Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Quỳnh Dao » Bóng Nhạn Chiều Tà Tác Giả: Quỳnh Dao    
    Dĩnh đang ngồi trước bàn trang điểm, buồn rầu nhìn vào gương. Những vết thương trên mặt đã lành, nhưng hãy còn vết thẹo màu tím rất rõ. Dĩnh hết sức đau khổ vì thấy dung nhan của mình không còn như trước.
    Nhạn Linh bước vào phòng thấy con buồn bực thì khuyên nhủ vỗ về, hứa trong tương lai sẽ đưa Dĩnh đi Nhật Bản nhờ các bác sĩ thẩm mỹ chữa chạy cho nàng. Nhạn Linh báo cho Dĩnh biết tất cả các tài sản là tiền bạc của cha nàng để lại là thuộc về nàng. Vì thấy Dĩnh còn nhỏ cho nên Nhạn Linh phải trông nom giúp nàng đó thôị Dĩnh nghe thế trong lòng cũng thấy vui lên.
    Sau khi vết thương hoàn toàn bình phục, Dĩnh bắt đầu vào trường học trở lạị Một hôm sau giờ dùng cơm trưa xong, Dĩnh trốn nơi vườn hoa nhà trường ngồi xem sách. Nàng thấy chỉ còn hơn ba mươi ngày nữa là phải thi, nên lấy làm lo lắng. Cố học bài cho kịp kỳ thi sắp tớị
    Vì đang luống cuống với ý nghĩ ấy, Dĩnh đã đánh rơi một cuốn sách xuống đất.
    - Này Dĩnh!
    Bỗng có tiếng nói của giáo sư Khiêm từ sau lưng nàng. Dĩnh khom mình nhặt sách lên. Nàng ngửa mặt nhìn thì chạm phải tia mắt của Khiêm làm nàng hơi lúng túng. Dĩnh cúi mặt nhìn xuống chờ Khiêm lên tiếng trước.
    Khiêm tươi cười:
    - Có chuyện gì làm em không vuỉ
    - Không có gì hết. Kỳ thi đã gần kề, em sợ không còn đủ thời giờ để ôn bài nên lo lắng.
    - Từ trước tới nay bài vở em đều khá, vậy cần phải có lòng tự tin. Theo thầy thì em chẳng cần phải lo ngạị
    - Vì hôm trước bị thương phải nằm bệnh viện, em nghỉ cả tuần lễ, nên sợ không học kịp bài vở của chúng bạn.
    Dĩnh ngửa mặt thấy Khiêm đang nhìn thẳng vào mình, nên thầm lo lắng, tưởng Khiêm chú ý nhìn vết thẹo trên trán nàng. Nàng giả vờ lấy tay sờ mái tóc để che giấu vết thẹo ấy đị
    Khiêm hỏi với ý tốt:
    - Bây giờ chân em hết đau rồi chớ?
    - Hết rồi, cảm ơn thầỵ
    Hai người im lặng một lúc. Khiêm cố tìm đề tài để nói chuyện, giúp cho Dĩnh khôi phục lại sự tươi vui tự nhiên của nàng trước kiạ Khiêm cười rất hiền hòa:
    - Các em sắp tốt nghiệp rồi, là một điều vui vẻ.
    - Vâng!
    Dù ngoài miệng nói thế, nhưng trong lòng Dĩnh lại thầm nhủ là tốt nghiệp xong, sẽ có ít dịp gặp mặt thầỵ Điều mà Khiêm tưởng nàng vui mừng chính nàng không vui mừng tí nào hết.
    - Sau khi tốt nghiệp, em có tính gì không?
    - Em sẽ tiếp tục học thêm.
    Khiêm gật đầụ
    - Như vậy tốt lắm. em định vẫn ở lại Hồng Kông nàỷ
    - Có lẽ sẽra ngọai quốc Nhưng em phải học xong lớp dự bị đại học trước. Em sẽ vào một trường khác để học năm dự thị
    Khiêm ngạc nhiên:
    - Hả? Em không thích trường này hay saỏ Nửa niên học sau thầy sẽ dạy giờ cho lớp dự bị đại học.
    Dĩnh gắng gượng hỏi:
    - Thế hả?
    Cái tin đó đối với Dĩnh không còn giá trị gì nữạ Bây giờ Dĩnh chỉ muốn tránh gần gũi Khiêm.
    - Trước đây thầy có nghe mẹ em bảo là em không thích đi du học ngoại quốc. Mẹ em cho rằng em không quen hòa mình với hoàn cảnh xa lạ.
    Dĩnh buồn bã đáp:
    - Bây giờ hoàn cảnh khác rồi, không thích cũng phải thích. Có lẽ ở lại Hồng Kông thì hoàn cảnh trong tương lai càng làm cho em không thích sống.
    Khiêm im lặng giây lát, lên tiếng:
    - Nhưng đi ra ngoại quốc cũng là việc tốt, vì sẽ học được nhiều hơn. Ngoài những kiến thức trong sách vở, còn có thể tiếp nhận được nhau quan niệm triết lý về đời sống. Mốt con người sẽ được lớn khôn nhờ ở sự trui rèn liên tục.
    - Em đi ngoại quốc không phải có mục đích để học hỏi thêm, mà chỉ muốn thay đổi nếp sống, muốn đựơc dip sống cô độc một mình, tránh trường hợp cùng sống chung với người khác mà tự mình không thấy thích.
    - Em có thể xa rời thân nhân của em saỏ
    - Thân nhân! có phải thầy muốn bảo mẹ tôi không.
    Không hiểu vì đâu hai tiếng "mẹ tôi" nàng bỗng cảm thấy thật khó nóị
    Khiêm gật đầu:
    - Giữa hai người từ trước đến nay sống rất khắng khít.
    - Trước đây là thế, nhưng bây giờ chúng tôi sẽ không sống chung với nhau nữa thì thích hợp hơn.
    Khiêm ái ngại:
    - Này Dĩnh, thầy biết em bây giờ rất buồn thầy, thật ra ...
    - Chớ nhắc tới nữạ Em biết thầy muốn nói gì. Việc đó không thể gượng ép được.
    Thái độ Dĩnh trở nên bình tĩnh hơn. Nàng nói tiếp:
    - Em chỉ là học trò của thầỵ
    Khiêm không biết nói gì hơn. chàng đưa mắt nhìn nàng:
    - Còn về việc mẹ em ...
    Dĩnh lơ đễnh:
    - Đây là việc riêng của thầy và bà ấỵ
    - Này Dĩnh, em chẳng nên nghĩ ngợi quá nhiềụ Thật ra mãi cho tới bây giờ thầy vẫn không hiểu cảm nghĩ của bà ấy đối với thầy ra saọ
    Dĩnh đáp thật lạnh nhạt:
    - Thầy nói thế là gì? thầy muốn thăm dò, tìm hiểu về bà ấy nơi em phải không?
    Khiêm không dè Dĩnh nói lên những lời đó, nên sửng sốt thật lâụ
    Dĩnh trông thấy Khiêm lúng túng, thì hơi ái ngạị Nàng muốn xin lỗi Khiêm, nhưng lòng lại bảo đừng.
    - Xin lỗi em, chớ giận thầỵ
    Nào ngờ Khiêm lại lên tiếng xin lỗi Dĩnh trước. Dĩnh nói gián đoạn:
    - Không! thưa giáo sư, chính thái độ của em sai, vậy mong giáo sư đừng phiền.
    - Thầy không để ý tới những vấn đề đó đâụ Chính thầy cũng hiểu mọi việc đã xảy ra làm cho em rất khó chịụ Đúng ra, thì cả ba người chúng ta không ai là cảm thấy vui cả.
    Dĩnh cúi đầu nhin cỏ xanh dưới chân:
    - Bởi vậy em mới quyết định ra ngoại quốc.
    - Nhưng bà ấy sẽ không nỡ để em đị
    - Trong đời có buổi tiệc nào mà không tàn phương chi em không phải là con ruột của bà ấy, mai sau bà ấy có con, thì sẽ quên em đị
    Dĩnh đưa đôi mắt đau buồn nhìn Khiêm, nói tiếp:
    - Thưa giáo sư, em không biết mai sau rồi hai người sẽ ra thế nào, không biết hai người có sống mãi bên nhau không, nhưng em mong rằng bà ấy sẽ được vuị
    Khiêm xúc động:
    - Thầy không biết phải nói thế nào ... Thầy cũng mong rằng em và mẹ em có một tương lai tốt đẹp!
    - Những năm gần đây, tâm trạng chúng tôi chưa bao giờ thật sự vui vẻ.
    Khiêm nhìn Dĩnh thật lâu mới hỏi:
    - Lần này, em không trách bà ấy chứ?
    Dĩnh đáp buồn thiu:
    - Em không có lý do gì để trách bà ấy, và cũng không có lý do gì để ganh tị, dù sao bà ấy đối xử với em cũng tốt quá.
    - Này Dĩnh, em có ý định đi du học ngoại quốc, phải chăng là để xa lánh thầỷ
    Dĩnh suy nghĩ một chốc, thẳng thắn gật đầu một cách thành thật.
    - Có lẽ như vậy, vì làm thế đối với em sẽ dễ chịu hơn.
    - Thầy rất có lỗi ... Thầy hy vọng em luôn được vui vẻ ở ngoại quốc.
    - Em sẽ không bao giờ vui được. Em tin chắc như vậỵ
    Khiêm nói với giọng trầm buồn:
    - Nếu thế thì em hãy ở lại Hồng Kông. Nhạn Linh chưa chắc đã ưng thầỵ Dù cho có ưng đi nữa, chúng mình vẫn có thể sống chung một nơị Thầy không muốn em vì thầy mà làm những việc em không muốn làm, càng không muốn vì thầy mà làm cho mẹ con em phải phân lỵ
    - Chẳng cần phải nói lên những lời đó. Biết đâu trong lòng thầy đang vui mừng, vì bớt em thì sẽ bớt đi một trở lực. Nhưng em xin nói thẳng để thầy hiểu, dù cho bà ấy có yêu thầy cũng là một việc rất bị động.
    Dĩnh lườm Khiêm và cất giọng hiếu kỳ:
    - Xin thầy tha thứ em to gan nói thật một lời, ấy là dưới mắt bà ấy thầy chưa bằng một nửa cha em!
    Khiêm giật mình. Chàng tròn xoe đôi mắt nhìn theo Dĩnh đang ngửa mặt rời đị
    Trong kỳ thi Khiêm khỏi phải đi làm giám khảo, cho nên rất rảnh rang. Gần như mỗi hôm chàng đều gặp Nhạn Linh.
    Nhạn Linh đã trở thành một bộ phận trong đời sống của chàng. Ngày nào không trông thấy Nhạn Linh là Khiêm có cảm giác như thiếu thốn một cái gì, bùi ngùi buồn bực vô cùng.
    Khi trớ về nhà, đầu óc Khiêm vẫn chập chờn hình bóng của Nhạn Linh. Lắm lúc nửa đêm tỉnh giấc, Khiêm nhìn con nhạn bẵng sứ treo trên tường trân trốị Khiêm nhớ rất rõ thái độ ngẩn ngơ của Nhạn Linh khi giương cung bắn trúng con chim nhạn trong dịp viếng hội chợ triển lãm tại trường. Chàng nhớ gương mặt của nàng lúc nào cũng tươi cười vui vẻ. Nhưng từ đó về sau, Khiêm không còn bao giờ thấy nàng tươi cười vui vẻ như thế nữạ
    Dù cho họ gặp gỡ nhau ngày càng nhiều, nhưng Nhạn Linh đối với Khiêm vẫn giữ một khoảng cách nhất định. Khiêm đến tiệm tìm nàng, nàng luôn tỏ ra hoan nghinh Khiêm, nhưng không bao giờ thấy nàng nhiệt liệt vui mừng. Mỗi lần chào hỏi Khiêm, Nhạn Linh tỏ ra rất vui vẻ, nhưng hễ Khiêm nói tới chuyện tình yêu và hôn nhân, là nàng im lặng không nói gì hết.
    Khiêm luôn nhẫn nại chờ đợi nàng. Khiêm biết đôi bên mới quen nhau chừng tám tháng, vậy đề cập tới chuyện hôn nhân quá sớm. Khiêm hy vọng sẽ giúp nàng được thay đổi cái tâm lý sợ sệt và lẩn trốn tình yêụ Chỉ cần Nhạn Linh có can đảm tiếp nhận mối tình của chàng, là chàng chờ đợi mấy năm cũng được.
    Nhưng sự mâu thuẫn trong lòng Nhạn Linh không phải giản dị như thế. Ngoại trừ nàng nhận rằng việc hôn nhân cần phải suy nghĩ thận trọng, lại còn một chủ yếu khác, ấy là nàng băn khoăn tự hỏi phải chăng nàng có yêu Khiêm. Nhạn Linh chỉ cảm là mình mới mến thích Khiêm thôị
    Nhạn Linh cũng hiểu việc tìm một nơi nương tựa là một vấn đề rất thực tế của người phụ nữ. Nhưng riêng nàng không thể thực tế đến như vậy, không thể muốn có chỗ nương tựa mà đi yêu một ngườị Mặc dù có nhiều phụ nữ vì muốn được kết hôn nên mới nghĩ tới tình yêu, nhưng riêng nàng bất cứ thế nào cũng không thể làm như vậỵ
    Lắm lúc nàng có ý nghĩ là cảm tình giữa nàng với Khiêm được kết thúc càng sớm càng tốt. Mình đã không có ý định tiến tới hôn nhân, thì chớ kéo dài làm gì cho thêm phiền.
    Riêng Dĩnh đối với chuyện cúa hai người, tỏ ra chẳng cần tìm hiểụ Đối với Nhạn Linh, Dĩnh mỗi lúc càng thêm khách sáo, gần như là một thái độ giả dốị
    Nhạn Linh cảm thấy thái độ của Dĩnh đối với mình như vậy, càng làm khổ sở hơn là bị người khác xem thường. Sau kỳ thi Dĩnh luôn lấy cớ đi khỏi nhà.
    Nhạn Linh không muốn để tình cảm giữa Dĩnh với nàng trở nên phai nhạt. Nàng đã tìm cách gần gũi Dĩnh, hỏi han việc thi cử, sức khỏe và những vấn đề giải trí. Nhạn Linh khuyên Dĩnh sau ky thi nên đi xem xi-nê cho đỡ buồn.
    Thấy Dĩnh không thích xi-nê, Nhạn Linh bèn rủ nàng đi ra ngoại ô du ngoạn chơị Dĩnh đồng ý ngay, nhưng sau khi biết có cả giáo sư Khiêm cùng đi thì nàng lại lấy cớ đã hẹn với một bạn gái đi xem xi-nê, và từ chối cuộc du ngoạn. Nhạn Linh rất buồn bã nhưng không biết phải nói gì hơn.
    Không chờ Khiêm tới, Dĩnh vội thay đồ ra đi trước.
    Khi Dĩnh đã đi rồi, Nhạn Linh cảm thấy một nỗi hiu quạnh khó tả. Việc đó không phải vì Nhạn Linh ở nhà một mình. Trước đây Dĩnh thường đi học, chẳng phải Nhạn Linh cũng ở nhà một mình hay saỏ Nhưng nàng không cảm thấy quá cô quạnh như hôm naỵ Đây chính là vì thái độ của Dĩnh đã làm cho Nhạn Linh đau lòng. Vì vậy Nhạn Linh bỗng thấy oán ghét Khiêm. Nếu không có Khiêm chen vào, thì tình hình trong gia đình Nhạn Linh đâu có biến đổi như vậỵ Nàng cũng cảm thấy hoàn cảnh của Dĩnh bây giờ thật là khó chịu, lúc nào cũng phải tìm cách lánh xa Khiêm. Chính vì vậy mà Dĩnh đã tính đi du học ngoại quốc để trốn nàng.
    Khiêm đã đến. Bao nhiêu ý nghĩ trong đầu óc Nhạn Linh bị gián đoạn. Trông thấy Khiêm tự nhiên trong lòng Nhạn Linh có những ý nghĩ chán ghét, Nhạn Linh càng cảm thấy rằng mình không thế xa rời Dĩnh. Ngoại trừ lý do giữa hai người đã có một mối tình cảm không thể phân chia, Nhạn Linh còn có thể thấy được hình bóng của người chồng quá cố từ nơi dáng vóc của Dĩnh. Nhạn Linh không muốn hình bóng đó mất đị Nàng muốn nói luôn luôn quanh quẩn bên nàng.
    Khiêm hỏi:
    - Còn Dĩnh đâủ
    - Nó đã đi chơi từ sớm rồị
    - Đã lâu tôi không có dịp gặp nó, vậy nó gần đây mạnh không?
    - Vẫn mạnh, vết thẹo trên mặt cũng đã nhạt bớt đị
    - Hôm nay dĩnh không cùng đi chơi với chúng ta saỏ
    - Nó đã đi xem xi-nê với bạn rồi!
    Cứ Khiêm hỏi một câu thì Nhạn Linh đáp một câụ Khiêm không hỏi thì nàng cũng không nói gì.
    - Sao bà chưa thay y phục? Mẹ tôi bảo mình đến sớm một tí để ăn cơm trưa rồi đi đây đó chơị Mẹ tôi nói là phong cảnh ở ngoại ô đẹp chắc bà sẽ vừa lòng.
    Nhạn Linh chậm chạp đứng lên:
    - Khiêm, ông có nói cho bà cụ biết tôi là ai không?
    - Tất nhiên! Mẹ tôi biết bà là bạn gái của tôị
    - Không, tôi muốn hỏi ông đề cặp tới thân thế của tôi không?
    Khiêm ngạc nhiên:
    - Việc đó thì có quan hệ gỉ hà tất cả phải nói cho mẹ tôi biết nhiều như vậỷ Thân thế của một người sẽ ảnh hưởng gì đến việc tình yêủ
    Nhạn Linh không đồng ý:
    - Ông cho là không có?
    Nàng đi vào phòng, không mấy chốc lại trở ra, mình mặc một bộ y phục màu lam thâm rất giản dị, không thoa phấn son. Như vậy làm cho Nhạn Linh như già hơn bình nhật mấy tuổị Khiêm hơi sững sốt, nhưng không tiện nói rạ
    - Chuẩn bị xong rồi chớ?
    Nhạn Linh đáp bình thản:
    - Như vậy được không? Đi ra ngoại ô tôi vẫn thường thích ăn mặc giản dị. Ông hãy lái xe nhé, vì ông quen đường đị
    Nhà của Khiêm tọa lạc trên một ngọn núi nhỏ, phong cảnh rất đẹp. Từ công lộ vượt lên núi độ ba phút là tới nơị
    Mẹ Khiêm nghe tiếng động cơ liền dẫn em gái của Khiêm bước ra nghênh đón. Khi đôi bên còn cách nhau khá xa bà đã vẫy taỵ
    Sau khi xuống xe, Khiêm bèn giới thiệu cho mọi người biết nhaụ Mẹ chàng mỉm cười khách sáo:
    - Cô Nhạn Linh, đã từ lâu cả nhà chúng tôi muốn được gặp cô, nhưng mãi đến hôm nay cô mới đến chơi làm tôi vui mừng quá.
    Nhạn Linh tươi cười lễ phép:
    - Thưa bác, bác khách sáo quá. Nơi đây phong cảnh thật là đẹp, không khí thật là trong lành.
    - Nếu cô thích thì hãy ra đây ở chơi vài hôm.
    Em gái của Khiêm nhảy tung tăng:
    - Chị Nhạn Linh, nếu chị ra đây ở chơi thì vui quá. Ba và anh đều bận đi làm, ban ngày chỉ có em và má buồn ghê.
    Nhạn Linh nhìn nàng, thấy nàng tuổi suýt soát với Dĩnh, thái độ rất vui vẻ. Có lẽ ở vùng ngoại ô thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nên làn da của nàng ngâm đen, nhưng nhìn qua là ai cũng thấy mến thích.
    Vào đến nhà mẹ Khiêm vừa tiếp đãi Nhạn Linh, vừa liếc mắt dò xét nàng. Bà không ngờ bạn gái của con mình lại giản dị, trang nhã như vầy, không giống những cô gái mới ngày nay luôn bôi son tô phấn thật nhiềụ Nhưng có một điều đáng tiếc, ấy là bà không ngờ Nhạn Linh đã lớn tuổị
    Em gái của Khiêm đeo theo nói chuyện với Nhạn Linh rất vui vẻ. Cô ta không chú ý quan sát Nhạn Linh như mẹ.
    Lúc ăn cơm, Nhạn Linh nói với em gái của Khiêm:
    - Hôm nay vui mừng được biết em, nếu chị có mang cả Dĩnh theo thì chắc hai đứa sẽ trở thành một đôi bạn. Tuổi nó cũng suýt soát như em.
    Em gái Khiêm hỏi:
    - Dĩnh là aỉ Em của chị hả?
    Nhạn Linh bình tĩnh đáp:
    - Không! Nó là con gái của chị!
    Em gái Khiêm buông đũa:
    - Cái gì?
    Mẹ Khiêm nghe Nhạn Linh nói thế, suýt nữa bà đã nuốt luôn xương cá. Bà kinh ngạc đến không nói được một tiếng nàọ
    Khiêm vội vàng lên tiếng:
    - Má, cô ấy nói đùa đấỵ Dĩnh không phải là con gái của cô ấy đâụ Chẳng qua vì Nhạn Linh rất thương Dĩnh, nên xem nó như là con gái của mình.
    Mẹ Khiêm như trút bỏ được gánh nặng:
    - Ồ! Thế hả?
    Nhạn Linh thầm tức cườị Nàng cảm thấy Khiêm thật là khôi hài, chưa chi đã vội vàng giải thích. Nhạn Linh muốn chờ xem sự phản ứng của mẹ chàng ra saọ
    Em gái Khiêm cười nói:
    - Lần sau chị hãy dẫn chị ấy đến đây chơị
    Mẹ Khiêm vẫn có ấn tượng tốt đối với Nhạn Linh, nhất là vì bà biết con trai mình yêu nàng, nên tiếp đãi nàng rất ân cần.
    Nhưng nếu xem nàng như một con dâu tương lai, thì bà không thể không thận trọng chọn lựạ Bà hỏi kỹ một vài khía cạnh trong đời sống của Nhạn Linh để thu nhập thêm tài liệu hầu nhận xét về nàng.
    - Cô ở chung với cha mẹ hả?
    - Không! Cùng ở chung với cháu chỉ có một mình Dĩnh thôị
    - Cô không có thân nhân saỏ
    - Cháu chỉ có một thân nhân, ấy là Dĩnh.
    Hỏi qua mấy lời, bà có cảm giác con dâu tương lai của mình bao trùm bí mật, thân thế khó hiểu như một câu đố. Ngoài ra tại sao nàng luôn nhắc tới Dĩnh, không hiểu cô gái ấy do đâu mà nàng xem rất quan trọng.
    Suốt buổi chiều hôm đó họ cùng đi ngắm cảnh chung quanh. Đến hoàng hôn mẹ Khiêm cố giữ hai người lại để ăn cơm tối rồi mới cho ra về. Nhạn Linh đành phải nán ở lạị
    Mẹ Khiêm nói rất nhiệt thành:
    - Cha của Khiêm và em trai nó cũng sắp về đến. Họ đều muốn gặp mặt cháụ
    Em gái của Khiêm đi vào nhà bếp lo nấu cơm và làm thức ăn. Ba người ngồi ở ngoài vườn hoa cùng nói chuyện để chờ cha Khiêm về.
    Mẹ Khiêm hỏi:
    - Phải rồi, nói chuyện với nhau đã lâu, mà không biết cô Nhạn Linh họ gì nhỉ?
    - Dạ, cháu họ Trương!
    - Té ra đây là cô Trương.
    - Không! Cháu là bà Trương!
    Mẹ Khiêm lại một phen trố mắt ngạc nhiên:
    - Cháu nói saỏ
    Nhạn Linh muốn chờ xem thái độ của bà. Trông thấy bà trố mắt như vậy thì biết mình đã thành công, nên nàng đáp nhanh:
    - Chồng cháu họ Trương, nhưng ông ấy đã chết rồị Đứa con gái mà cháu nói đến hồi nãy, chính là con của chồng cháụ
    Nhạn Linh nhìn mẹ Khiêm với đôi mắt của một khán giả chờ xem hát. Nàng thấy bà buồn bã nhìn nàng rồi lại quay sang nhìn Khiêm. Nhạn Linh biết dù cho một người bình tĩnh đến đâu mà gặp việc bất ngờ như vậy, vẫn không làm sao chế ngự sắc kinh ngạc trên mặt.
    - Ồ! Tôi thật không nghĩ đến cô là một người đã có chồng ...
    Mẹ Khiêm nói như líu lưỡi:
    - Khiêm vẫn ... không có nói cho tôi biết ...
    Trong ba người có lẽ Khiêm là người ngượng nghịu hơn hết. Chàng không làm sao ngờ được Nhạn Linh lại thành thật ngang nhiên nói hết mọi việc một cách bất ngờ như vậỵ Xem chừng như Nhạn Linh cố ý muốn nói thế. Nhưng Khiêm không tài nào đoán được nàng có mục đích gì. Khiêm cũng không ngờ mẹ chàng sau khi nghe những lời nói đó, lại quên mất đi lễ nghi cần giữ gìn.
    Khiêm luống cuống nói:
    - Má, điều đó chẳng quan hệ gì!
    Nhạn Linh tươi cười một cách tự nhiên:
    - Cháu biết anh ấy không bao giờ nói đến việc đó, vì sợ nói ra thì bác sẽ phản đốị
    Mẹ Khiêm đã bình tĩnh trở lạị Bà nhìn con trai và sắc diện của bà cố giữ vẻ tươi cười, nhưng vẫn dễ nhận ra đây là một nụ cười xã giao giả dốị
    Riêng Nhạn Linh thì cảm thấy rất vui sướng trên cái đau khổ của người khác. Nàng nhìn Khiêm với tia mắt trào lộng, rồi lại đưa mắt nhìn sắc diện thay đổi luôn của mẹ chàng.
    Từ sắc diện của mẹ Khiêm, Nhạn Linh thấy được nhãn quan của thế tục, thấy được quan niệm của mọi người trong thực tế. Chẳng bao lâu, mẹ Khiêm đứng dậy:
    - Để bác vào nhà bếp xem nó làm cơm xong chưả
    Khi bà đi ngang qua cạnh Khiêm, liền nháy mắt ra hiệu thật nhanh, ngỏ ý bảo Khiêm đi theo bà vào nhà.
    Khiêm ngần ngại nói với Nhạn Linh:
    - Cô ngồi đây chơi, tôi ra sau rửa tay sẽ trở ra ngaỵ
    Nhạn Linh vui vẻ ngồi một mình ở đấy một lúc lại đứng lên đi tản bộ. Nàng men theo hông nhà đi tớị Nơi đó trồng thật nhiều hoa tươi xinh đẹp. Gian nhà không phải nhỏ, nàng đi một lúc lâu mới đi hết khu nhà trên. Nàng đã đến cửa sổ nhà bếp, nơi đó đang có khói bốc rạ
    Nhạn Linh đoán biết ba người đang có mặt ở đấy, bèn nhón chân đi nhẹ tới sát tường, nghiêng tai lắng nghe:
    - Má, con vốn có ý nói rõ cho má biết, nhưng vì thấy chưa tiện nên chưa vội nóị Con chờ khi cô ấy đồng ý việc hôn nhân thì mới giải thích với má điều đó!
    - Cái gì? Mầy khùng hay saỏ Chỉ cần cô ta bằng lòng là xong à? Còn ý kiến của cha má mầy thì mầy không cần biết? Cuộc hôn nhân nầy má chấp nhận mới là chuyện lạ!
    - Má ơi, điều đó thì có quan hệ gì? Cô ấy tánh tình rất tốt, chắc chắn má sẽ thích cô ấy ngaỵ
    - Trong đời này thiếu gì con gái tánh tình tốt. Riêng điều kiện về phần mầy không phải tệ, vậy tại sao lại chọn cô tả Mầy không nghĩ lại mà xem, mầy là con trai lớn trong nhà họ Vương, vậy cần phải kiểm điểm một cách nghiêm chỉnh. Nếu hai đứa em trai của mầy cũng giống như mầy cả, mỗi đứa cưới một cô gái như thế ấy về, thì mặt mũi của má để đi đâủ
    Có tiếng nói của em gái Khiêm:
    - Chuyện gì vậy má?
    - Cô ta là một cô gái đã có chồng. Còn con Dĩnh gì đó lại là con chồng của cô tạ Hãy nghĩ mà xem, với một sự liên hệ phức tạp như vậy, đủ chứng tỏ chồng cô ta không phải là người tốt đâụ
    Nhạn Linh nghe người ta nói xấu cha của Dĩnh, thì cảm thấy hết sức tức giận.
    - Má nó nhỏ tiếng chớ, để cho cô ấy nghe được kỳ lắm. Thật ra chuyện đó không phải là một chuyện lớn lao gì, con không hiểu tại sao má vừa nghe là ngạc nhiên như vậỵ
    - Còn má lại không hiểu tại sao con lại đi yêu một người quả phụ lớn tuổi hơn con!
    Nhạn Linh âm thầm rời đị Trong tâm não nàng hiện giờ chỉ là một mảng trắng bạch. Nàng cảm thấy mình không phải là rất yêu Khiêm. Mọi việc xảy ra lại chính do nàng cố tình xếp đặt, với mục đích làm cho Khiêm tắt lửa lòng. Một sự kết thúc như vậy là nằm trong dự liệu của Nhạn Linh.
    Dù vậy, nàng vẫn cảm thấy đau buồn vì bị xúc phạm. Nàng cảm thấy như mất đi một cái gì. Nàng nghĩ ngợi một lúc lâu, mới biết cái gì đó chính là lòng tự trọng của nàng.
    Nàng bước tới mở cửa xe như một cái máy và chui vào trong. Nàng cầm tay lái theo bản năng rồi mở máy xe vọt đị
    Khiêm nghe tiếng động cơ vội vàng chạy rạ Chàng đuổi theo và vẫy tay:
    - Nhạn Linh! Nhạn Linh ...
    Nàng không dừng xe, mà cũng không quay mặt nhìn lại, tiếp tục nhìn về phía trước phóng xe tớị
    Khiêm co giò chạy theo như điên. Chàng chạy được một đoạn đường, thấy xe Nhạn Linh mỗi lúc một xa nên dừng chân đứng lại, dựa vào gốc cây thở hổn hển.
    Chàng bùi ngùi nhìn xuống chân núi, cho tới khi bóng nàng mất hút dưới ánh nắng sót lại của buổi chiều tà ...
    

Kết Thúc (END)
Bóng Nhạn Chiều Tà
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Đang Xem Tập 8
 
Những Truyện Quỳnh Dao Khác
» Đừng Quên Đêm Nay
» Song Ngoại
» Hậu Hoàn Châu Cát Cát
» Vội Vã
» Tình Buồn
» Cánh Nhạn Cô Đơn
» Mùa Thu Quen Nhau
» Nắng Thôn Đoài
» Ái Quả Tình Hoa
» Mùa Thu Lá Bay
» Chim Mỏi Cánh
» Bản Tình Ca Muôn Thuở
» Cánh Hoa Chùm Gửi
» Hoàn Châu Cát Cát
» Trôi Theo Dòng Đời
» Người Về
» Mây Trắng Vẫn Bay
» Lá Rụng Chiều Thu
» Biết Tỏ Cùng Ai ?
» Dòng Sông Ly Biệt
» Bích Vân Thiên