì làm sao có thứ dĩ độc trị độc để tiêu hủy mầm mống bịnh cùi kia được!
    Vía Bác vật Cảnh liền quỳ xuống tạ ơn bà già.
    Bà già xua tay ngăn cản, rồi bảo:
    - Thấy ông là kẻ hiền lương nên tui giốc lòng phù hộ ông. Việc tui làm thấu đến đức Quán Thế Âm Bồ Tát nên lát nữa đây, tui sẽ thác sanh làm cây hoa quỳnh ở từng trời Tứ Thiên Vương, mười năm trổ bông ngũ sắc một lần cho chư tiên cúng Phật. Vậy tui xin từ giả ông. Bắt đầu từ đây, bộ đi- quăng ông nằm sẽ chỉ thứ gỗ tầm thường, vô tri vô giác.
    Bà già biến mất và Bác vật Cảnh cũng vừa tỉnh giấc chiêm bao. Trời bên ngoài đã sáng lờ mờ. Ông chợt thấy niềm sảng khoái thấm nhuần châu thân nên vào nhà tắm, tắm để tẩy đi mồ hôi nhớp nháp. Xong ông trở về phòng khách vừa hút thuốc vừa đọc báo và chờ cô Ba Túy Nguyệt đem điểm tâm qua.
    Chùng giập bã trầu, Cô Ba Túy Nguyệt đến, theo sau là cô Hai Túy Ngọc xách một cái giỏ lớn.
    Cô Hai bảo:
    - Xế hôm qua, em tui đã mua đủ thứ cần dùng cho chú, vậy mà chiếu qua nó quên đem.
    Cô lôi ra nào là đường, cà phê, xà bông đá để giặt quần áo, xà bông thơm để rửa mặt, hai gói trà tàu, hai bánh thuốc rê, xấp giấy quyến vấn thuốc, hai tờ nhật báo, hai tờ nguyệt san... Cô ân cần hỏi han:
    - Chú khỏe không? Đêm qua ngủ có ngon không?
    Bác vật Cảnh đáp:
    - Thưa chị, dù đêm qua ngủ ít nhưng tui an giấc và cảm thấy dễ chịu lắm.
    Cô Hai Túy Ngọc sắp làm vợ ông Huyện Khải. Kể vai vế, cô đứng vào hàng chị ông Bác vật Cảnh. Đây là lần thứ hai cô qua thăm ông. Cô dịu dàng bảo:
    - Chú cần chi, muốn ăn món gì cứ nói con em tui biết. Ngày mốt, anh Huyện cùng ông Đốc Hạnh sẽ tới chơi, để dự lễ cúng rầm Vu Lan.
    Cô Ba đặt mâm điểm tâm xuống bàn, so đũa, ân cần mời:
    - Mời ông dùng điểm tâm cho nóng.
    Mâm cháo sáng thật tươm tất. Cháu trắng nấu bằng gạo nàng hương thơm phức. Hai trứng vịt muối xẻ đôi bày trên chiếc dĩa màu trứng sáo. Một dĩa nhỏ đựng dưa mắm trộn tỏi ớt. Một dĩa cá lóc muối mặn và chiên vàng. Một tô thịt nạc dăm và cá lóc kho chung, nước kho đặc quánh sặc mùi tiêu hành Một dĩa bắp chuối luộc trộn dấm ớt.
    Cô Hai nhìn từ trong ra ngoài, khen:
    - Ở đây từ trong ra ngoài đều ngăn nắp đẹp đẽ, chỉ thiếu mấy chậu bông cho vui mắt. Để tui mua tặng chú cặp chậu bông ngọc nữ.
    Cô quay qua em:
    - Em ở đây hàn huyên với chú Bác vật, chị có việc phải ra ngoài Cầu Dài.
    Và cô kiếu từ. Đợi chị mình đi khuất, cô Ba mới nhìn sững người đàn ông tân học, bảo:
    - Lạ dữ không, da mặt ông coi bộ bớt đỏ...
    Bác vật Cảnh úp úp mở mở:
    - Tui sẽ hết bịnh. Để rồi cô coi.
    Cô Ba cười:
    - Dĩ nhiên rồi. Em tin chắc như vậy.
    Cô Ba nghiêm sắc mặt:
    - Đêm hôm qua, em nằm chiêm bao thấy ông cùng em ngồi nói chuyện dưới mái lá nầy. Tư dưng ông biến mất. Chỗ của ông ngồi là một nhánh cây nhỏ trồng trong chậu. Một cơn gió hắt vào một làn sương mát, cây bỗng nãy lộc non, lá mới và trổ bông rườm ra lắm.
    Bác vật Cảnh nhìn sâu vào mắt cô gái:
    - Cô chiêm bao thấy cây khô trổ bông thì chuyện vui ứng vào cô chớ sao lại ứng vào tui?
    Cô Ba đỏ mặt, ấp úng:
    - Nhưng bấy lâu nay em tụng kinh Phổ Môn để cầu ông được lành bịnh. Cứ theo mộng triệu mà suy thì điềm hên phải ứng vào ông mới phải.
    Rồi không nói gì thêm, cô thu xếp gào- mên bỏ vào tay xách, bỏ ấm đất vô giỏ mây rồi kiếu từ.
    - Em phải đi chợ mua sắm lặt vạt.
    Khi cô đi rồi, Bác vật Cảnh vẫn tiếp tục dùng điểm tâm. Hôm nay cô Ba mặc áo nhiễu màu tím than, càng làm tôn sắc da trắng trẻo, hồng hào của cô lên bội phần. Khi cô mắc cỡ, sượng sùng, má cô càng hồng tươi thắm đượm, càng rạo rực lộng lẫy. Tim ông bỗng đập mạnh, miệng ông cười bâng khuâng...
    Bên ông Năm Tảo, lễ cúng rằm được tổ chức thiệt lớn. Bà Năm ngoài chè bánh còn làm một mâm cỗ chay thịnh soạn. Cô Ba bưng qua Bác vật Cảnh một mâm chay vĩ vèo nào là chả giò, mắm thái, cà ri chay để ăn với bún, bánh tráng, rau sống. Mâm chè bánh gồm các loại bánh luộc như bánh ú, bánh dừa, bánh qui; chè đậu trắng, xôi nhuộm nước cốt lá cẩm màu tím tươi, xôi vị mau nâu mã não thơm mùi ngũ vị hương ngào ngạt.
    Ông Huyện Khải tháp tùng ông bà Năm Tảo, cô Thiệt Nguyện, hai cô Túy đi chùa Long Đức và chùa Sơn Thắng. Kỳ rằm này bà Năm Tảo, ngoài mười ngăn quả đựng mười thứ bánh, còn cúng đường mỗi chùa năm chục đồng, rất hậu hĩ.
    Tiền cơm, tiền tiêu xài dành cho Bác vật Cảnh được người bác ông và ông Huyện Khải cung cấp đều đặn. Và cũng đều đặn ngày ba lần, cô Ba Túy Nguyệt đem cơm nước cho ông. Mỗi lần như vậy cô đều ngồi nán chừng nửa tiếng đồng hồ để trò chuyện. Bác vật Cảnh vẫn trì tụng kinh Pháp Hoa và kinh Dược Sư đều đều. Chừng nửa tháng sau, cô Ba chăm chăm nhìn ông, bảo:
    - Lạ quá đi, da mặt ông sáng mịn hơn bao giờ!
    Ông đưa tay xoa xoa lên má mình. Quả vậy, áp dưới lòng bàn tay, da mặt ông láng như da trẻ thơ. Khi cô Ba ra về, ông soi gương và thấy lớp xù xì trên mặt không còn nữa. Đôi mày lưa thưa của ông đã mọc rậm lại. Những vết lở lói ở tay ở cẳng đã khô mặt dần.
    Rồi đến một hôm, ông nấu lá thạch xương bồ đề tắm thì thấy mình đã hoàn toàn bình thường. Tóc ông rập rạp xanh tốt trở lại, những vết lở lói biến mất không để lại vết thẹo nào.
    Chiều hôm đó ông Năm Tảo sau khi xem mạch cho Bác vật Cảnh, bảo:
    - Bấy lâu theo dõi bịnh trạng ông, thấy bịnh lần lượt rút lui. Nay tóc, mày ông đã mọc rậm trở lại, chứng tỏ ông đã hoàn toàn bình phục. Vậy ông hãy lên Sài gòn khám bịnh coi có đúng như lời tui nói hay không.
    Tới lúc đó Bác vật Cảnh mới thuật tỉ mỉ cho ông Năm nghe những lần con tinh cẩm lai báo mộng, lần con Kim Ngân Hoa Xà cắn ông. Ông Năm chỉ biết chắp tay niệm Phật.
    Sau cùng, Bác vật Cảnh bảo:
    - Thưa ông Năm, tiện đây tui cũng xin thưa với ông. Ông là danh y, đoán bịnh khó mà trật được. Như vậy là tui đã lành bịnh rồi, không còn hồ nghi gì nữa. Trong thời gian về đây dưỡng bịnh, tui được cô Ba săn sóc, an ủi. Cổ lại còn khuyên tui tham khảo kinh điển và trì tụng kinh kệ. Ơn cổ lớn biết chừng nào! Tấm lòng cổ đối với tui tận tụy tha thiết biết mấy! Cô vừa đẹp vừa hiền, lại có tấm lòng vàng, nên tui muốn cưới cổ để đáp đền ơn cổ. Xin ông nhận lời tui, cho tui được làm rể ông.
    Ông Năm Tảo ngần ngại:
    - Ông lành bịnh thì tui mừng, nhưng về việc cầu hôn thì xin ông suy nghĩ lại.
    Bác vật Cảnh tha thiết:
    - Đực làm rể người hiền đức như ông, được làm chồng cô gái ngọc diện băng tâm như cô Ba, thì đó là tam sanh hữu hạnh cho tui vậy!
    Ông Năm Tảo chau mày:
    - Tui biết tánh ý con gái tui nhiều. Nếu vì mang ơn nó mà ông đòi cưới nó thì nó không ưng đâu!
    Nghe vậy Bác vật Cảnh cười xòa:
    - Đó là cách nói thôi, chớ thiệt tình tui đã thương thầm nhớ trộm cổ từ những ngày được gần gũi và trò chuyện với cô kia...
    Ông Huyện Khải, trong thời gian chờ đợi ngày đám cưới, thường từ Tiểu Cần lên thăm cô Hai Túy Ngọc và ông Bác vật Cảnh. Cùng đi với ông có Đốc học Hạnh, vốn là anh em chú bác của người vợ trước ông, cũng là cháu kêu ông Bang biện Hưỡn bằng chú. Thiệt ra, ông Cai tổng Chất, tía cô Ba Kim Chưởng (vợ trước ông Huyện Khải) và ông Chánh bái Chơn, tía ông Đốc học Hạnh, đều là anh một cha khác mẹ với ông Bang biện Hưỡn. Ông nội của họ là phường mãi quốc cầu vinh, tía và chú họ đều là cường hào ác bá, anh em con nhà chú nhà bác họ nếu không là thứ đâm heo thuốc chó thì cũng là phường giá áo túi cơm.
    Tuy nhiên cây đắng vẫn trổ trái ngọt. Ông Đốc học Hạnh từ nhỏ vốn bịnh hoạn èo uột nên bà mẹ ông liền ký bán ông cho gia đình người chị con nhà cô của bà. Nhờ sống trong gia đình hiền đức lẫn đạo hạnh của di họ mà ông nhiễm được hai đức tánh cao quý đó. Ông càng lớn càng bất mãn cách ăn ở khắc bạc của thân tọc mình đối với kẻ nghèo hèn cô thế nên ông ít đi lại với họ. Nội trong vòng bà con, ông chỉ thấy cô Ba Kim Chưởng là hiền lành thùy mị nên ông có bụng thường yêu nể vì. Sau đó cô Ba sánh duyên với ông Huyện Khải, ông cũng thường giao thiệp với người em rể họ của mình. Nhận thấy ông Huyện thanh liêm, khiêm tốn, cách ăn nói mềm mỏng nên ông mến thương ông Huyện còn hơn em ruột. Từ khi cô Ba Kim Chưởng qua đời, ông Huyện Khải và ông Đốc học Hạnh vẫn giữ tình em rể anh vợ như cũ.
    Ông Đốc học Hạnh hóa vợ hồi hai mươi lăm tuổi. Năm nay ông đã bốn mươi. Cậu con trai độc nhất của ông năm nay mười tám tuổi, đã đậu bằng tú tài bán phần và hiện học tại trường Chasseloup Laubat ở Sài gòn để chuẩn bị thi tú tài toàn phần.
    Mỗi khi ông Huyện Khải đi thăm gia đình hôn thê của ông đều có ông Đốc học Hạnh tháp tùng theo.
    Cô Út Ngọc An từ khi hết bịnh đàng dưới cũng thường lui tới nhà ông Năm Tảo. Ai dè cô lọt vào mắt xanh ông Đốc học Hạnh. Năm nay cô đã ba mươi hai tuổi, coi như lỡ thời. Còn ông thì tuổi đã bốn mươi mốt. Song ông còn tươi, còn trẻ nhờ năng vận động. Cô thì về sau nầy nhờ bầu tâm cảnh sáng làu làu nên mặt mày cô rạng rỡ, vóc vạc uyển chuyển. Thiệt tình, thuở chưa bị nạn, cô không xấu gái. Hiềm vì lòng cô không an ổn, tánh cô đầy sân hận nên mặt cô dữ dằn u ám. Giờ thì cô sống thảnh thơi tự tại nên mặt cô trở nên hiền hậu dịu dàng, thần sắc cô sáng như gương nga đêm rằm.
    Khi nghe ông Đốc học Hạnh muốn cưới cô Út Ngọc An thì cả nhà ông Năm Tảo mừng rỡ lắm. Bà Chín Thẹo cũng mừng, nhưng lại lo vì bà nghĩ rằng con gái mình lòng dạ thưa thớt, sợ cô không rành lễ nghi phong cách để làm vợ một bực tân học.
    Bà Năm Tảo trấn an:
    - Con Út thông minh lắm. Khi nó về với ông Đốc học rồi thì nó sẽ thích ứng với ổng, chị Chín chớ lo! Vả lại chắc chắn ổng sẽ chỉ vẽ cho nó cách ăn ở của dân tỉnh thành tân tiến.
    Cô Hai Túy Ngọc cười chúm chím:
    - Bác Chín chưa biết đâu! Chị Út con giờ đây yểu điệu mỹ miều chớ đâu phải như chầu xưa. Ông Đốc học cưới chỉ về, cưng chỉ không hết chớ lý đâu xét nét để chê đè chỉ xuống!
    Ông bà Bang biện Hưỡn được tin đó, tỏ ra bất mãn lắm. Bà vỏ vảnh cái miệng nói với chồng:
    - Thằng cháu ông có thể cưới hạng đờn bà có tiền của, có ăn học. Ai dè y ta lại mê say đứa con gái hạ tiện, lỡ thời đó. Gia tộc ông có lẽ hết thời hay sao rồi nên mới có người rước thứ cùng đinh mạt hạng đó về!
    Ông Huyện Khải và ông Đốc Hạnh cứ mỗi tháng hai lần, lui tới xóm Chuồng Gà thăm vị hôn thê. Vì ông Chánh bái Chơn đã qua đời, mà ông Đốc Hạnh trên không có anh chị đứng làm chủ hôn nên ông phải nhờ dì dượng họ của mình. Dù sao hai ông bà nầy cũng đã nuôi dưỡng ông lúc ông còn thơ dại. Ông cũng cậy vợ chồng người bác của ông Huyện Khải đứng làm mai nhơn. Lễ hỏi được tổ chức trong vòng thân mật.. Ông Đốc Hạnh có mời ông bà Bang biện Hưỡn, ông bà Bác sĩ lê Thạnh Mậu và cậu Hai Kinh lý Luyện, nhưng họ kẻ kiếm cớ nầy, người kiếm cớ nọ, không đi.
    Đàng trai đi sính lễ gồm một đôi bông hột xoàn năm ly, một cặp vòng chạm phụng giao đầu, một cây kiềng vàng chạm nặng cỡ một lượng, một chiếc cà rá hột xoàn, một sợi dây chuyền nạm tám hột xoàn, mỗi hột cỡ ba ly, một cặp cà rá vàng chạm cửu khúc liên hườn. Nữ trang có kiểu xưa, có kiểu kim thời.
    Bà Chín Thẹo hôm đám hỏi mời đủ mặt họ hàng bên bà lẫn bên ông trong lãnh thổ tỉnh nhà. Xong xuôi, bà may sẵn cho cô dâu tương lai nột cái áo dài gầm đại hồng hoa bạc hình mặt nguyệt, mốt áo dài nhiễu màu đọt chuối, một áo dài lụa mỏng trắng. Ba chiếc áo đó để hôm đám cưới, cô dâu sẽ mặc áo cặp ba.
    Bà Bang biện Hưỡn bảo cậu Hai Luyện:
    - Ông anh con nhà bác con không chịu kiếm phấn giồi mặt cho bà con họ hàng đâu! Nó kiếm máu hòe, bùn, cứt, để trây trét lên mặt cả dòng cả họ nhà mình đó đa con!
    Cũng vậy, từ hôm ông Huyên Khải đi coi mát cô Hai Túy Ngọc, bà Bang biện Hữn tỏ ra lợt lạt với ông. Riết rồi khi ông tới viếng Cầu Đào, bà Bang biện bẹo hình cho ông thấy rồi quày quả vào trong buồng để mặc ông chồng bán thân bất toại nằm trên ghế trường kỷ tiếp khách.
    Ông Huyện Khải than thở với ông Đốc Hạnh.
    - Thím Bang biện có vẻ ghét bỏ tụi mình lắm, anh Đốc à. Cho nên từ rày sắp tới, tui hết dám tới Cầu Đào.
    Ông Đốc Hạnh hít một tiếng bất bình:
    - Cầu cho bả ghét! Cái thứ bả càng lui tới thân mật với mình, càng làm mình bận rộn thêm!
    Cậu Hai Luyện cũng bắt chước tía má mình, tỏ vẻ lợt lạt với ông Huyện Khải và ông Đốc Hạnh. Không hiểu cậu vì lo việc hay vì lười biếng mà cứ ở miết Mỹ An. Nếu có rảnh thì cậu đi An Hương, đi Hòa Mỹ. Bà Bang biện Hưỡn bao phen nhắn nhe cậu về thăm nhà mà cậu chỉ hứa hẹn cầm chừng. Thì ra cậu vừa chài bẩy được hai cô thôn nữ. Cô thứ nhứt là Ba Hửng, con gái chú Thường Xuyên Hiếu, ỡ Hòa Mỹ. Cô thứ hai là Hai Thiều, con chú Hương nhứt Điêu ỡ An Hương. Khéo làm sao hai cô cùng có thai một lượt. Dì ruột cô Ba Hưởng là bà Tư Nghệ, một hôm đi Mỹ An tìm tới cậu Hai báo tin.
    - Cậu ôi,, cậu dụ con cháu tui cách nào không biết mà giờ đây nó mang bầu rồi!
    Cậu Hai Luyện trợn mắt:
    - Bà chớ nói xàm! Cháu của bà lấy ai mang bầu rồi bà đổ hô tui dụ dỗ! Cô cháu bà là hạng người nào mà tui phải tò tí với cổ? Bà liệu hồn đi khuất mắt tui cho sớm, nếu bà còn lảng vảng ở đây tui sẽ sai thầy Hương quản Mít còng đầu bà với cô cháu gái bà đem ra nhà việc đóng trăn cho mang nhục! Tui là quan Kinh lý, ai cho phép bà kêu tui bằng cậu?
    Bà Tư Nghệ đành nuốt hận ra về. Cô Ba Hưởng buồn tủi nhục nhã liền bỏ làng xóm đi lên chợ Vãng sanh con. Sau đó cô gặp chú Chệt Woòng Coóng bán tiệm chạp phô ở Cầu Lầu. Y ta chịu cưới cô và nhận con cô làm con. Nhưng đó là chuyện về sau.
    Riêng cô Hai Thiều, khi nghe đồn cậu Hai Luyện dùng oai quyền để chối phắt việc làm tác tệ của mình với cô Ba Hưởng thì đành chịu nhịn, không dám tìm tới cậu. Cô uống lọ xạ chồn hương để phá thai và bị băng huyết dầm dề. Khi ra khỏi nhà thương, tóc cô rụng nhiều. Cô đành tìm đến Sơn Thắng thí phát quy y. Nhưng đó cũng là chuyện về sau.
    Chuyện bây giờ là công việc cậu Hai Kinh lý Luyện đo đất để đào con rạch Mỹ An. Dài theo phần đất của ông Hương sư Chiêm cũng bị lọt vào trong vùng đất bị đào. Cậu Hai Khiết, trưởng nam ông Hương sư Chiêm một hôm bưng mâm trà, bánh và rượu đến nhà trọ cậu Hai Luyện, khúm núm thưa:
    - - Bẩm quan Kinh lý, đây là phẩm vật của tía tui kính lên quan để quan dùng lấy thảo. Tía tui là ông Hương sư Chiêm.
    Cậu Hai Luyện cười::
    - Tui có nghe ông Hương sư hiếu khách lắm nên cũng tính sẽ có ngày đến viếng ổng. Dè đâu ổng lại sai chú tới đây tặng phẩm vật để mở đầu cuộc giao hảo. Vậy khi về nhà, chú nhớ chuyển lời cám ơn của tui nghe!
    Cậu Hai Khiết dạ dạ. Còn cậu Hai Luyện giở tấm vải hồng điều đậy trên mâm quà tặng thì thấy hai chai rượu cỏ- nhác, một họp trái vải, một hộp bánh bích qui, hai hộp trà Thiết quan âm, một chục trái cam tàu và một phong bao giấy hồng. Cậu liền hỏi cậu Hai Khiết:
    - Cái gì vậy chú.
    Cậu Hai Khiết thưa:
    - Bẩm quan Kinh lý, tía tui nhờ quan đo đất lấn qua ranh cuộc đất chú Xã Miễn và cuộc đất thầy Hương hào Liệt để đào kinh. Có vậy phần đất của tía tui mới giữ nguyên vẹn. Nếu được vậy, tía con tui đội ơn quan Kinh lý vô cùng. Sau vụ nầy, tía tui sẽ đền ơn thêm cho quan lớn.
    Cậu Hai Luyện cười hề hề:
    - Được rồi, để tui tính. Chú cũng nên thưa với ổng, chiều mai tối sẽ đến nhà ổng bàn bạc thêm.
    Tối hôm đó, cậu Hai Luyện cứ loay hoay với tấm địa đồ. Cậu dùng biết chì đỏ vạch lấn qua phần đất của Xã Miễn và Hương hào Liệt để đào kinh và quyết định chiều mai sẽ đến nhà Hương sư Chiêm, kèo nài ông ta đưa thêm hai lượng nữa.
    Mãi tới đầu canh ba, công việc xong, cậu trở về buồng và lên giường. Cậu thở dài khoan khoái. Thấy chưa! Nhờ phá được trinh cô Ba Hưởng và cô Hai Thiều mà tiền bạc tự dưng tới cậu. Hèn chi tụi phú thương Huê Kiều rất chuộng phá trinh con gái để được ăn nên làm ra.
    Đến giữa canh ba, cậu Hai Luyện mới ngủ được. Trong chiêm bao, cậu thấy một người đờn ông da đen như da người Chà và, mặt đầy mụn, miệng rộng, răng lởm chởm. Y ta mặc bộ đồ xám nổi vảy như vảy cá sấu. Y ta bảo:
    - Kính chào quan Kinh lý. Tui là thần Hắc Giao đại vương nằm trong cuộc đất nầy. Đầu tui ló gần tới ranh giữa đất của Xã Miễn và của Hương sư Chiêm. Nếu quan lớn cho đào kinh y theo bản đồ đã vạch thì đầu tui không bị đứt, tui sẽ yên lòng tu niệm để chừng năm mươi năm sau, tui thoát kiếp con sấu vảy đen mà biến thành con xích long bay về Nam Hải. Nếu quan lớn ăn tiền hối lộ, đào kinh lấn qua phần đất Xã Miễn thì đầu tui bị đứt còn đâu mà kể! Xin quan Kinh lý giữ đức hiếu sanh, đứng để tui bị tán mạng bởi mấy lượng vàng do ông Hương sư Chiêm lo lót. Khi tui tu thành chánh quả rồi, sẽ có ngày tui tìm được cách trả ơn quan lớn.
    Vía cậu Hai Luyện hỏi:
    - Đào kinh là việc của tui, mắc mớ gì tới ông? Có phải ông ăn hối lộ đồ cúng của Xã Miễn rồi cản trở tui đó chăng?
    Người đàn ông bảo:
    - Đó là cuộc đất theo thế Hắc Giáo Vọng Hải, có nghĩa là con sấu đen ngóng ra biển. Tuy là đất, nhưng nó là cái thịt xương, cái thể chất của một vị thần như tui. Quan lớn khi đào kinh phá hỏng nó tức là giết một sanh mạng vậy.
    Tới đây cậu Hai Luyện giựt mình tỉnh đạy. Cậu bần thần suy nghĩ:
    - Mình mà giết thần sấu đen trong khi đào kinh tức là giết một kẻ không thù không oán với mình. Nhưng bất quá đó cũng chỉ là thứ quỉ thứ ma, chẳng phải tiên thánh gì đó. Mình đã lỡ nhận quà biếu và hai nén vàng của ông Hương sư Chiêm rồi, không lẽ trả lại. gày mai mình tới nhà ông hương sư Chiêm, kèo nái ổng đưa thêm sáu lượng nữa. Nếu ổng thuận thì mình cho đào qua phần đất Xã Miễn.
    Nghĩ vậy cậu an lòng ngủ tiếp.
    Sáng hôm sau, cậu Hai Luyện sai bạn chèo ghe trương buồm đưa mình về chợ tỉnh. Ông Bang biện Hưỡn tuy nói được nhưng giọng ú ớ, cổ họng như bị trám nghẹt, cho nên khi nói ông phải gồng cổ hét lớn, vậy mà tiếng nói cũng không vang lộng được bao nhiêu. Ông vẫn nằm trong lòng ghế bành có thành dựa kê chiếc gối, mặt ông mệt mỏi, mắt ông trõm lơ.
    Bà Bang biện Hưỡn vừa thấy mặt cậu trưởng nam, quở:
    - Con dựa vô chuyện nhà nước, đi hoang đàng chi địa suốt cả tháng nay, giờ mới mò về nhà. Tía con giờ thành phế nhân rồi, việc nhà con không chịu coi sóc thì bỏ cho ai đây? Nhà mình có tiền có ruộng, nếu con chăm chỉ mần ăn thì có thể sống dư dả ngỏa nguê suốt đời. Má chỉ muốn con từ chức để ở nhà hú hí với tía má và trông coi mọi việc trong ngoài. Con lớn rồi, cứ chạy theo mấy con lành thuộc phường hạ lưu hạ tiện thì còn non nước gì?
    Hôm đó cô Ba Cẩm Tú từ bến Xầu Lộ qua chi. Trời mưa sùi sụt. Khu vườn chung quanh ướt loi ngoi lóp ngóp. Hàng chuối bên hông nhà đâm ra nhiều chồi chuối con. Mấy bụi tre mạnh tông ở cuối vườn, mụt măng trỉ tua tủa. Cô Ba Cẩm Tú nhìn hàng câu đu đủ trồng trên vồng đất cao gần sát hàng rào tre, nói:
    - Mưa hoài mưa hủy, không khéo mấy cây đu đủ úng thủy thúi gốc cho mà coi.
    - Cậu Hai Luyện bảo mẹ:
    - Con về đây trước là thăm bệnh tình tía con, sau nữa là để nhờ thầy Mười Khói tìm thầy ếm trấn mấy vong hồn đất đai trước khi cho đào kinh. Má biết đó, hễ mình đào mương, đào ao, đào kinh là thế nào cũng phạm tới mạch thổ địa, mạch sấu, mạch kỳ đà nằm trong đất. Bởi vậy con phải nhờ thầy pháp ếm trấn trước cho chắc ăn.
    Bà Bang khen ngợi:
    - Con cẩn thận như vậy là tốt. Má đợ con về đây cũng là để bàn việc đó. Con nói ra má mới yên bụng. Để má lo việc nầy cho.
    Bà sai con Lý giết con gà mái dầu làm thịt để dọn cơm, sai con Lài pha trà, pha cà phê và dọn mâm bánh nếp nhưn thịt để ba mẹ con bà điểm tâm.
    Sau đó, cậu Hai Luyện xin phép mẹ ra chợ mua sắm. Đợi thằng con trai đi ra tới ngõ, bà Bang biện Hữn mới cằn nhằn cô Ba Cẩm Tú:
    - Tao nghe đồn lúc rày vợ chồng mầy tới thứ bãy nào cũng đắt nhau vô dinh quan Chánh tham biện để nhảy đầm.
    Cô Ba Cẩm Tú cười mơn:
    - Con đi với ảnh, chớ có đi mình ên đâu mà má lo! Nếu ảnh không rủ rê thì con đời nào dám vô mấy chỗ đó.
    Ba Bang biện nguýt:
    - Tao còn nghe mày ưa lui tới con mèo quan Chánh tham biện là con Ba Thuận và con mèo của quan Cò mi là con Năm Định nữa. Trời ôi, thấy mặt hai con chơi bời đó tao muốn thượng thổ hạ tả rồi chớ huống hố nói năng giao thiệp vời tụi nó! Nghe nói quan Chánh tham biện và quan Cò mi thân nhau, mượn vợ đổi vợ với nhau hà rầm. Chồng mầy mà bày đặt giao thiệp với hạng Phiên tặc Phiên tướng đó, có ngày nhiễm thói hư tật xấu của họ cho mà coi.
    Cô Ba Cẩm Tú cười hăng hắc:
    - Má thiệt! Chồng con có sạn trong đầu có sỏi trong óc, đời nào ảnh làm chuyện dại dột như vậy! Má cứ lo bao đồng nên má hao tâm tổn trí, ăn ngủ không ngon là vây đó.
    Bà ngó chăm bẳm con gái:
    - Thời buồi nây đờn bà thiệt khó hiểu! Không chịu lấy chồng cùng gióng họ, dám cặp xách với tụi ngoại bang dị chủng. Như quan Chánh tham biện kia râu rìa, mắt ốc bươu, miệng cá chẽm, mũi mỏ két, lưng lớn như tấm đi- quăng, tướng tá ô dề cục nịch, vậy mà có đứa nhà vô lấy cho được! Chắc là nó mê tiền tham dâm chớ gì?
    Cô Ba Cẩm Tú đỏ mặt ú ớ toan nói điều gì nhưng lại thôi. Bà Bang biện Hữn sai thằng Xiêm, thằng Đực đi đòi nợ. Thằng Xiêm ra Cầu Dài, đến nhà chị Tám Thiệt; còn thằng Đực thì quẹo qua dãy phố Khương Hữu Phụng để tới nhà thím Bảy Định. Bà nói vói:
    - Bây dặn cái quân trây nợ đó, tháng nầy mà tụi nó không trả lời trả vốn cho tao là tao cào nóc nhà, đạp nàm thờ tụi nó đó!
    Bà kêu Bửu lại dặn:
    - Mầy đến nhà thầy Mười Khói, nói với thẩy tối nay tới đây có việc cần. Đi xong rồi về liền để giã cho tao hai cối gạo, đừng có đi một chút lút một ngày mà chết với tao.
    Bỗng có người phát thơ đến ngoài cổng, gọi ơi ới. Cô Ba Cẩm Tú lật đật chạy ra. Người phát thơ chìa bức thơ ra:
    - Thưa cô Ba, đây là thơ từ Sài gòn về.
    Cô Ba Cẩm Tú nói "cám ơn" rồi bắt lỗi liền:
    - Chú Năm à, sao chú thưa thớt vậy? Giờ tui là vợ ông quan thầy thuốc rồi, chớ có còn son giá gì nữa đâu mà chú kêu tôi bằng cô Ba hoài vậy?
    Cô nguýt dài rồi ngoe ngoảy vào nhà, bảo mẹ:
    - Có thơ con Tư gửi về.
    Bà Bang biện Hưỡn bảo:
    - Con đọc cho má nghe đi. Không chừng nó đập bầu rồi viết thơ báo tin chớ gì!
    Cô Ba Cẩm Tú xé phong bì, moi thơ ra đọc:
    Sài gòn, ngày...
    Kính thưa tía má,
    Trước hết con xin vấn an tía có bớt bịnh hay không? Còn má có được xuôi chèo mát mái trong việc làm ăn sanh lợi hay không?
    Tới nay con cũng chưa đạp bầu. Không chừng con mắc chứng chửa trâu, nên con có đến nhà lũ bạn xin mỗi đứa một nhúm gạo về nấu cháo ăn cho mau đẻ. Hễ con đập bầu xong thì con sẽ nhờ chồng đánh gây thép về cho tía má mừng.
    Sở dĩ con biên thơ này cốt là báo cho tía má rõ: thằng chồng khốn nạn của con lóng rày ưa chà lết ở nhà tía má vợ trước của nó. Con cho người dò la biết rằng, em con nhà chú của mụ Tư Thục là con Hai Tố Trinh mấy tháng nay từ Cái Răng lên nhà hai bác nó là ông bà Huyện Tịnh ở trọ để học làm bánh và thêu đan. Nghe đâu con nọ đã có bằng thành chung, lại có bóng sắc. Đằng ông bà Huyện Tịnh muốn câu thằng chồng oan gia của con nên bắt con nọ nhởn nha quần hàng áo lụa, tô son trét phấn để chưng bươm bướm trước mặt thằng chồng trâu tria rắn rít của con.
    Giờ đây con mang bầu, vóc mình lệch lạc, sắc mặt chao vao, tướng đi ột ệt, chuyện vợ chồng chẳng những không nồng mặn như xưa mà thằng khốn khiếp đó còn sanh sự với con luôn. Thế nào mà bà Huyện Tịnh chẳng nói vô nói ra. Chưa hết đâu! Hễ má chồng con có dịp về Sài gòn là ở miết bên bà Huyện Tịnh, tình nghĩa đôi bên ra vẻ mặn nồng lắm. Bấy lâu nay, cái bà mẹ chồng ó đâm đó đời nào chịu xuống Vĩnh Long thăm tía má? Càng nghĩ chừng nào, con càng buồn tủi, càng run sợ chừng nấy. Biết đâu họ đang toa rập nhau hất con ra? Bấy lâu nay con muốn theo lẽ thường: đờn bà hễ sanh con đầu lòng thì phải về nhà cha mẹ ruột. Song con cứ nơm nớp lo sợ hễ con mà rời nhà rồi thì khó mà bồng con trở về lắm. Vậy má có kế chi giúp con với. Giờ đây con bồi rồi, không biết tính toán lo liệu ra sao!
    Cuối thơ con chúc tía má, anh Hai, chị Ba, anh Ba được an khương.
    Kính thư
    Tư Cẩm Lệ
    
    Cô Ba Cẩm Tú sượng trân khi nghe mẹ mình xóc xỉa bon Tây tà. Thiệt ra cô không ngoại tình tư ước với quan Chánh tham biện Jean Delarue. Cô hiện đang dan díu với tên Thierre Lemur, chủ đè bô rượu Tây, nước ngọt, la- de, nước đá trong tỉnh. Qua vài lần gặp gỡ và nhảy nhót với hắn nơi các buổi dạ hội trong dinh quan Chánh tham biện, cô bị tên Pháp kiều nầy dụ dỗ vào con đường quấy. Lúc đầu cô chê hắn là thứ ngoại bang dị chủng, tròng mắt xám như mắt đui, thân to lớn dềnh dàng thô kệch. Vậy má hắn tán tỉnh cô ngọt ngào du dương quá, cọ quẹt cô sành điệu quá nên cô động tình. Một phần cô buồn vì đường chửa nghén của cô kể như đứt tuyệt sau lần xảo thai kia, một phần chồng cô lợt lạt với cô về chuyện hương lửa, và một phần lớn do oan nghiệt đẩy đưa nên cô muốn tìm cách giải trí.
    Giữa lúc cô Ba Cẩm Tú lén lút cắm sừng lên đầu chồng; giữa lúc cô Ba Cẩm Lệ phập phồng lo sợ mình bị chồng bỏ; giữa lúc nhà ông Bang biện Hưỡn lung lay nền móng thì gia đình ông Năm Tảo sống hòa thuận, được lân lý thương mến, các đạo hữu tin cậy tới lui. Vì hốt thuốc coi mạch mát tay nên ông Năm Tảo có nhiều thân chủ, tiền của vô nườm nượp, quà cáp biếu xén đến ông dập dìu.
    Lật bật mà sắp tới rằm tháng bảy. Cô Hai Túy Ngọc bơi xuồng ra chợ mua đường, đậu, nếp, bột nếp, bột gạo ê hề đem về làm xôi bánh. Bà Năm Tảo mở gói đừng cát trắng, bảo cô trưởng nữ:
    - Mình gói bánh ếch, đúc bánh bò chẳng cần đường cát trắng làm chi. Bánh ếch ngon nhờ dẻo, bánh bò ngon nhờ xốp, con dùng đừng thẻ cũng đủ rồi. Nhưng má đã thủ sẵn đường om thơm hơn. Cái om đất đựng đường má treo trên giàn bếp.
    Cô Ba Túy Nguyệt nhắc nhở
    - Còn phải chuẩn bị làm gà làm vịt để làm mâm cỗ cúng cô hồn các đẳng nữa. Ông bà mình thường nói: Trời Phật ở xa, quỉ ma ở gần. Câu đó coi vậy chớ lẩm rẩm mà đúng y chang.
    Bà Năm Tảo liếc xéo cô thứ nữ:
    - Ngày rằm tháng bảy, Diêm Vương xá tội vong nhơn, tất nhiên mình cũng phải cúng cô hồn các đẳng. Nhưng mình là Phật tử thuần thành mà giết gà giết vịt để cúng sao phải! Cúng họ bằng cháo trắng đựng trong các bồ đài mo cau là được rồi!
    Bên bà Chín Thẹo thì làm bánh cúng rằm đơn giản hơn. Bà đặt chị Bảy Thia làm một chục bánh bò đường đỏ, một chục bánh bò bông nõn nà để cúng đường cho chùa Long Đức. Còn bà đợi trước rằm một ngày sẽ nấu một nồi chè đậu cùng một trả xôi nghệ để cúng đất đai viên trạch.
    Bởi rảnh rang, cố Út Ngọc An cùng hai cô Kim Liên và Kim Huệ, em bạn dì của cô, qua bên bà Năm Tảo làm giúp. Từ sàng nước thoáng gió cho tới căn bếp rực hồng ánh lửa, kẻ đãi đậu xanh cho sạch vỏ, người vút nếp cho hột nếp trong ngọc trắng ngà, người khác nạo dừa vắt lấy nước cốt, người khác nữa nhồi bột gạo cho mịn và nhồi nếp cho dẻo. Tiếng cưới nói vui vẻ, lạc quan...
    Giữa lúc các cô khác đía dốc, lòng cô Bà Túy Nguyệt mang trăm mối ngổn ngang. Lóng rày, Bác vật Cảnh không được vui, sắc mặt luôn luôn đăm chiêu, nụ cười gượng gạo. Hai cánh tay, mu bàn tay ông thường dán thuốc dán. Có thể là bịnh cùi đang phát tác, cho nên da thịt ông lở lói chăng? Mà đáng sợ thay, da mặt ông trở thành dầy và sần sùi như vỏ trái cam sành, lại còn đỏ ửng như vỏ trái chuối cau lửa. Mái tóc ông thưa thớt, đôi mày rậm và sắc như nét mực Long Tể cũng rụng bớt đi nhiều.
    Thật tình cô Ba Túy Nguyệt chẳng mấy tin tưởng lời báo mộng của dì Út Thoại Huê cô về cuộc chung thân mai sau của mình. Biết đâu hồn ma tiên đoán lầm lạc. Bịnh tình Bác vật Cảnh chẳng những không bớt mà còn có mòi phát tác mạnh. Những thang thuốc do ông Năm Tảo sắc, Bác vật Cảnh uống như uống nước lã. Còn vàng lá mà ông mài ra uống cũng không làm căn bịnh chai lì. Cái trớn lao tới của bịnh sao mà mau lẹ khủng khiếp. Không khéo trong tương lai không mấy xa, các ngón tay ngón chơn của ông rụng từng lóng chớ không chơi!
    Có đêm trăng tròn cô Bà mở cửa rào qua bên khuôn viên ông để coi ông có đọc hay tụng kinh không. Nhưng vừa tới bên hè, cô chợt nghe tiếng ông rên rỉ thống thiết. Ông nói một mình:
    - Trời ôi, tui sống không được mà chết cũng không được! Sao mà bịnh hành tui quá quắt, thiệt khó kham khó nhẫn!
    Trong giây phút đó, cô Ba Túy Nguyệt không dám đường đột gõ cửa vào thăm. Cô đứng chết lặng bên hè nhà, mà ướt đẫm nước mắt. Nơi tấm lòng trắc ẩn của cô, tình yêu đang mọc nảy mầm mà cô không hay. Cô không biết mình đã yêu Bác vật Cảnh mà chỉ nghĩ rằng mình tiếc cho một nhân vật lỗi lạc, có chí hướng mà bị vướng bịnh oan nghiệt.
    Hôm nay là ba mươi tháng bảy âm lịch. Mấy khóm bông tang đỏ, trang trắng, trang hường trổ thôi ê hề, từng chùm lún phún như pháo bông. Và dễ thường chưa, cây diệp tơ bên hông nhà cũng đơm bông đỏ rực. Rồi mắc mớ chi không biết, lũ chim rẻ quạt, chim chèo bẻo cùng bay về xẻo lá dừa nước kế nhà hót thôi véo von! Bông trổ thạnh như vầy, chuyên về huyên náo như vậy, có phải đây là điềm đất phước trổ bông, đất lành chim đậu đó chăng? Bỗng cô Ba thoáng bàng hoàng bởi ý nghĩ: Trước khi mưa tạnh thường trút mạnh. Bịn ổng trước khi rút lui, phải hành thân hoại thể ổng cho đã nư? Ừ, biết đâu đó! Không lẽ một người nhơn đức, biết tin theo Phật pháp như ổng lại đoản mạng hỏi căn bịnh gớm ghiếc ấy?
    Nghĩ tới đây, cô Ba Túy Nguyệt lau gào- mên múc canh, đơm cơm, đồ kho, đò xào váo bốn ngăn. Cô cũng không quên đặt ấm thuốc vào chiếc giỏ mây, rồi tay xách giỏ, tay xác gào- mên, cô xâm xâm đi về phía cổng rào. Cửa lúc nào cũng mở sẵn. Cô men theo con đường rải vỏ hến bên hè nhà Bác vật Cảnh. Coi kìa, con chim khách đậu trên cành cậy bông công chúa hót lăng líu một tràng dài. Vách trái của căn nhà chỉ cách cô chừng năm thước. Sát bên hè là đống cây vụn mà ông Nam Tảo chưa bê về nhà bửa hôm làm củi chụm. Bỗng, cô Túy Nguyệt rụng tời. Từ trong đống cây, một con rắn dài cỡ một sải tay bò ra, mình lớn cỡ cườm tay cô, vảy nó màu nâu chạy một vạch bạc lấp lánh và một vạch vàng rực rỡ như vàng diệp.
    Người và rắn nhìn nhau. Côi như bị thôi miên, đứng tê liệt như trời trồng. Còn rắn chong cặp mắt hung cữ dò xét. Nhưng sau đó, nó chui vào đống cây vụn kia. Một chặp sau sô Ba mới hoàn hồn. Cô bước vào mái hiên, gọi:
    - Thưa Bác vật, có em đem cơm qua đây
    Bác vật Cảnh giọng yếu ớt:
    - Tui đã dậy rồi, đang chờ cô đây.
    Cô Ba Túy Nguyệt đặt gào- mên và chiếc giỏ mây xuống bàn, dịu dàng hỏi:
    - Chẳng hay ông có được khỏe không?
    Bác vật Cảnh sắc mặt sật sừ, uể oải bảo:
    - Nhờ ông Năm cho uống thuốc an thần nên tui đỡ đau, nhưng thuốc đó làm tui bễ nghễ trong người, tay chơn bải hoải.
    Cô Ba Túy Nguyệt bày cơm canh ra mâm, rót thuốc ra tô như thường lệ. Nhìn vẻ mặt ủ ê của ông, cô chạnh lòng, bảo:
    - Để em nấu nước pha trà cho ông uống cho tỉnh người.
    Cô xách chiếc ấm nhôm ra hiên mú c nước mưa rồi đốt rề- sô nấu nước. Cô bỏ trà vô ấm, soạn khay chén và bảo:
    - Ở trong đống cây vụn bên hè có con rắn, ông chớ nên ra đó đi tiểu. Để em về nhà lấy rượu hùng hoàng phun vô đống cây cho con rắn bỏ đi.
    Bác vật Cảnh uể oải ăn cơm như ăn sỏi sạn. Hơn lúc nào hết, ông bi quan tuyệt vọng. Bịnh này khi thì hành đau nhức, khi thì hành ngứa ngáy. Lúc ngứa, ông lấy khăn lông quấn quanh gậy hơ lên lủa than cho nóng rồi áp vô chổ ngứa. Nhưng lúc đau, ông phải nhờ thuốc an thần. Thuốc nầy làm ông dịu được cơn đau đôi chút thì lại làm tinh thần ông mệt mỏi, nỗi bi quan vọt lên cao. Những lúc đó ông chỉ đọc thần chú Dược Sư Quán Đảnh chớ không thể tụng kinh tràng giang đại hải được.
    Cô Ba Túy Nguyệt ra về, bảo cha:
    - Có con rắn trong đống cây vụn bên nhà ông Bác vật Cảnh, xin cha cho con rượu hùng hoàng để con phun vô đống cây đuổi rằn đi.
    Ông Năm Tảo lật đật đi lấy hũ rượu. Cô Ba liền bưng hũ bương bả qua bên khôn viên nhà Bÿc vật Cảnh. Cô bước lại đống cây, hớp từng ngụm rượu phun đều khắp. Chưa yên tâm, cô còn phun rượu chung quanh nhà. Mùi rượu nồng ngát bay tới chỗ Bác vật Cảnh uống trà. Ông than:
    - Công ơn cô săn sóc tui như vậy, nếu tui không hết bịnh mà chết đi thì tui chỉ nguyện kiếp sau đầu thai trả ơn cô.
    Cô Ba Túy Nguyệt chỉ cười, nhưng cặp mắt cô sáng mọng nước mắt. Cô không thèm lau, chỉ cuối xuống thu dọn bàn ăn rồi te tái đi một mạch ra khỏi nhà, không cất tiếng giả từ ông như mọi khi.
    Khi cô Ba đi rồi. Bác vật Cảnh nhìn theo, nước mắt chảy ròng ròng. Lúc ươn yếu trong người, ông nhạy cảm hẳn lên, lòng mếm đi. Ông liền đánh răng súc miệng để sửa soạn nghi thức tụng kinh Dước Sư. Bên ngoài, trang sáng vằng vặc. Dưới sông, ghe thương hồ qua lại, tiếng đối đáp văng vẳng.
    Khi ông tụng kinh xong, trăng đã tuột khỏi đỉnh ngọ, tà tà ngả về tây. Ông liền tắt đèn đi ngủ. Song chén trà ông uống hồi chiều khá mạnh, khiến ông trằn trọc mãi. Không lẽ cứ nằm lăn trở trên giường, ông liền chỗi dậy thắp nén nhang ngọc quế trên bàn Phật và thắp ngọn đèn huê kỳ để đọc lại quyển kinh Viên Giác. Vào thời khắc nầy, tư bề yên lặng. Ngoài kia trăng sáng mênh mông. Tiếng mõ ở điếm canh chốc chốc nổi lên văng vẳng. Tiếng dơi ăn trái chín kêu chóe bên vườn.
    Càng đọc kinh, Bác vật Cảnh càng sanh hứng, quên đi cơn đau âm ỉ ở thể xác. Con đường tu của các bậc Bồ tát trong kinh mở cho tâm ông biết bao cánh cửa để ông nhìn thấp thoáng vô số góc cạnh của chân giác ngộ. Thần trí ông lăng tăng. Ông tạm xếp kinh lại, tìm cái ấm nhom đem ra hiên múc nước. Giây phút nầy mà uống một tách cà phê thì ngon phải biết! Ngoài hiên gió từng đợt thổi qua, cuốn thốc một mớ là vàng rồi hất vào hiên Ánh đèn huê kỳ từ trong hắt ra chỗ lu nước mưa. Và trời đất quỉ thần ơi, dưới chơn lu, một con rắn vảy nâu có vạch hoàng kim và vạch ngân bạch đang nghểnh cổ nhìn ông. Và không để ông phản ứng, nó phóng tới, cắn vào trên mắt cá chơn ông làm ông đau điếng. Niềm kinh hoàng làm miệng lưỡi ông tê liệt. Cơn xây xẩm làm ông suýt ngất đi. Ông cố gượng lê vào divan và ngã người trên đó, thần trí chìm dần vào cơn hôm mê dầy đặc. Bỗng một bà già hiện ra, mặt mày tuy vẫn xấu xí nhưng không hung ác. Bà ta cười:
    - Cung hỉ ông Bác vật. ừ đây ông sẽ lần hồi lành bịnh, cũng tỉ như cây khô trổ bông, rau héo gặp mưa vậy.
    Vía Bác vật Cảnh bảo:
    - Tui bị rắn cắn, chắc phải chết, lành bịnh mà chi?
    Bà già vẫn tươi cười:
    - Trong sách Đông y có viết rằng nọc độc của loại rằn Kim Ngân Hoa Xà có thể trị được bịnh cùi. Bởi trước kia tuy ông có phỉ báng Trời Phật, nhưng ông biết làm việc thiện, biết tụng kinh sấm hối, giốc lòng tin tưởng Trời Phật nên các đại tướng Dược Xoa động tâm, sai con rắn Kim Ngân nầy cắn ông. Nọc rắn bắt đầu phát tác để tiêu diệt các mầm mống phung hủi trong thân ông. Sáng mai rồi ông sẽ rõ:
    Bác vật Cảnh chỉ biết chấp tay niệm Phật.
    - Trong mấy tuần nay, ông bị bịnh hành dữ dội. Bịnh cùi đâu có phát mau dữ vậy. Đây chỉ là cái quả báo hiện hành gấp rút để ông mau trả hết oan gia nghiệp chướng đó thôi. Lại nữa, mới nãy đây rắn cắn ông, chưa chi mà ông đã xây xẩm hôn mê. Đó là do tui dùng phép mọn để ông bất tỉnh nhơn sự, không thể kêu cứu. Nếu ông tri hô kêu cứu, ông Năm Tảo cũng là tay giỏi trị rắn cắn, sẽ dùng thuốc hóa giải hết nọc rắn thì làm sao có thứ dĩ độc trị độc để tiêu hủy mầm mống bịnh cùi kia được!
    Vía Bác vật Cảnh liền quỳ xuống tạ ơn bà già.
    Bà già xua tay ngăn cản, rồi bảo:
    - Thấy ông là kẻ hiền lương nên tui giốc lòng phù hộ ông. Việc tui làm thấu đến đức Quán Thế Âm Bồ Tát nên lát nữa đây, tui sẽ thác sanh làm cây hoa quỳnh ở từng trời Tứ Thiên Vương, mười năm trổ bông ngũ sắc một lần cho chư tiên cúng Phật. Vậy tui xin từ giả ông. Bắt đầu từ đây, bộ đi- quăng ông nằm sẽ chỉ thứ gỗ tầm thường, vô tri vô giác.
    Bà già biến mất và Bác vật Cảnh cũng vừa tỉnh giấc chiêm bao. Trời bên ngoài đã sáng lờ mờ. Ông chợt thấy niềm sảng khoái thấm nhuần châu thân nên vào nhà tắm, tắm để tẩy đi mồ hôi nhớp nháp. Xong ông trở về phòng khách vừa hút thuốc vừa đọc báo và chờ cô Ba Túy Nguyệt đem điểm tâm qua.
    Chùng giập bã trầu, Cô Ba Túy Nguyệt đến, theo sau là cô Hai Túy Ngọc xách một cái giỏ lớn.
    Cô Hai bảo:
    - Xế hôm qua, em tui đã mua đủ thứ cần dùng cho chú, vậy mà chiếu qua nó quên đem.
    Cô lôi ra nào là đường, cà phê, xà bông đá để giặt quần áo, xà bông thơm để rửa mặt, hai gói trà tàu, hai bánh thuốc rê, xấp giấy quyến vấn thuốc, hai tờ nhật báo, hai tờ nguyệt san... Cô ân cần hỏi han:
    - Chú khỏe không? Đêm qua ngủ có ngon không?
    Bác vật Cảnh đáp:
    - Thưa chị, dù đêm qua ngủ ít nhưng tui an giấc và cảm thấy dễ chịu lắm.
    Cô Hai Túy Ngọc sắp làm vợ ông Huyện Khải. Kể vai vế, cô đứng vào hàng chị ông Bác vật Cảnh. Đây là lần thứ hai cô qua thăm ông. Cô dịu dàng bảo:
    - Chú cần chi, muốn ăn món gì cứ nói con em tui biết. Ngày mốt, anh Huyện cùng ông Đốc Hạnh sẽ tới chơi, để dự lễ cúng rầm Vu Lan.
    Cô Ba đặt mâm điểm tâm xuống bàn, so đũa, ân cần mời:
    - Mời ông dùng điểm tâm cho nóng.
    Mâm cháo sáng thật tươm tất. Cháu trắng nấu bằng gạo nàng hương thơm phức. Hai trứng vịt muối xẻ đôi bày trên chiếc dĩa màu trứng sáo. Một dĩa nhỏ đựng dưa mắm trộn tỏi ớt. Một dĩa cá lóc muối mặn và chiên vàng. Một tô thịt nạc dăm và cá lóc kho chung, nước kho đặc quánh sặc mùi tiêu hành Một dĩa bắp chuối luộc trộn dấm ớt.
    Cô Hai nhìn từ trong ra ngoài, khen:
    - Ở đây từ trong ra ngoài đều ngăn nắp đẹp đẽ, chỉ thiếu mấy chậu bông cho vui mắt. Để tui mua tặng chú cặp chậu bông ngọc nữ.
    Cô quay qua em:
    - Em ở đây hàn huyên với chú Bác vật, chị có việc phải ra ngoài Cầu Dài.
    Và cô kiếu từ. Đợi chị mình đi khuất, cô Ba mới nhìn sững người đàn ông tân học, bảo:
    - Lạ dữ không, da mặt ông coi bộ bớt đỏ...
    Bác vật Cảnh úp úp mở mở:
    - Tui sẽ hết bịnh. Để rồi cô coi.
    Cô Ba cười:
    - Dĩ nhiên rồi. Em tin chắc như vậy.
    Cô Ba nghiêm sắc mặt:
    - Đêm hôm qua, em nằm chiêm bao thấy ông cùng em ngồi nói chuyện dưới mái lá nầy. Tư dưng ông biến mất. Chỗ của ông ngồi là một nhánh cây nhỏ trồng trong chậu. Một cơn gió hắt vào một làn sương mát, cây bỗng nãy lộc non, lá mới và trổ bông rườm ra lắm.
    Bác vật Cảnh nhìn sâu vào mắt cô gái:
    - Cô chiêm bao thấy cây khô trổ bông thì chuyện vui ứng vào cô chớ sao lại ứng vào tui?
    Cô Ba đỏ mặt, ấp úng:
    - Nhưng bấy lâu nay em tụng kinh Phổ Môn để cầu ông được lành bịnh. Cứ theo mộng triệu mà suy thì điềm hên phải ứng vào ông mới phải.
    Rồi không nói gì thêm, cô thu xếp gào- mên bỏ vào tay xách, bỏ ấm đất vô giỏ mây rồi kiếu từ.
    - Em phải đi chợ mua sắm lặt vạt.
    Khi cô đi rồi, Bác vật Cảnh vẫn tiếp tục dùng điểm tâm. Hôm nay cô Ba mặc áo nhiễu màu tím than, càng làm tôn sắc da trắng trẻo, hồng hào của cô lên bội phần. Khi cô mắc cỡ, sượng sùng, má cô càng hồng tươi thắm đượm, càng rạo rực lộng lẫy. Tim ông bỗng đập mạnh, miệng ông cười bâng khuâng...
    Bên ông Năm Tảo, lễ cúng rằm được tổ chức thiệt lớn. Bà Năm ngoài chè bánh còn làm một mâm cỗ chay thịnh soạn. Cô Ba bưng qua Bác vật Cảnh một mâm chay vĩ vèo nào là chả giò, mắm thái, cà ri chay để ăn với bún, bánh tráng, rau sống. Mâm chè bánh gồm các loại bánh luộc như bánh ú, bánh dừa, bánh qui; chè đậu trắng, xôi nhuộm nước cốt lá cẩm màu tím tươi, xôi vị mau nâu mã não thơm mùi ngũ vị hương ngào ngạt.
    Ông Huyện Khải tháp tùng ông bà Năm Tảo, cô Thiệt Nguyện, hai cô Túy đi chùa Long Đức và chùa Sơn Thắng. Kỳ rằm này bà Năm Tảo, ngoài mười ngăn quả đựng mười thứ bánh, còn cúng đường mỗi chùa năm chục đồng, rất hậu hĩ.
    Tiền cơm, tiền tiêu xài dành cho Bác vật Cảnh được người bác ông và ông Huyện Khải cung cấp đều đặn. Và cũng đều đặn ngày ba lần, cô Ba Túy Nguyệt đem cơm nước cho ông. Mỗi lần như vậy cô đều ngồi nán chừng nửa tiếng đồng hồ để trò chuyện. Bác vật Cảnh vẫn trì tụng kinh Pháp Hoa và kinh Dược Sư đều đều. Chừng nửa tháng sau, cô Ba chăm chăm nhìn ông, bảo:
    - Lạ quá đi, da mặt ông sáng mịn hơn bao giờ!
    Ông đưa tay xoa xoa lên má mình. Quả vậy, áp dưới lòng bàn tay, da mặt ông láng như da trẻ thơ. Khi cô Ba ra về, ông soi gương và thấy lớp xù xì trên mặt không còn nữa. Đôi mày lưa thưa của ông đã mọc rậm lại. Những vết lở lói ở tay ở cẳng đã khô mặt dần.
    Rồi đến một hôm, ông nấu lá thạch xương bồ đề tắm thì thấy mình đã hoàn toàn bình thường. Tóc ông rập rạp xanh tốt trở lại, những vết lở lói biến mất không để lại vết thẹo nào.
    Chiều hôm đó ông Năm Tảo sau khi xem mạch cho Bác vật Cảnh, bảo:
    - Bấy lâu theo dõi bịnh trạng ông, thấy bịnh lần lượt rút lui. Nay tóc, mày ông đã mọc rậm trở lại, chứng tỏ ông đã hoàn toàn bình phục. Vậy ông hãy lên Sài gòn khám bịnh coi có đúng như lời tui nói hay không.
    Tới lúc đó Bác vật Cảnh mới thuật tỉ mỉ cho ông Năm nghe những lần con tinh cẩm lai báo mộng, lần con Kim Ngân Hoa Xà cắn ông. Ông Năm chỉ biết chắp tay niệm Phật.
    Sau cùng, Bác vật Cảnh bảo:
    - Thưa ông Năm, tiện đây tui cũng xin thưa với ông. Ông là danh y, đoán bịnh khó mà trật được. Như vậy là tui đã lành bịnh rồi, không còn hồ nghi gì nữa. Trong thời gian về đây dưỡng bịnh, tui được cô Ba săn sóc, an ủi. Cổ lại còn khuyên tui tham khảo kinh điển và trì tụng kinh kệ. Ơn cổ lớn biết chừng nào! Tấm lòng cổ đối với tui tận tụy tha thiết biết mấy! Cô vừa đẹp vừa hiền, lại có tấm lòng vàng, nên tui muốn cưới cổ để đáp đền ơn cổ. Xin ông nhận lời tui, cho tui được làm rể ông.
    Ông Năm Tảo ngần ngại:
    - Ông lành bịnh thì tui mừng, nhưng về việc cầu hôn thì xin ông suy nghĩ lại.
    Bác vật Cảnh tha thiết:
    - Đực làm rể người hiền đức như ông, được làm chồng cô gái ngọc diện băng tâm như cô Ba, thì đó là tam sanh hữu hạnh cho tui vậy!
    Ông Năm Tảo chau mày:
    - Tui biết tánh ý con gái tui nhiều. Nếu vì mang ơn nó mà ông đòi cưới nó thì nó không ưng đâu!
    Nghe vậy Bác vật Cảnh cười xòa:
    - Đó là cách nói thôi, chớ thiệt tình tui đã thương thầm nhớ trộm cổ từ những ngày được gần gũi và trò chuyện với cô kia...
    

Xem Tiếp Chương 10Xem Tiếp Chương 12 (Kết Thúc)

Bãi Gió Cồn Trăng
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Xem Tập 8
  » Đang Xem Tập 9
  » Xem Tiếp Tập 10
  » Xem Tiếp Tập 11
  » Xem Tiếp Tập 12
 
Những Truyện Dài Học Trò Khác
» Ngôi Trường Mọi Khi
» Góp Nhặt Cát Đá ( Thạch Sa Tập )
» Hai Vạn Dặm Dưới Biển
» Harry Potter và thanh gươm Gryffindor
» Con Thúy
» Hạ Đỏ
» Phượng Vĩ
» Harry Potter và Chiếc Cốc Lửa
» Thằng Quỷ Nhỏ
» Pippi Tất Dài
» Harry Potter Và Mật Lệnh Phượng Hoàng
» Thằng Người Gỗ
» Còn Chút Gì Để Nhớ
» Ngoài Song Mưa Bay
» Đảo Giấu Vàng
» Bong Bóng Lên Trời
» Harry Potter Và Hoàng Tử Lai