Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Hoa Sa Mạc Tác Giả: Waris Dirie    
Đi London

    London! Tôi không biết gì về nó nhưng tôi thích cái âm thanh ấy. Tôi không biết London ở đâu, chỉ biết rằng nó ở rất xa. Mà tôi lại muốn đi thật xa. Dường như đây là lời giải đáp cho những câu khấn nguyện của tôi, và đã trở thành hiện thực mỹ mãn. Tôi rền rĩ:
    - Dì ơi, có thực là cháu được đi không?
    Bà nghiêm khắc vẫy ngón tay với tôi:
    - Cháu im đi, đừng có thế nữa – thấy vẻ hoảng hốt trên mặt tôi, dì mỉm cười – Không sao đâu. Ừ, cháu được đi đấy.
    Rạo rực vì vui sướng, tôi chạy đến kể với cô em họ Fatima đang bắt đầu nấu bữa ăn tối:
    - Mình săp đi London! Mình sắp đi London! – tôi kêu lên và nhảy múa vòng tròn quanh bếp.
    - Cái gì? London ư? – Fatima nắm lấy cánh tay tôi giữa vòng xoay và bắt tôi phải giải thích – Chị sắp ở với những người da trắng – Fatima tuyên bố một cách thiết thực.
    - Em nói gì kia?
    - Chị sắp ở chỗ người da trắng, chị biết không, người da trắng.
    Tôi không biết. Tôi không hiểu Fatima nói gì, vì tôi chưa bao giờ đến chỗ người da trắng, và thực ra cũng không biết có loại người như thế trên đời. Tuy nhiên lời bình luận của cô chẳng làm tôi xao xuyến.
    - Im đi – tôi nói, rất trịch thượng – Cô ghen tị với tôi vì tôi được đi London còn cô thì không – Tôi bắt đầu vũ điệu của tôi, quay tròn và vỗ hai tay vào nhau như đang mừng mưa rồi hát – Mình sắp đi London! Ô ô ai ai! Mình sắp đi London!
    - WARIS! – dì Sahru gọi tôi, giọng đe nẹt.
    Tối hôm đó, dì Sahru sắm sửa đồ lề cho chuyến đi của tôi. Tôi được đôi giày đầu tiên trong đời, một đôi xăng đan bằng da thật. Tôi sẽ mặc bộ váy áo dài cùng màu dì cho, phủ ngoài một chiếc áo choàng rộng thùng thình kiểu châu Phi để lên máy bay. Tôi không có hành lý, nhưng chẳng có gì quan trọng vì tôi chẳng có gì để mang theo, trừ bộ đồ tôi đang mặc lúc chú Mohammed đến đón tôi ngày hôm sau.
    Lúc chúng tôi rời nhà để ra sân bay, tôi ôm ghì lấy dì Sahru và Fatima mà hôn, rồi tôi chào tạm biệt các cô cậu em họ bé bỏng của tôi. Fatima tốt với tôi đến nỗi tôi muốn đưa cô đi cùng. Nhưng tôi biết chỉ có một chỗ làm việc cho một người, và tôi mừng vì cảnh ngộ này dành cho tôi. Chú Mohammed đưa hộ chiếu cho tôi và tôi ngỡ ngàng nhìn giấy tờ tuỳ thân đầu tiên của tôi, vì tôi chưa hề có giấy khai sanh hoặc bất cứ thứ giấy tờ gì có tên tôi trên đó. Lúc lên xe, tôi thấy mình rất quan trọng và tôi chào từ biệt cả gia đình.
    Trước đây, từ dưới mặt đất tôi đã nhìn thấy máy bay bay ngang trong sa mạc, thỉnh thoảng tôi còn thấy chúng bay qua đầu lúc tôi đang chăn dê, cho nên tôi biết có những thứ ấy. Nhưng cho đến buổi chiều giã từ Mogadishu, tôi chưa bao giờ được nhìn thấy máy bay gần đến thế. Chú Mohammed dẫn tôi đi qua sân bay và chúng tôi dừng lại bên cửa dẫn đến máy bay. Trên con đường nhựa tôi thấy một chiếc máy bay của Anh lấp lánh dưới ánh mặt trời Châu Phi. Cũng lúc ấy tôi nghe thấy chú tôi lúng búng nói câu gì đó, đại loại "…và dì Maruim đang chờ cháu ở London, vài hôm nữa chú sẽ gặp cháu. Chú có việc bận phải làm cho xong rồi mới đi được".
    Tôi há hốc miệng lúc quay nhìn chú chằm chặp. Chú dúi vé máy bay vào tay tôi.
    - Bây giờ thì đừng đánh mất vé hoặc hộ chiếu đấy, Waris. Những giấy tờ này rất quan trọng, nên phải giữ thật cẩn thận.
    - Chú không đi cùng cháu à? – tôi chỉ có thể thốt ra một lời nghẹn ngào.
    - Không – chú sốt ruột nói – chú phải ở đây thêm vài ngày nữa.
    Tôi bật khóc ngay lập tức, tôi sợ đi một mình, và lúc tôi sắp rời Somalia đến nơi, tôi không chắc như thế có phải là tốt hay không. Có biết bao nhiêu điều bất trắc mà tôi chỉ biết duy nhất một ngôi nhà, còn lại trước mắt tôi bao điều bí ẩn.
    - Cứ đi đi, không sao đâu. Sẽ có người đón cháu ở London. Họ sẽ bảo cháu làm gì lúc cháu đến đấy.
    Tôi sụt sịt và buột ra một tiếng rên nho nhỏ. Chú tôi nhẹ nhàng đẩy tôi đến bên cửa.
    - Đi đi cháu, máy bay sắp cất cánh. Lên đi…LÊN MÁY BAY ĐI, WARIS!
    Cứng người lại vì sợ, tôi đi qua con đường nhựa nóng xèo xèo. Tôi chăm chú nhìn các nhân viên mặt đất dang hôi hả quanh chiếc máy bay, chuẩn bị cất cánh.mắt tôi rõi theo những người đàn ông đang dỡ hành lý, một tốp đứng kiểm tra máy bay rồi ngước lên nhìn cầu thang, không biết tôi có vào được bên trong nó không. Quyết là phải leo lên cầu thang, tôi trèo lên. Nhưng không quen đi cho nên chật vật lắm tôi mới leo lên được các bậc thang bằng nhôm trơn nhẵn mà không dẫm phải chiếc áo dài lượt thượt của mình. Lúc đến khoang máy bay, tôi không biết đi đâu và ắt hẳn trông tôi như một con ngốc. Các hành khách khác đã yên vị, họ nhìn tôi chằm chặp có vẻ tò mò, tôi có thể đọc thấy trên mặt họ "Sao trên đây lại có con nhà quê ngớ ngẩn này, chắc chưa bao giờ biết đi máy bay ra sao". Tôi chui vào trong cửa và ngồi vào một chiếc ghế trống.
    Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy người da trắng. Người đàn ông da trắng ngồi cạnh tôi nói:
    - Đây không phải là ghế của cô.
    Chí ít thì tôi đoán người ấy nói thế, vì tôi chẳng biết lấy một từ tiếng Anh. Tôi hoảng hốt nhìn ông ta và nghĩ "Ôi trời ơi, ông này nói gì với con vậy? Tại sao giọng ông ấy lại như thế?" Ông ta nhắc lại và tôi càng hoảng hơn. Nhưng lúc đó, ơn Chúa, người tiếp viên hang không đi tới và cầm lấy vé trong tay tôi. Rõ ràng người phụ nữ này hiểu tôi chẳng biết gì hết. Cô nắm lấy cánh tay tôi và dẫn tôi đi giữa hai hàng ghế, đến chỗ ngồi của tôi, chắc chắn không phải là loại hạng nhất. Lúc tôi đi qua, mọi gương mặt đều quay nhìn tôi chằm chằm. Người tiếp viên mỉm cười và chỉ vào ghế của tôi. Tôi buông phịch người xuống, lấy làm mừng vì thoát mọi khó khăn, rồi cười ngớ ngẩn, tôi nghếch đầu về phía cô tiếp viên và nói cám ơn.
    Ngay sau khi máy bay cất cánh, vẫn cô tiếp viên ấy quay trở lại xách một giỏ kẹo và mỉm cười chìa ra cho tôi. Tôi lấy một bàn tay nhấc nếp áo lên thành một cái túi như lúc tôi hái quả, còn tay kia vơ một nắm kẹo đầy. Tôi đói muốn chết, nên định vơ thật nhiều. Ai mà biết đến bao giờ tôi mới nhìn thấy đồ ăn nữa? Lúc tay tôi vơ đến lần thứ hai, cô tiếp viên giơ giỏ kẹo ra khỏi tầm với của tôi. Tôi với tay ra túm lấy giỏ kẹo lúc cô ta giơ ra xa tôi. Bộ mặt cô như muốn nói "Kìa, cô bé. Tôi biết làm gì với cô đây?"
    Trong lúc tôi bó giấy và ăn ngấu nghiến viên kẹo, tôi quan sát kỹ những người da trắng chung quanh tôi. Trông họ thật lạnh lùng và tôi thấy họ thật xanh xao. "Các vị cần ánh nắng mặt trời" tôi sẽ nói với họ như thế nếu tôi biết tiếng Anh, tôi cho rằng màu trắng này chỉ là tạm thời. Liệu lúc nào họ cũng như thế không? Chắc những người này trắng vì bị cớm nắng lâu quá đấy thôi. Tôi nhất định ngay lúc có thể, tôi thử chạm vào một người xem sao, biết đâu màu trắng sẽ rụng ra. Có khi dưới lớp vỏ này, họ cũng đen tuyền thì sao.
    Sáu chín hoặc mười tiếng liền trên máy bay, tôi buồn tiểu gần chết. Tôi sắp vỡ tung ra mất, nhưng tôi không biết đi ở đâu. Tôi nghĩ "Waris, mi có thể khám phá ra chứ". Vì thế tôi quan sát thật kỹ những người chung quanh tôi đứng dậy và đi đến một cánh cửa. Chắc là đây rồi, tôi suy luận. Tôi đứng dậy và đến chỗ cửa vừa lúc có người bước ra. Vào trong, tôi đóng cửa và nhìn quanh. Đây chắc là đúng chỗ rồi, nhưng đi vào đâu? Tôi nhìn cái bồn nhưng bỏ qua nó. Tôi kỉêm tra chỗ ngồi và ngửi ngửi, và chắc là đây đúng là chỗ ấy rồi. Thật là nhẹ nhõm, tôi ngồi xuống và…chao ôi!
    Tôi nhẹ cả người cho đến lúc đứng dậy và nhìn nước tỉêu vẫn còn đọng trong đó. Biết làm gì bây giờ? Tôi không muốn để như thế, người vào sau sẽ nhìn thấy mất. Nhưng làm thế nào cho nó thoát được? Tôi không biết nói hoặc đọc tiếng Anh, nên chữ "Xả nước" in trên nút chẳng có nghĩa gì đối với tôi. Và dù cho có hiểu chữ ấy, trong đời tôi chưa bao giờ nhìn thấy nhà vệ sinh có xả nước. Quan sát các cần, nút bấm và ốc vít trong phòng, tôi phân vân không biết cái này có đúng là thứ làm cho nước tiêu của tôi biến đi hay không. Loay hoay hết cái này đến cái khác, tôi trở lại nút xả nước và hầu như đó là sự lựa chọn thật hiển nhiên, nhưng tôi sợ nếu ấn nút, máy bay sẽ nổ tung lên mất. Ở Mogadishu, tôi đã nghe những việc như thế xảy ra. Ở đất nước có những cuộc tranh chấp chính trị liên miên, người ta hay nói đến bom và những bị nổ, nổ tung cái này, cái nọ. Nhỡ tôi ấn nút này, cả máy bay nổ tung và chết hết thì sao. Biết đâu nút này đề :KHÔNG ĐƯỢC ẤN! MÁY BAY SẼ NỔ TUNG! Tốt nhất là cứ liều để lại chỗ nước tiểu này vậy. Nhưng tôi không muốn để lại dấu vết để người khác phát hiện. VÀ tôi biết họ sẽ hiểu đích xác ai để nước tỉêu lại, vì lúc này có người đứng ở bên ngoài và đấm vào cánh cửa.
    Một ý nghĩ chợt đến, tôi vồ lấy cái ly giấy đã dùng và lấy đầy nước ở vòi. Tôi đổ nước vào bồn, lý luận rằng nếu tôi pha nước tỉêu đủ loãng, người tiếp theo sẽ nghĩ cái bồn này chỉ toàn nước là nước. Tôi bình tĩnh bắt tay vào việc, lấy đầy nước rồi đổ, lấy đầy nước rồi đổ. Lúc đó những người đứng ngoài không chỉ gõ cửa mà còn nói gì đó. Tôi không thể trả lời họ "Đợi một chút…". Vì vậy, tôi cứ lặng lẽ làm việc của mình, lấy đầy nước vào cái ly ẩm ướt từ vòi và đổ vào bồn xí. Tôi ngừng lại lúc mực nước đã mấp mé thành bồn. Tôi biết cho thêm giọt nữa, nước sẽ tràn ra sàn. It ra thì nước trong bồn trông cũng giống loại nước bình thường nên tôi đứng dậy, vuốt thẳng tà áo và mở cửa. Cúi nhìn xuống, tôi bước qua đám đông tụ tập bên ngoài, khoan khoái vì đã thoát nạn.
    Lúc hạ cánh xuống Heathrow, nỗi sợ phải đối mặt với đất nước xa lạ át cả sự nhẹ nhõm được rời khỏi máy bay. Ít ra thì dì tôi cũng ở đó đón tôi, và tôi biết ơn dì. Lúc máy bay hạ xuống, bầu trời bên ngoài cửa sổ thay đổi từ những đám mây trắng như nổi bọt sang những vệt xam xám. Lúc hành khách đứng dậy, tôi cũng đứng dậy và để dòng người cuốn theo, không biết đi đâu, làm gì. Đám đông xô về phía trước cho đến cầu thang. Ở đây lại có vấn đề: cầu thang đang chuỷên động. Tg đứng lạnh cả người, quan sát chúng. Biển người tách ra chung quanh tôi và tôi ngắm họ bước thoải mái lên bậc cầu thang đưa lên trên. Bắt chước họ, tôi cũng bước lên được cầu thang tự động. Nhưng một chiếc xăng đan mới của tôi tuột ra và nằm trên sàn.
    - Giày của tôi! Giày của tôi! – Tôi kêu to bằng tiếng Somali và chạy trở lại để nhặt. Nhưng đám đông dồn lại đàng sau không để tôi đi qua.
    Lúc rời cầu thang, tôi đi tập tễnh theo dám đông, chân đi có một chiếc giày. Sau đó chúng tôi đến chỗ hải quan. Tôi nhìn những người đàn ông da trắng mặc đồng phục Anh rất hợp thức – chỉ có tôi không biết họ là ai. Một nhận viên hải quan nói với tôi bằng tiếng Anh và túm lấy cơ hội được giúp đỡ, tôi chỉ về phía cầu thang cuốn kêu to bằng tiếng Somali "Giày của tôi! Giày của tôi!" Anh ta chăm chú nhìn tôi, vẻ chán chường, kiên nhẫn và nhắc lại câu hỏi. Tôi cười rúc rích, tạm quên chiếc giày. Sau khi kiểm tra tôi kỹ càng, anh ta đóng dấu vào hộ chiếu và cho tôi qua.
    Bên ngoài phòng hải quan, một người đàn ông mặc đồng phục lái xe tiến đến chỗ tôi và hỏi bằng tiếng Somali:
    - Có phải cô đến làm cho ngài Farah?
    Sững cả người thấy có người nói tiếng nước mình, tôi cười to sung sướng:
    - Đúng! Đúng thế! Tôi là Waris.
    Người lái xe dẫn tôi đi, nhưng tôi ngăn anh ta lại:
    - Giày của tôi, chúng ta phải xuống cầu thang nhặt nó.
    - Giày của cô ư?
    - Vâng, nó ở đàng kia kìa.
    - Chỗ nào vậy?
    - ở chân cầu thang cuốn – tôi chỉ về hướng đối diện – tôi mất lúc lên cầu thang – Anh ta nhìn tôi chân giày chân đất.
    may làm sao, người lái xe nói được tiếng Anh, nên chúng tôi được phép vào lại cửa và tìm giày cho tôi. Nhưng lúc chúng tôi đến chỗ tôi rơi giày, chẳng thấy nó đâu. Tôi không thể tin vận rủi của mình. Tôi lột nốt chiếc xăng đan kia và cầm nơi tay, nhìn khắp sàn nhà lúc chúng tôi trở lại cầu thang. Nhưng lúc này tôi lại phải qua cửa hải quan một lần nữa. Lần này chính người nhân viên ấy hỏi câu đã hỏi tôi lần đầu. Người lái xe dịch lại:
    - Cô ở đây bao lâu? – nhân viên hải quan hoi tôi. Tôi nhún vai – Cô đến đâu?
    - Tôi đến ở với chú tôi là đại sứ - tôi nói, hãnh diện.
    - Theo hộ chiếu cô mười tám tuổi. Đúng không?
    - Hả? Tôi chưa đến mười tám! – Tôi phản đối với người lái xe. Anh ta dịch lại cho nhân viên hải quan.
    - Cô có gì cần khai không? – tôi không hiểu câu hỏi ấy.
    Người lái xe giải thích:
    - Cô mang những gì vào nước này?
    Tôi giơ một chiếc xăng đan lên, nhân viên hải quan nhìn chằm chằm vào chiếc giày của tôi một lát rồi lại lắc đầu, trả lại hộ chiếu cho tôi và vẫy tay cho qua.
    Lúc người lái xe đưa tôi ra khỏi sân bay đông nghẹt, anh ta bảo:
    - Này, hộ chiếu của cô ghi cô mười tám tuổi. Vì vậy tôi đã nói với anh ta như thế. Nếu có ai hỏi, cô nhớ nói cô mười tám tuổi nhé.
    - Nhưng tôi chưa đến mười tám – tôi giận dữ nói – như thể già quá!
    - Vậy cô bao nhiêu tuổi?
    - Tôi không biết, có lẽ mười bốn, nhưng tôi được được từng ấy tuổi!
    - Nhưng hộ chiếu của cô ghi thế, vì vậy bây giờ cô từng ấy tuổi.
    - Anh nói gì thế? Tôi không quan tâm hộ chiếu ghi cái gì, tại sao lại thế, tôi nói thật với anh kia mà?
    - Vì đó là điều ông Farah nói với họ.
    - Ong ấy điên rồi! ông chẳng biết gì hết! – Lúc đến nơi, cả hai chúng tôi đều la lối bằng tiếng Somali, và chúng tôi đâm ghét nhau kinh khủng.
    Lúc ra ngoài đến chỗ để xe, chân đất, tuyết đang rơi khắp London. Tôi đi một chiếc xăng đan vào và rùng mình, kéo chiếc áo khóac vải mỏng manh vào sát người. Trước đây tôi chưa trải qua thời tiết này bây giờ và chắc chắn chưa khi nào thấy tuyết.
    - Ôi Chúa ơi ở đây lạnh quá!
    - Cô sẽ quen đi.
    Rồi người lái xe đưa xe ra khỏi sân bay và hoà vào dòng xe cộ buổi sáng ở London. Tôi mất tự chủ vì cảm giác buồn bã, lẻ loi ở một nơi hoàn toàn xa lạ, chẳng có gì ngoài những gương mặt da trắng xanh xao đối với tôi. Lạy đức Allah! Thiên đường ơi! Mẹ ơi! Con đang ở đâu? Lúc ấy, tôi thèm có mẹ tôi vô cùng. Dù là gương mặt da đen duy nhất quanh tôi, người lái xe của chú Mohammed chẳng làm tôi thoải mái tí nào, vì rằng anh ta coi tôi thấp kém hẳn so với anh ta.
    Trong lúc lái xe, anh ta nhồi vào đầu tôi về gia đình tôi sắp đến, tôi sẽ ở đấy với chú và dì tôi, mẹ của chú Mohammed, một người cậu khác mà tôi chưa gặp, em trai của mẹ tôi và dì Maruim – và bảy đứa em họ của tôi. Sau khi kể về những người sống trong nhà ấy, anh ta thông báo khi nào tôi dậy, khi nào đi ngủ, tôi sẽ phải làm những gì, nấu những món gì, tôi ngủ ở đâu, và hết ngày tôi sẽ lăn vào giường, mệt lử ra sao.
    - Cô biết không, dì cô là bà chủ cai quản nhà rất nghiệt ngã – anh ta nói riêng, rất thực tế - Tôi biết là bà ấy làm mọi người thật vất vả.
    - Có thể bà ấy làm anh vất vả, nhưng bà ấy là dì tôi.
    Vả lại, dì là phụ nữ và là em gái mẹ mình, tôi lý luận. Tôi nghĩ đến mẹ, tôi nhớ bà biết chừng nào, tôi nhớ đến dì Sahru và Fatima đã tốt với tôi biết chừng nào. Tôi nhớ cả Aman cũng tốt với tôi, nhưng chị em chúng tôi chỉ không hoà thuận với nhau. Cánh phụ nữ trong gia đình tôi đều ân cần, chăm sóc lẫn nhau. Tôi dựa lưng vào ghế, bỗng cảm thấy rất mệt mỏi sau một chuyến đi dài dằng dặc.
    Liếc nhìn qua cửa sổ, tôi cố xem những bông tuyết trắng xóa ấy từ đâu rơi xuống. Tuyết dần dần bie6 nó con đường thành trắng xoá lúc chúng tôi xuyên qua khu dân cư sang trọng ở phố Harley. Lúc xe dừng lại trước nhà chú tôi, tôi chăm chú, bàng hoàng nhìn ngôi nhà, không ngờ mình sắp được ở một nơi huy hoàng như thế ấy. Với kinh nghiệm sống hạn chế ở châu Phi của tôi, tôi chưa bao giờ nhìn thấy nơi nào giống như thế. Dinh cơ là một biệt thự bốn tầng màu vàng, màu tôi rất thích. Chúng tôi đến cửa trước, lối vào rất ấn tượng với cửa sổ hình bán nguyệt bên trên. Bên trong cửa, một tấm gương khổng lỗ khung mạ vàng phản chiếu một bức tường xếp đầy sách trong thư viện đối diện.
    Dì Maruim bước vào hành lang đón tôi.
    - Dì! – tôi kêu lên.
    Một phụ nữ trẻ hơn mẹ tôi một chút, ăn mặc theo lối phương Tây đứng trong phòng đợi.
    - Vào đi! – dì nói nhạt nhẽo – Đóng cửa lại.
    Tôi đã định chạy ào tới và ôm lấy dì, nhưng một cái gì đó trong cách dì đang đứng, hai bàn tay chắp lại với nhau làm tôi cứng người lại trên ngưỡng cửa.
    - Trước hết dì chỉ nhà cửa cho cháu và giải thích công việc của cháu.
    - Ồ - tôi khẽ nói, cảm thấy chút sức lực cuối cùng tan biến – Thưa dì, cháu rất mệt, cháu chỉ muốn đi ngủ. Cháu có thể đi ngủ ngay bây giờ được không ạ?
    - Được, đi với dì.
    Tôi vào phòng khách, và lúc chúng tôi lên cầu thang, tôi đã thấy nhiều đồ đạc sang trọng, ngọn chúc đài, chiếc sofa trắng muốt xếp hàng tá gối, bức tranh sơn màu khó hiểu treo phía trên mặt lò sưởi, củi cháy lách tách trong lò. Dì Maruim dẫn tôi vào phòng dì và bảo tôi có thể ngủ trên giường của dì. Một cái giường có chân to bằng cả túp lều của gia đình tôi, phủ tấm thảm trải giường tuyệt đẹp. Tôi lướt bàn tay trên tấm thảm ấy và thích thú với cảm giác mềm mượt.
    - Lúc nào cháu ngủ dậy, dì sẽ đưa cháu đi xem nhà.
    - Dì sẽ đánh thức cháu chứ?
    - Không, lúc nào cháu muốn dậy thì dậy. Cháu cứ ngủ cho thoả thích.
    Tôi chui vào dưới tấm khăn phủ và nghĩ chưa bao giờ cảm thấy thứ gì mềm mại và tuyệt trần như thế trên đời. Dì nhẹ nhàng khép cửa lại và tôi chìm vào giấc ngủ như đang rơi xuống một đường hầm, một đường hầm dài tối đen.

Xem Tiếp Chương 9Xem Tiếp Chương 17 (Kết Thúc)

Hoa Sa Mạc
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Đang Xem Tập 8
  » Xem Tiếp Tập 9
  » Xem Tiếp Tập 10
  » Xem Tiếp Tập 11
  » Xem Tiếp Tập 12
  » Xem Tiếp Tập 13
  » Xem Tiếp Tập 14
  » Xem Tiếp Tập 15
  » Xem Tiếp Tập 16
  » Xem Tiếp Tập 17
 
Những Truyện Dài Khác
» Liêu Trai Chí Dị
» Pie Đệ Nhất
» Thiên Thần Và Ác Quỷ
» Tuyết Bỏng
» Cuộc Đời Của Pi ( Phần II )
» Mao: The Unknown Story
» Con Lừa Và Tôi
» Trái Tim Không Cần Lý Lẽ
» Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
» Cuốn Sổ Lớn
» Chuyện Tình New York
» Những Kẻ Điên Rồ Phải Chết