Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Vòng Cung Lửa Tác Giả: Nikolai Axanop    
Chiến thắng chuẩn bị trong bóng tối

    Cuộc tấn công của quân Đức ở vùng Cuốc-xcơ và những tên bịp ở Bộ chỉ huy Hit-le.
    “Bộ chỉ huy Hit-le im lặng về kết quả ngày đầu tiên cuộc tấn công lớn của quân đội Đức trên hướng Óc-lốp-Cuốc-xcơ-Ben-gô-rốt. Ngày 6 và 7 tháng 7, Bộ chỉ huy Đức quyết định chơi trò đánh lận con đen: “biến” bên tấn công thành bên phòng ngự, tuyên bố rằng Hồng quân đang mở cuộc tấn công, chứ không phải quân Đức.
    Tại sao Tổng hành dinh Đức phải dùng đến ngón bịp này?
    Cuộc tấn công mới của quân Đức đã không làm quân ta bất ngờ. Trên cả hai hướng, các cuộc chiến đấu quyết liệt đã diễn ra, tới ngày thứ ba, kết quả là quân ta đã tiêu diệt 30.000 tên lính và sỹ quan, phá hỏng hoặc thiêu hỷ 1.539 xe tăng và bắn rơi 649 máy bay của quân địch. Quân ta giữ vững ranh giới trận địa. Chỉ có trên tuyến Ben-gô-rốt sau khi chịu đựng những thiệt hại to lớn, quân địch lấn chiếm không đáng kể một vài khu vực phòng ngự của ta”
    Tổng cục thông tin Liên Xô
    7-7-1943
    -Chưa bao giờ trên báo chí có những phát biểu công khai đến như vậy. Một khẩu hiệu được nêu bật: “Chúng ta sẽ chiến thắng”. Và hôm nay toàn thế giới đã được thông báo rằng đây là ý đồ cuối cùng của Hit-le giành chiến thắng, nhưng nó đã sụp đổ ngay trong ngày đầu tiên.
    -Ồ, đây có nói cả về chúng ta này!-Vi-ta đọc bản tin qua vai chồng, nói.-Anh xem đây!
    Anh rời mắt khỏi bản tin của Bộ Tổng chỉ huy và nhìn vào phần đầu của bản tin. Trong đó nói:
    “Trên tuyến Óc-lốp-Cuốc-xcơ, suốt ngày quân ta đã kiên cường chiến đấu với đội quân tấn công. Trên điểm phòng ngự của đơn vị, những tốp xe tăng, mỗi tốp từ 80 đến 100 chiếc, không ngừng công kích vị trí của quân đội Liên Xô, âm mưu chọc thủng trận tuyến. Sau xe tăng là những đơn vị bộ binh cơ giới lớn của Đức. Quân ta đã đập tan các đợt tấn công của quân địch, bảo vệ vững chắc trận địa. Ở vài điểm, riêng lẻ, vài tốp xe tăng Đức, khoảng 15-30 chiếc, đã đột phá đội hình quân ta, thọc sâu vào tuyến phòng ngự. Đến cuối ngày, tất cả số xe tăng này đã bị tiêu diệt. Trong số xe tăng Đức bị diệt có hơn 40 chiếc tăng “Cọp”.
    -Sao em lại nghĩ là đây nói về chúng ta?
    -Vô-lô-đi-a yêu quý, đây là lần đầu tiên mới nói đến tăng “Cọp” mà.
    Phải, tăng “Cọp” được nhắc đến lần đầu tiên. Và điều đó gợi ta nhiều suy nghĩ. Chắc loại vũ khí mới chống lại những khối thép vận động gây kinh hoàng, bắn phá và nghiền nát mọi vật sống này đã tỏ rõ hiệu quả mãnh liệt đến nỗi có thể lớn tiếng tuyên bố về nó, tất nhiên còn chưa nêu tên. Nếu đúng như vậy thì mọi sự khoe khoang về các loại vũ khí “bí mật”, “dữ dội”, “khủng khiếp” của Đức sẽ chẳng còn làm ai lo sợ, và có thể thậm chí quân đồng minh sẽ hiểu rằng đã đến lúc họ tham chiến. Sau thất bại dường như cố tình để xảy ra ở De-pơ để báo cáo cho bọn Đức và cả thế giới biết về sự yếu kém của mình, họ đâu có hề động đậy một ngón tay để giúp đữ chúng ta.
    -Dù sao chúng ta cũng khá đấy chứ!-Vi-ta đọc xong bản tin, kết luận.
    -Không phải chúng ta, mà là Liên bang Xô Viết,-Người chồng chữa lại.
    -Nhưng tất cả chúng ta nữa chứ!-Chị không chịu rút cái phần tham gia nhỏ bé của mình.
    Và anh đồng tình với chị.
    Tiếng gầm của các trận đánh dồn về phía Prô-khô-rốp-ka. Tuy nhiên trong các đơn vị dự bị của Bộ chỉ huy vẫn yên tĩnh, mặc dù vài nhóm lẻ xe tăng Đức đã đột nhập vào hậu tuyến Liên Xô. Nhưng ở khu vực này được trang bị đầy đủ các phương tiện chống tăng, đã nuốt sống những chiếc xe tăng luồn sâu và đám biệt kích đeo tiểu lên một cách ngon lành.
    Ngày 8, 9, 10 tháng bảy, bản tin của Tổng cục thông tin Liên Xô hàng ngày nêu lên hàng trăm xe tăng và máy bay Đức bị tiêu diệt. Trong bản tin mật của Krit-xchi-an có kể tên những đơn vị xe tăng,bộ binh cơ giới mới và mới nữa, thậm chí cả những trung đoàn, sư đoàn xa thủ thường của quân địch, được đưa vào cuộc chiến. Đôi khi có cảm tưởng là Hit-le đã ném vào cái cối xay thịt này tất cả mọi dự trữ của mình. Tuy nhiên quân địch cũng đã lấn át dược quân ta. Từ Tô-ma-rôp-ka tới Prô-khô-rốp-ka, quân Đức chọc được một mũi vào trận địa quân ta từ phía Ben-gô-rốt; còn từ phía Óc-lốp, chúng đã đột phá Ma-la-ac-khan-gen-xcơ tới sát Pô-nư-ri. Và mặc dù những “bàn đạp” mới này nằm trong chiều sâu-từ phía Nam lên 20 đến 40 kilômét, còn từ phía Bắc xuống-10 đến 20 kilômét, là điều vô cùng nhỏ bé so với những thắng lợi trước đây của chúng, chúng vẫn có thể làm ầm lên về thành công của chúng, như trước đây chúng vẫn thường làm. Nhưng chúng lặng thinh. Cái sự yên lặng kéo dài này chứng tỏ ràng chính bản thân chúng cũng chẳng tin vào sự thành tựu của cuộc tấn công mùa hè mà chúng đã đặt vào bao hy vọng.
    Theo sự phát triển của trận đánh, của những sấm sét do bàn tay con người tạo nên, mà sức mạnh còn lớn hơn cả những trận dông mùa hè ở vùng này, theo mức độ tích tụ của những đám mây bụi trong khí quyển, khói các đám cháy, bản thân thiên nhiên dường như cũng thay hình đổi dạng.
    Chiều tới trên bãi chiến trường xuất hiện những ánh chớp màu tím, còn ngay từ sáng sớm mây đen đã dày đặc che khuất cả mặt trời, chim muông ngừng hót, sương ngừng rơi, cỏ khô héo, lúa mì không được gặt rơi rụng, những quả táo vàng rơi xuống mặt cỏ khô bụi bặm, nát bét thảm hại dưới những gót ủng lính, nước trong các giếng cạn mau đến nỗi những gầu buộc xích không xuống tới và anh em chiến sĩ phải nối thêm dây lưng, dây cương và các dây thừng vương vãi nhặt được trong các căn nhà. Nhưng nước đục và đắng, dường như mặt đất rung chuyển thường xuyên đã làm xáo trộn cả thiên nhiên, khuấy đục lên tất cả lớp bùn đọng dưới giếng sâu. Những suối lạch ở nơi hai bên quân đội đánh nhau cạn khô, như là những con quái vật bằng sắt đã uống hết nước. Gió không mang lại sự tươi mát mà mùi lờ lợ ngột ngạt của thuốc súng, mùi thây người, hơi xăng, muối và kim loại cháy,-và tất cả cái đó là mùi chiến tranh.
    Đến ngày thứ bảy của sự căng thẳng không ngừng này, Vi-ta biến thành một cái bóng. Đôi mắt hõm sâu như chìm trong hai hõm hốc đen. Chị gần như không thể ăn được gì, và nếu như Tô-lu-be-ép không có ở bên thì chị không ăn, mà chỉ ừng ực uống cái thứ nước đục, đăng đắng đã bắt đầu trở nên mặn như thường xảy ra vào lúc hạn hán. Nhưng nếu có Tô-lu-be-ép ở bên cạnh, chị ngoan ngoãn nhai những thứ mà chả cảm thấy mùi vị ngon lành gì. Và Tô-lu-be-ép hiểu rằng: chị chỉ ăn vì sợ sẽ bị coi là ốm và gửi về Mat-xcơ-va.
    Ngày 11, tiếng gầm của chiến tranh dội đến gần tới mức tưởng như xe tăng Đức sắp lao tới từ sau những mỏm đồi bên cạnh. Nhưng Bộ chỉ huy vẫn im lặng. Đại tá Krit-xchi-an đến-Tô-lu-be-ép cho là ông đến để kiểm tra sự sẵn sàng hoặc có thể chỉ để làm anh yên tâm yên chí, mọi chuyện đều theo đúng kế hoạch… Nhưng có thể đặt kế hoạch cho mức độ thất bại được không? Vì lẽ nhiều khi cuộc tấn công được hoạch định có thể biến thành cuộc tháo chạy hỗn loạn.
    Rõ là Krit-xchi-an hiểu được những ý nghĩ không nói ra của anh:
    -Bọn Đức đang tăng thêm sức ép, nhưng ở bộ tham mưu của chúng đang hết sức rối ren. Liên lạc giữa các đội quân, các sư đoàn, trung đoàn bị gián đoạn. Những tay “bắt tin” của ta nhận được luôn những tín hiệu mở ngỏ cầu xin cứu viện. Ở Tổng hành dinh của Hit-le, tình hình cũng giống như vậy: tên thượng tướng Phôn Smit vừa bị cách chức chỉ huy quân đoàn xe tăng số 2. Giữa chừng cuộc chiến, Hit-le toan tính thay đổi các tướng lĩnh giống như hồi ở Xta-lin-grat. Và đây là một tin vô tuyến bắt được nữa..-Ông rút ra tờ giấy đánh máy và đưa cho Tô-lu-be-ép-Đây là sự đánh giá trận đánh đang diễn ra của chúng.
    Tô-lu-be-ép đọc:
    “Đất rung chuyển và ầm vang, không thể nghĩ đến giấc ngủ được. Những vòi nước bắn phụt lên trời, không nhìn được mặt nhau. Tai hoàn toàn điếc đặc, không thể nghe được tiếng đạn bắn lẻ tẻ hay tiếng nổ riêng biệt. Trong một ngày đã dùng mất số đạn dược bằng số đã dùng cho cả chiến dịch đánh Ba Lan, ngày hôm sau đã bắn cả một số đạn pháo bằng cả chiến dịch chiếm nước Pháp”.
    Krit-xchi-an cẩn thận gấp tờ giấy lại, cất đi, rồi hỏi:
    -Thế còn tự đồng chí đánh giá cuộc tấn công của chúng như thế nào?
    -Nhưng đằng nào chúng cũng vẫn tiếp tục tấn công!-Tô-lu-be-ép thốt lên.
    -Đúng.-Krit-xchi-an thản nhiên nói:-Rất giống trò chơi cái nhạc cụ yêu thích của bọn chúng-cái đàn ác-coóc-đê-ông ấy mà; đầu tiên kéo đàn ra, sau ép lại. Nhưng thứ âm nhạc chúng chơi là do ta đặt!
    -Thế còn những con người? Những con người!-Tô-lu-be-ép khô cả cổ.
    -Làm sao được. Trong những trận chiến đấu như thế này, bên tấn công tổn thất nhiều hơn. Chiến sĩ ta được Đất Mẹ giữ gìn, còn bọn lính Đức cứ lộ ra. Nhưng nếu chúng ta không chặn lại và đập tan chúng ra vào lúc này, thì còn phải đánh nhau thêm hàng năm nữa.
    Tô-lu-be-ép nín lặng. Anh đã nhận thấy từ trước đại tá dường như giáo dục anh, dạy anh suy nghĩ bằng những quy mô và khái niệm khác. Hầu như ông được cử làm chính ủy bên người chỉ huy trẻ tuổi này. Và anh nghĩ thầm: “Mình đúng là một cán bộ chỉ huy trẻ. Tất cả kiến thức của mình chỉ đủ cho một đại đội, và cái tầm nhìn của mình cũng ở mức ấy thôi”. Và anh quyết định luôn: “Nếu thắng trận này, anh sẽ xin một tiểu đoàn, còn lữ đoàn nên để cho một cán bộ nhiều kinh nghiệm, khỏe khoắn và ý chí mạnh hơn chỉ huy”. Tô-lu-be-ép bao giờ cũng nghĩ đến mỗi chiến sĩ riêng biệt như từng con người. Còn người chỉ huy một đơn vị lớn bao giờ cũng phải nghĩ bằng những số lượng.
    Nhưng Krit-xchi-an cũng nín lặng. Có thể ông đang hình dung ra số mệnh riêng biệt của những con người đang lao vào trận đánh. Và bao nhiêu người đã kết thúc cuộc đời trong cái khoảnh khắc đó, quằn quại trong đau đớn hay ngã ngay xuống mặt đất đầy bụi, chuyển tiếp trong nháy măt từ cuộc sống sang cõi chết. Đã thế thì cứ để nó diễn ra bất thần và không có cảm giác gì là hơn.
    Sự yên lặng của họ bị cắt ngang bởi người điện mật mã: đêm đến, lữ đoàn phải chiếm lĩnh trận địa.
    Bản tin đột xuất:
    “Ngày 12-7, quân ta tiếp tục chiến đấu với quân địch trên các hướng Óc-lốp-Cuốc-xcơ-Ben-gô-rốt. Cuộc chiến đấu đặcbiệt gay gắt ở hướng Ben-gô-rốt.
    Trên các hướng Óc-lốp-Cuốc-xcơ-Ben-gô-rốt, trong một ngày chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt 122 xe tăng, không quân và bộ đội cao xạ đã bắn rơi 18 máy bay Đức.
    Theo các tài liệu chính xác ngày 11-7, trên các hướng Óc-lốp-Cuốc-xcơ-Ben-gô-rốt, không quân và pháo cao xạ đã bắn rơi không phải 31 máy bay Đức, mà là 71 chiếc”.
    Tổng cục thông tin Liên Xô
    12-7-1943
    Tô-lu-be-ép đón buổi sáng ngày 12 tháng bảy tại đài chỉ huy sư đoàn xạ thủ bảo vệ Prô-khô-rốp-ka từ phía Nam.
    Chiếc xe tăng hạng nặng của lữ đoàn trưởng và chiếc tăng liên lạc “T34” được ngụy trang dưới ngọn đồi trong một rừng sồi nhỏ. Cùng với Tô-lu-be-ép, bước lên đài chỉ huy có hiệu thính viên của anh, Krit-xchi-an và Vi-ta. Vi-ta hy vọng là sẽ phải hỏi cung tù binh, và mặc dù cái cớ đó không vững chắc lắm, Krit-xchi-an đã tán thành chị. Tô-lu-be-ép hiểu rằng ông ngại để chị ở lại một mình không có người chăm lo, và ở đây chắc Krit-xchi-an hy vọng rằng bên cạnh những người khác, chị sẽ vững lòng hơn.
    Ngày 11 tháng bảy quân Đức từ hai phía tiến về Prô-khô-rốp-ka. Chúng tìm đủ cách để lấn sang phía tây, tiến gần đến Tô-ma-rốp-ka nhưng không làm được, và bây giờ chúng đổi hướng đánh, cố vượt ra “khoảng không chiến đấu” ở phía đông Prô-khô-rốp-ka để giáng đòn tiếp theo vào thành phố Ô-bôi-a-dơ. Chỉ huy sư đoàn cho xem bản đồ với những thay đổi mới nhất trong khu vực chiến đấu và Tô-lu-be-ép hiệu đính lại bản đồ của mình.
    Cả chiến trường mênh mông bao phủ bởi sương mù thì ít mà vì khói cháy và bụi nhiều hơn. Tạm thời tất cả còn lặng lẽ, chỉ thỉnh thoảng ùng oàng tiếng lựu pháo, mà nhiệm vụ duy nhất của nó là không để cho kẻ địch được yên. Không hiểu vì sao Tô-lu-be-ép bỗng nhớ tới “Chuyện kể về trung đoàn I-gô-rep”. Khi các chiến sĩ bị bóng tối nhật thực che lấp, các chim chóc, muông thú huyền bí đã xôn xao trên các ngọn cây để báo cho Vôn-ga, Duyên hải, Cooc-xun và Tu-ta-ra-kan biết về sự tiến quân của quân Nga.
    Chỉ huy trung đoàn mệt nhọc và vất vả đón nhận đài quan sát sư đoàn trong vị trí của mình, dù sao vẫn nhận ra Vi-ta và nhã nhặn nhường chỗ cho của mình bên kính lập thể cho chị. Và lần đầu tiên chị trông thấy cảnh chiến trường.
    Không một phía nào dám liều thu hồi những chiếc xe tăng đã bốc cháy trong mấy ngày hôm ấy. Chúng vẫn trơ ra đấy như những tượng đài màu xám bằng sắt. Nói chung, giờ này chúng là một chướng ngại vật tuyệt vời cho bộ binh. Sau chiếc xe này, có thể đang ẩn nấp những tên Đức mới tiến lên lúc ban đêm, sau xe khác đang phục sẵn những anh chiến sĩ Nga đang sẵn sàng đẩy lùi những đợt công kích mới. Trung đoàn trưởng giải thích tất cả những cái đó cho Vi-ta, rồi anh ngồi lên một vỏ hộp đạn rỗng không, tựa vào tường, và ngủ thiếp đi ngay.
    Nhưng Vi-ta đã không nhìn thấy gì nữa ngoài cái gọi là “chiến trường”.
    Trong lúc ấy, trên chiến trường bắt đầu một sự chuyển động nào đó không rõ ràng. Chỉ huy sư đoàn bỗng tiến đến máy điện thoại và ra lệnh cho ai đó: “Bắn”.
    Vi-ta hiểu ra rằng bọn bộ binh Đức đang tụ lại trong một miệng phễu thoai thoải để xung phong và những quả mìn loạc choạc ùng oàng phóng về phía lòng phễu đó không rơi tới chúng.
    Sư trưởng quay về ống kính lập thể, kêu lên mấy tiếng, và chỉ huy trung đoàn lập tức thức dậy sau tiếng mìn nổ, nắm lấy ống nghe và nói vào đó một câu “Khá lắm” hay “ác quá”-lập tức từ sau rừng sồi thưa, vụt lên sát trên bề mặt chiến trường những tia chớp đuôi dài, kéo theo luồng lửa xanh và khói đen, rồi trên lòng phễu lập tức bùng lên một đám cháy nổ ran, chùm lên tất cả không gian đằng trước một biển lửa. Và Vi-ta hiểu rằng đó là “Ka-chiu-sa” Xô Viết.
    Pháo Đức bắn điên cuồng về phía rừng sồi, và Vi-ta đã nghĩ thầm: ở đó không còn ai sống nữa. Nhưng trong lòng phễu không còn ai cả. Ở đó khói còn mù mịt mặt đất, nhưng không có ai bỏ chạy, không ai nhảy ra khỏi đám lửa khói này. Anh hiệu thính viên ngồi với đài thu phát của mình trong góc hầm nghe thấy câu gì đó trong làn sóng điện, báo cáo với sư đoàn trưởng: “Tiểu đoàn lựu pháo đã chiếm trận địa số hai”, trong giọng anh có một vẻ gì thật long trọng, và Vi-ta hiểu rằng: các chiến sĩ phóng mìn cận vệ sau khi nã pháo đã đổi trận địa ngay, và bây giờ cay cú về loại Ka-chiu-sa, bọn Đức đang đánh vào chỗ trống.
    Đúng lúc đó xe tăng nặng của địch xuất hiện.
    Những xe tăng vượt đường xa, những trái núi phát ra sấm sét”-Vi-ta nhớ đến một câu thơ Nga nào đó.
    Thậm chí ở trong công sự an toàn cũng phải thấy lạ lùng và khiếp sợ khi quan sát sự chuyển động long trời lở đất này của hàng trăm, có thể hàng hai trăm chiếc xe tăng chạy thành một mũi dài, càng ngày càng phình rộng theo mức độ chúng lao ra khỏi những hố sâu và từ giữa các mỏm đồi, nơi chúng ẩn núp trước giờ tấn công.
    Chúng tiến, không bắn phá, dường như những tên ngồi trong đó coi mình là bất khả xâm phạm và coi khinh những rãnh hào thảm hại của quân Nga cùng hầm hố và súng ống của họ. Chúng đi như một mũi tên sắt, giống như các hiệp sỹ cưỡi ngựa Đức ngày xưa mặc áo giáp nặng bằng sắt tấn công quân Nga. Nhưng người Nga khi đó, vẫn chặn những bày thú mặc áo sắt ở lại hồ Chut-xki cơ mà. Vậy chẳng lẽ “con lợn” hình mũi tên, như chính bọn Đức đặt cho đội hình này của chúng, sẽ vượt qua những công sự, hầm hào, những khẩu đội này, và đè bẹp mọi người và tất cả?
    Chị quay lại nhìn chồng, nhưng anh đã rời khỏi lỗ châu mai, nhìn Krit-xchi-an, nhìn sư đoàn trưởng, tiến đến gần Vi-ta, ôm chặt chị và hôn. Mặt tái đi một cách kỳ lạ, nhưng điềm tĩnh, ánh mắt vui vẻ, anh nhảy xuống đường hầm, người điện báo viên nhảy xuống theo và họ biến mất.
    Những chiếc xe tăng Đức chạy tốc độ chậm, chúng diễn trò “chiến tranh tâm lý”, chúng định đè bẹp ý chí của những người lính Nga bằng sự hùng hậu, sức nặng và sự bất khả xâm phạm của mình. Nhưng những hàng sau bắt đầu đổ tới nhanh và bây giờ đã hình thanh hai, ba mũi, còn cái đầu nhọn của đội hình đầu tiên tưởng chừng như đã treo trên nắp những đường hầm tiền tiêu, trên những công sự, hầm hố nhỏ đào xới vội vã để tự vệ: và lúc đó bọn xe tăng mở hỏa lực trút lên trận địa Nga những sấm sét của đạn đại bác, những lưỡi lửa lem lém hừng hực và những tiếng nổ long trời.
    Và đúng lúc ấy, pháo binh Nga lên tiếng. Những pháo thủ quả cảm này tay cầm những súng chống tăng bắn thẳng, biết rất rõ công việc của mình. Ngay trước mặt, dưới chân đồi, Vi-ta nhìn thấy một khẩu súng nhỏ luôn chồm lên, ba hay bốn chiến sĩ chuyển động chung quanh nó, và chiếc xe tăng Đức đi đầu bốc cháy, tiếp tục chạy được vài mét nữa thì dừng lại, ngọn lửa tím đen mỗi lúc một to. Vào ngay giây đó, chiếc xe tăng khác lao vào khẩu súng và những con người. Khi nó quay ngang theo đường hầm thì ở chỗ đó không còn gì nữa, khẩu súng đã bị bẹp dúm, một vài mảnh ướt át đen thẫm trên mặt đất.
    Nhưng chiếc xe tăng này cũng không đắc chí với thắng lợi này được lâu: từ dưới lòng đất, một người nhảy vọt lên, quăng vào nó một vật gì sáng lóe dưới ánh mặt trời, chiếc xe bánh quay tít, như một con chó bị đập dãy dụa tại chỗ. Nhưng cả con người kia cũng ngã xuống và không đứng dậy nữa.
    Bọn Đức hình như xác định được trên đồi là đài quan sát hay sở chỉ huy, nên đạn pháo nã xuống quanh chân đồi như mưa, tầm bắn của chúng mỗi lúc một nâng cao lên, và từ trên trần đã thấy đất rơi xuống, những mảnh đạn văng vào các phiến bê tông. Krit-xchi-an cầm tay Vi-ta kéo sang chiếc hầm dự bị, còn các sỹ quan chỉ huy ở lại trong chiếc hầm gần như bị phá hủy. Chung quanh, cơn bão lửa đang gầm thét.
    Họ chạy theo đường hào sâu chừng năm mươi mét và Krit-xchi-an đưa Vi-ta vào một căn hầm khác. Ở đây đơn giản hơn, chật chội hơn, không có kính ngắm lập thể, nhưng lỗ châu mai cho phép nhìn thấy cảnh chiến trường. Bên lỗ châu mai, một thiếu tá đang đứng, anh là chỉ huy một trung đoàn xạ thủ khác. Ở đây cũng có điện thoại viên và hiệu thính viên. Ai đó đưa cho Vi-ta chiếc ống nhòm và chị lại dán mình vào lỗ châu mai. Sau lưng, Krit-xchi-an nói khẽ với thiếu tá, và Vi-ta lạnh toát đi vì sợ hãi khi nghe nói:
    -Đúng, lũ xe tăng đã chọc thủng, mười lăm hay hai mươi chiếc.
    Nhưng họ nói chuyện bình thản, tự nhiên, dường như nói về một vị khách tới bất ngờ, nhưng cũng phải đón tiếp cho xứng đáng; và bất giác chị lại thấy bình tĩnh ngay: đại tá Krit-xchi-an là người có kinh nghiệm, ông sẽ làm tất cả những gì cần thiết. Lòng chị ở ngoài chiến trường, bên chồng, và lúc này chị nhìn thấy anh.
    Tất nhiên, không phải chị nhìn thấy anh, mà là thấy những chiếc tăng nặng. Chúng lao ra từ phía mặt trời còn chưa lên cao, từ phía đông, và không chạy thành mũi dài, mà dàn hàng ngang như những lớp sóng, để, như Vi-ta hiểu, bắn thuận lợi hơn vào các xe tăng địch. Các xe tăng của Tô-lu-be-ép chạy ở cánh phải mũi xe tăng Đức và bọn Đức còn chưa nhìn thấy chúng.
    Những chiếc tăng nặng của Tô-lu-be-ép xông nhanh đến gần những “Con Cọp” Đức, và Vi-ta tưởng rằng hai bên đã đâm vào nhau. Nhưng lúc đó xe tăng Đức đã dãn ra theo lệnh của ai đó để chống lại kẻ thù mới phát hiện và hóa ra chúng còn cách xe tăng Nga chừng ba hay năm trăm mét. Nhưng các xe tăng Liên Xô được trang bị pháo nặng vẫn lao vào tiếp cận, bắn ra không ngớt. Một, hai, ba chiếc xe tăng Đức đã bốc cháy… Chúng cháy như những ngọn đuốc xám dưới ánh mặt trời buổi sớm còn nhợt nhạt và không có tên nào nhảy ra, chạy trên ruộng trống. Nhưng cả bên trung đoàn Tô-lu-be-ép cũng có mấy chiếc tăng bốc cháy, dừng lại, chết đứng như những khối đá nặng nề.
    Nhưng những chiếc tăng khác tiếp tục lao lên, cắt xé đội hình quân Đức, phía rừng sồi vang lên tiếng pháo tự hành và pháo chống tăng. Từ bên trái vọt ra những chiếc T.34 hàng ngũ không đều, nhanh vun vút, từ đâu đó sau những ngọn đồi xuất hiện hai thiết đội xe tăng nặng “IX” nữa, và Vi-ta kinh hoàng nhìn thấy lúc này đã có hai hay ba trăm chiếc tăng cùng bắn một lúc, lao vào nhau, rồi lại tản ra trên khoảng không mắt nhìn thấy rõ, và chị tưởng chừng như đất dưới chân đang đung đưa, tiếng pháo nổ, tiếng xe máy gầm vang lên đến tận trời cao.
    Chị cố tìm, nhưng không sao tìm ra được chiếc xe tăng chỉ huy của chồng với con số “10” to đậm sơn trắng trên sườn, bởi vì những chiếc “IX” tiếp tục lao vào trận đấu tăng đông đặc cắt ngang đội hình “Cọp” đang bị các xe khác của địch và màn khói mù của cuộc chiến đấu che khuất mắt Vi-ta.
    Nhưng đây, các xe tăng IX đã chặt “Con lợn” thành từng khúc rồi lập tức rẽ làm hai cánh, và Vi-ta nhận ra xe của chồng. Tô-lu-be-ép lúc này ở ngay cánh trái của đội tăng nặng đang từ hậu tuyến lao về phía những chiếc xe tăng Đức tấn công, ép chúng tới gần trận địa pháo của quân Nga, còn đội kia truy kích những chiếc tăng “Cọp” tháo chạy, đây đó luôn luôn lại phụt lên một vòi lửa và đất, đây đó những chiếc xe tăng của Nga hay của Đức lại dừng lại bốc cháy. Những con quái vật sắt của Đức bị chặt rời không còn nối liền lại với nhau được nữa, và khoảng cách của những chiếc tăng tháo lui với những chiếc bị ép vào trận địa pháo vững chắc của quân Nga ngày càng xa. Một tên lái tăng Đức nào đó hiểu rõ nguy cơ của cái chết mau chóng, bỗng quặt ngang, chạy lui trở lại; nhưng khi đó một, hai, thậm chí ba xe tăng của ta xông đến phía nó, và nó hoặc lại quặt ngang tiến sát đến trận địa Nga hơn nữa, hay tiếp tục cắm cổ chạy lùi nhưng nó chững lại ngay rồi bốc cháy, lửa vọt lên như một loạt pháo thăng thiên.
    Chị mất hút dấu vết chiếc tăng của chồng, và khi lại tìm ra nó trên vạch chéo của ống nhòm, toàn thân Vi-ta run bắn lên, co rúm lại. Nòng pháo trên xe tăng gãy gục sang một bên, có lẽ bị trúng đạn trái phá, và một chiếc tăng “Cọp” đang lao lại gần. Chiếc “Cọp” bắn liên tục, xe tăng của Tô-lu-be-ép với nòng pháo gãy gục không bắn được, xông thẳng vào chiếc “Cọp”. Vi-ta không thể hiểu được gì, môi chị thầm kêu lên: “Chạy đi, chạy đi!-nhưng chiếc tăng của anh vẫn lao vào chiếc “Cọp”, rồi bất thần dướn lên phía trước, đâm vào sườn bên phải chiếc xe tăng Đức với tất cả sức mạnh của mình.
    Vi-ta kêu lên, dường như sức mạnh của cú đòn hàng mấy tấn này giáng vào trái tim lo lắng, mệt mỏi của chị, hoặc chính chị đã giáng đòn ấy và giờ đây đang hấp hối vì đã dốc cạn hết mọi sức lực. Đại tá Krit-xchi-an nhảy lại phía Vi-ta, giật ống nhòm ra khỏi tay chị, nhìn vào lỗ châu mai. Khi tỉnh lại và đứng dậy được bên cạnh đại tá, thì không cần ống nhòm, chị cũng thấy chiếc “Cọp” bị đứt xích, nhưng cả chiếc tăng của ta cũng đứng chết dí. Và không có ai chui ra khỏi xe tăng “Cọp” cũng như của ta, dường như họ đã cùng chết cả một lúc.
    Chung quanh hai chiếc xe đụng đầu vào nhau hình thành một khoảng trống giống như bên quan tài đựng người chết. Những chiếc còn sống tiếp tục chiến đấu, thay đổi vị trí, còn những chiếc đã chết rồi-rải rác đây đó cả của Nga, cả của Đức-đứng sừng sững trên đồng cỏ như những khối sắt chết, nhưng từ chiếc này hay chiếc kia bỗng nhiên có người nhảy ra, người thì quần áo bốc cháy, kẻ thì cử động cứng nhắc đẫn đờ, nhưng họ vẫn sống, lăn lộn trên mặt đất để dập tắt lửa hay đi về phía chiến hào ngang, hai tay dơ cao hay chạy. Còn hai chiếc xe tăng húc vào nhau trong cuộc đụng độ chí mạng vẫn đứng lặng. Lúc đó Vi-ta giận dữ kêu lên với đại tá Krit-xchi-an:
    -Sao chúng ta cứ đứng mãi thế? Ngay đây có xe tăng liên lạc mà!
    Ông định túm lấy tay chị, nhưng chị đã ngoắt đi, biến vào đường hào quen thuộc, vừa chạy vừa nghe tiếng đế giày sắt đuổi theo nhưng không quay lại, sợ đại tá túm được, giữ lại, không cho chị thực hiện cái sự nghiệp chính yếu của đời mình.
    Chị vẫn chạy trước đại tá. Chị khá khỏe, được luyện tập, còn ông đã cao tuổi,-có lẽ đã ngoài bốn mươi-và chị biết rằng không thể để ông giữ lại được. Và đấy, trước mặt chị là khu rừng non, lúc này lá đã xác xơ, cây đổ, cành gẫy. Và ngay đó Vi-ta nhìn thấy chiếc T.34 mà chị đã đi cùng nó tới đài quan sát, theo sau xe của chồng, chị đập mạnh vào nắp xe bằng một hòn đá nhặt được. Người lái mở nắp xe và chị nghe thấy tiếng gọi tuyệt vọng của Krit-xchi-an:
    -Vi-ta, tôi đi với chị! Mình chị không làm gì được đâu!
    Thoáng ngoái lại và đang tụt vào trong xe, chị thấy Krit-xchi-an vẫy chị bằng khẩu tiêu liên.
    -Đồng chí ấy sẽ không bắn mình đâu. Hoặc là ông sẽ đi với mình, hoặc mình sẽ đi không có ông ấy.
    Chị đập vào vai người lái, ra lệnh cho xe đi, nhưng Krit-xchi-an, bằng một bước nhảy lạ lùng nào đó, đã ở ngay bên chị. Máy nổ gầm rú và chị không nghe thấy gì, không muốn nghe thấy gì nữa. Lúc này Krit-xchi-an đặt trước mặt người lái tấm bản đồ địa hình mở rộng, và Vi-ta nhìn tháy những ghi chú: “Cây riêng biệt”,”Cối xay gió”, “Đồi”. Đỉnh đồi có đánh dấu chữ thập, sau đó là một đường gẫy khúc vạch bằng bút chì đậm. Lúc đó chị mới biết là đại tá chỉ cho người lái xe lối đi trên bãi mìn. Chị đã không nghĩ ra vì sốt ruột, suýt nữa bắt người lái xe phóng hết tốc độ qua bãi mìn, và bây giờ thì gật đầu cám ơn đại tá. Còn người lái xe lúc này đã nắm vững địa hình, tìm ra cái cây đứng riêng một mình, chiếc cối xay gió mà đến nay chỉ còn nền và vài tấm gỗ lát.
    Nhưng sự sốt ruột của chị, lời cầu khẩn thiết tha của chị đã giúp chị nhận ra những dấu hiệu không rõ này, mà chỉ ở dưới đất và phải là linh bộ binh hay những người công binh đã đặt mìn và bây giờ dẫn những người khác đi lần từng bước theo dấu chân quan những chỗ trống này mới nhận ra. Và người lái xe tuân theo chỉ dẫn của chị, ngoặt mạnh cỗ xe vào phía chân đồi. Ngay lúc đó Vi-ta đã lại nhìn thấy chiến trường, nhưng giờ đây còn chiến trường của chính chị nữa, vì đại tá Krit-xchi-an bỗng tì người vào súng máy và chị nhìn thấy trước mặt một luồng khói đạn, sau luồng khói đó một nhóm bộ binh Đức nhảy xuống từ chiếc xe thiêt giáp bị phá hỏng đang đổ về phía họ xung phong, vì chúng đã bị cắt rời với xe tăng và chẳng còn biết chạy đâu ngoài việc xông lên phía trước. Biết đâu chúng sẽ thắng? Và chiếc T.34, chúng thấy không đáng sợ vì chúng vừa mới nhìn thấy cuộc giao tranh của xe tăng nặng và pháo tự hành, và chúng cứ lao về phía chiếc xe tăng. Chỉ có làn bụi do đạn tỏa ra không phải trước mặt mà ngay giữa đám chúng, bắt chúng phải chạy dạt sang bên phải, để năm, sáu tên mặc quân phục xám xanh nằm xoải tay trên đường đi của chiếc T.34.
    Và lúc đó, Vi-ta nhìn thấy chiếc tăng ấy và chiếc tăng của chồng. Chị nhìn thấy chúng từ phía trên, trên mặt ruộng, và cảm thấy chiếc “Cọp” nom đồ sộ đến quái gở, còn chiếc xe bất động, chết lặng, thâm thấp của chồng lại nhỏ bé. Nhưng cái làm chị kinh hãi hơn cả là con “Cọp” bắt đầu sống lại: ngay trước mắt chị, tháp xe được mở ra và trên miệng cửa xe nhô lên một tên mặc quân phục sỹ quan. Nó nhìn cánh đồng, nhìn thấy chiếc T.34 lao về phía mình, lại tụt xuống. Và lúc đó chung quanh chiếc T.34 đất và thép rơi rào rào-bọn Đức định bắn nó.
    -Sang phải! Sang phải!-Krit-xchi-an gay gắt và giận dữ ra lệnh, người lái xe tuân lệnh, và Vi-ta hiểu rằng họ đã ra ngoài tầm bắn của bọn lính xe tăng, còn Krit-xchi-an lại tì vai vào khẩu liên thanh và lần này, nhưng viên đạn của nó lia vào thành xe, nơi nắp xe vừa bật ra.
    Người lái xe dừng phắt xe bên cạnh chiếc “IX” nhưng Krit-xchi-an ra lệnh cho anh lùi lại: ông phải nhìn thấy miệng cửa trên tháp xe và cửa dưới đề phòng bất trắc, và người lái xe cho xe chạy ngược trở lại, còn Vi-ta nhảy ra, lao tới chiếc tăng của chồng. Chị chẳng có gì trong tay và dùng nắm tay đập vào thành xe, cho tới khi Krit-xchi-an ném cho chị chiếc túi đựng những dụng cụ gì đó. Vi-ta lấy ra một chiếc clê nặng chịch và cố gõ thành tiếng các tín hiệu vô tuyến “Vi-ta!”, “Vi-ta!”, “Vi-ta!” vào thành xe. Ngoài ra, chị không biết một tín hiệu vô tuyến nào khác, nhưng chính anh, chính Vô-lô-đi-a đã bày cho chị cách đánh tín hiệu này, và anh phải hiểu rằng bên cạnh anh không phải là kẻ thù, mà là chị, Vi-ta.
    Một loạt súng máy của Krit-xchi-an lại nổ ròn-đó là chiếc tăng địch lại bắt đầu sống lại, và Vi-ta lại đập mạnh hơn nữa lên thành kim loại cứng trơ trơ: “Vi-ta!”, “Vi-ta!”, “Vi-ta!”. Vừa lúc đó, cánh cửa nắp xe bật mở, và từ trong đó nhìn ra đôi mắt đầy đau đớn của Vô-lô-đi-a dưới mớ tóc bê bết máu. Anh nhìn bằng đôi mắt ngơ ngác. Người lái chiếc xe tăng bị thương nặng cố hạ anh xuống đất.
    Krit-xchi-an nhảy xuống khỏi chiếc T.34 giúp Vi-ta kéo Tô-lu-be-ép và anh lập tức ngã vật ngay xuống đất. Krit-xchi-an chìa hai tay đỡ Tô-lu-be-ép lên. Tô-lu-be-ép đã bất tỉnh.
    Anh nhẹ và gầy như cái ngày kỳ lạ họ gặp nhau ở biệt thự của nàng bên hồ Tre-u-gen, và Vi-ta tưởng chừng mình chị cũng đủ sức đưa anh lên xe tăng. Nhưng Krit-xchi-an không tin ở sức chị, ông đặt anh lên ghế ngồi. Sau đó, họ kéo người lái xe ra. Anh này tuy không cao, nhưng người mập và nặng. Vi-ta tưởng rằng họ không bao giờ xoay sở nổi với anh ta, nhưng rồi cũng đã đặt được anh vào xe. Sau đó, Krit-xchi-an lại gần chiếc xe tăng Đức, gõ vào nó.
    Ông gõ lâu, và Vi-ta hiểu rằng đó cũng là hiệu lệnh vô tuyến. Chị ngồi vào khẩu súng máy, sợ cửa xe phía dưới bất ngờ mở ra và chị không bắn trúng được kẻ thù. Nhưng cửa miệng nắp xe mở ra, và thoạt đầu từ trên xe ném xuống ba khẩu tiểu liên, hai khẩu súng ngắn rồi một túi tài liệu, và lúc đó mới thấy hai bàn tay dơ lên. Những tên Đức khó nhọc chui ra với hai bàn tay dơ lên cao và nó kêu lên van vỉ.
    -Chúng tôi xin hàng! Chúng tôi xin hàng!
    Krit-xchi-an gật đầu và chúng leo ra, đứa nọ sau đứa kia. Chúng còn ba tên sống sót trong cái hộp sắt đó và giờ đứng cạnh nhau. Krit-xchi-an gạt mấy khẩu tiểu liên, súng ngắn sang một bên, sờ nắn người chúng xem có còn giữ vũ khí gì không. Sau đó ông ra lệnh cho chúng đứng ghé vào mép xe, quẳng vũ khí xuống chân Vi-ta và chiếc T.34 đi ngoằn ngoèo giữa các xác xe tăng và pháo tự hành. Krit-xchi-an lại gật đầu ra hiệu chỉ vào bản đồ những chỗ an toàn trên bãi mìn, và nóng nảy nói:
    -Cẩn thận! Mìn nó giết cả người lạ lẫn người mình đấy!
    Chính ông đứng ở nắp xe mở, theo dõi những tên Đức lắc lư bên thành xe. Nhưng chúng đã tỏ ra cam chịu với số phận của mình và hoàn toàn không muốn đánh nhau nữa.
    Chiếc xe dừng lại ngay trước chiến hào đầu tiên. Thiếu tá chỉ huy trung đoàn chạy lại với họ. Theo đường hầm từ đài chỉ huy bị phá hủy gần hết, sư đoàn trưởng chạy tới cùng với mấy người nữa đeo túi trên vai, và Vi-ta hiểu rằng đó là những nhân viên y tế.
    Còn ở ngay bên cạnh, cuộc đánh tăng vẫn tiếp diễn. Ở phía sâu trong phòng tuyến Liên Xô vẫn dội lên những tiếng nổ: ở đó đang diệt nốt những xe tăng Đức lọt vào. Những cột bụi dựng lên ngút trời, khắp nơi khói lửa mù mịt. Và cũng trong lúc đó, khắp chung quanh là cuộc sống, tuy nhiên thống khổ, nhọc nhằn, đầy cái chết rình mò. Nhưng không phải ai cũng chết, thậm chí cả trong cuộc chiến đấu khủng khiếp này.
    “Ngày 12-7, quân ta mở cuộc phản công mạnh mẽ vào tập đoàn quân địch ở khu vực Prô-khô-rốp-ka. Ở đây đã xảy ra cuộc đấu tăng chưa từng thấy về quy mô và mức độ. Cả hai bên tham chiến cùng một lúc 1.500 xe tăng, hàng trăm pháo tự hành và một lực lượng không quân đáng kể. Sau cuộc chiến đấu, chiến trường rải rác đầy sắt thép. Chỉ trong một ngày địch đã bị diệt 400 xe tăng. Trong cuộc chiến đấu này, binh đoàn cơ giới và chiến xa do tướng P.A.Rốt-mi-xtơ-rốp chỉ huy đã nổi lên đặc biệt”.
    “Lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại”
    1941-1945
    Điều này, mãi nhiều năm sau đó, họ mới đọc tới.
    Nhưng khi Tô-lu-be-ép tỉnh lại hẳn, vừa mới tám giờ sáng, cuộc chiến đấu đang tiếp tục và chính tướng Rốt-mi-xtơ-rốp đã đi tìm anh, viên tướng mà người ta sẽ đọc tên trong lịch sử cuộc chiến đấu này. Hai lữ đoàn tăng nặng “IX” trang bị bằng đại bác 122mm đã chọc thủng trận địa địch, và vị tướng muốn Tô-lu-be-ép bảo đảm cho cuộc đột phá mới bắt đầu. Và Tô-lu-be-ép đã tỉnh hẳn, gọi người hiệu thính viên, ngồi xuống bên cạnh sỹ quan quân y, bắt đầu chỉ huy cuộc chiến đấu của lữ đoàn anh. Vi-ta ngồi ghé lên một khúc gỗ, bắt đầu hỏi cung tên chỉ huy trung đoàn xe tăng thuộc sư đoàn “A-đôn Hit-le” mà chị cùng Krit-xchi-an đã bắt được. Tất nhiên, Krit-xchi-an đã bắt được hắn nhưng trong báo cáo lại nêu cả tên chị.
    Bắt đầu bước ngoặt của một trong những cuộc giao tranh bằng xe tăng vĩ đại nhất của thế kỷ…
    

Kết Thúc (END)
Vòng Cung Lửa
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Đang Xem Tập 8
 
Những Truyện Dài Khác
» Liêu Trai Chí Dị
» Pie Đệ Nhất
» Thiên Thần Và Ác Quỷ
» Tuyết Bỏng
» Cuộc Đời Của Pi ( Phần II )
» Mao: The Unknown Story
» Con Lừa Và Tôi
» Trái Tim Không Cần Lý Lẽ
» Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
» Cuốn Sổ Lớn
» Chuyện Tình New York
» Những Kẻ Điên Rồ Phải Chết
» Đau Thương Đến Chết ( Phần I )
» Hai Chị Em
» Giữa Cơn Gió Lốc
» Chỉ Một Lần Yêu
» Đi Qua Hoa Cúc
» Tình Trên Đỉnh Sầu
» Tôi Có Thể... Nói Thẳng Với Anh
» Hành Trình Của Sói
» Âm Mưu Ngày Tận Thế