Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Thuật Nói Chuyện ( Phần IV ) Tác Giả: Nhiều Tác Giả    
Phải Có Ý Đề Phòng Người Khác

    Tục ngữ nói: Hại người chớ nên, nhưng phải có ý đề phòng người khác. Chúng ta cũng biết, rừng mà già thì có mọi loài chim, xã hội phức tạp thì loại người nào cũng có, khó tránh khỏi sự gian trá, nham hiểm của kẻ tiểu nhân với bạn. Tốt nhất bạn phải biết cách nói năng, không được lỡ ý để lộ thế giới nội tâm của mình, phòng người khác chơi xấu. Dễ dàng tin một người, kể hết mọi điều cho người đó nên bi kịch tạo thành cũng nhiều vô kể. Thế nên, trong tình huống biết người nhưng không hiểu lòng người, thì phải thận trọng hơn, đề phòng dã tâm của người khác, nếu không, hối cũng chẳng kịp.
    Bi kịch của Tôn Tẩn
    Thời Chiến Quốc, Bàng Quyên người nước Nguỵ và Tôn Tẩn người nước Tề cùng theo học tiên sinh Quỉ Cốc Tử - người nổi tiếng khắp chốn. Bàng Quyên học xong, từ biệt thầy xuống núi, xưng thần dưới Nguỵ Huệ, làm đại tướng quân. Tôn Tẩn vẫn theo Quỉ Cốc Tử chuyên tâm đọc sách nghiên cứu.
    Một hôm, môn sinh ở Mặc Trác là Cầm Hoạt Ly du ngoạn đến Quỉ Cốc Tử, sau khi nói chuyện với Tôn Tẩn một hồi, Cầm Hoạt Li thấy Tôn Tẩn kinh luân đầy mình, là nhân tài hiếm có, bèn nói với Tôn Tẩn: “Với học vấn tinh thâm của anh, sao không xuống núi cầu công danh? Làm một đại trượng phu sự nghiệp lẫy lừng.“
    Tôn Tẩn trả lời: “Bạn học - Bàng Quyên của tôi khi xuống núi đã nói với tôi, nếu anh ta cầu danh thành công, nhất định tới gặp tôi, tôi đang chờ tin của anh ta? “
    Cầm Hoạt Li nói: “Kì lạ thật? Bàng Quyên bây giờ đã làm quan đại tướng quân nước Nguỵ, tại sao lại vẫn chưa đến tìm anh? Tôi đi hỏi thăm tin tức hộ anh nhé? “
    Sau khi Cầm Hoạt Li đến nước Nguỵ, nói chuyện với Nguỵ Huệ vương về Tôn Tẩn, đồng thời giới thiệu về quan hệ giữa Bàng Quyên và Tôn Tẩn, điều này đã cực kì gây hứng thú cho Nguỵ Huệ vương, Nguỵ Huệ vương bèn lệnh cho Bàng Quyên đi mời Tôn Tẩn.
    Sau khi Tôn Tẩn đến nước Nguỵ. Nguỵ Huệ vương phong cho ông là khách liêu. Nửa năm sau, có người nói giọng nước Tề, tự xưng là Liễu ất đến tìm Tôn Tẩn, còn mang theo thư của Tôn Bình và Tôn Trác - anh em chú bác của Tôn Tẩn, đại ý của thư là gọi Tôn Tẩn về nước Tề, lập lại gia nghiệp. Tôn Tẩn trả lời thư nói: “Tôi bây giờ đang làm khách liêu, không tiện tuỳ ý hành động.“ Không ngờ, thư trả lời của Tôn Tân bị người nước Nguỵ tịch thu, giao cho Nguỵ Huệ vương, Nguỵ vương rất không vui, cho là Tôn Tẩn không yên tâm ở nước Nguỵ nên trong lòng cảnh giác với Tôn Tẩn, Bàng Quyên lúc này lại nói với Tôn Tẩn: “Anh xa nhà lâu năm, tại sao không xin phép Huệ vương về quê thăm mộ tổ tông?“
    “Tôi cũng muốn về quê thăm mộ tổ tông, chỉ lo Nguỵ vương nghi ngờ, nên không dám nói ra.“
    “Tất cả đã có ta đây, ta sẽ nói thay cho anh trước mặt đại vương.“
    Thế là Tôn Tẩn làm thê chương, xin về quê tế tổ. Huệ vương không xem thì thôi, chứ xem rồi đùng đùng nối giận, mắng Tôn Tẩn tư thông với nước Tề, rồi bắt Tôn Tẩn vào quân sư phủ thẩm vấn. Bàng Quyên thấy tình hình như vậy, vội an ủi Tôn Tẩn nói. “Anh không nên sợ, tôi sẽ xin hộ anh.“
    Một lúc sau, Bàng Quyên vội vàng quay lại nói: “Không xong rồi, đại vương thịnh nộ, nhất định xử anh tội chết, vì tôi nhiều lần xin nên đại vương nể tình tha tội chết cho anh. Song đại vương nói. “Tội chết có thể miễn, nhưng tội sống thì khó chống, phải xử anh biệt hình. Đây là pháp lệnh của nước Nguỵ, tôi cũng chẳng có cách nào khác.“
    Tôn Tẩn sau khi chịu hình phạt, bị chặt xương bánh chè, trở thành một người tàn tật. Bàng Quyên cho người phụng đãi Tôn Tẩn, Tôn Tẩn thế là an phận ở phủ Bàng Quyên.
    Một hôm, Bàng Quyên đến gặp Tôn Tẩn nói: “Binh pháp (binh pháp Tôn Tử) mà Tiên sinh Quỉ Cốc Tử giải thích, đệ có thể viết ra không, để ta đọc, tăng thêm hiểu biết?“
    Tôn Tẩn vì “ân cứu mạng“ của Bàng Quyên, không suy nghĩ gì nhận lời luôn. Từ đó, Tôn Tẩn bắt đầu âm thầm viết binh pháp (binh pháp Tôn Tử) cho Bàng Quyên.
    Một lần, gia nhân chăm sóc Tôn Tản nói chuyện phiếm với người hầu của Bàng Quyên, hỏi: “Đại tướng quân tại sao cứ giục tiên sinh nhà chúng tôi viết sách?“
    Người hầu của Bàng Quyên trả lời: “Anh không biết sao, đại tướng quân thật là hiểm độc, ông ta giữ mạng của ông Tôn, chính là kì binh thư tổ truyền của ông ý, binh thư hễ được viết xong, e rằng tính mạng của Tôn Tẩn cũng kết thúc.“
    Khi gia nhân Tôn Tẩn kể lại cho Tôn Tẩn lời người hầu của Bàng Quyên, Tôn Tẩn như bừng tỉnh cơn mộng, ông hối hận vô cùng, than thở rằng: “Ta đúng là đui mù, lại tin kẻ tiểu nhân, mặt người dạ thú, ta vốn tưởng rằng ông ấy giữ chức quan này cho ta, lần này lại còn cứu mạng của ta, là đại ân nhân của ta, không ngờ, không ngờ ông ấy lại có dụng tâm hiểm độc như vậy, có ý đồ dã man.“
    Sau đó, Cầm Hoạt Li dụng kế, Tôn Tẩn giả điên, mới đưa Tôn Tẩn trốn về nước Tề. Về tới nước Tề, Tôn Tẩn hỏi đến anh em chú bác - Tôn Bình và Tôn Trác về chuyện bức thư, hai người chẳng hiểu gì cả, mới biết là Bàng Quyên đã dựng kế hãm hại mình.
    Tôn Tẩn sở dĩ có bi kịch chịu hình phạt oan uổng, chủ yếu là vì quá cả tin Bàng Quyên. Tôn Tẩn vốn là người thông minh tuyệt đỉnh, chỉ vì tin Bàng Quyên mới loá mắt, mới chặn đứng suy nghĩ của mình. Nếu không có sự phát hiện ngẫu nhiên của gia nhân, e là khi chết ông ta vẫn còn cảm tạ ơn đức của Bàng Quyên. Cả tin thật là tai hại. Mong mọi người đừng quá cả tin.
    Muốn giữ mình an toàn, còn phải giấu được thế giới nội tâm của mình, không được để người khác biết nội tâm cách nghĩ của mình, nhất là về một số việc có liên quan trực tiếp đến lợi hại của bản thân thì càng phải đề phòng lòng người, tránh bị người khác lừa, bất lợi cho mình.
    Phạm Thư tính nhầm
    Phạm Thư trước giờ là một người tương đối trầm tính kín đáo, nhưng đối với những việc lớn liên quan trực tiếp đến lợi ích bản thân lại không giấu được, bất cẩn để lộ nội tâm suy nghĩ của mình cho người khác biết, khiến cho chính mình lâm vào thế bị động.
    Phạm Thư là tể tướng nước Tần. Có một lần, đất phong Nhữ Nam của ông ta bị nước Hàn cướp mất, Tần vương biết được, nói với Phạm Thư: “Người đã bị mất đất phong, vậy người có cảm thấy buồn không?“.
    “Thần chẳng hề lo buồn chút nào cả “ - Phạm Thư trả lời.
    “Tại sao vậy?“- Tần Vương hỏi.
    Phạm Thư bèn trả lời: “Thần được nghe, ở nước Lương có một người tên là Đông Môn Ngô, khi con trai ông ta chết, ông ta không hề tỏ ra đau thương. Thấy vậy, quản gia của ông ta bèn hỏi: Ngài trước đây đã rất yêu thương con trai ngài , thật là thiên hạ ít có, nay con trai ngài chết đi, tại sao ngài lại chẳng đau lòng chút nào vậy? . Đông Môn Ngô đã nói: “Ta vốn dĩ là người không có con trai, khi chưa có con trai, ta cũng chẳng đau lòng, bây giờ con trai chết rồi thì cũng như khi chưa sinh con trai vậy, ta có cái gì để có thể đau lòng kia chứ ?”. Thần trước kia chẳng qua chỉ là một người áo vải, khi là người áo vải thần chẳng lo buồn gì, bây giờ bị mất Nhữ Nam, cũng giống như chuyện mất con trai của Đông Môn Ngô mà thôi, thần vì sao phải lo buồn kia chứ?“
    Tần Vương cho rằng đây chẳng phải là lời nói thật lòng của Phạm Thư. Có một lần, Tần Vương nói với Đại tướng Mông Ngạo: “Bây giờ nếu như ta có một thành ấp bị vây khốn, ta sẽ ăn không ngon, ngủ không yên. Nhưng nay Phạm Thư bị mất đất phong, hắn lại nói là không lo buồn gì đây lẽ nào lời nói thực tâm của hắn?“
    Mông Ngạo: “Thần sẽ thử đi thăm dò lời nói thực lòng của ông ta cho đại vương“.
    Khi gặp Phạm Thư, Mông Ngạo liền nói: “Thực xin lỗi tiên sinh, tôi thật đáng tội chết“.
    Phạm Thư hỏi: “Ngài nói vậy là có ý gì?“
    Mông Ngạo nói: “Tôi thân là một tướng lĩnh của Đại Tần hùng mạnh, lại để cho một nước Hàn nhỏ bé như vậy cướp mất đất phong của ngài, tôi cảm thấy thật không còn mặt mũi nào đến gặp ngài nữa, xin ngài thứ tội?“.
    Phạm Thư nghe xong lập tức chắp tay nói với Mông Ngạo: “Tướng quân có tội gì đâu, nhưng chuyện này tôi vẫn phải trông cậy vào ngài đó!“ .
    Mông Ngạo liền đem lời của Phạm Thư báo lại cho Tần Vương. Sau đó, mỗi khi Phạm Thư bàn đến tình hình của nước Hàn, Tần Vương đều không nghe, cho rằng Phạm Thư vì muốn đoạt lại đất phong ở Nhữ Nam nên mới nói như vậy.
    Phạm Thư lần này đã cả tin Mông Ngạo, nói những lời thật lòng mình, khiến cho Tần Vương mất lòng tin, ngay cả đất phong của ông ta cũng chẳng hề lấy lại được nữa.
    Phạm Thư, một người luôn luôn bình tĩnh, vững vàng nhưng lần này cũng tính sai rồi. “Lòng cảnh giác đối với người khác phải đặt lên hàng đầu”. Điều quan trọng nhất chính là phải khống chế được sự cám dỗ của cái lợi, đặc biệt là sự cám dỗ của cái lợi tự nhiên mà có. Chúng ta cần luôn luôn ghi nhớ trong lòng câu ngạn ngữ “bánh có nhân không thể từ trên trời rơi xuống“. Nhìn chung, có rất nhiều người đã trượt ngã do tối mắt vì lợi. Rất nhiều vụ lừa đảo cũng đều lấy chữ “lợi“ để mê hoặc những người có ý chí mềm yếu, không tỉnh táo.
    Trong xã hội hiện nay, chúng ta có thể thấy một số vụ lừa đảo thường lấy chiêu bài “tuyển dụng“ làm mồi nhử, đã khiến cho nhiều cô gái trẻ ở nông thôn đang ấp ủ trong lòng những ước mơ đẹp đẽ về cuộc sống trở thành đối tượng lừa gạt của chúng. Những cô gái trẻ này sở dĩ gặp phải cảnh ngộ bi thảm như vậy, ngoài yếu tố họ chưa biết gì còn bởi vì họ đã tối mặt vì lợi nên đánh mất tinh thần cảnh giác. Rất nhiều bi kịch vốn có thể tránh được nhưng vì mất cảnh giác mà cứ liên tục tái diễn, điều này há chẳng đau lòng lắm sao?
    Cho nên nói: “lòng cảnh giác“, điều quan trọng nhất chính là phải ngăn chặn được sự cám dỗ của những cái lợi tự nhiên mà có, đối với sự cám dỗ đó cần có sự bình tĩnh phân tích, làm như vậy bạn sẽ không sợ phạm phải sai lầm hay vấp ngã.
    Krubaotekin - nhà cách mạng thông minh
    Krubaotekin là một chính trị gia nổi tiếng của nước Nga đầu thế kỷ 20. Khi còn trẻ, ông đã từng ở trong hội người lưu vong chính trị Nga tại Giơnevơ tiến hành hoạt động phản đối sự thống trị của Sa Hoàng, và đương nhiên, bọn thuộc hạ của Sa Hoàng cũng tìm mọi cách để thâm nhập vào những tổ chức như vậy tại Giơnevơ.
    Một hôm, có người báo cho ông biết có một thân sĩ người Nga muốn gặp ông. Vị thân sĩ người Nga này nói ông ta đã xem qua tờ tập san do Krubaotekin chủ biên và rất tán thành với quan điểm chính trị của tờ tập san này. Ông ta muốn mời Krubaotekin làm một tờ bằng tiếng Nga để phản đối Sa Hoàng, kinh phí sẽ do một mình ông ta đảm nhận. Các đồng chí trong tổ chức đều cảm thấy rất có hứng thú với thân sĩ người Nga này và tích cực yêu cầu Krubaotekin đi gặp mặt ông ta.
    Khi Krubaotekin gặp vị thân sĩ người Nga đó, ông ta đã nói rằng ông ta rất bất mãn đối với các chính sách áp bức dân tộc của Sa Hoàng và cũng cảm thấy rất buồn trước tình cảnh nước Nga hiện nay. Kể từ khi tình cờ đọc được tờ tập san do Krubaotekin và các đồng chí của ông chủ biên, ông ta cảm thấy mình như từ đêm đen nhìn thấy ánh sáng mặt trời, cảm thấy mình phải có trách nhiệm đối với sự nghiệp cách mạng Nga. Vị thân sỹ này tự xưng mình là một người giầu có, nhiều đất đai và nhà xưởng. Ông ta còn cho Krubaotekin xem phát minh của mình - đó là một chiếc giá cắm nến và nói rằng đang chuẩn bị đăng ký bản quyền cho phát minh này, tới khi đó ông ta sẽ trở nên giàu to và sẽ có thể đóng góp nhiều của cải vật chất hơn cho sự nghiệp cách mạng thiêng liêng mà Krubaotekin và các đồng chí của ông đang tiến hành.
    Krubaotekin vừa xem qua phát minh của ông ta, trong lòng liền dấy lên một sự nghi ngờ đối với vị thân sĩ này - chiếc giá cắm nến này đâu phải là một phát minh mới, nó đã quá phổ biến rồi, một người tự xưng là có tiền như ông ta mà lại đặt hi vọng vào một chiếc - giá cắm nến như vậy, ông ta liệu có phải là một người thực sự nhiều tiền không?
    Sau khi trong lòng đã có sự nghi ngờ, Krubaotekin quyết định sẽ thử ông ta xem, vì thế Krubaotekin bèn nói: “Cách nghĩ của ông rất đúng, vô cùng cảm ơn ông đã bằng lòng giúp đỡ sự nghiệp của chúng tôi, ông đã tôn trọng, tin tưởng tôi như vậy, thì ông có thể lấy danh nghĩa của tôi mà đem tiền của ông gửi vào ngân hàng. Số tiền đó tôi sẽ chi dùng khi có nhu cầu. Tôi tin rằng ông bằng lòng giúp đỡ hoàn toàn là vì cách mạng nước Nga chứ không phải vì mục đích cá nhân, vì thế tôi có điều này muốn nói với ông. Sau khi tờ tập san được làm xong, ông sẽ không có quan hệ gì với tờ tập san này. Chúng tôi, cũng không muốn ông vì cách mạng Nga mà phải chịu nguy hiểm“.
    Vị thân sĩ nói: “Tờ tập san này đương nhiên do các ông tự chủ biên, tôi không thể tham dự, chỉ có điều, tôi muốn thỉnh thoảng có thể đến xem, lúc cần thiết thì có thể đóng góp một chút quan điểm, hơn nữa tôi cũng có thể giúp các ông bí mật chuyển tờ tập san này vào trong nước“.
    Krubaotekin nói: “Những việc này đều không cần làm phiền đến ông, chúng tôi sẽ cố gắng làm tốt. Ông chịu giúp đỡ đã là sự đóng góp lớn nhất đối với sự nghiệp cách mạng Nga rồi, chúng tôi cũng không tiện làm phiền ông thêm nữa“.
    Sau cuộc nói chuyện, Krubaotekin thầm nghĩ “Nếu ông ta thực sự là người ủng hộ cách mạng Nga, ông ta sẽ không bao giờ để ý xem liệu mình có thể trở thành người lãnh đạo của tờ báo mới này hay không, còn nếu sau khi ông ta biết mình không được tham gia vào công việc làm báo mà từ bỏ ý định giúp đỡ, sau đó lại bặt vô âm tín thì việc ông ta bỏ tiền làm báo nhất định là có ý đồ khác“.
    Quả nhiên, sau đó họ không hề nhận được tin tức gì về vị thân sĩ người Nga này. Không lâu sau, đồng chí Retebob có thông báo với Krubaotekin một chuyện. Đó là gần đây có một tên mật thám của Sa Hoàng đã đến Giơnevơ. Theo sự mô tả của đồng chí Petebob thì đặc điểm của tên mật thám này không khác gì so với vị thân sĩ người Nga nọ.
    Krubaotekin khi đứng trước cái lợi đến một cách bất ngờ, ông đã không đánh mất tinh thần cách mạng và đã khéo léo vận dụng trí thông minh để đối phó với tên mật thám của Sa Hoàng, cuối cùng đã bảo vệ được tổ chức cách mạng Giơnevơ, giúp cho tổ chức này tránh được sự phá hoại của bọn tay chân Sa Hoàng.

Xem Tiếp Chương 7Xem Tiếp Chương 7 (Kết Thúc)

Thuật Nói Chuyện ( Phần IV )
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Đang Xem Tập 6
  » Xem Tiếp Tập 7
 
Những Truyện Dài Khác
» Liêu Trai Chí Dị
» Pie Đệ Nhất
» Thiên Thần Và Ác Quỷ
» Tuyết Bỏng
» Cuộc Đời Của Pi ( Phần II )
» Mao: The Unknown Story
» Con Lừa Và Tôi
» Trái Tim Không Cần Lý Lẽ
» Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
» Cuốn Sổ Lớn
» Chuyện Tình New York
» Những Kẻ Điên Rồ Phải Chết
» Đau Thương Đến Chết ( Phần I )
» Hai Chị Em
» Giữa Cơn Gió Lốc
» Chỉ Một Lần Yêu
» Đi Qua Hoa Cúc
» Tình Trên Đỉnh Sầu
» Tôi Có Thể... Nói Thẳng Với Anh
» Hành Trình Của Sói
» Âm Mưu Ngày Tận Thế
» Cầm Thư Quán