Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Quỳnh Dao » Thương Người Xa Xứ Tác Giả: Quỳnh Dao    
    Ðời sống tiếp theo sau đó, là tích tụ của những bận rộn và phấn đấụ Ðối với Chí Viễn mà nói, là làm việc như điên, làm thêm giờ, lại làm thêm giờ, trong công xưởng nơi chàng làm buổi chiều, chàng làm đủ mọi việc, từ gánh đất đến khiêng gạch, từ lái xe hàng cho đến vác đá, chỉ cần sức chàng có thể làm được, chàng đều làm hết cả! Ở ca kịch viện, từ tháng mười một đến tháng ba, là mùa diễn xuất những vở ca nhạc kịch cở lớn, và cũng là mùa thịnh nhất của ngành ca nhạc kịch, chàng lại càng bận rộn hơn nữạ Bận rộn dựng phong cảnh, bận rộn dọn dẹp sân khấu, bận treo những tấm bảng quảng cáo ... chàng không bao giờ xin nghĩ phép, không bao giờ thở ra mệt nhọc, chàng làm việc như con trâu mang trên cổ chiếc gông càỵ
    Ðối với Chí Tường mà nói, là ngốn ngấu những kiến thức một cách điên cuồng, học hỏi một cách điên cuồng, vẽ tranh một cách điên cuồng ... khi luồng hơi lạnh đầu tiên của mùa đông thổi vào thành phố La Mã, Chí Tường đã bị mê hoặc bởi ngành điêu khắc, chỉ có ở Âu Châu, bạn mới hiểu được thế nào là "điêu khắc"! Chàng học cách khắc tượng, quan sát tác phẩm của người khác, mỗi tuần vào ngày cuối tuần, chàng vác giá vẽ, đi đến từng khu công viên ở ngoại ô, ghi vẽ lại đặc điểm của từng bức tượng điêu khắc, tượng người, tượng thần, tượng chiến sĩ, tượng ngựa ... chàng vẽ cả trăm, cả ngàn tấm. Trong nhà, cũng bắt đầu chất đầy những nguyên liệu để nắn tượng, cùng những tác phẩm điêu khắc chưa hoàn thành của chàng.
    Buổi tối, khi Chí Viễn làm việc trở về nhà, thường thấy ở phòng khách bày la liệt đủ loại bảng vẽ tốc họa, cùng những hình nắn còn phôi thai, còn Chí Tường thì nằm co rút trên sàn ngủ một cách mê mệt, trên tay vẫn còn nắm chặc cây dao điêu khắc hoặc bút than. Mỗi lần như thế, Chí Viễn thường hay đứng dừng ở đó, nhìn Chí Tường cả mấy phút đồng hồ bằng ánh mắt thương xót, sau đó mới nhẹ nhàng gọi chàng dậy, vào giường ngủ tiếp.
    Còn phần Chí Tường, mỗi sáng khi thức giấc, chàng thường hay nhìn vào gương mặt ngủ mê mệt, tiều tụy, gầy ốm của anh mình một lúc thật lâu, thật lâu, sau đó nhẹ nhàng khoác thêm áo xuống giường, đi nấu sẵn một bình café, giữ sẵn độ ấm để ở đó, lại đem bánh mì để sẵn vào lò nướng, luộc sẵn hai cái trứng gà, cắt sẵn một dĩa táo, sắp tất cả lên bàn ăn, cuối cùng để thêm một mảnh giấy nhỏ:
    - Anh Hai, đừng quên ăn sáng nhé!
    - Anh Hai, đừng làm việc quá sức đấy!
    Chí Tường tan học về nhà, cũng thường thấy những mảnh giấy nhỏ của Chí Viễn viết cho chàng:
    - Ngày mai là cuối tuần, sao không dẫn Ức Hoa đi ra ngoài vẽ cảnh, tiện thể đi chơi luôn?
    - Ðêm nay trời hơi lạnh, có thể ở nhà Ức Hoa lâu một chút để sưởi ấm đấy!
    - Con mọt sách, trong lúc học hành, cũng đừng nên quên chuyện gia đình đại sự!
    Ức Hoa! Chí Viễn không bao giờ quên chuyện tác hợp chàng và Ức Hoa, chàng lại cảm thấy rất khó giải thích với anh rằng, chàng và Ức Hoa tuy rằng càng ngày càng thân mật với nhau hơn, thế nhưng lại không phải là loại tình cảm mà Chí Viễn muốn chàng và Ức Hoa phải có. Thật là kỳ lạ, Ức Hoa là một người con gái tế nhị và dịu dàng, yên lặng và trầm tĩnh, tuy rằng không thể nói thuộc về loại xinh đẹp tuyệt trần, nhưng cũng vô cùng quyến rũ. Thế nhưng, nàng lại không có cách gì đốt lên ngọn lửa trong lòng chàng. Chàng cũng đã từng nói một cách thẳng thắn với Chí Viễn rằng:
    - Anh Hai, Ức Hoa là tri kỷ của em, bạn của em, em gái của em, nhưng không thể nào trở thành người tình của em được! Anh đừng nên nhiệt tâm quá độ như thế, được không? Huống chi hiện thời, toàn bộ tâm trí của em chỉ để dành vào chuyện học hành, không hề có tâm tình để nói chuyện tình yêu vớ vẫn!
    Thế nhưng Chí Viễn lại đầy lòng tin tưởng, chàng lại thân mật vò tóc của Chí Tường:
    - Thôi thì từ từ vậy! Bây giờ em để toàn tâm toàn trí vào việc học hành là chuyện rất phải, thế nhưng, cho dù em có muốn tìm bạn gái hay không, khi tình yêu thật sự tìm đến, thì em có tránh cũng tránh không khỏi đâu!
    Thật không? Tình yêu có quả thật đột nhiên tìm đến chăng? Tình yêu có thể từ trên trời rơi xuống chăng? Có quả thật một khi tình yêu đến thì có tránh cũng tránh không khỏi chăng? Cho dù thế nào đi nữa, ngày hôm đó, trong lịch sử cuộc đời của Chí Tường, cũng là một ngày kỳ diệu không ngờ!
    Hôm đó là ngày chúa nhật, trời đã vào tháng mười hai, khí hậu rất lạnh, nhưng ánh mặt trời lại rất đẹp.
    Từ sáng sớm, Chí Tường đã đến biệt thự Borghese - và cũng chính là Bảo tàng viện Borghese, ngôi biệt thự này nằm trong khu công viên Borghese, nổi tiếng nhờ có bức tượng lõa thể của bà Pauline Borghese, em gái của Napoleon. Thế nhưng Chí Tường không đến đây vì bức tượng lõa thể đó, mà chàng đến vì một tác phẩm khác của Bernini: Chụp bắt.
    "Chụp bắt" cũng là một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới, bức tượng dùng toàn bộ đá hoa cương khắc thành. Bức tượng khắc hình một người đàn ông, khoẻ mạnh, lực lưỡng, đang vác trên vai một thiếu nữ với khuôn mặt hiện rõ nét kinh hoàng. Về "Chụp bắt", vốn có một câu chuyện thần thoại, thế nhưng, Chí Tường không có hứng thú gì về câu chuyện thần thoại đó, điều làm chàng ngẩn ngơ kinh ngạc, là sự biểu hiện về "sức mạnh" trong người đàn ông, và biểu hiện về sự "mềm mại" trong người con gáị Một điều kỳ diệu là, tác giả đã đem "sức mạnh" và sự "mềm mại" trộn lẫn vào nhau, vậy mà lại có thể tạo ra một nét đẹp làm rung động lòng người đến như thế! Chàng đã nghiên cứu tác phẩm này không phải chỉ một lần, thế mà mỗi lần nhìn thấy nó, chàng lại cảm thấy không thể nào kềm chế được cái tình cảm sôi nổi trong tim, thôi thúc chàng, bắt chàng phải sáng tác, cùng sự sùng bái, ngưỡng mộ của chàng đối với tài hoa của nhà điêu khắc.
    Hôm ấy, chàng đứng trước tác phẩm "Chụp bắt" đó, cầm quyển tập tốc họa của mình, tỉ mỉ, hý hoáy vẽ bàn tay của người đàn ông, bàn tay đó nắm chặt lấy bắp đùi của nàng thiếu nữ, những ngón tay đầy sức mạnh bám sát lên phần da thịt nõn nà, "mềm mại" đó của nàng! "Mềm mại"! Làm sao mà bạn lại có thể tưởng tượng được rằng, với độ cứng của loại đá hoa cương, thế mà tác phẩm này lại có thể cho bạn cái cảm giác hoàn toàn mềm mại đến như thế!
    Tháng mười hai không phải là mùa du lịch, biệt thự Borghese có rất ít du khách đến viếng thăm. Chí Tường chuyên chú vào công việc của mình, chàng chẳng quan tâm gì đến những du khách khác. Thế nhưng, đột nhiên, bên tai chàng vang lên một giọng nói con gái, trong trẻo, thanh tao như tiếng chuông ngân vang thật vui tai, dùng tiếng "Quan Thoại" rất chính xác đang la lên rằng:
    - Ba! Mẹ! Mau mau đến đây xem này! Một đại lực sĩ ôm một cô gái đẹp thật là đẹp!
    Nghe được tiếng Trung Hoa ở ngoại quốc, đã đủ làm cho Chí Tường cảm thấy tinh thần phấn khởi hẳn lên, huống hồ gì tiếng nói đó lại thanh tao, quyến rũ đến như thế! Chàng vội vàng quay phắt đầu lại theo bản năng, trong một thoáng, chàng cảm thấy trước mắt mình lóe sáng, bên cạnh bức tượng "Chụp Bắt", đã có thêm một tác phẩm nghệ thuật sống động đứng gần đó! Một đôi mắt linh động, đen lay láy, đang từ "Chụp Bắt" di động sang gương mặt của chàng, đôi mắt đó nhìn chàng bằng một ánh nhìn hiếu kỳ, bạo dạn, không hề che dấu, sợ sệt!
    Ðó là một thiếu nữ, một thiếu nữ Trung Hoa, còn rất trẻ, không thể nào vượt hơn hai mươi tuổi! Nàng mặc trên người một chiếc áo khoác ngắn bằng lông chồn trắng, đội trên đầu một chiếc nón lông chồn trắng, chiếc áo khoác trắng không cài nút, để lộ chiếc áo len màu đỏ cam và chiếc váy đầm cùng màu, đôi vớ cũng màu đỏ cam, trên cổ lại khoác thêm chiếc khăn choàng bằng len, đan hai màu đỏ cam và trắng xen kẻ lẫn nhaụ Chí Tường vốn là một người rất "nhạy cảm" với "màu sắc", cách phục sức như thế đem đến cho chàng một cảm giác vô cùng "tươi sáng". Nhìn kỷ thêm gương mặt trẻ trung đó, khuôn mặt bầu bầu, đôi chân mày thanh thanh, đôi mắt to to, sóng mũi nho nhỏ thẳng tắp, bên dưới là đôi môi xinh xinh đỏ thắm. Khuôn mặt của con gái Ðông Phương, thường thiếu "góc độ", nhưng lại "dịu nhẹ" hơn con gái Tây Phương. Chàng dùng đôi mắt thuần túy của một điêu khắc gia, để "nhìn ngắm" khuôn mặt của thiếu nữ đó, cùng đôi mắt có thể nói là "quyến rũ" của nàng.
    Còn nàng thiếu nữ, vốn có một thái độ vô cùng phóng khoáng khi nãy, bây giờ dưới ánh nhìn "soi mói" của chàng, cũng trở nên có chút ngại ngùng. Nàng hất đầu lên, chiếc nón nhỏ trệch sang một bên, để lộ mái tóc cắt ngắn cũn cỡn, nàng quay người bước sang chỗ khác. Ði vòng sang một đôi vợ chồng ở khoảng tuổi trung niên, đang đứng ngắm nhìn một tác phẩm nghệ thuật khác - đôi vợ chồng đó hiển nhiên cũng là người Trung Hoa!
    Nàng thiếu nữ đó dùng một giọng nói hóm hỉnh, đuôi mắt vẫn liếc nhìn về phía chàng, nói với cặp vợ chồng đó rằng:
    - Ba! Mẹ! Ở đây có một "con mọt họa" cứ trừng mắt nhìn con, hắn ta chắc hẳn là một người Nhật! Con không thích tụi Nhật, chúng ta đi thôi!
    Con mọt họả Nghe thật tức cười! Người Nhật? Nghe thật phát tức! Chiếc cằm của Chí Tường hất lên, chàng buột miệng nói ra một câu:
    - Người Nhật? Tôi xem cô mới thật sự là người Nhật thì có!
    Nàng thiếu nữ đó đã đi ra chỗ khác rồi, nhưng khi nghe câu nói đó, nàng đứng dừng lại, dương đôi chân mày ra nhìn chàng, nói bằng một giọng tức tối:
    - Tại sao anh lại mắng tôi là người Nhật? Tôi ghét nhất là người Nhật, anh nói như thế là nhục mạ tôi!
    Chàng cũng không vừa, đốp chát ngay:
    - Như vậy, cô nói tôi là người Nhật, đó không phải là nhục mạ tôi saỏ
    Nàng mở thật to đôi mắt, chiếc miệng nhỏ hơi mở ra, định nói gì đó, nhưng lại không nói ra, tiếp theo đó, những sớ thịt đang kéo căng trên khuôn mặt dãn ra, nàng bật cười lên một cách ngây thơ. Nhìn thấy nàng cười, chàng cũng bắt đầu cười theọ
    Nàng hỏi:
    - Anh là người Trung Hoa hở?
    Chàng đáp:
    - Dĩ nhiên!
    Nàng hỏi:
    - Anh tên gì?
    - Trần Chí Tường.
    Nàng hơi chun mũi, nói bằng một giọng không được hâm mộ cho lắm:
    - Chí là chí khí, tường là cát tường như ý đó chăng? Nghe xoàng quá!
    Chàng cũng chẳng thèm phân bua, mà chỉ hỏi ngược lại:
    - Cô tên gì?
    - Châu Ða Lệ!
    Chàng cũng lắc lắc đầu, bắt chước theo thái độ của nàng, không hề tỏ ra hâm mộ chút nào:
    - Ða Lệ là nhiều nước mắt đấy hở? Nghe sao mà cải lương thế!
    Nàng dậm chân tức tối:
    - Ðừng có nói bậy! Tên của tôi là Châu Ðan Lệ, Ðan là màu đỏ, Lệ là trái lệ chi!
    Chàng khen nức nở:
    - Tên nghe hay quá! Tên của tôi, Chí là chí khí, nhưng Tường này có nghĩ là bay cao, vươn tới!
    Nàng gật gật đầu:
    - Như vậy thì cũng không tệ! Anh là sinh viên du học ở đây à? Anh đến từ Ðài Loan? Hay Hongkong?
    - Ðài Loan. Còn cô?
    - Thụy Sĩ.
    - Thụy Sĩ?
    - Nhà tôi ở Thụy Sĩ, ba tôi di dân từ HongKong sang đâỵ Do đó tôi có hai quốc tịch, chúng tôi đến La Mã để nghỉ hè, đây là lần đầu tiên tôi đến La Mã!
    Người đàn ông trung niên cất tiếng kêu:
    - Ðan Lệ! Chúng ta đi thôi! Xem tới xem lui cũng chỉ có mấy bức tượng điêu khắc bằng đá, chẳng có gì hay ho hết!
    Châu Ðan Lệ nhìn Chí Tường hơi nhăn mặt lại làm xấu, thấp giọng nói:
    - Ba mẹ tôi không có hứng thú với những thứ này, thế nhưng những thứ ông bà không thích thì tôi lại thích! Ði du lịch với ba mẹ, là chuyện chán nhất trên thế gian này! Cây có cái gì mà xem? Hoa có gì mà xem? Bảo tàng viện có gì mà xem? Tượng điêu khắc có gì mà xem? Tranh bích họa có gì mà xem? Cuối cùng, lại vào trong phòng ăn sang trọng đầy đủ máy điều hòa không khí ăn beefsteak!
    Nghe nàng nói một cách thẳng thắn và dí dỏm, Chí Tường không nhịn được cườị Ðưa mắt liếc nhìn hai ông bà già đàng kia, chàng thấp giọng hỏi:
    - Cô thích điêu khắc? Thích tranh? Có sợ lạnh không?
    - Tôi mà sợ lạnh à?
    - Có muốn tôi làm hướng đạo cho cô không? Tôi thuộc hết từng góc đất của La Mã!
    Người cha lại cất tiếng kêu một lần nữa:
    - Ðan Lệ! Con đang làm gì đó? Chúng ta đi thôi!
    Châu Ðan Lệ do dự hết khoảng hai giây, bèn quay sang nói thật nhanh với Chí Tường:
    - Anh đợi ở đây, đừng đi đâu, tôi đi điều đình một chút đã!
    Nàng chạy đến bên cha mẹ.
    Chí Tường đứng ở đó, nhìn về hướng họ, Ðan Lệ khoa tay múa chân, không biết đang nói gì với cha mẹ nàng, chỉ thấy hai ông bà già nhè nhẹ lắc đầụ Ðan Lệ chụp ngay cánh tay của cha, lắc một hơi thật mạnh, vừa dậm chân vừa ngúng nguẩy đầu, một lúc lâu sau, hai ông bà đưa mắt nhìn về phía Chí Tường, cuối cùng gật gật đầu một cách miễn cưỡng. Ðan Lệ cười thật rạng rỡ, một mặt chạy về hướng Chí Tường, một mặt vẫy tay với cha mẹ:
    - Bái bai, mẹ, giờ cơm tối thế nào con cũng về đến khách sạn!
    Người mẹ cất cao giọng dặn thêm một câu:
    - Ðừng nên ở ngoài đường lâu quá, coi chừng bị lạnh đấy!
    - Con biết!
    Hai ông bà già đi ra khỏi bảo tàng viện. Ðan Lệ thở ra một hơi dài như trút được một gánh nặng:
    - Thật không dễ gì!
    Chí Tường nói:
    - Tôi thấy không có gì khó khăn cả! Cha mẹ của cô hiển nhiên là không có cách gì cưỡng lại cô cả!
    Ðan Lệ cười lên:
    - Anh nói rất đúng! Tại vì ông bà quá yêu tôi, chuyện đầu tiên mà mỗi một đứa con đều học được, là lợi dụng lòng thương yêu của cha mẹ để đạt được mục đích!
    Chí Tường nhìn Ðan Lệ một cái thật sâu, chàng không hề nghĩ rằng một cô gái trông "miệng còn hôi sữa" như thế kia, mà lại có thể nói được một câu nói như vậỵ Hẳn là, thế giới nội tâm của nàng phải sâu sắc hơn bề ngoài của nàng nhiềụ
    - Cô nói gì với cha mẹ cô vậỷ
    Nàng cười hì hì:
    - Tôi nói tôi gặp người quen!
    - Trước đó cô còn mới lớn tiếng mắng tôi là người Nhật, bây giờ lại nói là người quen, như vậy không phải là tự mình mâu thuẫn với mình hay saỏ
    - Tôi nói tôi nhìn lầm người!
    - Cha mẹ cô tin cô không?
    Nụ cười nàng lại càng ngọt ngào hơn:
    - Dĩ nhiên là không tin rồi! Ông bà đâu phải là người ngốc! Chẳng qua là ông bà giả vờ tin đấy thôi!
    - Ông bà biết rằng cô nói dối, thế mà vẫn cho cô đi chơi với tôi, không sợ tôi bắt cóc cô đi mất saỏ
    - Bắt cóc? Anh thử thử xem sao! ...
    Nàng dương dương đôi chân mày, trừng to đôi mắt, gương mặt nàng mang đầy nét dí dỏm, cả người nàng toát ra nét sống động của tuổi thanh xuân:
    - ... Cha và mẹ tôi đều là những người rất cởi mở, ông bà biết rằng nếu như quản thúc tôi càng nghiêm nhặt thì sẽ càng tệ. Huống chi, tôi nói với ba rằng, nếu như không cho tôi đi chơi với anh, thì ông sẽ phải cùng đi với tôi đến các bảo tàng viện, bao gồm bảo tàng viện thánh Phê Rô, bảo tàng viện thánh Phao Lồ, bảo tàng viện thánh Ma Ri A, bảo tàng viện thánh Tô Ma, bảo tàng viện thánh Lu Ca ... ông vừa nghe là đầu óc đã muốn nổ tung lên rồi, vội vàng nói rằng: thôi con muốn đi thì cứ đi đi! Ðể cho thằng ngố đó đi thăm mấy cái bảo tàng viện đó với con vậy!
    Chí Tường hơi ngẩn người ra, chàng nói:
    - Ồ! Những bảo tàng viện mà cô vừa kể tên ra đó, sao tôi không biết cái nào hết vậy! Ðan Lê hả miệng ra cười, hàm răng nàng vừa nhỏ, vừa trắng lại vừa đều đặn:
    - Dĩ nhiên là anh không biết rồi! Những cái bảo tàng viện đó đều do tôi thuận miệng nói đại ra đấy mà, khi nói tôi cứ bô lô ba la, nói cho thật nhanh, ba tôi nào có biết gì đâu!
    - Cô ...
    Chí Tường kinh ngạc mở to mắt nhìn nàng, sau đó, chàng không nhịn được cười lên thật to, Ðan Lệ cũng cất tiếng cười theo, tiếng cười nàng nghe trong trẻo như tiếng chuông ngân thánh thót. Trong bảo tàng viện, cười như thế thật ra hơi có chút bất lịch sự, thế nhưng, Chí Tường thật sự không kềm được, thế là, chàng vừa cười, vừa nắm lấy tay Ðan Lệ, kéo nàng chạy ra khỏi bảo tàng viện, đứng trên những bậc thang phía ngoài bảo tàng viện, cả hai người cùng cười ngả nghiêng ngả ngửa hết một lúc khá lâụ
    Cười xong rồi, Chí Tường nhìn Ðan Lệ. Từ lúc đến La Mã cho tới nay, hình như chàng chưa bao giờ cười một bửa no nê, thoải mái như thế nàỵ Ðôi mắt long lanh, linh hoạt của Ðan Lệ nhảy múa trước mặt chàng, chiếc khăn choàng cổ của nàng đang phất phới bay trong gió, gương mặt trẻ trung của nàng, ánh lên màu nắng, trông hồng hào và khỏe mạnh. Chí Tường hơi có chút sững sờ, có cảm giác như đây không phải là thật.
    - Cô dự định ở La Mã bao lâủ
    - Một tuần!
    - Hôm nay là ngày thứ mấy rồỉ
    - Ngày thứ hai!
    - Còn sáu ngày nữả
    - Ðúng vậy!
    - Cô đã xem phim "Roman Holiday" chưả
    Nàng cười nói:
    - Tôi không phải là công chúa! Anh cũng không phải là ký giả!
    Một chiếc xe ngựa từ từ tiến đến trước mặt họ, ông phu xe người Ý dùng tiếng Anh không được thuần thục lắm chào họ, hỏi họ có muốn ngồi xe ngựa đi một vòng ngắm công viên Borghese hay không? Ðan Lệ lập tức vô cùng vui vẻ, nàng nhảy phóc ngay lên xe ngựa không suy nghĩ, Chí Tường kéo ghịt nàng lại, hỏi ông phu xe:
    - Bao nhiêu tiền?
    - Ba ngàn lira!
    Ðúng là đập đổ! Chí Tường hiểu rất rõ, trong túi chàng chỉ có sáu ngàn lira, đó là vì ban sáng Chí Viễn nhét đại vào túi chàng: "Buổi tối mời Ức Hoa đi xem ciné, đừng có cứ ở nhà nói chuyện suông!" Chàng định trả giá, thế nhưng, Ðan Lệ đã dùng ánh mắt hiếu kỳ xen lẫn kinh ngạc nhìn chàng. Tự ái của một người đàn ông đã bịt miệng chàng lại, chàng kéo tay Ðan Lệ cùng nhảy lên xẹ
    Phu xe kéo ghịt dây cương, tiếng vó ngựa vang lên cốp cốp, đập trên nền đất đá nghe thật rõ ràng, như một khúc nhạc. Ðan Lệ cười thật vui vẻ, tiếng cười sảng khoái và ngây thơ, nghe giống như một khúc nhạc khác. Chí Tường quăng bỏ đi chút cảm giác tội lỗi vừa nhen nhúm lên trong lòng chàng, một lòng một dạ hòa mình say sưa vào trong hai khúc nhạc vui tai đó
    

Xem Tiếp Chương 8Xem Tiếp Chương 21 (Kết Thúc)

Thương Người Xa Xứ
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Đang Xem Tập 7
  » Xem Tiếp Tập 8
  » Xem Tiếp Tập 9
  » Xem Tiếp Tập 10
  » Xem Tiếp Tập 11
  » Xem Tiếp Tập 12
  » Xem Tiếp Tập 13
  » Xem Tiếp Tập 14
  » Xem Tiếp Tập 15
  » Xem Tiếp Tập 16
  » Xem Tiếp Tập 17
  » Xem Tiếp Tập 18
  » Xem Tiếp Tập 19
  » Xem Tiếp Tập 20
  » Xem Tiếp Tập 21
 
Những Truyện Quỳnh Dao Khác
» Đừng Quên Đêm Nay
» Song Ngoại
» Hậu Hoàn Châu Cát Cát
» Vội Vã
» Tình Buồn
» Cánh Nhạn Cô Đơn
» Mùa Thu Quen Nhau
» Nắng Thôn Đoài